Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếp xúc cử tri. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếp xúc cử tri. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Vì cái ghế, chế độ sẽ suy vong

0 nhận xét

Tiếp tục chuyến công tác tại TP.HCM, sáng qua 26.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc với cử tri Q.1. Suốt hơn 3 giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã lắng nghe ý kiến cử tri, chủ yếu xoay quanh vấn đề chống tham nhũng, lợi ích nhóm…

Cứ phê phán trực tiếp chúng tôi
Là người đầu tiên phát biểu, cử tri Trần Văn Lài, hỏi thẳng: “Vấn nạn tham nhũng tràn lan khiến người dân vô cùng bức xúc. Bây giờ Bộ Chính trị ra tay liệu có xoay chuyển được tình thế không?”.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Cảm ơn bà con cử tri ngày càng tin tưởng vào hoạt động của Quốc hội (QH), Chủ tịch nước nói: “Nghị quyết, văn bản về chống tham nhũng đã có nhiều, xin không nhắc lại, chỉ xin bám vào ý kiến của cô bác, anh chị. QH đã thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đây là việc làm cụ thể hết sức hệ trọng trong tổng thể hệ thống giải pháp về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước. Nghị quyết T.Ư 4 cũng đã đề cập rất rõ vấn đề này. Việc này nếu làm tốt, làm đúng đắn, làm có hiệu quả thì chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế. Từ nay về sau, cán bộ thuộc diện cấp ủy bầu ra thì dứt khoát hằng năm phải lấy phiếu tín nhiệm. Thường vụ Thành ủy chịu sự giám sát, kiểm tra của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Còn chúng tôi là Ủy viên Bộ Chính trị thì hằng năm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành T.Ư”.
 
Tôi có nghe đồn thổi là ông A, ông B, ông C nào đó ra lệnh cấm đoán. Như vậy là không có quyền. Ai đó có thẩm quyền riêng thì thẩm quyền đó phải được quy định trong điều lệ Đảng hoặc trong Hiến pháp, hoặc trong những đạo luật về tổ chức.
Nếu cấm thì phải nhân danh cái gì, căn cứ đạo luật nào quy định thì mới được
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
“Mà nghe hơi buồn lòng, hơi chạnh lòng là các đồng chí cũng không tin T.Ư lắm. Nghe cái này hơi xấu hổ; nghe ra có vẻ lòng tin có giảm sút đối với T.Ư. Cái này thì báo chí cứ đăng bình thường, đừng có giấu, để mỗi đồng chí Ban Chấp hành T.Ư phải tự suy nghĩ, phải tự răn mình để sửa. Cái gì mình cũng giấu giếm là không được đâu”, Chủ tịch nước nói tiếp. Ông cho rằng, trách nhiệm của người cầm lá phiếu phải có cách nhìn hết sức đầy đủ, khách quan, vô tư, công tâm, vì sự nghiệp của đất nước, chứ không phải vì sự nghiệp của cá nhân mình, lại càng không phải vì cái ghế mình đang ngồi. “Vì cái ghế mình ngồi thì chế độ sẽ suy vong. Muốn chế độ vững bền, xã hội vững bền thì cầm những lá phiếu đó phải rất trọng trách, cần thiết phải có dũng khí nhất định. Tôi hy vọng rằng các vị đại biểu QH, các vị đại biểu HĐND trên cả nước đừng để mất lòng tin của người dân”, ông nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng nói rõ ông “rất thích thú khi gặp quý cô bác, anh chị trong mỗi lần tiếp xúc cử tri, ngoài việc hiến kế để xây dựng đất nước, khi nghe thông tin gì mà cảm thấy không vừa lòng thì cứ hãy phê phán trực tiếp chúng tôi”. “Dù báo chí có đăng tải cũng không sao, không có vấn đề gì cả. Điều quan trọng là ngày hôm qua có thể bị lỗi lầm nhưng ngày hôm nay là thành tựu, là ưu điểm, là tốt. Chứ ngày hôm qua thành tích ghê gớm nhưng ngày hôm nay trở thành một người không ra gì thì phải nói là đau khổ hơn nhiều”, Chủ tịch nước bày tỏ.
“Làm gì cũng sợ hết thì chịu thôi”
Cử tri Phạm Thị Nga nêu vấn đề: “Người dân phát hiện tham nhũng có người dám nói sự thật nhưng có người phải thông qua kênh thông tin báo chí, có trường hợp khi nhà báo đưa tin hoặc đi lấy tin thì lại bị hành hung hoặc bị trù dập”.
 
Nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi
Trước chất vấn của cử tri về lương cán bộ, công chức xã, phường không đủ nuôi sống bản thân, Chủ tịch nước trả lời: “Chúng tôi đã nhận biết được vấn đề này. T.Ư đang tổng kết việc tổ chức bộ máy từ T.Ư đến cơ sở để tính toán lại đề án cải cách tiền lương cho hợp lý hơn trong thời gian tới. Với số lượng bộ máy và ngân sách hiện nay thì không thể nào tăng tiền lương thêm được. Cũng không thể nào đi vay để bổ sung vào quỹ tiền lương. Nếu làm thì rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ đổ vỡ ngay thôi, vì nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi, nếu như tính cả khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước, Chính phủ phải chịu trách nhiệm nữa thì cũng đã xấp xỉ cơ cấu 100%, to lắm, hết sức nguy hiểm và rất khó. Nếu tăng lương theo đúng lộ trình thì thủng lưới ngân sách, không thể lo xuể”.
Chủ tịch nước giải thích, trong các nghị quyết của Đảng đã khẳng định các cơ quan thông tin truyền thông là một trong những công cụ cực kỳ quan trọng, góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí. “Gần đây có anh em (báo chí - NV) gặp tôi than vãn là không được coi trọng lắm. Tôi có nghe đồn thổi là ông A, ông B, ông C nào đó ra lệnh cấm đoán. Như vậy là không có quyền. Ai đó có thẩm quyền riêng thì thẩm quyền đó phải được quy định trong điều lệ Đảng hoặc trong Hiến pháp, hoặc trong những đạo luật về tổ chức. Nếu cấm thì phải nhân danh cái gì, căn cứ đạo luật nào quy định thì mới được”, Chủ tịch nước nói rõ.
Với mong muốn cử tri, báo chí phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện của mình, Chủ tịch nước chia sẻ: “Làm gì cũng sợ hết thì chịu thôi, tôi cũng chịu thôi. Làm gì chỉ cần căn cứ vào việc Đảng có chủ trương không? Nhà nước có luật lệ không? Còn đồn thổi gì đó mà cứ ngồi sợ thì tôi biết thế nào được. Xã hội này không phải dưới sự trị vì của những người đồn thổi. Lần trước tôi đã nói, rồi có anh em gọi điện cho tôi hỏi sao nói dữ vậy, tôi trả lời nói vậy là không có gì dữ cả. Một người có thể trù úm, mươi người có thể trù úm nhưng cả đất nước này, cả dân tộc này thì sao lại sợ? Tôi biết có người thân cô thế cô từng bị trù úm. Cá nhân anh em chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng đã từng bị. Mà có chết chóc gì đâu. Mình có khuyết điểm gì đâu, kỷ luật mình, đuổi mình ra khỏi Đảng, đâu có được. Cao lắm công cụ của người đó là không cho mình lên chức lên lương thôi. Mình đừng có thèm những thứ đó, thì người ta không thể dùng công cụ để khống chế mình. Những ai mà tham những thứ đó thì dễ bị khống chế”.
“Không cần đại học cũng trả lời được”
Trước đòi hỏi của cử tri “cần chỉ rõ địa chỉ cụ thể của nhóm lợi ích”, Chủ tịch nước thẳng thắn: “Cả nước bây giờ đi đâu cũng nghe người dân nói về chuyện này, nhất là các đồng chí cựu chiến binh, hưu trí, lão thành. Tôi xin trả lời hết sức vắn tắt, đây là câu hỏi khó nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật thì không khó. Cấp 1 thôi, không cần đại học cũng trả lời được, dễ ẹt. Tất nhiên đòi hỏi sự hiểu biết, trí và dũng. Nhưng câu chuyện này nói ngay kết quả bây giờ thì không thể làm các đồng chí hài lòng được. Nhưng từ những việc nhỏ, cụ thể, chúng ta làm dần dần lên và phải đi đến đích để chỉ cho ra được cái này. Không phải là chỉ ra rồi thôi mà còn phải giải quyết, dọn dẹp tiêu cực. Làm thời gian qua chưa được bao nhiêu, kết quả công tác này chưa nhiều lắm nên tôi xin phép chưa trả lời cụ thể... ”.
Dùng tiền mặt thế này thì đút lót, hối lộ ghê gớm lắm...
Giải tỏa băn khoăn của cử tri về vấn đề quy định kê khai tài sản của cán bộ, Chủ tịch nước cho rằng đây không phải là chủ trương mới, quan trọng là làm sao để chủ trương này có giá trị trên thực tế.
“Đất nước mình sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để chuyển nền kinh tế tiền mặt sang hoạt động không dùng tiền mặt. Chứ dùng tiền mặt thế này thì đút lót, hối lộ ghê gớm lắm, kiểm soát không nổi... Chủ trương kê khai tài sản mấy năm rồi, mấy khóa rồi vẫn làm chưa được, nó cản trở ghê gớm. Luật có, pháp lệnh có, đủ thứ chuyện nhưng không làm, vẫn không làm và không ai trị gì hết. Vô chủ đến mức độ như thế! Phải nói là còn rất nhiều nhược điểm. Vấn đề đặt ra phải công khai minh bạch. Chứ cái gì cũng bí mật, bí mật hết, có những chuyện không có gì là bí mật cả nhưng cường điệu lên, lợi dụng cái gọi bí mật đó mà che giấu nhiều chuyện thì rất dễ xảy ra tham nhũng”, ông nói.
“Một chuyện nữa không thể không nói là đòi hỏi sự trong sạch và quyết tâm của các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát. Tôi biết bây giờ không phải tất cả cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát đều đóng vai trò đầy đủ hết đâu. Không phải ai trên đời cũng miễn dịch hết sự cám dỗ, hù dọa nhưng tôi tin rằng người đứng đầu cơ quan mà đủ chuẩn, đủ chất, lòng tin của Đảng và của nhân dân đầy đủ thì chắc rằng tuyệt đại anh em bên dưới cũng sẽ theo ngọn cờ đó. Hôm trước có một cử tri đã nói: Các vị làm gì chúng tôi đều biết hết. Tôi nghĩ đây không phải là câu nói nổi tiếng nhưng có thể khẳng định đó là câu nói đáng lưu tâm nhất trong năm. Nghe nó mộc mạc nhưng mà cũng có người sợ”, Chủ tịch nước chia sẻ.
Đình Phú 
Xem thêm →
Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Không kỷ luật, Trung ương đã ‘cân nhắc lợi hại’

0 nhận xét


“Tại sao một đồng chí trong Bộ Chính trị đề xuất với Trung ương nhận kỷ luật về mình? Có lý do cả. Ngoài khẳng định ưu điểm ra, cũng đều đã nêu rất rõ những khuyết điểm chủ yếu mà mình đề xuất với Trung ương”.

Ngày 17/10, tổ đại biểu QH của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri quận 1 và 3 (TP.HCM).

Tại đây, đáp lại những ý kiến góp ý thẳng thắn của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có những phát biểu tâm huyết, chân tình, thấm thía với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xin trân trọng trích giới thiệu tới bạn đọc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1, TP.HCM. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1, TP.HCM. Ảnh: TTXVN

Sau Hội nghị Trung ương 6 vừa rồi, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần lắng nghe những bình luận, đánh giá phê phán, khen chê của bà con cô bác.

Thứ nhất, bức xúc nhất là xung quanh kết quả Hội nghị Trung ương 6. Trung ương 6 bàn 9, 10 chủ đề nhưng cô bác chủ yếu nhắc về kết quả thực hiện kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4. Tôi cũng ngẫm nghĩ, hay là các chủ đề khác, quý vị thỏa mãn rồi như vấn đề tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, giáo dục đào tạo, công nghệ, đất đai, lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng…

Phê bình, tự phê bình không phải là khâu duy nhất

Tôi xin khẳng định trong công cuộc xây dựng Đảng, phê bình và tự phê bình là khâu hết sức quan trọng nhưng nó không phải là một khâu duy nhất. Bản thân Nghị quyết Trung ương 4 cũng nói bốn nhóm giải pháp lớn, mà vấn đề đầu tiên mà Đảng tiến hành là phê bình và tự phê bình. Rộng hơn về xây dựng Đảng là một loạt vấn đề. Ví dụ như sáng nay quý vị cũng nhắc nhở chúng tôi làm sao sớm ban hành quy chế để QH có thể tiến hành sớm việc bỏ phiếu tín nhiệm cho những chức danh mà QH bầu hoặc phê chuẩn. Đó cũng là công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.

Điều thứ hai, kết quả Hội nghị Trung ương lần này mới là kết quả bước đầu. Còn rất nhiều việc phải làm, đối với toàn Đảng, với Trung ương và đối với bản thân Bộ Chính trị. Tại sao Bộ Chính trị đề xuất với Trung ương tự nhận hình thức kỷ luật về mình? Tại sao một đồng chí trong Bộ Chính trị đề xuất với Trung ương nhận kỷ luật về mình? Có lý do cả. Ngoài khẳng định ưu điểm ra, cũng đều đã nêu rất rõ những khuyết điểm chủ yếu mà mình đề xuất với Trung ương. Trung ương xem xét, cân nhắc lợi hại trong thời điểm hiện nay và quyết định là không kỷ luật…

Vấn đề thứ ba mà cô bác rất chú ý, là kỳ họp này QH sẽ thông qua quy chế để cứ hằng năm QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chúng tôi. Đây là một cuộc giám sát kiểm tra hết sức trực tiếp, tất nhiên là bỏ phiếu kín để đánh giá những người mà mình cử ra đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng của đất nước.

Trông đợi 180 triệu con mắt nhân dân

Vấn đề thứ tư là chống tham nhũng. TP.HCM có thể nói là một trong những địa phương đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước và là một trong những địa phương hiến kế rất nhiều trong việc phòng ngừa tham nhũng. Kỳ họp này sẽ sửa Luật phòng chống tham nhũng, thay thế Ban Chỉ đạo Nhà nước để Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này. Từ nay đến cuối năm sẽ hình thành tổ chức này và đi vào hoạt động, Tổng Bí thư sẽ đứng đầu. Nhưng đó mới là quyết tâm chính trị thôi. Vấn đề dân và Đảng đang đòi hỏi là hành động. Chúng tôi hiểu được vấn đề cuối cùng là hành động chứ không phải bằng đó mà thỏa mãn.

Trước đây ta nói “một bộ phận”, sau đó thì là “một bộ phận không nhỏ” tham nhũng. Lúc nãy có cử tri nói cả họ hàng cũng tham nhũng, mức độ hết sức nghiêm trọng. Tôi đề nghị thế này, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa nhưng tôi mong mọi người hãy phát huy sức mạnh của toàn dân, những gì biết được hãy gửi thư đến cơ quan chức năng. Tôi hiểu được hiện nay nhiều người sợ bị trù, bị úm. Nhưng nếu vì những sợ sệt đó mà cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân và chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không?

Chắc chắn không chấp nhận! Chúng tôi mong rằng mỗi lần gặp thế này, cô bác hãy phê phán, nhắc nhở chúng tôi. Chúng tôi rất vui lòng nhận lời và sửa chữa mình. Nguyễn Trãi từng nói: “Người đẩy thuyền, người lật thuyền cũng là dân”, mà Đảng này ra đời cũng từ lòng dân tộc này. Chúng tôi mong đợi cô bác anh chị phát hiện những kiểu tham nhũng nào, không phải một mà nhóm… Chúng tôi có 14 đồng chí Bộ Chính trị là có 28 con mắt nhưng toàn dân có 90 triệu người, tức là có 180 triệu con mắt thì thông minh hơn nhiều và có thể nhìn thấy mọi điều, mọi nơi, mọi chỗ. Ngày xưa một đồng chí lãnh đạo nào đó có khuyết điểm thì có thể giấu được chứ giờ không giấu được đâu. Cá nhân chúng tôi có khuyết điểm gì có lẽ bà con biết hết…

Một câu hỏi thật hóc búa

Xung quanh vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, trong năm qua chúng ta đã có sự thành công trong việc kiềm chế lạm phát, CPI hiện nay còn khoảng 5,13%. Nhưng nó đã để lại hậu quả khá nặng, số DN chết nhiều quá. Theo thống kê tôi thấy, năm rồi và cho tới thời điểm hiện nay, số lượng DN ngưng hoạt động, giải thể lên tới khoảng 100-110.000 DN. Số thua lỗ không dưới 150.000 tỉ đồng, công nhân thất nghiệp rất lớn. Chúng tôi sẽ có giải pháp sớm xử lý nợ xấu.

Vấn đề nữa là cử tri hỏi tại sao đất nước có nhiều thuận lợi nhưng phát triển chậm hơn người ta? Câu hỏi này thật hóc búa. Đại hội XI nói hết rồi, tôi xin vắn tắt lại. Đúng là 25 năm đổi mới ta có nhiều thành tựu, từ đói nghèo đến thoát khỏi đói, đến phát triển trung bình. Có nhiều lý do ta chậm nhưng có một lý do ta chú ý, phải chăng trong việc đất nước chậm phát triển có vấn đề tham nhũng? Đây là một sự thật không thể né tránh được, mặc dù nói ra điều này hết sức đau lòng. Việc xây dựng một mét cầu hay một mét đường đắt hơn gấp đôi Thái Lan và Trung Quốc. Nói mãi, kiểm tra mãi vẫn chưa ra. Điều này dẫn đến nợ công, nợ dân tăng lên rất cao. Chắc chắn một điều trong đó có yếu tố tham nhũng.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by