Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chap bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tranh chap bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Vì sao Trung Quốc chưa dám bước qua vạch đỏ Biển Đông?

0 nhận xét

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.
Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?
Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?
Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.
Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.
Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…
Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)
Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.
Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …
Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.
Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.
Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.
Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.
Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.
Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.
Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.
Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.
Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.
Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.
Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.
Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?
Xem thêm →
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Luật Biển Việt Nam: Cái tát vào tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

0 nhận xét


“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.
Đó là nội dung được khẳng định ngay trong Điều 1 của dự thảo Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua sáng 21-6 với tỉ lệ 99,2%. Có thể nói, đây là dự luật nhận được sự đồng thuận đặc biệt cao của các vị đại biểu (ĐB) nhân dân.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về dự thảo Luật Biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay: “Qua thảo luận, hầu hết ý kiến của các ĐBQH tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo luật”.
Về đề nghị quy định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và là lãnh thổ Việt Nam tại Điều 19, theo Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH), khái niệm lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả đất liền các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời. Điều này đã được tuyên bố trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Biên giới quốc gia. “Việc tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” trong luật này là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo” - ông Lý nhấn mạnh.

Không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng

Liên quan đến nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển cũng có khá nhiều ý kiến quan tâm góp ý. Cụ thể có ĐB đề nghị thay cụm từ “biện pháp hòa bình” bằng “đối thoại hòa bình”.
Về đề nghị này, ông Phan Trung Lý giải thích: “Biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên. Do đó, đối thoại hòa bình chỉ là một hình thức của đàm phán, thương lượng mà chưa bao quát hết các biện pháp hòa bình mà ta có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về biển, đảo với quốc gia khác”.
Thấy trong dự thảo không đề cập đến quyền phòng vệ chính đáng của quốc gia, có ĐB đã lên tiếng đề nghị bổ sung quyền này trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo. Tuy nhiên theo ông Lý, việc ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển bằng biện pháp hòa bình hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta.
“Khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật đã quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khoản 1 Điều 5 cũng quy định chính sách của ta trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Các quy định này đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết” - ông Lý nói.

Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

Theo Điều 41 của dự luật về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương, 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thành lập thành phố Tam Sa - thực hiện mưu đồ khống chế Biển Đông

Trung Quốc có hành động bành trướng mới khống chế Biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 21/6 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).
Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh

Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.
Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.
Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được./.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM / BỘ NGOẠI GIAO / TỔ QUỐC
Xem thêm →
Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông

0 nhận xét

Trung Quốc hôm qua ngang nhiên tuyên bố sẽ cấm đánh bắt ở nhiều khu vực trên biển Đông. Philippines khẳng định không công nhận lệnh này.

Theo báo China Daily, chính quyền Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt mới ở phía bắc biển Đông trong 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 16.5. Trong đó, gồm cả bãi cạn Scarborough, nơi đang xảy ra tranh chấp với Philippines hơn 1 tháng qua. Từ năm 1999 đến nay, Bắc Kinh liên tục cấm đoán ở khu vực biển Đông mà nước này tự cho là thuộc chủ quyền của mình với cái cớ “bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên biển”. China Daily dẫn lời giới chức cho biết sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và hải sản của “người vi phạm”.

Ngay lập tức, Đài ABS-CBN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định nước này sẽ không công nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Philippines “có thể áp đặt lệnh cấm tương tự để khôi phục nguồn hải sản”.

Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters
Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters

Theo giới quan sát, lệnh cấm được đưa ra giữa lúc căng thẳng ở Scarborough chưa được xoa dịu nên sẽ tạo cớ cho tàu công vụ của Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines tại đây. Bắc Kinh cũng muốn hạn chế các bên khác đánh bắt trong vùng tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện của tàu mình ở đây. Việc Trung Quốc dự định đưa vào biên chế 36 tàu hải giám trong năm tới có thể cũng nhằm thực hiện mục tiêu này.

Đến nay, Trung Quốc luôn phản đối các nước bên ngoài lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Cũng giống như với Mỹ, nước này đang gây áp lực để buộc Nga phải tránh xa khu vực chiến lược và giàu tài nguyên. Trang tin World Net Daily dẫn lời ông Dmitriy Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu các nước phương Đông của Nga nói rằng Moscow hiện phải đối mặt với “một lựa chọn và giá của lựa chọn đó có thể sẽ rất cao”.

Nếu Nga từ bỏ lợi ích ở biển Đông để đổi lấy quan hệ với Trung Quốc thì nước này “không chỉ mất mặt ở châu Á, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia mà còn đánh mất luôn những hợp đồng dầu khí trị giá hàng tỉ USD”. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông trên thực tế đang thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản... Theo Đài GMA hôm qua, Úc đã lên tiếng thúc giục các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. “Chúng tôi không ủng hộ bên nào nhưng vì Úc cũng có quyền lợi ở biển Đông nên chúng tôi kêu gọi các bên tôn trọng những nguyên tắc hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS”, Ngoại trưởng Úc Bob Carr tuyên bố. 
Xem thêm →
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Đối thoại Bắc Kinh - Manila đổ vỡ

0 nhận xét

Manila và Bắc Kinh, như Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận ngày 12-5, đã nối lại liên hệ ngoại giao nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa hai nước về bãi cạn Scarborough.
Song ngòi nổ vẫn chưa được tháo gỡ. Vì sao?

Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net
Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net

Giới quan sát nhận xét việc đối thoại này đã lại như đá ném ao bèo, không thấy hai bên đề cập bất kỳ kết quả nào đạt được.

Pháp lý đối mặt với “cơ sở lịch sử”


Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn lớn giọng lên lớp Philippines khi lặp lại những nội dung như trước. “Trung Quốc nhắc lại quan điểm của mình là yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kiềm chế mọi hành động có thể làm tình hình thêm phức tạp và lan rộng. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và các hành động của phía Philippines” - trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Hồng Lỗi với giọng đe nẹt quen thuộc.

Tương tự, giờ đây không còn mượn loa truyền thông để đổ tội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao này đã ra trực tiếp cáo buộc: “Philippines đã kích động công chúng trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc. Những hành động như thế đã làm xói mòn nghiêm trọng mối quan hệ Trung Quốc - Philippines, đã làm người dân Trung Quốc ở cả trong lẫn ngoài nước phản ứng mạnh”. Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu Manila phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công dân Trung Quốc ở Philippines.

Đáp lại, như Inquirer Daily cho biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhắc lại Manila không nhúng tay vào các cuộc biểu tình phản đối của người dân Philippines ở trong và ngoài nước hôm 11-5. Đề cập cuộc đối thoại, ông Del Rosario chỉ nêu lên những yêu sách của Bắc Kinh mà Manila không thể chấp nhận được. Bắc Kinh ngang nhiên yêu cầu Manila không được quấy rối các tàu dịch vụ công của Trung Quốc đang hoạt động gần bãi cạn Scarborough, các tàu cá Trung Quốc phải được hoạt động bình thường và các tàu của Philippines phải rời khỏi khu vực Scarborough mà Trung Quốc khăng khăng khẳng định thuộc chủ quyền của mình.

Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền dựa trên những gì mà họ gọi là “cơ sở lịch sử” chỉ có Trung Quốc thừa nhận thì Philippines, như ngoại trưởng Del Rosario cho biết, đang hướng tới con đường pháp lý cho một giải pháp hòa bình bền vững đối với các vùng tranh chấp trên biển Đông.

“Cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc có nhiều máy bay và tàu chiến hơn Philippines. Song cho đến cuối cùng, chúng tôi hi vọng chứng minh được rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng” - Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

Chính sách chiếm giữ các vùng biển


Báo Le Monde ngày 12-5 nhận định sự trở lại của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Bắc Kinh nhìn nhận như một tín hiệu đáng báo động. Từ đó Trung Quốc, vốn là nước đòi chủ quyền trên toàn biển Đông qua cái gọi là “đường lưỡi bò”, bắt đầu đặt để những con cờ của mình.

Đề cập đến cuộc đối đầu kỳ lạ đã kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, báo này đặt câu hỏi: lý của kẻ mạnh sẽ thắng ở biển Đông?

Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của Pháp Jean - Pierre Cabestan, Trung Quốc “hiện đang tìm cách chiếm giữ các vùng biển được cho là của mình” theo một chính sách mà ông mô tả là “việc đã rồi” bằng cách tránh can thiệp bằng tàu quân sự của hải quân nước này mà bằng tàu dân sự của năm cơ quan như cơ quan giám sát hàng hải (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên, văn phòng kiểm tra ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, hải quan, lực lượng tuần duyên (cảnh sát) và cơ quan an ninh hàng hải.

Mặt khác, trong ý đồ chiếm giữ các vùng biển, Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ hoạt động của các tàu cá trên biển. Những chương trình hỗ trợ ngư dân ở các tỉnh phía nam Trung Quốc đang thúc đẩy sự ra đời của những đội tàu đánh cá ngày càng hiện đại và vươn ra xa bờ ở các ngư trường nước sâu trên biển Đông. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ đè bẹp các nước láng giềng.

Tỉnh Hải Nam đang triển khai đến biển Đông tàu Hải Nam Bảo Sa 001 với trọng tải 32.000 tấn. Nó như một nhà máy chế biến trên biển với 600 công nhân làm việc. Trang web Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cùng với tàu - nhà máy này còn có một tàu chở dầu 20.000 tấn, tàu vận chuyển 10.000 tấn và ba tàu từ 3.000-5.000 tấn, cùng 300-500 tàu đánh cá trên 100 tấn trong vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông.

Hải Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn tàu chế biến thủy sản lớn nhất trên thế giới. Tàu - nhà máy này được trang bị 14 dây chuyền sản xuất và với sự hỗ trợ của các tàu khác, nó có khả năng chế biến tại chỗ trên 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày.
Xem thêm →
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Truyền hình Trung Quốc phát ngôn: Philippines là lãnh thổ không thể tách rời

0 nhận xét
Một phát thanh viên của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã "sơ suất" hay "chủ ý" tuyên bố Philippines là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc xấu hổ này diễn ra trong lúc căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền trên Biển Đông đang gia tăng.


Tại phút thứ 1:35, nữ phát thanh viên Hòa Giai đã nói nhầm như sau: “Như tất cả chúng ta đều biết Philippines là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines”.

Hòa Giai, phát thanh viên của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đưa ra tuyên bố trên trong bản tin tối hôm thứ Hai và sau đó đoạn băng ghi lại bản tin đã được đưa lên mạng Internet.

Người phát thanh viên này định nói đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đây là thực tế không thể tranh cãi”, nữ phát thanh viên nói trong bản tin và bản tin này sau đó đã bị rút khỏi trang web của kênh CCTV nhưng đoạn video của chương trình truyền hình này vẫn được đưa lên tại một số trang web trên mạng.

Người xem đã bàn tán, đùa cợt về vụ việc và cho rằng tinh thần dân tộc của cô phát thanh viên đã khiến cô mắc sai lầm đó nhưng cũng có không ít khán giả Trung Quốc tranh thủ "té nước theo mưa" và đưa ra những lời bình luận sặc mùi hiếu chiến.

“Cô phát thanh viên này thật đáng tuyên dương, một người rất yêu nước, cô ấy đã tuyên bố với cả thế giới rằng Philippines thuộc về Trung Quốc”, một tiểu blogger có tên helenjhuang bình luận.

“Chúng ta nên tấn công trực tiếp, đóng gói đồ đạc của ngài Aquino (Tổng thống Philippines) và lấy lại lãnh thổ không thể tách rời của chúng ta”, một người khác bình luận.

Một tiểu blogger khác có biệt hiệu kongdehua thì nói “Về cơ bản Philippines đã gây ra những rắc rối hết sức vô lý, nếu họ muốn một cuộc chiến tranh thì chúng ta sẽ chiến đấu, chẳng ai sợ họ cả”.

“Nếu mỗi người Trung Quốc chỉ cần nhỏ một bãi nước bọt, thì chúng ta sẽ nhấn chìm (Philippines)”, một bình luận khác xuất hiện.

Các quan chức của đài CCTV đã từ chối bình luận về sai sót của cô Hòa và cũng không cho biết liệu đài này đã đưa ra lời xin lỗi hay chưa.

Khi nhận xét về các tranh chấp chủ quyền và các phong trào ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và các vùng biển quanh nước này, các nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc vẫn thường gọi những vùng này là “phần không thể tranh cãi của chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc”.

Hôm thứ Hai, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho “bất kỳ sự leo thang nào” trong tranh chấp lãnh hải với Philippines khi căng thẳng giữa hai nước về bãi cạn Scarborough chưa có dấu hiệu suy giảm.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by