Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Đức Đam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Đức Đam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng’

0 nhận xét

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ đề cập thế nào tới tội phạm tài chính, ngân hàng và kết quả điều tra liên quan tới việc khởi tố các cựu quan chức của Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tại phiên họp lần này, tuy không tập trung nhiều vào nội dung liên quan tới tội phạm thâu tóm ngân hàng, nhưng Thủ tướng cũng quán triệt những vấn đề cơ bản trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là việc sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới hành vi thâu tóm ngân hàng. “Cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức về việc khởi tố một số bị can từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nằm trong chỉ đạo của Thủ tướng nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã tính tới các giải pháp để đảm bảo cho sự ổn định của ngân hàng, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền”, Bộ trưởng Đam khẳng định và nói thêm: “Ông Giá khi bị khởi tố đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nên việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB”.

Nói thêm về vụ việc, cụ thể là hành vi của HĐQT ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền và USD với tổng trị giá 719 tỉ đồng vào 29 ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đam cho biết: tinh thần của Chính phủ là chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ gửi tiền vào 29 ngân hàng không có nghĩa là phải xử lý cả 29 lãnh đạo của các ngân hàng đó. Có khi hành vi gửi tiền chỉ liên quan tới một nhân viên của ngân hàng đó mà thôi. Sai đến đâu sẽ chấn chính, xử lý đến đấy.

Về việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, hệ thống và rõ ràng đối với hàng loạt vụ khởi tố các cá nhân liên quan tới hoạt động ngân hàng, tài chính vừa qua để nhân dân nắm rõ và yên tâm với hoạt động ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam đồng tình nhưng cũng cho rằng: Các vụ án đều phải làm từng bước một. Làm tới bước nào cơ quan điều tra công khai ngay bước đó để báo chí, nhân dân biết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng khá phức tạp và không dễ để tìm hiểu toàn bộ hoạt động của nó. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ thực hiện việc điều tra nghiêm minh.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm

0 nhận xét

Ngày 27/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Ông Trần Xuân Giá là người có công thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng khi có sai phạm, ông cũng phải chịu trách nhiệm như những công dân bình thường khác.
Ngay sau quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá được công bố, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Ông Giá đã về với ACB như thế nào? Là người có thể xem là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp, biết luật, hiểu luật nhưng sao ông lại mắc sai phạm như vậy?
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 11/1996 đến 8/2002, ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, với những sai phạm quy định quản lý kinh tế tại ACB, ông Trần Xuân Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cha đẻ của Luật Doanh nghiệp

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra đã có nhiều tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP giảm xuống mức dưới 5%. Chính trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế được Đảng và Chính phủ đặt ra cấp thiết. Hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô được đưa ra, nhiều luật và bộ luật được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.
Chính trong giai đoạn này, nền kinh tế ghi nhận việc Bộ luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung được triển khai quyết liệt và được đánh giá là “chìa khoá vàng” đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiến ra thị trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và dù những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đối với Việt Nam là không nhiều nhưng các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới vẫn đánh giá rất cao khả năng phản ứng và xử lý khủng hoảng của Việt Nam.
Sự bứt phá có tính thần tốc của nền kinh tế Việt Nam những năm sau đó tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách tài khoá vĩ mô của Đảng và Chính phủ, dấu ấn của Bộ luật doanh nghiệp càng ngày càng in đậm trong mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao.
Nhìn lại những dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, vai trò của ông Trần Xuân Giá được nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đánh giá rất cao, với nhiều đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, ông được biết tới là người đã tham gia xây dựng và triển khai Bộ luật Doanh nghiệp - một bộ luật mà đến tận bây giờ vẫn còn ghi những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực kinh tế đất nước.
Sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiều dấu ấn quan trọng ghi dấu trong nền kinh tế, năm 2003, ông được bổ nhiệm vào cương vị Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Trên cương vị này, ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế và điều hành trực tiếp nền kinh tế có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới lúc ấy...
Ban nghiên cứu do ông làm trưởng ban đã có nhiều đóng góp, nhận xét, thẩm định… cho các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần quan trọng tạo tiền đề đưa nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế chưa từng thấy.
Chính vì những đóng góp to lớn của ông vào nền kinh tế nên ngay sau khi ông Trần Xuân Giá cùng các ông Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang bị khởi tố, dư luận xã hội thực sự thấy bất ngờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi, vì sao một người có nhiều năm làm chính sách kinh tế như ông Giá lại vấp phải những sai phạm như trên? Ông Giá đã về với ACB như thế nào?...
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.

Vì ACB cần ông Trần Xuân Giá!

Theo tìm hiểu của Petrotimes thì trong cuốn sách kỷ niệm 15 năm thành lập ACB, ông Trần Xuân Giá có chia sẻ: “Thực sự mình có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu còn thiếu con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi lại cần mình, vậy tại sao không”.
Với những hiểu biết của mình về ACB, ông Trần Xuân Giá đã chọn ACB là “bến đỗ” trong lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực mới nhưng không hề lạ với ông. Ngoài ra, theo nhiều nguồn thông tin được phản ánh thời gian gần đây thì mối lương duyên của ông Giá và ACB đã được vun đắp nhiều năm và xuất phát từ mối quan hệ với các lãnh đạo ACB từ ngày mới thành lập. Điều này đã được cụ thể bằng vai trò cố vấn của ông trong giai đoạn từ 11/2006 – 11/2007.
Vốn có am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế, sau 1 năm giữ vai trò cố vấn cho ACB, ngày 22/3/2008, ông Trần Xuân Giá trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB. Trên cương vị này, ông từng khẳng định với ACB là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không được theo bất cứ một mối quan hệ nào.
Ông Trần Xuân Giá đã về với ACB như thế!
Trước đó, nhiều thông tin đã khẳng định ông Giá bị khởi tố vì có liên quan tới việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào ngân hàng khác.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết Hội đồng Quản trị cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB...

Ông Trần Xuân Giá:

Quê quán: Vĩnh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Ngày tháng năm sinh: 1939
Nơi sinh: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Trình độ văn hóa: Đại học
Trình độ chuyên môn
- Tiến sĩ kinh tế - 1975, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
- Cử nhân kinh tế - 1966, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
Cổ phiếu nắm giữ: Ông Trần Xuân Giá và những người liên quan không nắm cổ phiếu ACB cho đến thời điểm này

Quá trình công tác:

- 1966: Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1977: Chù nhiệm khoa Vật giá, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1981: Phó chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước
- 1989: Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
- 1992: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
- 1995: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1996: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1997 -2002: Đại biểu Quốc hội khóa X
- 2003: Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính
- 11/2006- 5/2008: Cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu
- 2008 - 9/2012: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Nhóm phóng viên Petrotimes
Xem thêm →
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói gì việc khởi tố ông Trần Xuân Giá?

0 nhận xét

Chiều 27/9, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012, Bộ trưởng Vũ Đức Đam – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thông báo một số kết quả phát triển tình hình kinh tế trong tháng 9/2012.

Liên quan thông tin khởi tố một số bị can nguyên là lãnh đạo ACB, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tái khẳng định không có vùng cấm trong việc xử lý các vi phạm ngân hàng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải làm quyết liệt, đồng bộ các biện pháp trước mắt và lâu dài với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho…

Đồng thời với việc tiến hành các biện pháp trước mắt như trên thì tái cơ cấu tài chính ngân hàng như sắp xếp các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng… cũng rất quan trọng”.

Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 27/9 đề cập việc khởi tố 4 bị can về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Những bị can này (gồm Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu – ACB Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang) đã phê duyệt cho ông Lý Xuân Hải ủy thác cho nhân viên gửi 718 tỷ đồng ở ngân hàng khác.

khoi to ong tran xuan gia
Khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định đây là một trong các hoạt động nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và trên tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bộ trưởng nhấn mạnh việc khởi tố được tiến hành với những người đã từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo ACB, nên không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng này.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc chiều 27/9, cơ quan điều tra đã chính thức ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: “Chiều 27/9, cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức việc khởi tố một số người trong lĩnh vực ngân hàng. Việc này nằm trong các sự chỉ đạo từ trước nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng”.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm minh trước pháp luật và không có vùng cấm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực này (lĩnh vực tài chính – ngân hàng) làm cho hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam vững mạnh, hoạt động ổn định. Việc khởi tố không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Ngân hàng ACB vì ông Trần Xuân Giá đã từ nhiệm. Hiện nay Ngân hàng ACB đã có chủ tịch mới và đang hoạt động bình thường”…

“Khi các cơ quan có biện pháp xử lý đều đã lường trước các khả năng để đảm bảo ổn định hệ thống và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”, Bộ trưởng nói. Ông khẳng định những sai phạm vừa qua của các cá nhân chỉ khiến các ngân hàng giảm lãi, không ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền.

Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam
Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam

Theo Bộ trưởng, thâu tóm ngân hàng có nhiều thủ đoạn, các cơ quan chức năng và Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện được, báo cáo Chính phủ và Chính phủ cũng đồng ý để cho các cơ quan này có biện pháp xử lý.

Bộ trưởng cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nhấn mạnh quan điểm kiên trì các giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài. Trước mắt là xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nợ xấu, hàng tồn kho, vốn và thị trường cho doanh nghiệp. Trong dài hạn, sẽ thực hiện tốt tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế với 3 mũi nhọn.

Ông Trần Xuân Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra. Cả 4 bị can đều bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Phan Vinh tổng hợp
Xem thêm →
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng

0 nhận xét

(TIN QUÂN SỰBan Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa có yêu cầu giải trình quá trình bắt giữ cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.
Ngày 10/9 từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho hay, hiện có bảy vụ án nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc mà Ban chỉ đạo nắm tình hình và đôn đốc xử lý. Ban chỉ đạo yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm báo cáo tình hình khởi tố, điều tra, truy tố… cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng yêu các cơ quan tố tụng báo cáo rõ thêm về một số nội dung trong các vụ án.
Bị can Dương Chí Dũng.
Bị can Dương Chí Dũng.
Trong đó, về vụ án tham ô tài sản tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, các cơ quan tố tụng có liên quan báo cáo những hành vi phạm tội và người có liên quan trong vụ án cố ý làm trái do Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung ngày 17/5 vừa qua, quá trình triển khai truy bắt bị can Dương Chí Dũng – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, dự kiến thời gian kết thúc điều tra vụ án chuyển truy tố.
Trước đó, hôm 5/9, Bộ Công an thông báo về việc đã bắt được bị can Dương Chí Dũng, người bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165, Bộ luật Hình sự xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn hôm 17/5 trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét. Ngay sau khi bị can này bỏ trốn, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc, đồng thời phối hợp với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế.
Ngày 4/9, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng và hiện đang điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc họp báo 5/9, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói trong suốt quá trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo theo đúng tinh thần là “tất cả mọi người đều công bằng trước pháp luật, không có bất kỳ ngoại lệ nào”.
Sau khi có lệnh truy nã toàn cầu ông Dương Chí Dũng, Thủ tướng “đã nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo làm rõ liệu có hay không hành vi bao che, tiếp tay cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và yêu cầu ‘Ai bao che Dương Chí Dũng nên sớm tự thú’.
Xem thêm →
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

0 nhận xét

“Quy định mới sẽ “nhấn” vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực. Với các Tổng công ty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 7 diễn ra 2 ngày qua (30, 31/7), Chính phủ vừa họp bàn, thảo luận xây dựng Nghị định về việc phân cấp, phân công thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ quản lý được đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước. Việc xây dựng nghị định này có quá trình chuẩn bị dài, được Chính phủ bàn nhiều lần, từ năm 2009.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nghị định là sao để gỡ bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các tập đoàn, Tcty nhà nước. Sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tuân theo văn bản pháp quy này trong khi Doanh nghiệp Nhà nước lại có những điểm đặc thù, hoạt động rất riêng, dẫn tới một số khâu, một số vấn đề của khối doanh nghiệp này chưa được quản lý chặt chẽ. Thực tế cũng đã có mốt số sai phạm xảy ra.

Về việc chọn người thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất cho Tập đoàn Điện lực (EVN) thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có thể “ứng viên” không phải là người thuộc tập đoàn. Việc điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực sang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tập đoàn cũng là hướng lựa chọn… rất bình thường.

Theo các quy định hiện tại, vai trò quản lý của Bộ chuyên ngành cũng không rõ ràng. Việc này dẫn tới hiện tượng, khi thanh kiểm tra đơn vị cũng không xác định được rõ trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo mỗi cấp trong khối đại diện chủ sở hữu. Nghị định xây dựng lần này, theo Bộ trưởng Đam, sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, sau nữa là Bộ quản lý tổng hợp.

Tinh thần chung, Bộ trưởng Đam nhắc lại, không trở lại chế độ quản lý Bộ chủ quản mà gắn trách nhiệm quản lý chuyên ngành cả về vốn, về hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác cán bộ.

“Sẽ phân định rõ 2 loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp đặc biệt lớn (như một số tập đoàn chủ lực của nhà nước), quy định mới sẽ “nhấn” hơn nữa vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với các Tcty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm, muốn các tập đoàn, Cty hoạt động hiệu quả, các đơn vị này cần được kiểm toàn thường xuyên. Ngoài kiểm toán nhà nước, Nghị định sẽ xây dựng cơ chế để các công ty kiểm toán tư được công nhận cùng tham gia với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự rà soát lại chi tiêu, tính toán đầu tư sao cho hiệu quả.

Thực tế, Bộ trưởng Đam xác nhận, kết quả kiểm toán của một số tập đoàn, Tcty vừa qua đã bộc lộ nhiều sai phạm về tài chính. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán đó thực hiện nghiêm túc theo kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm của kiểm toán với tinh thần cầu thị, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân theo quy định.

Nguồn: Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

P.Thảo
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by