Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường lưỡi bò. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đường lưỡi bò. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cái đồ… chinoiserie!

0 nhận xét
In chìm hình đường lưỡi bò và 2 bang của Ấn Độ, đảo Đài Loan một lần Trung Quốc chơi trò thâm độc kiểu chinoiseri

Hành động âm mưu thâm độc của Trung Quốc in hình hộ chiếu điện tử có với quốc gia của họ có bao gồm đường lưỡi bò và đảo của Đài Loan, hai bang của Ấn Độ, một lần nữa bị các nước liên quan phản ứng.

Các visa in hình chìm các hình ảnh nói trên đã bị các cơ quan có chức năng làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam đã cương quyết ấn dấu hủy và từ chối cho nhập cảnh những du khách Trung Quốc mang hộ chiếu có visa này. Đài Loan, Ấn Độ cũng đồng loạt lên tiếng phản ứng.

Tại Hội nghị liên quan đến Biển Đông của các nước Asean tại Camphuchia cũng vạch trần được bộ mặt của Trung Quốc khi dùng tiền mua chuộc Camphucia để ngụy tạo ra tuyên bố chung rằng: các nước ASEAN từ " đoàn kết " thành " đồng thuận ". Bằng chứng, tuyên bố tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh do nước chủ nhà Chủ tịch ASEAN 2012 đệ trình có đoạn ghi : " Tất cả 10 thành viên của ASAN đều đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà tán thành đàm phán với Trung Quốc ở cấp Bộ trưởng và cấp Lãnh đạo ".

Lập tức, tổng Thống Philipines Aquino đã giơ tay xin phát biểu ý kiến. Tổng thống Aquino nói : '' Đoàn kết không có nghĩa là đồng thuận Philipines và một nước khác không tán thành đàm phán song phương. Philipines cam kết sẽ nêu vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn quốc tế . Chúng tôi vì tình đoàn kết của ASEAN nhưng chúng tôi hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần ... "

Nghe xong lời của Tổng thống Aquino, ông Hunsen bối rối và một lúc lấy laị bình tĩnh ông ta nói : " Sẽ ghi ý kiến của Tổng thống Philipinnes vào biên bản của Hội nghị".

“Một nước khác” mà Tổng thống Aquino muốn nhắc đến ai cũng biết đó là Việt Nam. Thông qua Philipines,

Tuy Tổng thống Philipines, Việt Nam đã chuyển thông điệp phản đối đến bạn Camphuchia và cho ai cũng biết, Camphuhia đã vì tiền mà phủ bỏ lòng tin và gây chia rẽ tình đoàn kết của ASEAN.

Còn Trung Quốc thì phủ bỏ toàn bộ những gì mà cha ông họ đã đi trước khi đề cao mối quan hệ bang giao và tôn trọng các quy định quốc tế.

Tương truyền rằng năm 629, vâng chỉ vua Đường Thái Tông, Đường tăng (pháp hiệu Huyền Trang, tên thật là Trần Vĩ) lên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, được nhà vua ban hiệu Tam Tạng và cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng đi đến nước nào sẽ được thị thực thông quan và được vua các nước ấy giúp đỡ.

Hành trình thỉnh kinh của Đường tăng xuyên qua trên trăm nước (có tài liệu ghi 108 nước, có tài liệu ghi đến 138 nước), kéo dài mười mấy năm. Ra khỏi ải Ngọc Môn Quan là hết địa phận Trung Quốc, đi vào sa mạc Gobi; từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hi Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ; từ nước Ca Tất Thi (Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này) chu du Ấn Độ và tu học tại chùa Na Lan Đà (Narandha)...

Câu chuyện Đường tăng thỉnh kinh, dù được chép dưới dạng sử hay truyện hư cấu, cũng phản ánh một chi tiết tối quan trọng cho thấy thế giới vào thế kỷ thứ 7 văn minh và thượng tôn pháp luật cùng thông tục quốc tế không kém ngày nay: tự do giao thương, thông hành do nước này cấp sang nước khác được thừa nhận, mỗi khi nhập, xuất cảnh đều được thị thực. Ngay cả trong truyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay của Dương Chí Hòa, cho dù có hư cấu đến những bảy mươi hai phép thần thông của Tôn Ngộ Không, thì thầy trò Đường tăng cũng trình thông hành xin đóng dấu nhập - xuất, chứ không cậy phép của Tôn Ngộ Không mà đằng vân giá vũ qua khỏi cửa khẩu. Đi đến đâu, thầy trò Đường tăng cũng đều được nước chủ nhà “tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết” như có thể thấy ghi trên các cuốn hộ chiếu ngày nay...

15 thế kỷ trước, thiên hạ đã văn minh, tuân thủ thông lệ quốc tế như thế rồi! Mặt khác cũng có phần vì nhà Đường, khi cấp thông hành cho thầy trò Đường tăng, tuy cũng trong vị trí “đế chế nằm ở trung tâm thế giới” song cũng khiêm cung và rạch ròi nhìn nhận lãnh thổ của mình đến ải Ngọc Môn Quan là chấm dứt, còn thì là của thiên hạ. Nhờ đó mà Đường tăng hoàn thành sứ mạng thỉnh kinh qua trăm họ, bá tánh. Thật tình mà nói, nếu vua Đường thời đó mà ngang ngược ghi nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila thuộc Pakistan), nước Y Ngô (Uighur, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Khuất Chi (Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Kiệt Nhược Cúc Đồ (Kayakubja, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ)... nằm trong lãnh thổ của mình thì thầy trò Đường tăng làm sao mà quá cảnh!

Ấy vậy mà 15 thế kỷ sau, con cháu Đường tăng lại tự ý vẽ ra đường lưỡi bò. Hết in vội in vàng trên bản đồ, sách vở, nay lại in hẳn lên hộ chiếu. Rình rình đợi thiên hạ vô ý vô tứ đóng dấu “nhập, xuất cảnh” nhiều nhiều lên các hộ chiếu đường lưỡi bò đó, là hô toáng lên rằng thiên hạ mặc nhiên công nhận “lãnh thổ lưỡi bò” đó rồi. Rồi từ sự mặc nhiên thừa nhận trong thực tế (theo ngôn ngữ luật pháp quốc tế gọi là de facto) đó, sẽ tự ý diễn dịch là mặc nhiên có giá trị pháp lý (de jure)... Ôi mưu cao, kế dày?

Chưa chắc, người “Phú Lang Sa” ngày xưa (cách gọi về người Pháp) gọi bêu rếu những trò đó là chinoiserie (đến từ tính từ chinois chỉ định cái gì thuộc người Trung Quốc) tức những trò ma bùn, láu cá vặt (một nghĩa của từ chinoiserie)!

Vậy từ nay, hễ ra đường thấy điều gì tương tự sự láu cá, mà bùn, chúng ta có thể gọi là….cái đồ chinoiserie!

Xem thêm →
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

0 nhận xét

“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài “Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc (NLĐ)
Xem thêm các bài viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa – Trường Sa tại http://truongsahoangsa.info
Trường Sa - Hoàng Sa: Việt Nam!
Trường Sa – Hoàng Sa: Việt Nam!

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/08/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop/
Xem thêm →
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng

0 nhận xét

Với mưu đồ xâm chiếm cả Đông Dương, làm bàn đạp “chinh phục” các nước Đông Nam Á, sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị đánh dẹp, Trung Quốc lại đưa ra con bài mới để thu phục Campuchia làm “điểm đột phá” để xâm chiếm toàn Đông Dương.
Bài viêt của Đại tá - nhà văn Bùi Văn Bồng, đăng trên blog cá nhân của tác giả.
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Trong mưu đồ đó, Trung Quốc gặp được Hun Sen và gặp được mối giao kết khá thuận lợi. Theo nhà nghiên cứu người Úc, ông Ben Kiernan: Hun Sen gia nhập Khmer Đỏ vào năm 1967 trong một làn sóng chạy dạt xuống thôn quê của những người cánh tả trẻ. Hun Sen bị thương 5 lần trong các lần tham chiến, bao gồm cả vết thương làm chột một mắt 2 ngày trước khi thủ đô Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ tháng 4 năm 1975. Hun Sen được phong chức Trung đoàn phó của quân Khmer Đỏ ở phía Đông Campuchia. Tháng 5-1977, ông Hun Sen “đào ngũ” sang Việt Nam và nói rằng bất đồng với Khmer Đỏ. Theo nguồn tin từ ban lưu trữ lịch sử Đảng của Campuchia thì việc "Hun Sen chạy sang Việt Nam" là theo lệnh của Sư đoàn trưởng của ông, khi đó ông này đã cử một nhóm người có cả Hun Sen sang liên hệ với Việt Nam trước. Sau khi Việt Nam đã liên lạc trực tiếp với người sư đoàn trưởng này thì họ mới tin việc Hun Sen sang Việt Nam để liên hệ là thật chứ không phải là do thám.
Do ý đồ chiến lược lâu dài được tính toán kỹ, việc Trung Quốc dồn lực giúp Camphuchia là không có gì lạ. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã viện trợ khá nhiều cho Campuchia. Họ cũng đã đồng ý xóa nợ và miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 400 mặt hàng cho quốc gia Đông Nam Á này. Hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước. Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á lần thứ 20.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương mà Campuchia là con bài dễ lợi dụng nhất. Thượng Nghĩ Sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia cho biết hiện nay Campuchia sẽ hợp tác với Công ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án xây dựng nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào(?!).
Khi CT Hồ Cẩm Đào đến Campuchia, ông ta có thể tung ra hàng triệu đô la trợ giúp, còn Campuchia vẫn nợ Trung Quốc đến hơn 8 tỷ đô la và không có khả năng hoàn trả cho nên họ phải giữ quan hệ "tốt", chiều theo chỉ đạo của Trung Quốc hòng mong sớm được Trung Quốc xóa nợ. Trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết 10 hiệp định về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Mới đây chính phủ Campuchia thông báo từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ đô la cho Campuchia. Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Campuchia hơn 1 tỷ đô la. Trung Quốc và Campuchia còn cam kết sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ đô la vào năm 2017. Hiện nay có hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước, khai thác lâm sản và trồng cao su ở những tình giáp biên giới Việt Nam...Campuchia thiếu vốn thì Trung Quốc cho vay hoặc tài trợ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự, giúp Campuchia hiện đại hóa quân đội. Để ghi nhận thành tích nghe lời quan thầy, trong chuyến thăm 4 ngày sang Phnom Penh hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lưu Quang Liệt, đã “trọng thưởng” cho Campuchia 20 triệu USD. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội Hoàng gia Campuchia 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân, cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia, nhiều xa tăng, pháo hạng nặng và cả súng bộ binh. Vì thế, trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh càng trở nên nồng ấm rõ rệt.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh. Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo quan điểm cơ bản của chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương. Ví dụ cụ thể gần đây nhất là trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Phnom Penh. Công ty Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bắt đầu khoan giếng dầu đầu tiên tại Lô F ở ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia…
Vào đầu tháng Tư, tại Hội nghị ASEAN 20, khi các nước ASEAN nói rằng Campuchia đã thỏa hiệp quá mức với Trung Quốc, làm tay trong cho Trung Quốc để cố tình ém nhẹm đi nội dung biển Đông, kiên quyết không đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự của Hội nghị. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Ông ta bác bỏ thông tin cho rằng ASEAN đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại biển Đông (COC). Ông Hun Sen đã hùng hổ: “Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch ASEAN và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình. Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh ASEAN này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa ASEAN và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm”.
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Thế nhưng, tại Hội nghị ASEAN 45 này thì bộ mặt thật của ông Thủ tướng nước chủ nhà đã lộ rõ. Trong khi Philippines đã tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ý kiến của Campuchia về bản tuyên bố chung. Rồi hai Ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục Bộ trưởng Hor Namhong thì ông này gạt phắt, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi phòng họp như lời kể của một phóng viên nước ngoài!
Qua sự việc này, có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Campuchia. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Campuchia trong vai trò Chủ tịch đã tỏ rõ thái độ hoàn toàn nghe lời Trung Quốc và không khoan nhượng. Campuchia khăng khăng và liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm dọa Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, người đại diện của Campuchia cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp như đã đề cập ở trên.
Rõ ràng Campuchia đã hiện nguyên hình là một “con ngựa thành Troie” làm phục binh bắc cầu cho Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho công cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn khi nội bộ khối ASEAN mất đoàn kết. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Campuchia trong việc giữ kín các lập trường và quan điểm đàm phán bí mật trong khối ASEAN.
Một nguy cơ dễ nhận ra là hành động của Campuchia sẽ cản trở các hoạt động của ASEAN theo tiến trình mà các nước ASEAN đã đi vào “guồng” thống nhất. Một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN đã hiện rõ, và từ vết rạn này có thể trở thành một kẽ nứt nghiêm trọng đúng theo ý đồ của Bắc Kinh nhằm ngăn chận việc thành lập "Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN", vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015.
Với sự kiện mất hòa khí và bị chia rẽ này, dư luận cho rằng chính là nhờ Campuchia mà Trung Quốc đã dành được chiến thắng của Trung Quốc ở hiệp đấu đầu tiên trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một kết cục rất bất ngờ ngoài ý muốn đối với Ngoại trưởng Hillary Clinton trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất trong chiến lược đưa Hoa Kỳ trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ?
Về vấn đề này, Giáo sư Thayer (Úc) phân tích: Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Trên thực tế các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề vô cùng cơ bản tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung cho Hội nghị ngoại trưởngASEAN 45.
Giới quan sát phương Tây cho rằng Trung Quốc có thể là đã giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng keo trước nhưng lại thua keo sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc nhờ sự "từ chối" quyết liệt của Campuchia. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do sự phản ứng của cộng đồng ASEAN trước việc Trung Quốc dùng Chủ tịch ASEAN như là con bài đại điện thừa hành của mình để can thiệp trắng trợn vào công việc của nội khối !.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Việc này sẽ còn khó khăn bởi lẽ Trung Quốc có thể tiếp tục xoáy vào những điểm còn khác biệt quan điểm trong ASEAN cũng như "sức mạnh mềm"(như đối với Thái Lan, Brunei) để lung lạc và để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Mặt khác, dư luận cũng lên tiếng chê trách ông Hun Sen rằng, chỉ vì những lợi ích trước mắt mà Campuchia ra mặt ủng hộ Trung Quốc, tự tách ra khỏi cộng đồng các nước ASEAN, có nguy cơ bị cô lập. Hẳn ông Hun Sen chắc cũng không quên rằng gần 40 năm trước, Trung Quốc đã từng dựng lên chế độ Pôn Pốt diệt chủng, chúng giết hơn 3 triệu người Campuchia, thay người Trung Quốc vào chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ nước này, làm thế đứng chân tấn công chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, rồi từ đó làm bàn đạp “Nam tiến” xuống các nước khác ở Đông Nam Á. Và ông đã phản ứng lại chế độ diệt chủng mà ông đã “theo nhầm” này bằng cách chạy sang cầu viện Việt Nam, sau giải phóng 7/1/1979 ông được làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bộ máy Nhà nước do đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo.
Với mưu đồ chiến lược mới này, khi đã khống chế được các nước Đông Nam Á, cái “Lưỡi bò” tham lam đã liếm qua biển Việt Nam, Malaysia, đến tận biển Indonesia thì Trung Quốc chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc. Tiền, cho dù nhiều đến mấy, cũng không bằng quyền độc lập, tự chủ, vì cuộc sống hòa bình lâu bền cho nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tiền không thể mua được tự do, độc lập cho dân tộc đã phải mất biết bao máu xương của người dân Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam mới giành lại được từ tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Vì thực dụng, chỉ biết mình mà phản trắc nghĩa tình, bỏ mất quan hệ cộng đồng là coi như sự tự sát. Ông Hun Sen nên nhớ điều đó. Và trước khi nhận củ cà rốt từ tay trái của “đối tác” với những lời dụ dỗ ngon ngọt “hữu hảo” đầu lưỡi, phải cảnh giác xem cái gậy loại nào đang giấu ở phía sau, chực chờ vụt chết con mối xứ Chùa Tháp ngon lành này bất cứ lúc nào.
BÙI VĂN BỒNG (BLOGPOST)
Xem thêm →
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không còn là “tàu lạ”

0 nhận xét


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Xem thêm →
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Đối thoại Bắc Kinh - Manila đổ vỡ

0 nhận xét

Manila và Bắc Kinh, như Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận ngày 12-5, đã nối lại liên hệ ngoại giao nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa hai nước về bãi cạn Scarborough.
Song ngòi nổ vẫn chưa được tháo gỡ. Vì sao?

Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net
Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc - Ảnh: hkwb.net

Giới quan sát nhận xét việc đối thoại này đã lại như đá ném ao bèo, không thấy hai bên đề cập bất kỳ kết quả nào đạt được.

Pháp lý đối mặt với “cơ sở lịch sử”


Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn lớn giọng lên lớp Philippines khi lặp lại những nội dung như trước. “Trung Quốc nhắc lại quan điểm của mình là yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kiềm chế mọi hành động có thể làm tình hình thêm phức tạp và lan rộng. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và các hành động của phía Philippines” - trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Hồng Lỗi với giọng đe nẹt quen thuộc.

Tương tự, giờ đây không còn mượn loa truyền thông để đổ tội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao này đã ra trực tiếp cáo buộc: “Philippines đã kích động công chúng trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc. Những hành động như thế đã làm xói mòn nghiêm trọng mối quan hệ Trung Quốc - Philippines, đã làm người dân Trung Quốc ở cả trong lẫn ngoài nước phản ứng mạnh”. Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu Manila phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công dân Trung Quốc ở Philippines.

Đáp lại, như Inquirer Daily cho biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhắc lại Manila không nhúng tay vào các cuộc biểu tình phản đối của người dân Philippines ở trong và ngoài nước hôm 11-5. Đề cập cuộc đối thoại, ông Del Rosario chỉ nêu lên những yêu sách của Bắc Kinh mà Manila không thể chấp nhận được. Bắc Kinh ngang nhiên yêu cầu Manila không được quấy rối các tàu dịch vụ công của Trung Quốc đang hoạt động gần bãi cạn Scarborough, các tàu cá Trung Quốc phải được hoạt động bình thường và các tàu của Philippines phải rời khỏi khu vực Scarborough mà Trung Quốc khăng khăng khẳng định thuộc chủ quyền của mình.

Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền dựa trên những gì mà họ gọi là “cơ sở lịch sử” chỉ có Trung Quốc thừa nhận thì Philippines, như ngoại trưởng Del Rosario cho biết, đang hướng tới con đường pháp lý cho một giải pháp hòa bình bền vững đối với các vùng tranh chấp trên biển Đông.

“Cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc có nhiều máy bay và tàu chiến hơn Philippines. Song cho đến cuối cùng, chúng tôi hi vọng chứng minh được rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng” - Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

Chính sách chiếm giữ các vùng biển


Báo Le Monde ngày 12-5 nhận định sự trở lại của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Bắc Kinh nhìn nhận như một tín hiệu đáng báo động. Từ đó Trung Quốc, vốn là nước đòi chủ quyền trên toàn biển Đông qua cái gọi là “đường lưỡi bò”, bắt đầu đặt để những con cờ của mình.

Đề cập đến cuộc đối đầu kỳ lạ đã kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, báo này đặt câu hỏi: lý của kẻ mạnh sẽ thắng ở biển Đông?

Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của Pháp Jean - Pierre Cabestan, Trung Quốc “hiện đang tìm cách chiếm giữ các vùng biển được cho là của mình” theo một chính sách mà ông mô tả là “việc đã rồi” bằng cách tránh can thiệp bằng tàu quân sự của hải quân nước này mà bằng tàu dân sự của năm cơ quan như cơ quan giám sát hàng hải (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên, văn phòng kiểm tra ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, hải quan, lực lượng tuần duyên (cảnh sát) và cơ quan an ninh hàng hải.

Mặt khác, trong ý đồ chiếm giữ các vùng biển, Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ hoạt động của các tàu cá trên biển. Những chương trình hỗ trợ ngư dân ở các tỉnh phía nam Trung Quốc đang thúc đẩy sự ra đời của những đội tàu đánh cá ngày càng hiện đại và vươn ra xa bờ ở các ngư trường nước sâu trên biển Đông. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ đè bẹp các nước láng giềng.

Tỉnh Hải Nam đang triển khai đến biển Đông tàu Hải Nam Bảo Sa 001 với trọng tải 32.000 tấn. Nó như một nhà máy chế biến trên biển với 600 công nhân làm việc. Trang web Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cùng với tàu - nhà máy này còn có một tàu chở dầu 20.000 tấn, tàu vận chuyển 10.000 tấn và ba tàu từ 3.000-5.000 tấn, cùng 300-500 tàu đánh cá trên 100 tấn trong vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông.

Hải Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn tàu chế biến thủy sản lớn nhất trên thế giới. Tàu - nhà máy này được trang bị 14 dây chuyền sản xuất và với sự hỗ trợ của các tàu khác, nó có khả năng chế biến tại chỗ trên 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by