Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Điện lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Điện lực. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

0 nhận xét

“Quy định mới sẽ “nhấn” vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực. Với các Tổng công ty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 7 diễn ra 2 ngày qua (30, 31/7), Chính phủ vừa họp bàn, thảo luận xây dựng Nghị định về việc phân cấp, phân công thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ quản lý được đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước. Việc xây dựng nghị định này có quá trình chuẩn bị dài, được Chính phủ bàn nhiều lần, từ năm 2009.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nghị định là sao để gỡ bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các tập đoàn, Tcty nhà nước. Sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tuân theo văn bản pháp quy này trong khi Doanh nghiệp Nhà nước lại có những điểm đặc thù, hoạt động rất riêng, dẫn tới một số khâu, một số vấn đề của khối doanh nghiệp này chưa được quản lý chặt chẽ. Thực tế cũng đã có mốt số sai phạm xảy ra.

Về việc chọn người thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất cho Tập đoàn Điện lực (EVN) thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có thể “ứng viên” không phải là người thuộc tập đoàn. Việc điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực sang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tập đoàn cũng là hướng lựa chọn… rất bình thường.

Theo các quy định hiện tại, vai trò quản lý của Bộ chuyên ngành cũng không rõ ràng. Việc này dẫn tới hiện tượng, khi thanh kiểm tra đơn vị cũng không xác định được rõ trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo mỗi cấp trong khối đại diện chủ sở hữu. Nghị định xây dựng lần này, theo Bộ trưởng Đam, sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, sau nữa là Bộ quản lý tổng hợp.

Tinh thần chung, Bộ trưởng Đam nhắc lại, không trở lại chế độ quản lý Bộ chủ quản mà gắn trách nhiệm quản lý chuyên ngành cả về vốn, về hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác cán bộ.

“Sẽ phân định rõ 2 loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp đặc biệt lớn (như một số tập đoàn chủ lực của nhà nước), quy định mới sẽ “nhấn” hơn nữa vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với các Tcty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm, muốn các tập đoàn, Cty hoạt động hiệu quả, các đơn vị này cần được kiểm toàn thường xuyên. Ngoài kiểm toán nhà nước, Nghị định sẽ xây dựng cơ chế để các công ty kiểm toán tư được công nhận cùng tham gia với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự rà soát lại chi tiêu, tính toán đầu tư sao cho hiệu quả.

Thực tế, Bộ trưởng Đam xác nhận, kết quả kiểm toán của một số tập đoàn, Tcty vừa qua đã bộc lộ nhiều sai phạm về tài chính. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán đó thực hiện nghiêm túc theo kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm của kiểm toán với tinh thần cầu thị, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân theo quy định.

Nguồn: Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?

P.Thảo
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by