Blogger Widgets
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sửa Hiến pháp: Quyền lực Thủ tướng cũng mạnh hơn

0 nhận xét

Với việc sửa Hiến pháp, không chỉ Chủ tịch nước được trao thêm quyền mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đưa ra khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ngày 29/10.

TS Đinh Xuân Thảo
TS Đinh Xuân Thảo

- Dự thảo Hiến pháp có một số thay đổi, trong đó vai trò của Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, theo quan điểm của ông thế nào?

- Trong bộ máy Nhà nước lâu nay chúng ta không theo tổ chức nhà nước phân quyền nhưng có sự phân công cụ thể giữa 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhưng trước đây Hiến pháp không quy định rõ. Chính phủ chỉ nói là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Lần này mới nói rõ Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp, Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện tư pháp.

Phòng họp của Chính phủ không có ghế Chủ tịch nước

“Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc” - TS Đinh Xuân Thảo

Chủ tịch nước không thuộc 1 trong 3 cơ quan đó, nhưng có thẩm quyền đối với cả 3 nhánh trên. Chủ tịch nước xác định là người đứng đầu Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Tinh thần là giữ như cũ kể cả tên chương, nhưng làm cho rõ hơn, sâu sắc hơn như vai trò Chủ tịch nước là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh.

Ví dụ như thống lĩnh lực lượng vũ trang có nghĩa là anh nắm lực lượng vũ trang, liên quan tới việc phong hàm tướng lĩnh. Trước đây trong Hiến pháp cũng quy định như thế, nhưng trong việc thực hiện thì phân cấp cho Chính phủ (Thủ tướng), Chủ tịch nước chỉ phong từ mức Thượng tướng, đại tướng thôi. Lần này, sỹ quan cấp cao (cấp tướng) đều do Chủ tịch nước nước phong.

Quy định chung là trên tinh thần rõ hơn thôi, chứ không có gì mang tính đột biến so với chế độ hiện hành.

- Quan điểm của ông như thế nào về việc Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ những vấn đề liên quan tới Chủ tịch nước?

- Về nguyên tắc, Thủ tướng do ông Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Như vậy vị trí của ông Chủ tịch nước rõ ràng cao hơn rồi. Lẽ ra Chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn.

Thế nhưng ở nước ta, do quy định không rõ, như Chủ tịch nước có quyền đến dự cuộc họp của Chính phủ hay không, và đến dự thì với tư cách nào. Như ở các nước, ví dụ tổng thống tới dự họp của nội các Chính phủ thì phải có ghế ngồi hẳn hoi ở vị trí chủ tọa, chủ trì.

Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc.

Có ý kiến đề nghị Chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì thế chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: Chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì Chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà Chủ tịch nước chủ trì.

Có những trường hợp đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho Chủ tịch nước là người quyền cao nhất đất nước về đối nội đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, nhỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao?

- Rõ ràng lần này quyền của Chủ tịch nước tăng lên nhiều?

- Không chỉ riêng Chủ tịch nước, mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề, nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện được sức mạnh hơn.

Hay như Thủ tướng chẳng hạn, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn.

Chủ tịch nước cũng mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị. Chứ không phải ông này mạnh lên có nghĩa là bớt đi quyền lực của ông kia. Tất cả đều mạnh qua quy định cụ thể.

Người ta nói “Chỉ có phân công một cách rõ ràng, rạch ròi chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người thì mới làm tốt việc giám sát lẫn nhau” vì anh A biết việc này của anh B thì cứ thế làm và giám sát. Không rạch ròi thì không biết trách nhiệm của ai, cuối cùng hòa cả làng.

Trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội sáng ngày 29.10, tại Chương VI quy định về Chủ tịch nước quy định rõ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Trong đó Điều 94 sửa đổi, bổ sung Điều 103 của Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Đáng chú ý, cũng theo điều này, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân…
Xem thêm →

Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng

0 nhận xét

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Đây là một trong những điểm nổi bật được nêu trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội sáng nay 29/10.

Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Đặc biệt, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn một số thẩm quyền của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết…;

Điều 94 của Hiến pháp sửa đổi cũng quy định: “Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết: trong việc thống lĩnh lực lưỡng vũ trang, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: về vấn đề này, có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại Điều 55 của Dự thảo.

Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”, dự thảo nêu.
Xem thêm →
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

"Cõng rắn cắn gà nhà"

0 nhận xét

Mới 8 giờ sáng, ngày cuối tuần, điện thoại của anh Bảy đã rung lên ầm ĩMở máy thấy hình Sáu hiện lên chàm oàm cùng cái giọng đã thấm mùi... cay đắng: "Anh Bảy ơi! Tới quán nhậu dzới em đi. Em đang chán đời nè." 
Hoảng hốt, Tưởng thằng Sáu bị vzợ la nhiều nên tính quẫn chí muốn đi  quyên sinh, Bảy bỏ ghế, chạy tới tụt cả dép mò tời tính an ủi thằng em. Tới nơi, thấy thằng em mặt đã phừng đỏ. Dưới chân 5 cái vỏ chai beer nằm lăn lóc. Còn trên bàn, nguyên con gà cùng hơn chục chai nữa chưa kịp khui....


-Nè Sáu! Có chuyện gì mà mầy nhậu sớm vậy? Hay là hôm qua đi nhậu với tao về trễ, bị vợ la nên tính chuyện?

-Vợ em thì có gì quan trọng đâu anh! Nó la vì nó thương em thui. La chán nó lại kêu em về ngay đó mà. Em buồn là vì chuyện này nè. Chị em nhà họ Đặng có THẺ XANH của Mỹ đàng hoàng nghe. Vậy mà vẫn được làm ông bà Nghị ở nước mình đó chớ.

"À! Tưởng chuyện gì!"- Bảy thở phào

-Rồi! Tao vừa nghe nói hồi hôm qua. Chuyện nghe kể cũng lạ! Mà bà cựu Nghị Chim  không phải có quốc tịch bình thường đâu! Bà ấy được chính phủ Mỹ cấp thẻ công dân ưu tú đàng hoàng nghe. Được đi ra vô Mỹ như đi chợ, lại còn được quyền bảo lãnh cho nhiều người không quốc tịch vô Mỹ, cái này là ngon à nghe?

-Dạ! Bà ý đã bảo lãnh hơn 100 người qua Mỹ, rồi còn làm ăn kinh doanh đất đai ở bên, nghe nói lời lãi cao lắm, đển cả mấy chục triệu đô để đem về Việt Nam đó nghe. 

-Chú tin lời bà ý tới thế kia à?

-Thì em cũng nghe bà ý nói khi lên VTV phỏng vấn cái hồi... Người đương thời.

-Bà ý nói xạo! Bảy tám năm nay giá nhà đất Mỹ đã xuống không dốc không phanhđầu tư đất đai ở bển giờ chỉ .... âm vố chớ lấy đâu mà đem về. Rồi thuế nhà đất ở bển nữa, cao tới ấy phần trăm giá trị, ôm bất động sản nhiều Chính phủ bên ấy nó đánh thuế cho cũng đủ chết.

-Vậy bả lấy tiền đâu ra để mà làm cái tập đoàn Tàn Tàn hoành tráng tới thế?

-Cái đó thì anh chịu! Một con mẹ mà đến tên Bộ trưởng cũng nói sai, rồi còn cười rúc rích trước cả hàng ngàn người cùng cái camera đang truyền hình trực tiếp thì chẳng hiểu có tập đoàn nào chịu trả tiền để tư vấn, may ra thì có mấy thng ở CIA?

-CIA! Anh Bảy nói giỡn chơi! Chả lẽ CIA lại trả tiền cho bà Yến tư vấn? Mà tư vấn về cái gì?

-CIA cần gì tư vấn. Nghề của tụi nó là moi thông tin quốc  gia để chống phá. Nhiệm vụ chúng nó từ mấy chục năm nay sau khi bị tống cổ về nước nó vẫn thực hiện chiến lược là đập nát tan chế độ cộng sản. Mục tiêu của bà Chim là cái ghế trong Quốc hội, tức là tiếp cận được nhiều nguồn tin thuộc loại “tốp – xé - rịt”. Mà trước khi vào chính trường chị em nhà bà ấy đã có sẵn quan hệ với VIP rùi. Cái phí tư vấn và những ưu ái được đối xử đặc biệt bọn Mẽo dành cho chính là việc bà ta lấy thông tin cung cấp cho CIA đó.

-Kinh khủng quá! Vậy là CIA gài người tới tận Quốc Hội nhà mình.

-Có thể nói như thế! Mày không nhớ những sự kiện trước đây rồi. Sau 1975, nó có cả kế hoạch cắm người cho mười mấy năm sau và sau đó là mình phát hiện được, nếu không lúc đó cũng có cuọc nội chiến sắp diễn ra giống như Hội nghị trung ương 6 vừa rồi. 

Cái gọi là  “trung tâm thông minh của nhân loại” ấy, không những gài người mà còn cung cấp cả ngân sách. Như trường hợp của chị em nhà bà Chim, nó sẵn sàng chi chi tiền để chị em nhà bà ta đầu cơ đất đai, dựng những công trình ảo để gom tiền thiên hạ tại Việt Nam, thậm chí còn đưa cả nhóm tư vấn người Mẽo qua để tổ chức hoạt động. Chưa hết, cái trường Đại học Tàn Tàn của bà ta, có bao nhiêu sinh viên đâu mà có cả nhóm chiên – gia Mẽo qua nghiên cứu làm việc. Thằng em của bả cũng đầu tư trường đại học…..Tất cả dường như chỉ muốn phục vụ người Mẽo.  Như thế thì không hình thành một trung tâm đầu não "in – theo – lí –gền" cho bọn CIA đàng hoàng tại Việt Nam rồi còn gì. 

-Trời ơi là trời! Vậy sao Chính phủ mình không bắt luộc chúng nó đi? 

-Đối mặt với CIA thì không thể đùa được đâu chú mầy! Phải từ từ, thu gom bằng chứng cụ thể đã rồi mới làm rõ được chớ. Nhưng chú mầy an tâm đi, kinh nghiệm đối phó với CIA thì Việt Nam ta có từ lâu đời rồi. Cỡ bà Chim chớ cở cả Tổng giám đốc CIA có nhúng tay vô thì vẫn bị bại lộ thui. Mà Sáu nè, mày có nghe người đời nóithiên địa nhân hòa không? Phải đến lúc thì kim giấu đâu cách mấy cũng bại lộ, giờ nó đã lòi ra rồi thì mấy hồi mà kim nó không bị lấy mậy.

-Anh Bảy nói làm em đỡ lo phần nào! Lỡ kêu mời kêu beer kêu mồi rồi, anh Bảy ngồi lai rai với em luôn đi nha?

- Rồi! Nhưng mà nói trước à nghe! Nhậu thì nhậu nhưng phải sao để con vợ nó khỏi cằn nhằn. Rồi tới tai vợ tao, nó cũng cằn nhằn tao luôn thì mầy hết ngồi với tao đó.

-Em hiểu rồi! Em chỉ đưa bà Chim ra doạ nó thì nó thua luôn thôi mà.

-Ý mầy là đưa bà Chim doạ ra sao?

-Thì em nó với vợ em là cỡ bà Chim cao thủ vậy mà còn có cách xử lý thì mấy bà là cái gì? Xử được hết!

-Thôi tao lạy mầy! Mầy đưa bà Chim ra doạ vợ mầy, nó không nổi điên lấy ghế đập đầu mầy  thì tao là ...con gián.

-Anh Bảy cho em hỏi câu nữa! Tại sao nghe tới bà Chim, vợ em sẽ nổi điên vậy?

-Không phải chỉ vợ mày nổi điên đâu! Còn cả vợ tao, còn cả vô số đàn bà nước Nam nầy cũng sẽ nổi điên. Ai lại cùng là đàn bà con gái với nhau, không lo tề gia nội trợ, gìn giữ mồ mả cha ông lại bày đặt đi làm chánh trị, mà lại có ý đồ hoang tưởng là muốn soán ngôi nữa chứ. Mà đằng này ăn nằm với ngoại bang thì chẳng là bán nước, cõng rắn cắn gà nhà hả mầy. Thôi vô đi mầy.!

Tám (Chiên gia phá mồi) ghi

Nguồn: http://quanlambao111.blogspot.com/2012/10/cong-ran-can-ga-nha.html
Xem thêm →
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng nhẹ "nợ" khi rời ghế Trưởng ban chống tham nhũng

0 nhận xét


Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này.



Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa.
Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với 3 phương án sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ.
Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhất trí với việc sửa đổi này và cho rằng: "Việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng".
Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập, Chính phủ nêu 2 ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, đối tượng kê khai gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên; ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng kê khai cần quy định tất cả những người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 1 của Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện theo ý kiến thứ nhất.
Theo Ủy ban Tư pháp, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quan điểm kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với tính hợp pháp về tài sản, thu nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, qua Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cũng như qua kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Cả hai phương án được cơ quan thẩm tra đánh giá chưa khắc phục hết các khó khăn, bất cập song đã mở rộng được phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Đối với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, dù được quy định với 5 khoản trong một điều (điều 68) song, qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm. Ví dụ như khái niệm về người đứng đầu, khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hay Bộ trưởng...
Bên cạnh đó, ngay trong dự án Luật có những quy định còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau, đó là “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 68) và “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” (khoản 1 Điều 72).
"Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý. Thủ trưởng càng tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét.
Ngoài ra, dù bổ sung quy định quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng song quy định chung như trong dự luật chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn tới sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an và Viện KSND tối cao. Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Để khắc phục được các nhược điểm trong quá trình thực thi luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị, các nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định; bảo đảm các quy định phải toàn diện, cụ thể.
Về phạm vi sửa đổi, nhiều ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện, nhưng cũng có ý nhiều kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hóa kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.
Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.



Xem thêm →

Chị em họ Đặng – Gián điệp CIA trong Quốc hội Việt Nam?

0 nhận xét

(Beo's Blog) - Entry này Beo copy từ một trang mạng, tuy nhiên đã cắt gọt chỉ lấy những thông tin có thể kiểm chứng độ chính xác.

Tiếp tục điều tra, Cò phát hiện nhiều chuyện “kinh dị” về nhân thân bà Yến và ông Tâm sờ sờ ngay trước mắt mà không ai nhìn thấy. Đó là:

(1) Bà Yến là Công dân Mỹ chính hiệu con nai vàng từ năm 2007, mà vẫn có thể làm ĐBQH Việt Nam khoẻ re: Rất tình cờ và may mắn, Cò phát hiện một điều vô cùng kỳ lạ: cả trên hộ chiếu phổ thông (bản copy) và hộ chiếu công vụ của bà Yến (đã bị thu hồi) đều không có dán VISA nào của Mỹ! Vậy bà này đi đi về về Mỹ kiểu gì ? Ai ở Mỹ đều biết, chắc bà này phải có Thẻ Cư trú (thẻ Xanh) hoặc là Công dân Mỹ.
(2) Cò phát hiện ông Tâm có 1 VISA vào Mỹ nhiều lần (multi entry) đã hết hạn vào tháng 04/2012 và chưa được cấp mới hay gia hạn thêm. Nhưng vào tháng 7/2012, ông này vừa qua Mỹ? Hay làm VISA lúc nhập cảnh ? Không hề có.

Sự thật là từ năm 2011, ông Tâm đã có thẻ xanh.

Kinh khủng hơn, một sự thật lồ lộ trước mũi cả thể giới mà không ai chịu thấy: Trong hàng triệu tài liệu ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ, có 9 tài liệu MẬT-CONFIDENTIAL của sứ quán Mỹ tại VN báo cáo Bộ ngoại giao Mỹ (Ví dụ: công điện mã số 09HANOI927-“Preliminary Assessment of Politburo Bad Boy To Huy Rua”, 09HANOI527-“BAUXITE CONTROVERSY PRODUCES LEADERSHIP DIVISIONS”, 09HANOI823-“INSTITUTIONAL RAMIFICATIONS OF THE 2011 PARTY CONGRESS: A”,…), trong đó chỉ rõ ông Đặng Thành Tâm là nguồn cung cấp tin cấp cao cho Mỹ về BCT, ĐCS VN, các tin nhạy cảm về lãnh đạo VN,…. Và ông Tâm được hưởng chế độ bảo vệ từ xa (nguồn tin được bảo vệ) của mật vụ Mỹ. Nếu tìm hiểu kỹ hơn mọi người sẽ thấy, nếu ông Tâm bị bắt, Mỹ có thể tổ chức giải cứu hoặc can thiệp bằng mọi giá.

Để kiểm tra, mọi người chỉ cần hỏi … Google: “Dang Thanh Tam cable us embassy vietnam” sẽ thấy ngay điều cần tìm.

Tóm lại: Sự việc cho thấy Quốc Hội VN cần rà soát lại công tác xác minh Đại biểu, không chừng trong QH người Mỹ, Trung Quốc nhiều hơn người Việt.

Nguồn: 
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Xứng đáng vị trị “đầu tàu” của Chính phủ

0 nhận xét

Thực hiện kiểm điểm, tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, ngay tại phiên khai mạc Quốc hội hôm 22/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm, từ đó rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc để khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc, nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Chính phủ mong nhận được sự giám sát của toàn thể Quốc hội, đồng bào cả nước.”

Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Báo cáo của Chính phủ phần nào đáp ứng lòng mong đợi từng ngày từng giờ của cử tri cả nước thời gian qua. Rất nhiều đồng chí lãnh đạo và nhân dân đánh giá cao những kết quả về phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày. Có thể thấy rằng những thành tựu mà chúng ta đã đạt được là do sự nỗ lực hết mình của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có vai trò lãnh đạo của tập thể BCH TƯ Đảng, Bộ Chính trị và đặc biệt là sự cố gắng rất lớn về điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

Bởi trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay biến động rất phức tạp, thương mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp có tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta. Bên cạnh đó nước ta còn thường xuyên phải đối phó với thiên tai dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia… Nhưng công tác chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 của Chính phủ đã luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, đạt và vượt 10 trên 15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

nguyen tan dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, thể hiện một tinh thần rất nghiêm túc, xứng đáng vị trí “đầu tàu” của Chính phủ.

Để có được những thành quả đáng mừng kể trên chứng tỏ sự quyết tâm lớn của Chính phủ. Điều đó cho thấy, những khó khăn mà Chính phủ đã trải qua và để có được những kết quả như vậy quả không dễ dàng chút nào. Do đó, việc Thủ tướng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ, công khai nhận lỗi trước Quốc dân đồng bào, đã thể hiện một tinh thần rất nghiêm túc, đây là một tín hiệu đáng mừng của Đảng ta, xứng đáng vị trí “đầu tàu” của Chính phủ.

Bạch Dương

Xem thêm →

Ngẫm chuyện ông Tâm bà Yến

0 nhận xét

Tôi chưa gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến, chưa lần nào, chỉ đôi lần thấy trên tivi. Có đận trên mạng xã hội, thiên hạ cười chê cái vụ bà Yến trao học bổng Hoa trạng nguyên, nói sai nói nhầm cả tên tuổi, chức danh của bộ trưởng bộ Học, sai mà vẫn còn cười rổn rảng. Họ bảo rằng rõ cái người vô duyên, cậy tiền. Chả sai, bởi hồi ấy bà ta đang leo đến gần đỉnh danh vọng, quyền lực rồi, nhìn xuống chỉ "mục hạ vô nhân" là điều dễ hiểu.

Ông Tâm bà Yến
Ông Tâm bà Yến

Ông em bà Yến, ông Đặng Thành Tâm thì tôi từng gặp mấy lần, nhất là cái hôm công ty ông Tâm tổ chức họp báo tại khách sạn Sheraton Sài Gòn trên đường Đồng Khởi, Q.1. Ông Tâm thấp lùn, lại hơi đen, đứng giữa bọn ký giả, nhất là mấy cô cao ráo xinh xẻo, trông cứ quê quê thế nào ấy. Nhưng thông minh, giả nhời đâu ra đó, diễn đạt giản dị, dù sinh ở Bắc nhưng nhập vai Nam bộ khá tốt. Nhìn chung dễ mến, không cảm thấy xa cách như một số anh nhà giàu mới nổi, quen gọi là trọc phú, thậm chí có anh rất vô học.

Hồi trước, lúc đầu tôi lấy làm lạ ở chỗ họ là những doanh nhân sao không lo làm ăn, kiếm cách để đồng tiền sinh sôi nảy nở, vừa làm giàu bản thân vừa đóng góp cho xã hội phát triển mà cứ nhao vào sự nghiệp chính trị như con thiêu thân. Đành rằng cách làm giàu của hai chị em ông Tâm cũng na ná như khá nhiều đại gia ở xứ ta, đi lên từ đất, không nên lấy đó làm gương. Chả tạo ra được bao nhiêu của cải vật chất cho dân cho nước, chủ yếu dựa vào tài nguyên đất đai, biến hóa nhào nặn đất đai thành tiền chảy vào túi mình. Họ không phải dạng nhà giàu như ông Trương Gia Bình vắt chất xám sinh ra sản phẩm công nghệ thông tin, hoặc giáo sư Nguyễn Thị Hòe nghiên cứu chế đủ thứ sơn nhãn hiệu Kova nổi tiếng, hàng VN chất lượng cao. Ông Tâm bà Yến thuộc dạng như ông anh hùng lao động thời đổi mới Lê Văn Kiểm, ông Huỳnh Phi Dũng hoặc các nghị viên doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đỗ Thị Huyền Tâm (vợ ông Nông Đức Mạnh), giàu lên từ đất, công thổ quốc gia. Đất thuộc về sở hữu toàn dân nhưng tiền thuộc về túi cá nhân họ.

Hơn nửa năm qua có nhẽ là khoảng thời gian khủng khiếp, vỡ mộng với chị em ông Tâm. Hết nạn nọ đến nạn kia, vô phương chống đỡ (tôi chẳng kể ra đây bởi hầu như ai cũng biết). Chắc rằng lúc này hai chi em nhà họ Đặng đã hiểu rằng không phải cứ tiền mạnh, quyền cao, chỗ dựa tốt là có thể nằm ngoài vòng cương tỏa. Sự đời lắm nỗi éo le, chả có chi bền vững, an toàn cả, nhất là trong một cuộc sống đầy những bất trắc như ở xứ ta hiện thời. Không biết bà Yến ông Tâm có ngộ ra điều giá như họ chỉ chuyên chú làm giàu, đừng ham hố nhảy vào vũng chính trị, công danh hão thì đâu đến nỗi sặc bùn như vậy. Thói đời phù thịnh chứ mấy kẻ phù suy, chị em ông lại chả phải cỡ Việt vương Câu Tiễn dám chấp nhận nếm mật nằm gai chờ cơ hội phục lại sự nghiệp của mình, vậy nên bị bỏ rơi, dồn đến bước đường cùng là kết quả đương nhiên.

Chuyện chị em nhà họ Đặng là bài học thấm thía cho những ai không biết tự lượng sức mình, muốn tiến thân bằng chính trị. Chả biết xứ ta lúc này có còn ai nhìn gương tày liếp ấy mà giật mình rồi sờ tay lên gáy để ngẫm rằng muốn rút ra khỏi cái vũng đó liệu có còn kịp hay chăng?

26.10.2012
Nguyễn Thông
Xem thêm →
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Sự 'âm binh' của Blog Quan Làm Báo

0 nhận xét

Quan làm báo (quanlambao) ngay từ những bài đầu đã bộc lộ chiêu ngoại kích ngoại hợp nội ứng phi quân tử của kẻ đâm bị thóc chọc bị gạo hèn hạ nhưng lắm kẻ tò mò cả tin vào xem rất nhiều.

Sau khi đưa nhiều thông tin thất thiệt phiến diện, đã bị lộ chiêu bài bịa đặt của mình thì giờ hết chuyện để viết, bắt đầu đi "cắn càn"

Hết chuyện để "đâm bị thóc chọc bị gạo" giờ bắt đầu đi "cắn càn"

Xem thêm →

Đoàn kết ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng kiểu gì cũng thành công

0 nhận xét

Sáng 22-10-2012 kỳ họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. Kết thúc phiên khai mạc chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước về nhận định đánh giá của chính phủ trong thời gian qua.

PV – Thưa Đại tướng, đại tướng đánh giá như thế nào về báo cáo của chính phủ do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa trình bày trước Quốc hội?

Đại tướng Nguyễn Quyết: Tôi đánh giá cao báo cáo kết quả của chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày. Có thế nói rằng thành tựu mà chúng ta đã đạt được như vậy là do nỗ lực hết mình của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có vai trò lãnh đạo của tập thể BCH TƯ Đảng, Bộ Chính trị và đặc biệt là sự cố gắng rất lớn về điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

Đại tướng Nguyễn Quyết
Đại tướng Nguyễn Quyết

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay biến động rất phức tạp, thương mại sụt giảm tăng, trưởng toàn cầu thấp có tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta, đồng thời ở trong nước phải đối phó với thiên tai dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia…, nhưng Chính phủ vẫn quyết liệt điều hành, kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, kinh tế vĩ mô có những tiến bộ hơn ở số lĩnh vực quan trọng của đất nước... Đây là một thắng lợi vô cùng to lớn cần phải phát huy.

PV – Thưa Đại tướng, việc thủ tướng Chính phủ công khai nhận khuyết điểm trước Đảng, Quốc hội và toàn thể nhân dân về tất cả những yếu kém của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành trong thời gian qua, Đại tướng nhận xét vấn đề này như thế nào?

Đại tướng Nguyễn Quyết: Trước hết tôi hoan nghênh Ban cán sự Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với trọng trách là Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ, công khai nhận lỗi trước Quốc dân đồng bào, việc đăng đàn của Thủ tướng Chính phủ nói riêng và BCH TƯ, Bộ Chính trị nói chung đã thể hiện một cách rất nghiêm túc. Đây là một điều tốt lành của Đảng ta. Làm như vậy chính là thủ tướng đã nắm rõ tinh thần của Bác Hồ về công tác phê bình và tự phê bình, vừa rồi tất cả các đồng chí trong Trung ương và Bộ chính Trị cũng làm như thế. Đây là cách làm rất hay, làm như vậy là nhằm mục đích để đưa cách mạng tiến lên, nhưng chúng ta phải kiên quyết không bị dao động. Sự nghiệp cách mạng cần có sự đổi mới, cách mạng luôn phải đấu tranh, cũng có lúc thiếu sót nhưng biết sửa chữa theo tinh thần Hồ Chí Minh là phê bình và tự phê bình phải cảnh giác và vững vàng. Trong những lúc khó khăn càng phải giữ nguyên tắc tập thể lãnh đạo và chống tất cả các xu hướng lệch lạc cá nhân.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi cái hay nhất, tốt nhất là Thủ tướng đã thẳng thắn thành thật tự phê bình khuyết điểm, công khai nhận lỗi trước Đảng, Quốc hội và toàn thể nhân dân, đây là tính đẹp nhất của người đứng đầu Chính phủ.

PV – Thưa Đại tướng: Chính phủ phải làm gì để đẩy mạnh hơn nữa cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo?

Đại tướng Nguyễn Quyết: Muốn thực hiện tốt được mục tiêu kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra, trước hết là mỗi cán bộ Đảng viên, mỗi người dân chúng ta cùng nhau đoàn kết ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI; Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và kết luận của Hội nghị trung ương 6 khóa XI. Tất cả mọi người phải chung sức, chung lòng cùng với Thủ tướng thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có thể nói vai trò của Thủ tướng hiện nay là rất nặng nề, từ việc nhỏ đến việc lớn đều do Chính phủ trực tiếp điều hành. Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc gì cũng thành công

PV: Xin cảm ơn Đại tướng!

(Theo Cựu chiến binh)
Xem thêm →
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng làm an lòng dân

0 nhận xét

Đánh giá thông điệp của Thủ tướng trước Quốc hội “làm an lòng” nhân dân, ĐBQH Dương Trung Quốc mong muốn có hình thức giám sát để đánh giá sự sửa chữa của Chính phủ được thể hiện trong thực tiễn.

Ông Dương Trung Quốc trao đổi với VietNamNet bên hành lang Quốc hội sáng 23/10:

ĐBQH Dương Trung Quốc.
ĐBQH Dương Trung Quốc.

Theo ông, thông điệp của Thủ tướng trong bài phát biểu tại Quốc hội hôm qua có tạo sự kết nối với những điều dân đang chờ đợi như thế nào?

Với việc Thủ tướng nhận trách nhiệm của mình với tư cách cá nhân, một cán bộ cao cấp của Đảng, với tư cách Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ, tôi cho là làm sáng tỏ vấn đề Hội nghị TƯ 6 vừa đưa ra.

Thái độ thành khẩn của Thủ tướng phần nào làm an lòng dân. Tâm lý người dân đã nghe nhiều sự thành khẩn, thừa nhận khuyết điểm ở mức độ khác nhau của các thành viên Chính phủ, giờ đây là người đứng đầu Chính phủ, nên điều mong muốn là có hình thức giám sát để có thể đánh giá sự sửa chữa đó được thể hiện trong thực tiễn.

Báo cáo trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong điều hành, quản lý, với những chỉ tiêu không đạt. Cá nhân ông lưu tâm vấn đề nào đang tạo ra cản trở cho những nỗ lực chung?

Tôi nghĩ cần có sự chia sẻ nhất định. Nền kinh tế của chúng ta đang có những khó khăn vô cùng to lớn, nằm chung trong khó khăn của nền kinh tế thế giới vì đất nước hội nhập nhiều rồi.

Nhưng trong việc đưa ra mục tiêu thay đổi, tôi nghĩ quan trọng là thay đổi ngay cách nhận thức. Một ý kiến mà tôi phát biểu từ rất lâu là “hội chứng GDP” mà chúng ta không bao giờ phân biệt GDP tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh tham nhũng, có một cái mà tôi cho là chưa đề cập đúng mức là lãng phí, cực kỳ lãng phí. Lãng phí ngay trong lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng.

Tạo dựng kênh lắng nghe


Ông từng đề cập đến chỉ số lòng tin của Chính phủ và “năng lực lắng nghe” tại kỳ họp trước của Quốc hội. Liệu điều ông kỳ vọng sẽ đem đến ý nghĩa thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?

Tôi cho lắng nghe là cần thiết. Chúng ta không hoàn toàn lý thuyết hóa câu nói “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân”. Sự sáng suốt luôn luôn từ phía người dân. Quan trọng là mình có nắm bắt được không, có tập hợp được không, có phát huy được không, và đó gần như là “thuật” cầm quyền. Vì thế nếu Chính phủ quan tâm, bên cạnh cơ quan tư vấn thì cố gắng có kênh lắng nghe các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, rồi những tổ chức chính trị xã hội.

Tôi nhắc lại, ngày xưa, Bác Hồ bận như vậy nhưng rất quan tâm đọc báo, thể hiện thái độ của mình đối với mỗi bài báo, kiểm tra lại, rồi khen đâu, thưởng đâu rất rõ ràng. Tôi thấy có rất nhiều vấn đề báo chí nêu lên mà không thấy cơ quan của Chính phủ trả lời khiến người dân không biết ai đúng, ai sai. Vì thế bên cạnh những bộ máy nằm trong tổ chức của Chính phủ thì Chính phủ cần hết sức tạo dựng kênh để tiếp cận những ý kiến của người dân và phản hồi cho người dân yên lòng.

Bỏ phiếu tín nhiệm phụ thuộc chất lượng ĐBQH


Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Có thể chờ đợi đề án này sẽ tạo ra tác động như thế nào trong việc đánh giá chỉ số tín nhiệm, lòng tin đối với cán bộ, lãnh đạo?

Việc này thực thi những điều Hiến pháp quy định mà lâu nay chúng ta chưa đưa vào cuộc sống. Nghị quyết này của Quốc hội tôi cho sẽ đáp ứng lòng mong mỏi của người dân nhưng để thực thi, băn khoăn nhất của tôi không phải về phía vấn đề thủ tục mà là chất lượng của chính các đại biểu Quốc hội.

Người đại biểu Quốc hội liệu có thật khách quan, đủ năng lực để có thể đưa ra những quyết định phù hợp lòng dân, nhất là cử tri của mình? Trong khi cách bỏ phiếu kín có thể dẫn đến việc người dân không giám sát được vị đại biểu mình bầu ra có thái độ cụ thể như thế nào.

Ở nhiều nước, một trong những yếu tố người ta quan tâm là bên cạnh việc Quốc hội, các tổ chức dân cử giám sát bộ máy hành pháp thì còn có những điều kiện để cho người dân giám sát được chính đại biểu Quốc hội của mình để họ quyết định có tiếp tục tín nhiệm hay không tín nhiệm ở kỳ sau.

Vì thế, tôi cho rằng hiện nay khó khăn của chúng ta là làm sao để cho mỗi quyết định của đại biểu Quốc hội thể hiện thái độ của mình thì người bầu ra họ biết được đại biểu đó đã hành xử như thế nào. Điều đó hết sức quan trọng. Cũng như việc bỏ phiếu ở các nước, người ta bỏ phiếu xong, trừ những bỏ phiếu kín thì tất cả tính danh của đại biểu Quốc hội, thái độ công khai của họ hiển thị trên màn hình hay các hồ sơ mà người dân có thể tiếp xúc được.
Xem thêm →
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ĐBQH hoan nghênh lời xin lỗi của TT Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét

Lời xin lỗi của Thủ tướng Chính phủ cùng việc nhận “yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước” đã nhận được những phản hồi tích cực từ các đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp chiều 22/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thái độ hoan nghênh tinh thần mạnh dạn, cầu thị của Thủ tướng trong phần nhận lỗi điều hành.

Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.
Đại biểu Trần Du Lịch trả lời báo giới bên hành lang kỳ họp.

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng):”“Lần đầu tiên trong lịch sử có điều này”. Tuy nhiên, đại biểu Kiên cho rằng, lời hứa của Thủ tướng trước Quốc hội, đồng bào có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào cả bộ máy Chính phủ.
“Một mình Thủ tướng không thể làm được mà toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Và đại biểu Quốc hội với tư cách là đại diện hợp pháp của người dân, đại diện mong muốn của người dân thì ngay trong kỳ họp thứ 4 này phải nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân và nói lên biện pháp để thực hiện điều ấy. Qua đó, Chính phủ phải có trách nhiệm tiếp thu nguyện vọng của người dân để có những chính sách phù hợp”.
Còn theo đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM): Tôi rất hoan nghênh việc Thủ tướng nhận trách nhiệm. Thủ tướng phát biểu sáng nay là thể hiện quan điểm xuyên suốt của Đảng vể nhận trách nhiệm và xử lý. Cũng như tại hội nghị Trung ương vừa rồi, Bộ Chính trị nhận những khuyết điểm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) đánh giá: “Trong báo cáo về kinh tế xã hội, Thủ tướng có nhận những khuyết điểm về chỉ đạo điều hành, tôi nghĩ đây cũng đã thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo là điều hành. Tuy nhiên, theo tôi, phía sau lời nhận lỗi là biện pháp sắp tới mới khắc phục như thế nào lời nhận lỗi đó có giá trị chứ không phải chỉ hứa là xong”.
Cũng theo đại biểu Khá, “giờ đây không chỉ Quốc hội mà kể cả các cử tri trên cơ sở lời hứa đó sẽ theo dõi sát những động thái, chỉ đạo, những chuyển biến và đặc biệt là những biện pháp khắc phục của Chính phủ”.
Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Thanh Hóa) đánh giá sự mạnh dạn khi Thủ tướng nhận lỗi trong phiên khai mạc Quốc hội và cho rằng “các đại biểu Quốc hội ghi nhận việc Thủ tướng tự nhận thấy khuyết điểm của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi hoan nghênh động tác mạnh dạn, cầu thị. Tôi cho rằng Thủ tướng sẽ có chương trình hành động và có hệ thống các giải pháp đi kèm”.
Theo gợi ý của vị đại biểu này, Chính phủ cần phải có hướng đi cụ thể hơn trong việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như phải kiểm điểm, chỉ rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan…
Còn nhớ, trong phần trình bày báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2012, Chính phủ cho rằng, với những diễn biến về kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua và triển vọng sắp tới, có thể thấy áp lực là rất lớn để có thể đạt được những mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra trong năm 2012.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2012 có thể sẽ cao hơn so với đầu năm do giá thế giới và giá một số đầu vào, giá dịch vụ,… tăng lên và những hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2012 dự báo sẽ được kiềm chế ở mức khoảng 8%.
Với xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV đạt cao hơn 3 quý đầu năm và cả năm ước tăng khoảng 5,2% (kế hoạch là 6-6,5%), trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5%; khu vực dịch vụ tăng 6,3%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt kế hoạch đề ra, nhưng xét về động thái đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định trong các năm sau.

Nguyễn Hiền,Việt Hưng (Theo Dantri)
Xem thêm →
Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Đã kiềm chế được mức gia tăng tội phạm!

0 nhận xét

Ngày 21/10/2012, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang tham gia Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” do Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trả lời các câu hỏi của nhân dân về các vấn đề An ninh, Trật tự. Bộ trưởng đã đưa ra nhiều giải pháp giải quyết các vấn đề trên.
PV: Thưa Bộ trưởng, trong thời gian qua, khi tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng. Trong đó loại tội phạm làm cho người dân cảm thấy rất là lo lắng, bất an. Đó là tội phạm ở tuổi vị thành niên và tội chống người thi hành công vụ. Những vụ án có tính chất nghiêm trọng như Lê Văn Luyện đang có xu hướng gia tăng hoặc ngay trong tháng 10, hàng loạt thông tin về chống người thi hành công vụ ở Kon tum, ở Quảng Ngãi. Những vụ vi phạm giao thông, rượt đuổi cảnh sát diễn ra ở Hà Nội đang khiến cho người dân đặt câu hỏi về tình hình an ninh trật tự, kỷ cương pháp luật. Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào về những lo lắng của người dân ?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Trong thời gian vừa qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định. Chúng ta đã kiềm chế được mức gia tăng của tội phạm. Nhưng tính chất tội phạm và diễn biến tội phạm còn hết sức phức tạm. Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới. Trong đó, đáng chú ý là tội phạm vị thành niên. Tôi xin đơn cử một số liệu: Trong năm 2012, trong số 122.277 bị can bị khởi tố. Trong đó có 9904 bị can dưới 18 tuổi chiếm 8,1%. So vói năm 2011 thì tăng 7,4%.

Có thể thấy rõ nhiều vụ án do người vị thành niên thực hiện táo bạo gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm hoang mang, lo lắng trong dư luận. Điều quan trọng đang là áp lực ngành công an chúng tôi là làm thế nào kiềm chế được mức gia tăng của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm nảy sinh, đặc biệt tội phạm vị thành niên.

Tội phạm chống người thi hành công vụ, thì có thể nói đây cũng là loại tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây. Mà đặc biệt là chống lạo công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ. Tính chất rất là nghiêm trọng. Trong năm 2012, chúng tôi thống kê đến nay, đã xảy ra 922 vụ , tăng 140 vụ so với năm ngoái xấp xỉ 20%. Tr ong năm 2012, đã có 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh và 244 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương trong khi thi hành công vụ.

Có thể nói là trong thời buổi hiện nay, thời bình nhưng máu của cán bộ chiến sĩ công an cũng bị đổ xuống. Đây cũng là sự mất mát hy sinh rất là to lớn, cũng là sự đau đớn đối với chúng tôi, và cũng có thể nói là đối với nhân dân. Nhưng chúng tôi đã xác định, dù thế nào đi chăng nữa, đã là lực lượng công an nhân dân, đã là chiến sĩ công an nhân dân phải chấp nhận mọi hy sinh, đau đớn vì cuộc sống bình yên, vì hạnh phúc của nhân dân.

PV: Đã có những tấm gương hy sinh của ngành công an, đã có những mất mát của gia đình những chiến sĩ khiến nhiều người phải rơi nước mắt.

Thưa Bộ trưởng, về công tác điều tra, tốc độ phá án của lực lượng công an thì không có gì phải bàn. Nếu không muốn nói là rất thần tốc trong nhiều vụ trọng án. Nhưng mà, điều dư luận và người dân đặc biệt quan tâm chính là việc ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng phạm tội ở người vị thành niên tăng cao đến như vậy?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Một trong những nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng phải đề cập trước hết đó là giáo dục gia đình có chiều hướng lỏng lẻo và không được quan tâm 1 cách đúng mức. Nếu như không có cái gốc này thì con người rất dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Chính vì thiếu giáo dục cho nên một bộ phạm không nhỏ thanh niên, thiếu niên quá đề cao giá trị vật chất, có lối sống hưởng thụ, coi thường kỷ cương pháp luật, lệch lạc về đạo đức, lối sống. Có nhiều em nghiện Game, thiếu tôn trọng người lớn, thường xuyên nói tục, chửi thề, rồi bỏ học, đánh hội đồng. Có thể nói hiện tượng này diễn ra khá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa, cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm trong thời gian vừa qua đó là do tác động của tình hình kinh tế – xã hội của chúng ta, gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải phá sản, người dân thiếu việc làm, và đây cúng là một nguyên nhân nảy sinh tội phạm.

Và một điểm nữa, tôi thấy cần đề cập đó là đạo đức xã hội của chúng ta xuống cấp do nó ảnh hưởng rất nhiều tác động từ bên ngoài và bản thân sự rèn luyện tu dưỡng của từng con người. Hiện tượng ứng xử bạo lực với nhau có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc người dân vì thiếu hiểu biết pháp luật cũng dễ bị lôi kéo vào việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Điều đó rất là đáng tiếc.

Trong thực tế cũng đã từng xảy ra rất nhiều vụ rất khó có thể phát hiện và ngăn ngừa một cách chủ động được. Thí dụ, hai người bạn ngồi chơi với nhau, ăn uống, chuyện trò rất là vui vẻ, nhưng chỉ có tranh luật với nhau 1 vấn đề, rồi nảy sinh mâu thuẫn rồi có khi dẫn đến thực hiện phạm tội, nảy sinh hành vi phạm tội. Điều đó rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng đã cố gắng phối hợp với các ngành, các đoàn thể, nhà trường và xã hội để tăng cường các biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng này. Nhưng quả thật là rất khó khăn. Bởi vì không thể lúc nào cũng có lực lượng công an ở khắp mọi nơi, mọi chốn để kịp thời ngăn chặn những hành vi phạm tội này được.

Sắp tới, chủ trương của chúng tôi, sẽ phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật. Tăng cường phối, kết hợp với các ngành để giáo dục, tuyên truyền năng cao đạo đức xã hội. Và kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Rồi tập trung trấn áp các loại tội phạm nguy hiểm, không để tội phạm lộng hành.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

PV: Chuyển sang những câu hỏi về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng trong thời gian gần đây. Một loạt các vụ án kinh tế, tham nhũng đã được phanh phui một cách rất quyết liệt, Bộ trưởng có thể thông tin cho người dân được biết về công tác này trong thời gian qua?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Từ đầu năm 2012 đến nay thì lực lượng công an đã phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, chức vụ tăng 583 vụ so với năm 2011. Về số đối tượng gồm 1936 đối tượng tăng 1292 đối tượng gấp đôi so với năm 2011. Đã khởi tố điều tra 328 vụ tăng 24,7 % và 693 đối tượng tăng 26%. Đây có thể nói số lượng các vụ án về tham nhũng, tội phạm về kinh tế , tội phạm về chức vụ đã phát hiện khởi tố, điều tra tăng rất nhiều so với năm 2011.

Gần đây chúng tôi có tiếp tục điều tra một số các vụ tham nhũng xảy ra tại tập đoàn Vinashin cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tại công ty cổ phần Container quốc tế của Tập đoàn Vinashin tỉnh Hải Dương. Chúng tôi cũng đã tập trung điều tra vụ cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines. Một số vụ tham ô, tham nhũng xảy ra tại Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty dệt kim Đông Phương, chi nhánh 6 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TP.HCM và các vụ tại một số địa phương khác.

Điều được dư luận quan tâm và đánh giá cao, đó là sau khi khởi tố vụ án ố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines thì một trong những đối tượng chính của vụ án này là ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT của Tống công ty Vận tải Hàng hải Việt Nam đã bỏ trốn ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Với một quyết tâm rất cao bằng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và đã truy bắt được ông Dương Chí Dũng. Hiện nay chúng tôi đang tập trung điều tra và sớm kết thúc điều tra vụ án này để đưa ra xét xử trước pháp luật.

Kết quả điều tra các vụ án điểm sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ.

PV: Vâng, những vụ án điểm mà dư luận đang rất quan tâm đó là việc cơ quan điều tra đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và một số đối tượng khác thì ý kiến của Bộ trưởng như thế nào khi mà người dân muốn biết diễn biến điều tra và xử lý các đối tượng đó.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Đây là một trong những vụ án điểm có liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung và đặc biệt lĩnh vực ngân hàng mà dư luận đang hết sức quan tâm. Tôi cũng xin thông báo các vụ án này đã khởi tố điều tra và hiện nay cơ quan điều tra tập trung điều tra, thu thập, xác minh, củng cố chứng cứ và điều tra mở rộng để giải quyết triệt để các lọai đối tượng tội phạm có liên quan đến vụ án này.

Chúng tôi cũng đang với quyết tâm cao tích cực điều tra sớm để kết thúc điều tra đưa ra xét xử các đối tượng này trước pháp luật. Kết quả điều tra khi được kết thúc, chúng tôi sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ.

PV: Một vấn đề khác mà rất nhiều người dân quan tâm đó là tình trạng mãi lộ. Mãi lộ vẫn đang là vấn đề cho người tham gia giao thông bức xúc. Xin hỏi quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Việc đấu tranh, ngăn chặn tình trạng mãi lộ, tình trạng vi phạm tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông cũng được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong đó cơ quan báo chí. Rất nhiều người dân và phương tiện thông tin, báo chí đã cung cấp cho chúng tôi về những hiện tượng vi phạm của cảnh sát giao thông.

Chúng tôi rất chú ý lắng nghe, tiếp thu, chỉ đạo, xác minh và xử lý một cách nghiêm minh những trường hợp vi phạm đưa ra truy tố trước pháp luật, tước quân tịch, cách chức, buộc thôi việc thậm chí còn xử lý trách nhiệm liên đới của các đồng chí lãnh đạo các đơn vị có liên quan. Ví dụ như đơn vị tổ chức cán bộ, đơn vị lãnh đạo của phòng cảnh sát giao thông và thậm chí cả các đồng chí giám đốc và phó giám đốc của các nơi xảy ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng.

Sắp tới chúng tôi tiếp tục chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp không phải chỉ là xử lý các anh em vi phạm mà phải tâm đến chế độ chính sách cho anh em. Bởi vì cảnh sát giao thông phải chịu rất nhiều áp lực như: áp lực công việc, áp lực của xã hội, áp lực trước sự tấn công mua chuộc của người phạm tội, vi phạm, áp lực trong môi trường họat động hết sức khó khăn.

Chính vì thế chúng tôi đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu để có chính sách thỏa đáng đối với những đồng chí tuần tra cảnh sát giao thông, tăng cường công tác giáo dục để khơi dậy niềm tự hào của người chiến sĩ cảnh sát giao thông, tăng cường công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm về quy trình, quy chế công tác n bởi vì vi phạm quy chế, quy trình công tác cũng dễ nảy sinh tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thành lập những đội thanh tra đặc biệt trưc thuộc bộ trưởng để đi kiểm tra, thanh tra và phát hiện xử lý kịp thời nghiêm khắc các hành vi vi phạm

PV: Xin Cảm ơn Bộ trưởng!

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by