Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sửa đổi Hiến pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sửa đổi Hiến pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

“Hiến pháp sửa đổi phải thể hiện được quyền phúc quyết của nhân dân!”

0 nhận xét

(Petrotimes) - Có thể nhận thấy, các nội dung Quốc hội kỳ họp thứ tư khóa XIII thảo luận lần này đều hướng tới cơ sở, tới mỗi cử tri nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Bên lề kỳ họp, ông  Dương Trung Quốc (Đại biểu tỉnh Đồng Nai) đã dành thời gian trao đổi cùng Báo điện tử Petrotimes xung quanh một số nội dung nóng trên nghị trường.
Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời phóng viên bên lề kỳ họp.
PV: Quốc hội đang sôi nổi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông, một Hiến pháp tiến bộ phải là Hiến pháp thể hiện được những vấn đề gì của một thể chế?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Chúng ta đang theo đuổi chế độ xã hội chủ nghĩa, một thể chế được coi là hiện đại nhất của thế giới dân chủ đương thời. Và Hiến pháp chính là văn bản quy phạm có giá trị cao nhất, thể hiện trí tuệ, trình độ của một chế độ, của xã hội ấy.
Tôi xin trở lại năm 1946, khi nước Việt Nam vừa thoát khỏi chế độ thực dân thuộc địa, vừa chấm dứt nghìn năm phong kiến. Điều tưởng chừng vô lý được Cụ Hồ cùng các đồng đội, đồng chí, những cán bộ cách mạng - kịp thực hiện đầy đủ những bước đi để hoàn thiện con đường đi theo thể chế dân chủ hiện đại.
Có những chi tiết lịch sử mà chúng ta – mỗi người dân Việt không thể nào quên. Đó là ngay từ khi Cách mạng chưa thành công, từ Tân Trào khi tiến hành Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng phải thành lập Ủy ban lâm thời, với mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng tổng tuyển cử bầu ra thể chế chính trị cao nhất – Quốc hội, để rồi từ đó thành lập một Nhà nước pháp quyền chính thức. Ngay cả việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương chống giặc dốt và thúc đẩy truyền bá chữ Quốc ngữ, cũng không ngoài mong muốn mỗi người dân ý thức đầy đủ, thậm chí có trình độ khi thể hiện đầy đủ nguyện vọng trên lá phiếu bầu cử. Tính dân chủ được thể hiện hết sức thực tiễn trong đời sống chính trị. Chúng ta hoàn toàn đúng đắn khi bầu ra một Quốc hội đặt lợi ích của toàn dân lên hàng đầu, theo đúng tinh thần của Cụ Hồ.
Hẳn mọi người chưa quên, chính Cụ Hồ đã chủ động bổ sung thêm 70 phần tử thuộc các đảng phái khác, và có tư tưởng đối nghịch, với lý do họ chưa kịp tham dự cuộc tổng tuyển cử. Thực chất đây là động thái khéo léo ngăn chặn những thông tin trái chiều đến từ các lực lượng phản động, thậm chí để cho những phần tử tiêu cực tự đào thải mình nếu không hướng tới chủ nghĩa dân tộc. Thành quả của nỗ lực đó chính là Hiến pháp 1946, được Quốc hội chính thức thông qua với 240/242 phiếu ở kỳ họp thứ Hai tháng 11/1946. Chỉ tiếc rằng văn bản chưa kịp ban hành thì chiến tranh bùng nổ, cách mạng bị cuốn vào vòng xoáy mới. Nhưng chỉ từng đó thôi đã là bằng chứng trường tồn của Nhà nước Việt Nam, trình độ của Nhà nước Việt Nam thời kỳ ban đầu và cao hơn cả là ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhìn lại bản Hiến pháp 1946, chúng ta đều thấy những gì là giá trị phát triển cao nhất của nhân loại về chính trị đều được thể hiện trong Hiến pháp. Ví dụ như bình đẳng về giới, về dân tộc, về tôn giáo... trong cuộc tổng tuyển cử, đã được thể hiện hết sức rõ nét. Ngay cả những nền văn minh được coi là dân chủ tiêu biểu trên thế giới vào thời điểm đó cũng không thể hiện rõ rệt như trong Hiến pháp 1946, hay trong chính thực tế Chính phủ lâm thời thể hiện.
Điều tài tình của Cụ Hồ, nói rộng ra, đó là khả năng quy tụ tri thức, tinh hoa người Việt Nam , bất chấp người đó thuộc chế độ, Đảng phải, tư tưởng nào. Cộng thêm không khí hào hùng của cách mạng đã đúc kết nên Hiến pháp 1946. Hiến pháp phản ánh chế độ chính trị, cùng kháng chiến bảo về nền độc lập dân tộc, chúng ta phải chấp nhận những yếu tố thời đại, của lịch sử để xây dựng Nhà nước có đặc thù riêng của mình, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tự vận động điều chỉnh. Và hôm nay, sau khi trải qua những lần sửa đổi Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, một lần nữa trước yêu cầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước, chúng ta sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp hơn với công cuộc hội nhập.
PV: Tinh thần “Của dân, do dân, vì dân” nên được thể hiện như thế nào trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, thưa ông?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đây là tư tưởng chính trị hết sức cao đẹp mà bất cứ chế độ, Nhà nước nào cũng muốn hướng tới để phục vụ nhân dân, dân tộc mình. Tư tưởng trên xuất phát từ cố Tổng thống Mỹ A.Lincoln, được nhà dân chủ Tôn Trung Sơn phương Đông hóa bằng chủ nghĩa Tam dân. Sau khi chứng kiến chế độ Xô viết, chế công xã khắp châu Âu, trải qua chế độ cộng sản... cộng thêm thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn, vận dụng tư tưởng trên, trở thành tinh thần phổ quát Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với đặc trưng của Việt Nam nói riêng và chủ nghĩa xã hội nói chung.
Với Hiến pháp 1992 sửa đổi, theo tôi, một trong những vấn đề cử tri cũng như Đại biểu hết sức quan tâm là quyền PHÚC QUYẾT phải thuộc về người dân, chứ không phải ý chí của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội, Nhà nước hay Chính phủ thì cũng phải phục vụ nhân dân, hướng về nhân dân, thỏa mãn quyền lợi của nhân dân. Đấy là điều cốt lõi!
PV: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Cá nhân ông nghĩ sao về thực tế hiện này với trường hợp Việt Nam chúng ta?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng chủ quyền dân tộc là vấn đề tồn tại lâu dài trong lịch sử, không lúc nào thôi quyết liệt. Đúng là có một vài thời điểm, một vài thế hệ lẻ tẻ từng kỳ vọng vào một giá trị nào đó cao hơn tự hào dân tộc để hướng tới, ví dụ thế giới đại đồng của các cụ nhà Nho trước đây. Còn trước mắt, khi tình hình thế giới biến động không ngừng, chúng ta nhất định phải chủ động bảo vệ chủ quyền. Bởi vì có bảo vệ được chủ quyền dân tộc thì chúng ta mới quyết định được con đường của mình, quyết định sự vận động, phát triển, lựa chọn của mình. Còn nếu chúng ta không xây dựng thành công chủ quyền dân tộc, thì mọi nỗ lực đều là vô nghĩa, chẳng còn giá trị.
Trong thời đại hiện nay, thế giới đang nẩy sinh rất nhiều vấn đề mới. Ví dụ trước kia vấn đề lãnh thổ trên biển không phải vấn đề lớn, nhưng ở đâu trên thế giới hiện nay, vấn đề này đang rất nóng bỏng, từ nguồn lợi hải sản, vận tải biển, tài nguyên thiên nhiên... Tôi cho rằng, trong giải quyết tranh chấp song phương và đa phương, bên cạnh việc lấy nguyên lý căn bản là phải bảo vệ tối đa chủ quyền dân tộc, chúng ta cũng phải tôn trọng, chấp được những cam kết chung quốc tế, những giá trị chung để tìm cho ra giải pháp hài hòa, đảm bảo nền tảng của sự ổn định.
PV: Lâu nay, công tác giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ vẫn đi theo lối mòn. Với tư cách là một nhà sử học, ông có lời khuyên nào với ngành giáo dục?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đúng là lâu nay, trong giảng dạy lịch sử chúng ta thường giáo dục học sinh truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa dân tộc, chống là chưa đủ, mà xây, xây dựng những mối quan hệ với các quốc bạn như thế nào để tạo ra chủ nghĩa dân tộc thời đại mới mới là điều quan trọng. Theo tôi, truyền thống dựng nước và truyền thống đối ngoại chưa được quan tâm đúng mức. Còn về cơ bản, lòng yêu nước là cha truyền con nối với mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại giới trẻ Việt Nam dường như đang lúng túng với những vấn đề trên, vì chúng ta chưa có một định hướng cụ thể, theo mong muốn của số đông. Ứng xử với giới trẻ giữa thời đại thông tin là hết sức quan trọng. Có lẽ điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị và cả xã hội cùng vào cuộc mới có thể hoàn tất một cách tích cực.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Xem thêm →
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

TBT Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban phòng chống tham nhũng

0 nhận xét

Hội nghị Trung ương 5 xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về vấn đề sửa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính Trung ương.

Sáng 15-5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới với hơn 750 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường cùng nhiều ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết, kết luận.

Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng – Ảnh: VGP
Hội nghị Trung ương 5 đã xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng – Ảnh: VGP

Hội nghị Trung ương 5 đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012-2020, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng mà Hội nghị đã đạt được.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp chặt chẽ, khoa học


Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Tại Hội nghị, Trung ương nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.

Trung ương cho rằng, các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc – Ảnh: VGP
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc – Ảnh: VGP

Về quy trình sửa đổi Hiến pháp, Hội nghị thống nhất, cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về các nội dung sửa đổi, để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.

Đất đai: Hài hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư


Hội nghị nhất trí cho rằng: Phải tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước…

Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại hiện nay, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phân bổ hợp lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và phát triển bền vững. Phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư – Ảnh: VGP
Trung ương yêu cầu quyền sử dụng đất phải hoà hoà lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư – Ảnh: VGP

Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị


Trung ương Đảng nhấn mạnh, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); chú trọng cả phòng và chống, cả phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sớm khắc phục các nguyên nhân vừa nêu trên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội; tăng cường công tác tổ chức và cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.

Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng, chống tham nhũng; tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh uỷ, thành uỷ.

***

Ưu tiên điều chỉnh tiền lương công chức

Về chính sách xã hội, Trung ương yêu cầu, phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.

Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay; ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 – 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

H. Thành (Theo TTXVN)
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by