Tên lửa đánh chặn Patriot của Nhật Bản
Trước điều kiện như vậy, Mỹ chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi tiến hành thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Á, vì Triều Tiên là một “cái cớ” không thể tốt hơn cho quyết định này.
Một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc mới đây cho biết trên tờ tin tức Seoul, với tầm bay cao hơn so với 2 lần trước, tên lửa đánh chặn của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất khó có thể bắn hạ.
Nhưng Hàn Quốc cũng không thể công khai thúc đẩy Mỹ nhanh chóng thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa tại đây.
Tên lửa Patriot do Mỹ nghiên cứu, chế tạo
Việc Mỹ muốn thiếp lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại đây vô hình chung đẩy Hàn Quốc vào tình thế khó xử.
Tờ Hoàn Cầu dẫn lời một học giả giấu tên của Hàn Quốc cho biết, trước đây trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kim Dae-jung, Chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã có lời đề nghị triển khai một hệ thống bắn chặn tên lửa tại lãnh thổ Hàn Quốc, nhưng đề nghị này đã không được Tổng thống Kim chấp nhận.
Lá chắn tên lửa của Mỹ có tạo ra trục quan hệ Nhật-Hàn và trục Trung-Triều?
Trước quyết định này của Chính phủ Hàn Quốc, Tổng thống G. Bush đã tỏ ra rất tức giận và quan hệ Mỹ-Hàn Quốc bị ngắt quãng trong một thời gian.
Hiện Hàn Quốc đang phải lựa chọn một trong hai con đường, một là theo Mỹ thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực; hai là theo đuổi một chính sách ôn hòa hơn với Triều Tiên.
Còn đối với Nhật Bản cũng vậy, hệ thống chống tên lửa của Mỹ có thể mang lại cho Nhật Bản cảm giác yên tâm hơn, nhưng không cho phép Nhật Bản ẩn mình trong bức tường an ninh mà Mỹ chuẩn bị dựng lên.
Bởi vậy, hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ sắp tới có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.
Mô hình hai trục Trung Quốc-Triều Tiên và Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ không thể tránh khỏi, thậm chí có thể dẫn Nhật Bản đến một cuộc chiến tranh không mong muốn.