Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn wef. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn wef. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thảo luận với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra

0 nhận xét

Bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á) được tổ chức tại Bangkok của Thái Lan, chiều 31/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới; bày tỏ vui mừng về quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng được củng cố và tăng cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà bà Thủ tướng với tư cách chủ nhà đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu mà Thái Lan đã giành được trong thời gian qua, nhất là việc khắc phục hậu quả các trận lũ lụt cuối năm 2011 và từng bước phục hồi kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Thái Lan trên tinh thần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Hai thủ tướng nhất trí hai bên sẽ tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, các bộ ngành và địa phương, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có như Nhóm Công tác chung về chính trị an ninh, tham khảo chính trị giữa hai bộ Ngoại giao và Ủy ban hỗn hợp về thương mại.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Hai Thủ tướng thỏa thuận sẽ tiến hành cuộc họp nội các chung hai nước vào cuối năm nay và cùng thống nhất cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, trước mắt là hợp tác khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông-Tây; cũng đã trao đổi về sự hợp tác giữa hai nước trong các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng như ASEAN, GMS, ACMECS….; cùng nhất trí cho rằng việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong là nhân tố quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển của tất cả các quốc gia ven sông.
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á

0 nhận xét

Chiều nay (31/5), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực thông qua kết nối”, Hội nghị WEF Đông Á 2012 thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực Châu Á như Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Bahrain, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế như Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổng Giám đốc Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á và hơn 600 đại biểu là các chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 50 quốc gia trên thế giới.

Hội nghị tập trung thảo luận các đề xuất và giải pháp tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF

Các nước đánh giá cao mô hình và kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ ASEAN đã góp phần giúp các nước ASEAN duy trì tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức đang đặt ra cho phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và phục hồi chưa bền vững.

Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỷ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua việc đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á.

Hội nghị nhấn mạnh các nước Đông Á cần tiếp tục quá trình điều chỉnh các mô hình tăng trưởng nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong quá trình này, các nước cần chú trọng tăng cường năng lực ứng phó với các thách thức phát triển đang nổi lên, nhất là triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động không thể dự báo như thiên tai, biến đổi khí hậu. Các nước ASEAN cần tiếp tục quá trình xây dựng nền kinh tế đảm bảo an ninh lương thực, nước và năng lượng, đồng thời chú trọng tới thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên kỷ.

Phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, hợp tác, kết nối khu vực hiện là một trong những xu hướng chủ đạo tại Đông Á với vai trò tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN.

Song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS)…

Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Những thành công đạt được đã tạo cho các nước Đông Á nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn để làm sâu sắc hơn nữa hợp tác và kết nối khu vực; tuy nhiên, quá trình này cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ. Tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp… đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.

Đề cập tới chủ đề trọng tâm của Hội nghị là tăng cường hợp tác, kết nối khu vực như một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Á và góp phần tạo nên sự năng động của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng, nhất là: phát huy các khuôn khổ hợp tác ở kkhu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm (như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á…); đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và đảm bảo hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, với một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by