Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Dân mạng Việt Nam quá ngây thơ trước các tin đồn

0 nhận xét

Gần đây, có rất nhiều tin đồn “từ trên trời rơi xuống” kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi khi cơ quan ngôn luận lên tiếng mới chịu vỡ lẽ.
Từ khi các trang mạng xã hội ra đời, nó đã mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích. Không phải ngẫu nhiên mà người dùng, đặc biệt là giới trẻ lại mê tít việc sử dụng facebook, twitter,… Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích không thể chối cãi của mạng xã hội thì mặt trái của nó gây ra cũng không hề nhỏ. Trong nhiều trường hợp, còn ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Một trong số đó chính là việc không thể kiểm soát được hàng triệu thông tin được share đi mà không biết đúng hay sai. Điểm hạn chế khó khắc phục của Facebook đó là chỉ cần một người share thông tin và sau đó lợi dụng tính dây chuyền để lan truyền những tin đồn thất thiệt thì những tin đồn này rất nhanh chóng được cư dân mạng “tin sái cổ” mà không kiểm chứng sự thật.
Gần đây, có rất nhiều sự việc chỉ vì một vài tin đồn “từ trên trời rơi xuống” mà đã kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi một thời gian sau khi cơ quan ngôn luận chính thống lên tiếng rồi mới chịu vỡ lẽ. Thế nhưng, có vẻ như sự việc như thế này sẽ vẫn chưa chịu dừng lại.

Từ việc share hàng loạt tin đồn không kiểm chứng

Tăng giá xăng là tin đồn thất thiệt

Tháng 6 vừa qua, cư dân mạng được một phen “nháo nhào” khi đua nhau truyền thông tin giá xăng tăng 2900 đồng/lít. Sự việc này bắt nguồn từ một trang web giả mạo đưa ra nguồn thông tin giả về văn bản của Bộ Tài Chính với nội dung “Theo văn bản vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 1/6, kể từ 20h ngày 2/6/2012, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.900 đồng lên 25.600 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng…”
Tuy nhiên, đáng nói là những người lan truyền thông tin này đều không để ý kỹ mà chỉ đua nhau share, khiến cho rất nhiều người hoang mang. Ngay sau đó, thông tin này đã được xác nhận là không chính xác. Thế nhưng chờ đến khi được xác nhận thì cộng đồng mạng cũng được một phen hoảng hốt rồi. Thiết nghĩ, nếu đây không phải là tin đồn sai lệch về giá xăng, mà là một sự việc nào đó nghiêm trọng hơn, chắc người dùng cũng dễ bị “lừa” chán chê rồi mới phát hiện ra (!?)

Hoang mang tin đồn “Đỉa có trong sữa”

Thời gian gần đây một số trang báo mạng xã hội, diễn đàn và blog cá nhân có đăng thông tin trong sữa bò có đỉa và vi sinh vật lạ. Thông tin này được nhanh chóng truyền đi với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo lắng cho hàng triệu người bởi vì sữa là một thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Thậm chí trên một số diễn đàn, nhiều member còn đưa ra “dẫn chứng” như thật, rằng một số gia đình đã… bắt được đỉa trong sữa, hay “Một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang bị đau bụng và được đưa đi bệnh viện, được các bác sĩ ở đây chụp chiếu thì phát hiện có rất nhiều sinh vật lạ và đã tiến hành phẫu thuật. Vị bác sĩ này đã ngất ngay tại chỗ vì khi vạch bụng bệnh nhân ra toàn là đỉa”. Thế nhưng khi phóng viên tới kiểm chứng thông tin thì bệnh viện cho biết không hề tiếp nhận một bệnh nhân nào như thế cả.
Cuối cùng, mới đây, Cục trưởng cục chăn nuôi cùng như nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành đã khằng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, nhảm nhí. “Đỉa không thể nào sống trong một môi trường ngọt, đậm đặc và được đóng kín như sữa”. Thế nhưng tin đồn này đã khiến cho ngành sữa Việt Nam đang gặp khó khăn lại thêm muôn phần trắc trở, tất cả là vì sự lan truyền quá ghê gớm của mạng xã hội.

Đến những hình ảnh share nhầm ý nghĩa

Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép

Ngày lễ Trung Thu đã qua được gần một tuần nhưng những “dư âm” của nó thì dường như vẫn còn đọng lại. Không chỉ vì những ý nghĩa tuyệt vời của nó mà còn vì trong những ngày này có quá nhiều cơn “dư chấn”. Một trong số đó là bức ảnh một cô gái bị đánh ở một con phố được cho là Hãng Mã (Hà Nội), kèm với bức ảnh là dòng caption "giải thích": "Kết quả của việc chụp hình lưu niệm trung thu khi chưa xin phép chủ cửa hàng".
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bức hình này được cư dân mạng share liên tục kèm theo nhiều lời cảnh báo khiến dân tình lên phố không dám chụp ảnh, đi chơi mà cũng nơm nớp lo sợ gặp phải tình huống như trên. Thế nhưng sau khi lên sóng được ít ngày, dân tình mới chịu vỡ lẽ ra sự thật rằng đây là vụ xô xát giữa các chủ cửa hàng lưu niệm chứ không hề liên quan đến việc chụp hình. Vậy mà hàng ngàn lượt share với ý nghĩa sai lệch đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lý nhiều người.

Và cả những “chuyện cũ viết lại”

Không hiếm những câu chuyện, những bức ảnh mặc dù đã ra đời và dậy sóng cách đây từ rất lâu, thế nhưng vài ba năm sau đó, người ta lại đưa nó ra, truyền tay nhau share kinh hoàng giống như là mới xảy ra, khiến hàng nhiều bức xúc, phẫn nộ.
Đầu tháng 8 năm 2012, bức ảnh về một một nam thanh niên quỳ giữa hai tượng cụ rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), trên lưng cõng tấm biển "Xin đừng sờ đầu rùa" bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội. Chỉ sau khoảng một giờ xuất hiện trên Facebook đã thu hút gần 2.000 lượt chia sẻ, cùng với lượt like chóng mặt là rất nhiều những chia sẻ bày tỏ sự đồng tình.
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Vì trước đó có một số hành động không đẹp tại Văn Miếu nên mọi người đều cho rằng bức ảnh mới được chụp giống như một lời cảnh tỉnh những hành động bột phát, bất kính. Thậm chí cư dân mạng còn rất tò mò về nhân vật này.
Thế nhưng, sự thật là bức ảnh này đã được chụp cách đây 2 năm vào ngày 8/7/2010. Người đàn ông này là họa sĩ Phạm Huy Thông, sinh năm 1981 và đây là một màn nghệ thuật trình diễn (performance) của họa sĩ Phạm Huy Thông diễn ra cũng trùng với kì thi Đại học, Cao Đẳng năm 2010.
Không dừng lại ở đó, ngày 16/8, lại thêm một bức ảnh gây bức xúc và phẫn nộ nữa. Bức ảnh một đứa trẻ trần truồng nằm vật vã trên tấm bìa giấy sũng nước, thỉnh thoảng còn bị một đứa trẻ lớn hơn bắt nằm bẹp xuống, đánh đến khóc thét, lấy lòng thương từ người qua đường.
Bức ảnh này đã gây được hiệu ứng khủng khiếp từ cư dân mạng khi có hàng ngàn thành viên lên tiếng về hành động bạo lực này. Nhưng có một vấn đề là vụ việc này từng được đưa lên báo chí từ năm 2009 và trên facebook “Góc Yêu Thương” chứ không phải mới đây.
Những bức ảnh thế này tuy không phải là ảnh giả, cũng không phải là thông tin giả, thế nhưng việc trích dẫn thiếu thông tin, rồi đưa lại những sự việc xảy ra từ rất lâu và nói là vừa xảy ra đôi khi sẽ khiến dư luận hoang mang. Một cư dân mạng bình luận: “Những sự việc này hiện giờ đã không còn nữa rồi, sao vẫn đưa lại thế này?”.

Phải chăng độc giả đang bị động trước thông tin?

Một câu hỏi đặt ra, đó là phải chăng độc giả, cũng như các thành viên trong mạng xã hội luôn là những người bị động khi nhận thông tin? Bất cứ một thông tin nào khi đưa lên diễn đàn, facebook, chỉ cần đánh trúng tâm lý người dùng là sẽ được lan truyền như siêu virus, mặc cho nó đúng hay sai, thừa hay thiếu, mới xảy ra hay đã lâu,… Nguyên nhân của sự việc này đó là ở chỗ, người dùng chúng ta quá chủ quan, nhẹ dạ khi tiếp nhận thông tin. Bất kỳ một thứ gì khi được share và nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người, chúng ta thường tin rằng đó là đúng mà không cần kiểm tra lại hay không mảy may nghi ngờ.
Chính tính chất thông tin được lan truyền theo xu hướng dây chuyền vô tội vạ như thế này mà nhiều khi lòng tin của mỗi người đôi khi lại bị lợi dụng. Không hề ít những trường hợp sử dụng nhiều bức ảnh đáng thương, lợi dụng sự cảm thông của cư dân mạng để tư lợi hay đạt mục đích tuyên truyền một vấn đề nào đó mà cần đến sự ủng hộ, cổ vũ của đám đông. Phải chăng, đôi khi bởi vì thông tin của mình là sai, nên mới mất tự tin, mới cần sức mạnh từ quân số đến thế (?!)
Chính vì vậy, ngay từ lúc này, mỗi người dùng hãy thận trọng trước những thông tin được share và lan truyền trên facebook hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác. Đành rằng trên facebook cũng có rất nhiều thông tin tốt, hữu ích, tuy nhiên thông tin thất thiệt, gây nhiễu dư luận, lợi dụng hiệu ứng đám đông, thậm chí làm sai lệch vấn đề cũng vô cùng nhiều. Do đó, khi tiếp cận thông tin, hãy tỉnh táo thận trọng trước khi ủng hộ hay phản bác. Mặt khác, cũng nên tìm đọc thông tin từ những cơ quan chính thống để tránh bị nhiễu thông tin.
Dĩ nhiên, trong xã hội này, chúng ta không thể tránh được những rủi ro thông tin, thế nhưng khi tiếp nhận bất kỳ một thông tin nào đó, hãy suy xét, tìm hiểu kỹ, nhìn nó dưới nhiều góc độ, phương diện, không nên chỉ nghe một phía rồi lại lan truyền rộng rãi, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người khác, rộng hơn nữa là xã hội, bạn nhé!
Theo TTVN / Tin Quân Sự
Xem thêm →
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

0 nhận xét

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.

Bài vết của blogger Bao Anh Thai
Bài vết của blogger Bao Anh Thai

“Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản tình nguyện theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: Cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “Có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống”. Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết.

Tôi hỏi ông: “Đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazoka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?”

Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm Samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại.

Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen).

Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972.

Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu.

Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước.

Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ.

Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975″.

Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước.

Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều, hồi chiến tranh, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã Việt Nam không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết?

Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Nhiều chiến sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc – tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ chưa có đủ vũ khí để chống lại những con tàu lớn. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm.

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước.

Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.

BẢO ANH THÁI
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by