Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin vắn - Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin vắn - Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Quảng Ninh: Vụ bán nước bẩn cho dân: Sai phạm của ai?

0 nhận xét
Hàng ngàn người dân ở Vân Đồn bị Xí nghiệp Nước Vân Đồn lấy nước hồ bán cho dân ăn cho rằng đây là hành vi vô lương tâm, cần phải xử lý nghiêm.

Để làm rõ hành vi , phóng viên đã đến văn phòng làm việc trực tiếp với ông Bùi Văn Lâm – Giám đốc Xí nghiệp Nước Vân Đồn. Theo giải trình của ông Lâm, nhận thấy tháng 2 không phải là thời điểm thiếu nước nên ngày trong tháng 2.2012, xí nghiệp đã lắp đường ống HDPE-D300 có van 2 chiều được nối từ hồ Mắt Rồng vào hố thu của trạm để thí nghiệm lưu lượng, áp lực nước phục vụ việc lắp máy bơm mới.

Nước từ hồ bẩn được xử lý bán cho dân

“Vụ việc để nước hồ chảy vào bể lắng và được bơm trực tiếp vào hệ thống cấp nước sinh hoạt (chưa qua xử lý hoá chất để đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt) là do sơ suất của nhân viên quên khoá van dẫn nước. Để xảy ra việc này, xí nghiệp chỉ biết thành thật xin lỗi bà con” – ông Lâm nói.

Theo ông Trịnh Văn Bình – Phó Tổng Giám đốc, Công ty TNHH MTV Nước sạch Quảng Ninh: Ngày 21.2, công ty nhận được biên bản lập ngày 16.2 về việc Xí nghiệp Nước Vân Đồn lấy nước mặt tại hồ Mắt Rồng chưa qua xử lý để cấp nước sinh hoạt cho dân. Với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, công ty đã đến kiểm tra xác minh rõ sự việc sai trái.

Thứ nhất, xí nghiệp đã vi phạm quy chế của công ty khi tự ý lắp đường ống dẫn nước để thí nghiệm lưu lượng, áp lực nước. Thứ hai, việc để xảy ra tình trạng lẫn nước hồ vào nước sinh hoạt bơm cho dân ăn là nghiêm trọng. Công ty đã yêu cầu xí nghiệp tháo bỏ ngay đường ống dẫn này và nghiêm túc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân khẩn trương báo cáo về công ty để xử lý theo quy chế.

Theo danviet - Quảng Ninh: Vụ bán nước bẩn cho dân: Sai phạm của ai?
Xem thêm →
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Sự thật buổi họp báo thủ tướng Hun Sen nói về Việt Nam

0 nhận xét
Kịch liệt bác bỏ ý kiến cho rằng quân đội Việt Nam “chiếm đóng” Campuchia (1979 – 1989), trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Hun Sen đã bày tỏ quan điểm về cuộc chiến 10 năm tại Campuchia và trải lòng về những điều ông chiêm nghiệm.


- Thưa ông, tác giả Haish C. Mehta và Julie B. Mehta của cuốn “Hun Sen – Nhân vật xuất chúng” có kể lại rằng, ông đã “thể hiện sự phẫn nộ” khi có ý kiến đánh giá cuộc chiến 10 năm của VN ở Campuchia như là “xâm lược”. Theo ông, vì sao lại có một cách hiểu như vậy về cuộc chiến đó?
- Không riêng gì ông bà Mehta, mà nhiều người nói với tôi rằng, những đóng góp và giúp đỡ vô cùng to lớn của lực lượng quân sự Việt Nam đối với Campuchia trong vòng 10 năm từ 1979 đến 1989 đã bị cho là hành động “xâm lược”. Tôi kịch liệt bác bỏ điều này.
Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Campuchia vì sự sống của nhân dân chúng tôi, điều đó đã dẫn đến sự hồi sinh của Campuchia ngày hôm nay.
Quốc vương Sihanouk cũng từng kêu gọi sự giúp đỡ của Việt Nam để đấu tranh chống lại Lon Nol. Khi chúng tôi đang phải đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tại sao chúng tôi không thể kêu gọi nhân dân Việt Nam đến giúp chúng tôi?
Tôi xin hỏi, đã có đất nước nào giúp đỡ nhân dân Campuchia như Việt Nam đã từng làm? Không có. Chỉ có nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong thời điểm khó khăn nhất.
- Vậy nên hiểu thế nào về việc 30 năm sau Liên Hợp Quốc mới tổ chức được một phiên tòa xét xử tội diệt chủng của chế độ Khơme đỏ và tại đó một số bị cáo đã cáo buộc quân tình nguyện Việt Nam trong việc giúp đỡ Campuchia là sai trái?
- Tôi đã nghe Noun Chea, một trong những cựu lãnh đạo chế độ Pol Pot được xét xử tại tòa án trong mấy tuần lễ vừa qua, không những không nhận lỗi lầm của mình mà còn tố cáo việc này, việc khác. Đây chỉ là những lời tự bào chữa, nhằm làm nhẹ tội của những kẻ sát nhân, diệt chủng mà thôi. Kẻ trộm không bao giờ thừa nhận rằng nó là tên ăn trộm.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: " Từ đáy lòng, tôi muốn gửi lời tri ân đến những cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến tại Campuchia.".
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: " Từ đáy lòng, tôi muốn gửi lời tri ân đến những cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến tại Campuchia.".
Nếu Pol Pot là một tổ chức đúng đắn và nếu Việt Nam “xâm lược” thì cần gì phải có tòa án để xét xử chúng như hôm nay. Ai cũng biết, đất nước Campuchia từng có một chế độ diệt chủng và đất nước chúng tôi đã cùng với thế giới lập một tòa án để xét xử những kẻ gây ra tội ác.
Sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia là nhằm giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn chặn nguy cơ chế độ Pol Pot quay trở lại. Khi Campuchia chúng tôi đủ lớn mạnh thì Việt Nam rút hết quân về nước. Và năm 1989, quân đội Việt Nam đã rút về nước. Hơn 20 năm qua đã không còn sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại đất nước chúng tôi.
- Trong cuộc chiến 10 năm chống Pol Pot ở Campuchia, đã có hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam hy sinh và bị thương. Nếu có một thông điệp gửi tới cựu chiến binh, thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đó, ông sẽ nói gì?
- Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot, từ đáy lòng, tôi muốn gửi lời tri ân đến những cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đó. Chúng tôi mãi mãi ghi ơn to lớn vì họ đã tham gia chiến đấu giành giật sự sống cho nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh tính mạng của mình vì sự sống, sự hồi sinh của chúng tôi, của nhân dân Campuchia.
Hiện nay, các hài cốt của chiến sĩ Việt Nam chưa được hồi hương toàn bộ. Chúng tôi cố gắng cùng cơ quan chức năng Việt Nam tích cực tìm kiếm bốc cốt để đưa họ về quê hương đất tổ. Chúng tôi phải có trách nhiệm làm những việc này vì lực lượng quân đội Việt Nam đã hi sinh vì đất nước Campuchia.
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia được đánh giá là “tài sản vô giá”, nhưng một số người thường liên hệ mối quan hệ này đến nước thứ ba, xin cho biết ý kiến của ông?
- Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã được xây dựng qua từng giai đoạn của lịch sử, đặc biệt là giai đoạn giải phóng đất nước khỏi chế độ Pol Pot đến ngày hôm nay. Mối quan hệ đó bị người ta xuyên tạc là Campuchia đang nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam. Đảng đối lập ở Campuchia cũng nói là Trung Quốc, Mỹ đang lôi kéo Campuchia. Tôi đi Âu, Mỹ, người ta nói tôi nghiêng về phía họ. Tôi đi Trung Quốc người ta nói tôi nghiêng Trung Quốc, tôi sang Việt Nam họ nói tôi là nghiêng về Việt Nam. Tôi không hiểu. Người ta nghĩ Campuchia là một món hàng hay sao? Chúng ta cần quan hệ rộng lớn với các nước trên thế giới. Điều quan trọng xin nhấn mạnh là sự duy trì độc lập chính trị, đối ngoại, còn ai nói gì kệ họ. Chúng ta không cần nói, không cần bình luận gì. Chúng ta không thể đóng một cửa và mở một cửa, làm vậy khác nào tự trừng phạt mình.
- Giai đoạn nào trong cuộc đời ông đáng nhớ nhất? Khi còn là một chú tiểu, một chiến sĩ giải phóng đất nước, hay khi là một Thủ tướng?
- Điều mà tôi nhớ mãi không phải là khi tôi làm Bộ trưởng Ngoại giao hay Thủ tướng, mà là khi tôi bị thương ở một bên mắt. Tôi đã bị bất tỉnh một tuần, khi ấy tôi 23 tuổi. Tất cả các bạn đều đã trải qua thời thanh niên, chúng ta đều yêu quý thân thể mình, còn tôi thì đã mất một bên mắt và không bao giờ lấy lại được.
Sau đó là đứa con trai đầu của tôi đã chết vì bị một y tá làm rơi. Tôi là một người cha, vậy mà dưới thời Pol Pot họ đã không cho tôi đem xác con trai mình đi chôn. Bạn thử nghĩ xem như thế bạn sẽ đau đớn thế nào?
Có quá nhiều điều đáng để nhớ, nhất là cái ngày 20/6/1977, khi tôi phải lìa xa vợ đang mang thai 5 tháng để sang Việt Nam tìm đường giải phóng đất nước, nhờ có ngày ấy mà chúng tôi có được ngày hôm nay.
Tôi cũng không bao giờ quên được ngày 24/9/1978, 5 quả đạn đã bắn vào xe của tôi, may mắn chỉ nổ 1 quả cách xe tôi 3 thước.
Tôi cũng sắp kỷ niệm ngày cưới thứ 36 của mình rồi (5/1/1976). Lúc đó, chúng tôi cưới 1 lần 13 cặp. Trong chế độ Pol Pot, người ta không cho cưới theo cách truyền thống. Một kỷ niệm nữa là ngày chúng tôi có đứa con đầu tiên.
Kinh nghiệm cuộc đời của tôi là đừng bao giờ mất hy vọng, càng khó khăn, gian khổ càng phải cố gắng không bao giờ lùi bước.
- Ngoài công việc, ông còn sáng tác nhạc, ông có thể chia sẻ những sở thích của mình?
- Tôi thích chơi golf nhưng bận công việc nên tôi không thể chơi được. Tôi cũng thích sáng tác nhạc. Đến nay tôi đã sáng tác được hơn 200 bản nhạc, phần nhiều kể lại những gì đất nước chúng tôi đã trải qua.
Bản nhạc nổi tiếng nhất là “Cuộc đời của chú tiểu”. Bài hát không chỉ đúng với tôi mà còn đúng với nhiều người khác nữa. Tôi cũng sáng tác về cuộc đời của người nông dân, về nỗi khổ của người phụ nữ xa chồng… Đó không chỉ là nỗi buồn riêng của vợ chồng tôi mà còn là nỗi khổ của những người vợ, người chồng trong thời kỳ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Còn khi về hưu tôi sẽ làm gì? Tôi vẫn thường tự hỏi mình như thế. Có lẽ tôi sẽ trở thành một nhà sáng tác và viết báo. Có thể lúc đó sẽ là những bài báo bán chạy nhất trên thị trường vì tôi sẽ viết về những câu chuyện bí mật mà tôi chưa tiết lộ.
- Sinh ra vào năm Thìn (năm 1952), nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời của ông cũng gắn với năm Thìn, 2012 cũng là năm Thìn, ông có điều ước gì cho mình trong năm này?
- Năm nay là năm Thìn, đúng với năm sinh của tôi. Tôi hy vọng, đây là năm sẽ mang lại nhiều diễm phúc. Đứa con đầu sinh năm Thìn đã mất, người ta nói cha con không nên cùng tuổi. Tôi có 12 đứa cháu nhưng không có đứa nào tuổi Thìn. Tôi nghĩ, đứa cháu tuổi Thìn sẽ không kỵ với ông của nó. Vì vậy tôi ước, năm nay mình sẽ có thêm một đứa cháu ra đời. Năm Thìn cũng là năm sông Mekong thường có nước lớn. Tôi cũng hy vọng rằng, năm 2012, chúng ta sẽ thu hoạch được mùa gặt lớn.
- Là Thủ tướng trẻ nhất thế giới khi nhậm chức ở tuổi 33, ông có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ?
- Khi 27 tuổi, tôi đã là Bộ trưởng Ngoại giao, ở tuổi này nhiều người chưa hoàn thành bậc đại học. Năm 33 tuổi, tôi trở thành Thủ tướng, và là một Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới lúc nhậm chức. Theo tôi, vấn đề không nằm ở tuổi tác. Lớp trẻ hãy cứ phấn đấu theo đuổi ước mơ.
Tôi làm thủ Tướng đã được 27 năm rồi. Qua đúc kết kinh nghiệm, tôi nhận ra rằng, những người lãnh đạo cần mạnh dạn giao nhiệm vụ cho giới trẻ. Đừng nghĩ, trẻ tuổi thì không làm được gì. Đây là một quan điểm sai lầm. Tôi không chỉ nhắn nhủ cho giới trẻ mà tôi đang nói cho những người lãnh đạo. Giới trẻ có thể làm được tất cả. Những người lớn tuổi thành công nên trao kinh nghiệm cho giới trẻ để họ trải nghiệm. Tre già măng mọc, măng mà không mọc thì cả rừng tre sẽ chết.
- Thủ tướng Hun Sen sinh năm 1952 tại làng Peam Koh Sna, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong Cham. Trải qua 6 năm học tại trường Tiểu học Peam Koh Sna, cha mẹ gửi ông lên Phnom Penh và sống nhờ tại một ngôi chùa để có thể theo học trường Lycée Indra Dhevi. Để có cái ăn, một giai đoạn dài ông giữ nhiệm vụ làm chú tiểu đi khất thực quanh vùng.
- Năm 1970, khi nội chiến diễn ra trên đất nước Campuchia, Hun Sen trở thành một chiến sĩ du kích và dần dấn thân vào sự nghiệp chính trị. Khi đã nhận ra quân du kích nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ, một chế độ tàn ác, giết người dã man, Hun Sen bắt đầu nhận ra theo họ là một sự sai lầm và tính cách chạy trốn.
- Rạng sáng 20/6/1977, Hun Sen vượt biên giới sang Việt Nam chạy trốn khỏi chế độ Pol Pot. Tại Việt Nam, ông đã nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam và bắt đầu xây dựng lực lượng từ những người Campuchia lánh nạn sang Việt Nam. Mặc khác, ông cũng bí mật trở về nước liên lạc với những chỉ huy cấp cao Khơme Đỏ khuyên họ đào ngũ gia nhập Mặt trận giải phóng dân tộc (được thành lập 2/12/1978).
- 7/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia đã được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
- Năm 1979, khi mới 27 tuổi, Hun Sen trở thành Bộ trưởng Ngoại giao và 6 năm sau đó trở thành Thủ tướng Campuchia. Ở tuổi 33, ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới lúc nhậm chức và cũng là người trên cương vị Thủ tướng lâu nhất châu Á (27 năm).
Thanh Hải – Tá Lâm
Xem thêm →
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Quân đội Việt Nam diễn tập bắn tên lửa

0 nhận xét
8h ngày 4/12, cuộc diễn tập bắn đạn thật bắt đầu, tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu, "rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời. Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra buổi diễn tập.


Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra, động viên các thành phần tham gia diễn tập.
Ngày 1-5/12, Quân chủng Phòng không - Không quân đã diễn tập bắn đạn thật phòng không cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp. Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra, động viên các thành phần tham gia diễn tập.
Một góc trận địa
Một góc trận địa.
Nạp đạn tên lửa C125
Nạp đạn tên lửa C125.
Kiểm tra quá trình tên lửa được đưa vào bệ
Kiểm tra quá trình tên lửa được đưa vào bệ.
Đúng 8 giờ ngày 4-12, cuộc diễn tập bắn đạn thật năm 2011 của Quân chủng PK-KQ bắt đầu. Tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu
8h ngày 4/12, cuộc diễn tập bắn đạn thật bắt đầu, tên lửa C75 rời bệ phóng, hướng về phía mục tiêu.
"Rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời lập công
"Rồng lửa" C125 cũng vút lên bầu trời.
Cùng với tên lửa, các khẩu đội pháo cao xạ 57mm...
Cùng với tên lửa, các khẩu đội pháo cao xạ 57mm...
...và pháo tự hành ZCY-23 cũng quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu
...và pháo tự hành ZCY-23 thao diễn tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu.
Niềm vui của chiến sĩ PK-KQ bên mục tiêu bị tiêu diệt
Niềm vui của chiến sĩ Phòng không - Không quân sau khi tiêu diệt mục tiêu giả định.

Theo Quân đội Nhân dân
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by