Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

“Chủ nhân giấu mặt” các trang web “giả mạo” lãnh đạo là ai?

0 nhận xét

Một bài viết của một độc giả gửi về cho blog Tập Viết Báo nói lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề khá “cấn” gần đây đó là các website được cho là mạo danh lãnh đạo cấp cao của nhà nước.
Thời gian qua một số tờ báo trong nước đăng tải thông tin một loạt website mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là giả mạo. Nhiều cơ quan truyền thông, bạn đọc quan tâm muốn biết “chủ nhân giấu mặt” của các trang web trên thực sự là ai? Dựa trên số liệu thống kê trên website cho thấy lượng người truy cập hàng chục triệu lượt đến từ khoảng 25 quốc gia khác nhau. Điều đó chứng tỏ sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của các trang web trên không hề nhỏ. Vì vậy “chỉ cần một thông tin thất thiệt về chính sách từ trang này cũng đủ gây xáo trộn không nhỏ trong xã hội”.

Dưới đây là một vài ý kiến đánh giá của Tôi về vấn đề trên:

Về hình thức, Tôi thấy các website này được thiết kế theo dạng tin tức rất bài bản, chuyên nghiệp. Được thể hiện dưới một giao diện hoàn toàn mới, chứ không đơn điêu, nhàm chán như trang báo điện tử chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nội dung đăng tải là những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ Việt Nam rất cuốn hút. Bố cục được phân chia rõ ràng theo từng lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại, nhân sự, khoa học, chính sách, cải cách, biển đảo, điểm nóng… giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Ảnh chụp màn hình một trong những website Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - http://nguyentandung.biz
Ảnh chụp màn hình một trong những website Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - http://nguyentandung.biz
Hình ảnh minh họa rất sắc nét và đẹp, thẩm mỹ và lôi cuốn bạn đọc. Bài viết trong các chuyên mục được cập nhật liên tục từ một số trang báo chính thống trong nước và có tác giả đứng tên được dẫn nguồn cụ thể. Ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh…
Một loạt tên miền liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nguyentandung.orgnguyentandungpm.netnguyentandungvn.netthutuongnguyentandung.netnguyentandung.biz... Đều có liên kết đến các trang thông tin dạng blog, mạng xã hội nổi tiếng: Facebook, Multiply, Blogspot, Blog, WordPress, Flickr, TwitterTumblr… xuất hiện mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong đó, Facebook Nguyễn Tấn Dũng hiện đứng đầu về thể loại thời sự, chính trị trên Facebook.
Đặc biệt, trên mạng YouTube cũng có trang thông tin Video hoạt động của Thủ tướng như một kênh truyền hình riêng. ……..
Qua các trang mạng này, người đọc thấy rõ thái độ khách quan trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà không hề có sự “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại đã và đang gây tổn hại đến uy tín của lãnh đạo và hình ảnh Việt Nam.
Các trang web này hoạt động đã lâu và được bảo mật khá chắc chắn. Chứng tỏ đội ngũ xây dựng và điều hành hệ thống website này là những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm web giỏi.
Thiết nghĩ, việc mạo danh không còn là mới, đây là một website có ý nghĩa và giúp người dân nắm bắt thông tin được nhiều và tốt hơn vài chục cuộc họp mỗi năm của các ban ngành.
Dù hiện nay một số luồng dư luận bày tỏ lo ngại hàng loạt website trên là giả mạo có thể làm tổn hại đến uy tín lãnh đạo. Nhưng từ những thông tin tôi tìm hiểu được và theo dõi thường xuyên quá trình truyền tải tin tức của trang web trên. Tôi thấy mặc dù không công khai “chủ nhân giấu mặt”, nhưng Tôi tin đây có thể là những trang tin thật của lãnh đạo. Do một tổ chức hay một nhóm có trình độ cao được tin tưởng và giao nhiệm vụ điều hành, để đưa thông tin lãnh đạo đến gần với người dân hơn.
Xem thêm →
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam

0 nhận xét

Đó là nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới.

Với hai công cụ là tiền tệ và tài khóa, nền kinh tế của Việt Nam đã hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2012 trong bối cảnh các nền kinh tế Châu Á tăng trưởng chậm, Châu Âu và Mỹ vẫn đang xấu đi từng ngày.

Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khả tín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.

Giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%… Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.

Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5, hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, các báo của Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 7 tại Hà Nội.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam phục hồi. Không rơi vào trạng thái “bế tắc” như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mớí. Theo đó, mặc cho nền kinh tế ‘kêu than’ dữ dội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua song Việt Nam sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt là việc nhanh chóng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế “đầu tàu”, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ “xương sống” của nền kinh tế.

Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò “rường cột” của các doanh nghiệp này trong mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của doanh nghiệp nhà nước. Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số doanh nghiệp Nhà nước lỗ và hòa vốn còn lại 80% có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm đều tăng.

Vấn đề cốt lõi để Việt Nam chuyển biến “gánh nặng doanh nghiệp nhà nước” đó là những chế tài mạnh hơn buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin và kiểm toán bắt buộc hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện Bộ này đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 7.

Những tín hiệu tốt từ nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhìn nhận có vai trò rất lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11 do ông chủ trì chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ 2011 tới nay .

Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước Việt Nam.

Lee Moon-shik (Dantri)
Xem thêm →
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới của Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong đó có 1 nữ Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Cả 2 quyết định bổ nhiệm này đều có hiệu lực từ ngày 5-7.
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Cụ thể, theo Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm bà Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng - giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng hiện có 6 Thứ trưởng giúp việc cho Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, gồm các ông: Cao Lại Quang, Nguyễn Trần Nam, Bùi Phạm Khánh, Trần Văn Sơn, Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Thanh Nghị. Trong đó, 2 Thứ trưởng Cao Lại Quang và Nguyễn Trần Nam cùng sinh năm 1955, trẻ nhất là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976.
Bà Phan Thị Mỹ Linh là Thứ trưởng thứ 7 và nữ Thứ trưởng duy nhất của Bộ Xây dựng.
Tại Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Đào Quang Thu - Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Ông Đào Quang Thu
Ông Đào Quang Thu
Cùng với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện Bộ Kế hoạch - Đầu tư có 4 Thứ trưởng, gồm các ông: Cao Viết Sinh, Đặng Huy Đông, Nguyễn Thế Phương và Nguyễn Văn Trung. Ông Đào Quang Thu là Thứ trưởng thứ 5 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Theo Nghị định 36/2012/NĐ-CP, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Tuy nhiên, đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp thì số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 4 người. Trường hợp đặc biệt này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Xem thêm →
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Khánh thành cột mốc 314 biên giới Việt Nam – Campuchia

0 nhận xét

Sáng 24/6, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành cột mốc 314, cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.
Buổi lễ được tổ chức tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trach, tỉnh Kampot, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia và “Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen đồng chủ trì sự kiện quan trọng này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; các Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia: Sar Kheng, Men Sam On; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của hai nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương liên quan của hai nước và đông đảo bà con nhân dân thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) và huyện Kom Pong Trach (tỉnh Kampot, Campuchia) cùng dự buổi lễ.
Là công trình có thiết kế đẹp, được ốp bằng đá hoa cương, nằm trên bờ biển giữa hai nước, nơi có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gần khu vực cửa khẩu quốc tế Hà Tiên – Prếch Char, cột mốc 314 sẽ trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn, không những đối với nhân dân của hai nước mà còn đối với bạn bè quốc tế, làm cho nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình đoàn kết, hữu nghị anh em của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Đây là lần thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hunsen tới dự lễ khánh thành các cột mốc biên giới, điều này thể hiện mạnh mẽ các cam kết, sự quyết tâm và nỗ lực chung của Chính phủ hai nước trong việc thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về công tác biên giới lãnh thổ để hai bên sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là một sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc biệt, đánh dấu thắng lợi chung của hai nước, hai dân tộc trong việc chung sức cùng nhau xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đáp ứng lợi ích căn bản và lòng mong muốn của nhân dân hai nước, đồng thời tạo xung lực mới để hai nước cùng quyết tâm sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Việc khánh thành cột mốc biên giới số 314 trực tiếp tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và tạo sự ổn định cho người dân hai tỉnh Kiên Giang và Kampot nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh giáp biên của hai nước nói chung.
Nhấn mạnh trong thời gian tới, để hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, cả hai bên còn rất nhiều công việc phải làm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước phải hết sức nỗ lực và tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau, nhằm sớm đưa đường biên giới chung của hai nước thành một đường biên giới hòa bình, hữu nghị đặc biệt, ổn định và phồn vinh.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Hunsen nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan quan trọng, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của 2 nước, 2 dân tộc trong việc xây dựng đương biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng Mekong nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
Những kết quả đạt được trong công tác phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia thời gian qua là một chương lịch sử mới trong quan hệ giữa hai nước, Thủ tướng Hunsen nói.
Thủ tướng Hunsen cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng hai nước đã dồn hết tâm sức, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước có những bước tiến nhịp nhàng, đều đặn.
Thủ tướng Hunsen khẳng định, Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong xây dựng được một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước; đồng thời cũng sẽ đặc biệt chú trọng tới các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân ở khu vực biên giới giữa 2 nước.
Thủ tướng Hunsen mong muốn nhân dân hai nước cùng nhau bảo vệ các cột mốc nhằm biến khu vực biên giới thành khu hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững mãi mãi.
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia thay mặt Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc hai nước báo cáo kết quả công tác phân giới, cắm mốc và quá trình xây dựng cột mốc 314; nhấn mạnh Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới hai nước đã tích cực thực hiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và đã đạt được những thành quả hết sức to lớn.
Tính đến nay, hai nước đã cắm được 238 vị trí tương ứng với 287 cột mốc (đạt khoảng 76% khối lượng công việc), phân giới được khoảng 653 km đường biên giới (đạt khoảng 51% khối lượng công việc), các cột mốc có tính chất quan trọng đã được ưu tiên hoàn thành, trong đó có cột mốc có số thứ tự cuối cùng số 314 này. Thành quả trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý biên giới chung; góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống của cư dân khu vực biên giới hai nước.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục

0 nhận xét

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục

* Một thành tích không thể ngờ (trên 97%) học sinh tốt nghiệp THPT. khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Vui vì nhiều học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp, từ đó có thể giúp các em tiếp tục con đường học vấn cao hơn hoặc chí ít các em cũng có thể đi học nghề để tạo dựng cuộc sống cho mình. Buồn là vì chất lượng phản ánh chưa đúng sự thật, có nhiều hiện tượng gian lận trong thi cử chưa chứng tỏ được ngành giáo dục nước nhà có bước phát triển vững chắc. Cùng với tỉ lệ tốt nghiệp cao chưa từng có như vậy, Tôi cũng đặt dấu hỏi đến các ngành chức năng, quan trọng nhất là Bộ Giáo dục- đào tạo, và cả năng lực học tập của học sinh về kiến thức: nó có đáp ứng như kết quả hiện tại đã đạt được hay không? Chắc có lẽ cũng có nhiều thông tin trái ngược nhau về vấn đề này.
Những tiêu cực trong phòng thi không dễ phanh phui. Và sự việc ở Bắc Giang có lẽ là đỉnh điểm bức xúc tiêu cực trong khâu coi thi khi chính thí sinh chọn cách làm đầy rủi ro cho bản thân để phơi bày chuyện gian lận, dối trá bên trong phòng thi. Những tiêu cực dạng này cũng râm ran từ hàng chục năm và ở nhiều địa phương nhưng chưa có một giải pháp phòng chống hiệu quả.
* Mới đây thôi, Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện một vụ bê bối trong đào tạo và cấp bằng vào lọai lớn nhất từ trước đến nay, kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và bằng thạc sĩ do Đại học Kinh tế cấp. Một vụ việc rúng động dư luận.
Gian lận thi cử còn bởi “căn bệnh” sính bằng cấp đang hoành hành. Bằng cấp dường như là “tấm vé” để người ta đi suốt đoạn đường còn lại của cuộc đời nên ai cũng phải cố cho có. Một thực tế khác rất phổ biến trong xã hội bây giờ đó là mọi người Việt Nam đều thích bằng cấp. Nhà nhà người người chạy đua nhau cái danh hão, họ tập trung vào những tấm bằng giấy chứ không phải là những kiến thức vàng, những giá trị học tập chân chính. Thật đáng buồn khi phải nói lên điều này, bởi chính bản thân tôi và không ít người cảm thấy nhỏ bé khi không thể nói lên những gì mình chứng kiến, những gì vẫn âm thầm xảy ra. Bởi sao? bởi vì chính những người như thế đang bị chính cái dòng chảy vô hình đó cuốn đi không tiếc nuối. Một xã hội như vậy thì bao giờ mới hết cái thời đại chạy theo bằng cấp đây?

Chữa tận gốc

Gian lận, quay cóp, đào tạo chui, mua bằng…là những hành vi lệch chuẩn nhưng đã trở thành phổ biến và trở nên bình thường này không chỉ làm hỏng một hay nhiều kỳ thi mà còn làm hư mỗi con người và nhiều thế hệ, khiến nhiều người lo ngại gọi nó là quốc nạn. Vậy nên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cần có những giải quyết để chữa trị quốc nạn này, cũng là để chữa trị tận gốc những căn bệnh nan y của giáo dục, không thể chỉ bằng những cải cách nửa vời, chắp vá, thiếu nhất quán hay những giải pháp tình thế, cục bộ, bề nổi.
Xem thêm →
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định công nhận TP Việt Trì là đô thị loại I

0 nhận xét
Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.


Thành phố Việt Trì là đô thị có gần 50 năm lịch sử, có vị trí quan trọng trong động lực kinh tế của tỉnh và vùng.

Theo Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Trì được xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nước.

Thành phố đã được công nhận là đô thị loại II từ năm 2004, đến nay cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch theo hướng tích cực.

Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 so với cả nước bằng 1,17 lần; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2011 là 13,14%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 5,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 3,34%. Dân số toàn thành phố hơn 277.000 người, trong đó dân số khu vực nội thành là 205.765 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74,14%, với mật độ dân số nội thành là 10.586,21 người /km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành đạt trên 96%....

Thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại I sẽ có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện tốt chức năng đô thị trung tâm vùng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thành công đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Theo báo xây dựng
Xem thêm →
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Tạo điều kiện DN tiếp cận vốn vay

0 nhận xét
Trong hai ngày 3-4/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 4/2012 nhằm thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực bước đầu, đúng hướng, đặc biệt là các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ tháng 7/2011 đã bắt đầu giảm dần cho đến nay có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16% và tháng 4 chỉ tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2011, CPI tháng 4/2012 tăng 2,6% (thấp nhất trong 3 năm qua, cùng kỳ năm 2011 tăng 9,64%; năm 2010 tăng 4,27%).

Về tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhờ đó, trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm giảm xuống còn 12%/năm; lãi suất tín dụng đã giảm khoảng 1-1,5% so với đầu năm. Thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2012 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, ước 4 tháng đầu năm 2012 đạt trên 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2012 ước khoảng 33,6 tỷ USD, tăng 4,4%. Nhập siêu 4 tháng đầu năm khoảng 176 triệu USD, bằng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm qua (cùng kỳ năm 2011, nhập siêu hơn 4,5 tỷ USD), có tác động tích cực trong cân đối và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2012 mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;… sản xuất công nghiệp tháng 3 và tháng 4 đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ nét so với hai tháng đầu năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định.

Trong những tháng đầu năm 2012, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập của người nông dân. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động du lịch trong những tháng đầu năm diễn ra sôi động, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế như: Lãi suất tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Dư nợ tín dụng giảm mạnh. Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp hơn nhiều so với 4 tháng đầu năm 2011. Số doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc giải thể cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn…

Đề cập tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các thành viên Chính phủ cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2012 ước đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước, nhưng là mức tăng hợp lý trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời khẳng định, những kết quả bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển sản xuất nông nghiệp… trong những tháng đầu năm 2012 đã tạo các điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đưa tốc độ tăng trưởng của các quý sau đạt mức cao hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, các áp lực tăng giá đầu vào nhất là giá điện, xăng dầu, sức mua giảm, cùng với đó là nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức… Vì vậy, để duy trì được mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6%) trong năm 2012, sức ép về tăng trưởng trong những quý còn lại của năm nay là rất lớn, cần sự nỗ lực cao độ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2012.

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tập trung mạnh vào các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hành triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; có các giải pháp hỗ trợ sản xuất công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; đổi mới kênh thu mua, phân phối, phát triển các hình thức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian từ nhà sản xuất cho tới người tiêu thụ cuối cùng.

Đồng tình với quan điểm cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền bày tỏ quan điểm, năm 2012 nên duy trì CPI ở mức khoảng 9%, không nên để CPI tụt xuống sâu quá. Nếu CPI để tụt xuống quá sâu sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, cũng như gây sốc cho nền kinh tế; việc kiềm chế lạm phát phải đi đôi với chống suy giảm kinh tế, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình… đề xuất việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phân bổ vốn cho các công trình đầu tư công; chú trọng các giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nhất là đối với lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành chức năng trong phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phòng, chống cháy rừng cũng như kiểm soát việc sử dụng các chất cấm trong thực phẩm.

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các chính sách lãi suất và lượng tiền cung ứng.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cụ thể hơn nữa về vấn đề nợ xấu ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của ngân hàng; điều hành linh hoạt hơn cơ cấu tín dụng; trong thực hiện gia hạn nợ thuế thu nhập doanh nghiệp cần phân loại doanh nghiệp, có thái độ rõ ràng với những doanh nghiệp chây ì, nợ thuế; đồng thời lưu ý các Bộ, ngành chức năng thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người; kiềm chế tại nạn giao thông; phòng, chống bão lụt khi mùa mưa bão đang đến gần; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh…

Các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh, cần tập trung triển khai tốt hơn nữa công tác bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Tại phiên họp, Chính phủ cũng dành một phần lớn thời gian để thảo luận, đề ra các giải pháp xóa bỏ những rào cản chủ yếu làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó tập trung vào 4 nhóm rào cản chủ yếu là: nhóm rào cản xuất phát từ cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức hệ thống kinh tế; nhóm rào cản xuất phát từ các yếu tố đầu vào của nền sản xuất và nhóm rào cản xuất phát từ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, căn cứ vào các mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2012, qua 4 tháng đầu năm 2012 cho thấy tình hình kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; ở từng lĩnh vực cụ thể, những kết quả đạt được là khá toàn diện. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn, trong đó nổi lên là sản xuất kinh doanh khó khăn; doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất tăng nhiều hơn so với cùng kỳ; hàng tồn kho lớn…

Khẳng định kiên định mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện lộ trình hạ lãi suất theo xu hướng giảm dần của lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn vay để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều hành tín dụng ở mức hợp lý đối với tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay sản xuất hàng xuất khẩu…Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu; khoanh nợ.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm cân đối ngân sách, giữ bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 ở mức 4,8% GDP như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và khuyến khích đầu tư xã hội, thúc đẩy đầu tư FDI qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vốn tín dụng của nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về điện, giao thông… Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực có lợi thế về thị trường như nông nghiệp; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Có chính sách giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng quản lý, kiểm soát tốt giá cả thị trường, đặc biệt là đối với những sản phẩm hàng hóa thiết yếu đối với cuộc sống. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm, trong đó hết sức lưu ý nắm bắt, xử lý kịp thời các bức xúc xã hội nổi lên như việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc từ các doanh nghiệp phải giải thể, hoặc ngừng hoạt động; giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa; cứu đói cho đồng bào…

Thủ tướng cũng lưu ý, trong giải quyết các công việc tổng thể, các Bộ, ngành địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kiềm chế tai nạn giao thông; làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống thiên tai, bão lụt; đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, các cơ quan thông tin đại chúng cần đề cao trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân, thông tin trung thực, khách quan trên các mặt, cả thuận lợi, cả khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội, cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

Tại Phiên họp, Chính phủ cũng nghe, thảo luận về dự thảo Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 ; Báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012 và một số biện pháp tháo gỡ khó khăn./.

Thiện Thuật (TTXVN)
Xem thêm →
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: không được dùng quân đội cưỡng chế đất đai

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương khi cưỡng chế thu hồi đất phải làm chặt chẽ, đúng pháp luật, không được dùng vũ khí nóng... Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh việc không được huy động lực lượng quân đội ở huyện, tỉnh vào cưỡng chế.

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kết luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá công tác này thời gian qua đạt kết quả tích cực. Các vụ việc phức tạp tồn đọng kéo dài đã tập trung giải quyết được 66%, từ 1.052 vụ hiện còn lại 528 vụ. “Kết quả này góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, giữ gìn an ninh chính trị”, Thủ tướng đánh giá.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng khiếu nại của nhân dân còn nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài chưa giải quyết dứt điểm, không chỉ vậy những nảy sinh mới vẫn tiếp tục tăng lên. “Nếu như chúng ta chủ quan, xem thường, không tập trung giải quyết có hiệu quả sẽ là mầm mống dẫn đến mất ổn định an ninh trật tự”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để giải quyết có lý có tình, tận cùng những việc còn tồn đọng kéo dài. Hạn chế tối đa việc khiếu kiện đông người kéo đến trung tâm thành phố lớn, gây mất ổn định.

“Yêu cầu đặt ra như vậy không dễ dàng gì tuy nhiên chúng ta buộc phải làm có hiệu quả. Tôi đề nghị coi đây là việc quan trọng thường xuyên của chính quyền, phải tập trung chỉ đạo sâu sắc cụ thể từng việc một”, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các địa phương phải lập hồ sơ tất cả 528 vụ còn tồn đọng. Trong đó phải chỉ rõ đã giải quyết những gì và hiện nay còn vướng cái gì? Phương hướng sắp tới còn giải quyết thế nào? Ngoài ra, phải lập cả hội đồng tư vấn, trong đó có mặt trận, các đoàn thể và luật sư thẩm định phương án. Từ đó xem xét chính quyền có sai trái gì không, nếu sai thì nhận lỗi và sửa chữa. Nếu không sai thì xem nhân dân thế nào từ đó có phương án giải quyết hỗ trợ cụ thể.

Qua báo cáo của các tỉnh, khiếu kiện chủ yếu do đất đai (chiếm 70%). Thủ tướng cho rằng vì lợi ích của đất nước, của toàn dân nên vẫn tiếp tục phải thu hồi đất để phát triển cơ sở hạ tầng; nhưng phải làm chặt chẽ, đúng pháp luật và phải thu hồi theo quy hoạch. Thủ tướng cũng chỉ đạo quy hoạch không được làm tùy tiện mà phải chặt chẽ rồi từ đó công khai cho nhân dân biết. “Từ quy hoạch cho tới khi phương án thu hồi đất, đền bù tái định cư phải đúng pháp luật, sát thực tế, đảm bảo dân chủ, công khai, đảm bảo sự đồng thuận trong nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý việc thu hồi đất xây dựng khu đô thị phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên vì khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất đô thị có giá trị hơn rất nhiều.

Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng lưu ý các địa phương phải làm hết lòng, hết trách nhiệm, hết sức đối với khiếu nại của nhân dân để họ thấy được lẽ phải, đồng tình chấp hành. Nếu dân có khó khăn thì tiếp tục hỗ trợ. Đối với những trường hợp cố tình không chấp thuận cũng phải làm hết cách, sau đó mới buộc phải cưỡng chế.

“Khi cưỡng chế, phải rất chặt chẽ, đúng pháp luật, với tinh thần không được dùng vũ khí nóng... Nhân đây tôi nói luôn là không được dùng quân đội vào cưỡng chế; bộ đội huyện tỉnh, không được tham gia cưỡng chế”, Thủ tướng nhấn mạnh phương án thực hiện cưỡng chế.

Quang Phong
Xem thêm →
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng nghe báo cáo về vụ cưỡng chế đất Văn Giang

0 nhận xét
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sáng nay, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo Thủ tướng vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang.

-> Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

Theo ông Nguyễn Khắc Hào, trong 8 vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài ở Hưng Yên hiện nay, có 6 vụ cá biệt dai dẳng, 2 vụ đông người. Đặc biệt và điển hình nhất là công dân 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thường xuyên lôi kéo đông người lên tỉnh, các cơ quan TƯ để kiến nghị và tố cáo 9 nội dung liên quan đến dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Ông Hào đã dành hơn 10 phút để báo cáo về vụ việc này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

VietNamNet trích đăng báo cáo này:

Dự án khu đô thị Văn Giang được phê duyệt và thực hiện từ năm 2004 theo công thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trình tự thủ tuch thực hiện triển khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, được địa phương, các bộ ngành hữu quan của TƯ thẩm định kỹ lưỡng. Dự án có quy mô đầu tư, hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từ dự án này, tạo vốn xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KTXH không chỉ của Văn Giang mà còn cả của Hưng Yên và vùng Thủ đô Hà Nội. Chủ trương là đúng đắn, nhằm phát triển KTXH, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hưng Yên, phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh đến năm 2020, quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên đến 2020 và định hướng 2030, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.


Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo Thủ tướng vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang. Ảnh: Chung Hoàng

Triển khai dự án, UBND tỉnh và các nhà đầu tư đã rất quan tâm áp dụng các chính sách đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng và các biện pháp giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất, thực hiện theo đúng pháp luật, chế độ tại thời điểm. Dự án được thực hiện với cơ chế chính sách đền bù hỗ trợ cao nhất tại thời điểm trên địa bàn tỉnh và là dự án duy nhất được giao đất đền bù liền kề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi.

Sau khi dự án được phê duyệt vào năm 2004, năm 2009 tỉnh mới bàn giao được đợt 1 cho nhà đầu tư 57,19 ha để làm đô thị và làm đường giao thông liên tỉnh, nhà đầu tư đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trên diện tích đất đã giao theo đúng quy hoạch được duyệt và phát huy hiệu quả. Đến nay đã có 3852/4876 hộ của 3 xã đã nhận tiền đền bù hỗ trợ, chiếm 79%. Còn 1024 hộ chưa nhận, bằng 21%. Tuy vậy, đến nay đã hơn 8 năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành việc chuyển giao đất cho nhà đầu tư, do người dân khiếu kiện liên tục, tụ tập đông người, lôi kéo kích động, cản trở, không hợp tác, gây nên tình hình phức tạp kéo dài ở 3 xã của huyện Văn Giang trong năm qua, ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống của nhân dân.

Tôi xin báo cáo chi tiết thêm về việc ngày 24/4/2012 vừa qua đã hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho dự án.

Diện tích đất canh tác xã Xuân Quang là 294,6ha, diện tích đất thu hồi để triển khai dự án 129,ha, 107ha đất nông nghiệp, chiếm 36,32% diện tích đất canh tác. Đợt 1 đã bàn giao 57,19ha và vừa rồi bàn giao 72ha. Tổng số hộ đã nhận tiền đền bù hỗ trợ và tự nguyện bàn giao đất là 1554/1720 hộ, chiếm 95,5%. Còn lại chỉ còn 5,8ha của 166 hộ chưa nhận tiền đền bù hỗ trợ, chiếm 4,5% phải tiến hành cưỡng chế. Số hộ trên vẫn còn diện tích đất canh tác chứ không phải thu hồi toàn bộ.

Sau gần 8 năm, các cấp các ngành của tỉnh đã tập trung xem xét giải quyết thoả đáng những kiến nghị chính đáng của người dân, đồng thời trả lời những tố cáo sai sự thật, không có căn cứ. Hưng Yên đã kiên trì tuyên truyền vận động thuyết phục từng hộ dân. Gần đây sau nhiều tháng rà soát các trình tự, thủ tục pháp lý của dự án, các ngành chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ các phương án đảm bảo an toàn, ngày 4-5/4 vừa qua, UBND huyện Văn Giang đã ra quyết định cưỡng chế đối với 5,8 ha của 166 hộ dân của xã Xuân Quan.

Chúng tôi nhận thức rằng khi đã có chủ trương đúng, hiệu quả KTXH cao, đúng các quy định của pháp luật, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, thì không thể vì một số người chống đối mà không triển khai thực hiện chủ trương đó.

Ngày 22/4 vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công an, các lực lượng hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang đã thực hiện tốt các phương án đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Sau cưỡng chế, tình hình nhân dân 3 xã ổn định, nhiều hộ dân không nhận tiền hỗ trợ đền bù đã nhận ra sai lầm vì nghe nhóm chống đối xúi giục và kích động.

Từ việc khiếu kiện đông người của một bộ phận người dân ở 3 xã trong vùng dự án ở Văn Giang đến việc tổ chức cưỡng chế vừa rồi, chúng tôi xin rút ra một số nhận thức và bài học bước đầu trong lãnh đạo chỉ đạo và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Thứ nhất là, phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật, trong từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có tình, nhất là phải đúng quy định của pháp luật. Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.

Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.

Thứ hai, về phía tỉnh, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất cao của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể. Tăng cường công tác tiếp công dân, coi trọng tuyên truyền, vận động nhân dân và không nóng vội. Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân 3 xã, quan tâm giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, theo đúng các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với báo chí và các cơ quan tuyên truyền. Trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thi công, cưỡng chế, Hưng Yên tổ chức họp báo với 21 cơ quan báo chí TƯ và tỉnh. Trong quá trình thực hiện, đảm bảo đúng trình tự pháp luật và tổ chức rà soát kỹ lưỡng các trình tự thủ tục trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thi công, cưỡng chế, đồng thời có những giải pháp chặt chẽ đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Chung Hoàng ghi
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến về giải quyết khiếu nại, tố cáo

0 nhận xét
Ngày 2/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 – 2011 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại Hội nghị cho thấy, trách nhiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên; công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới được quan tâm; công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố đã được củng cố thêm một bước; giải quyết được khối lượng lớn vụ việc mới phát sinh và nhiều vụ đông người, phức tạp; việc phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương được quan tâm hơn, nhất là xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong khiếu nại, tố cáo.


Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, yếu kém như, một số địa phương chưa tổ chức tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp huyện; nhiều vụ việc giải quyết còn chậm; một số vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và thực tế; nhiều địa phương chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai phạm nhưng chưa có biện pháp khắc phục…

Trong thời gian từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008, số vụ việc tăng 26,4%; đoàn đông người 64,5%.

Cụ thể, kết giải quyết khiếu nại theo thầm quyền; các cơ quan chức năng đã giải quyết 257.419/290.565 vụ việc khiếu nại (đạt trên 88%). Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.

Về giải quyết tố cáo, đã giải quyết 33.160/39.107 vụ việc tố cáo (đạt trên 84%). Qua phân tích cho thấy, có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai; 54,2% đơn tố cáo sai.

Qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, đã thu hồi về cho nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng, 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382 người.

Về giải quyết các vụ việc tồn động, bức xúc, kéo dài; các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn động, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%). Hiện còn lại 528 vụ việc đang được tiếp tục xem xét, giải quyết.

Theo đánh giá, về tính chất, mức độ phức tạp, mặc dù so với những năm 2006-2007 tình hình khiếu nại tố cáo từ năm 2008 – 2011 ở một số địa bàn có giảm, nhưng về tổng quan, tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi. Có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng, tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến. Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai…

Đồng thời, có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người. Một số trường hợp có sự xúi giục, kính động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối.

Tình hình khiếu nại tố cáo nêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị-xã hội tại một số địa phương trong một số thời điểm.

Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai (chiếm 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội; khiếu nại đòi đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; khiếu nại đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện thực hiện các chính sách về quản lý nhà…

Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại tố cáo có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó về khách quan có, chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập (giá bồi thường thấp, hay thay đổi, thiếu nhất quán…); có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá trị trường hoặc giá nhà đầu tư bán; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên đòi hỏi quá đáng hoặc bị các phần tử xấu lợi dụng kích động khiếu kiện kéo dài…  về chủ quan, công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lòng lẻo; nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục, giải thích, hài hòa ngay từ cơ sở; chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo chưa thường xuyên;…

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ xác định nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới là tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; chủ động xử lý các nhiệm vụ về khiếu nại, tố cáo; kiểm soát tốt tình hình khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra “điểm nóng”; đối với các vụ việc phát sinh mới tập trung giải quyết đạt tỷ lệ trên 85%.

Cùng với đó là tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài.

Từ nhiệm vụ nêu trên, Thanh tra Chính phủ đề ra 6 giải pháp là tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực này; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; đảm bảo an ninh, trật tự trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và cuối cùng là tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.

Tại Hội nghị, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai; tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”; Quốc hội cần sớm ban hành Luật về Tiếp công dân, Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối…Hội nghị sẽ diễn ra trong hết ngày 2/5./.

Theo chinhphu.vn
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by