Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn chu quyen bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu quyen bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Không còn là “tàu lạ”

0 nhận xét


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Xem thêm →
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Thời báo Hoàn Cầu: Bịa đặt và kích động

0 nhận xét

Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt - Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế.
Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường.
Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường.

Trái lại, họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực. Báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” - trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” là một tờ báo như thế.

Lật chuyện và bịa đặt

06h48’ ngày 3-7-2012, báo này đưa lên bài của Chu Mã Liệt nhan đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung đầy rẫy những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động tình cảm chống Việt Nam trong công chúng Trung Quốc và người Hoa trên thế giới.
Dưới các tít phụ “Người “anh em” Việt Nam của chúng ta bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của ta ở Nam Hải”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Vô danh hữu thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”... tờ báo này dựng lên những chuyện tày trời: Nào là chuyện ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam “truy đuổi, bắn, cướp cá”.
Bài báo đưa lời của một ngư dân Quảng Tây là Diệp Thiệu Minh kể việc tàu của ông ta khi đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc thường xuyên bị các tàu chiến Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắn chỉ thiên xua đuổi... khiến họ không làm nghề được.
Vụ việc tàu Trung Quốc cản trở quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 9-6-2011, bị xuyên tạc thành “Tàu cá Trung Quốc bị tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép ở bãi Vạn An, dẫn đến việc lưới của tàu cá Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trái phép. Tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo lê tàu cá Trung Quốc chạy lùi hơn 1 giờ đồng hồ, ngư dân Trung Quốc phải chủ động cắt bỏ lưới mới thoát ra được”.
Một ngư dân khác kể chuyện tàu của ông ta thường xuyên bị tàu kiểm ngư và tàu biên phòng Việt Nam truy đuổi phải cắt lưới để chạy “nếu không, bị họ bắt thì thiệt hại càng lớn, bị phạt khoảng 10 vạn tệ (330 triệu VND)”.
Không những thế, bất chấp sự thật các tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc, bài báo này lại rêu rao về việc tàu cá Việt Nam “thường xuyên xâm phạm lãnh hải Trung Quốc đánh bắt, lại còn xin thuốc lá, rượu, dầu, gạo của ngư dân Trung Quốc”.
Bài báo vu khống: “Từ tháng 6-2004, sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, ngư dân Trung Quốc không ra đánh bắt ở khu vực ranh giới nữa, nhưng người Việt Nam vượt biên sang đánh bắt bên ta rất nhiều. Người Việt Nam dùng lưới điện và thuốc nổ đánh bắt kiểu hủy diệt môi trường, nên tài nguyên bên biển họ cạn kiệt, chả còn gì để đánh bắt nữa” (!?).
Sự kiện Trung Quốc gây hấn, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 được bài báo đổi trắng thay đen thành: Từ ngày 15 đến 19-1-1974, chính quyền Sài Gòn huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo “Vĩnh Lạc” trong quần đảo “Tây Sa”, đánh chiếm các đảo “Cam Tuyền” và “Kim Ngân”, nên “quân dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, đánh đuổi quân đội Nam Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (!?).
Bài báo còn dựng chuyện bịa đặt rằng, quân đội Sài Gòn “xâm chiếm” các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa, An Bang trong thời gian từ tháng 7-1974 đến tháng 2-1975, trong khi trên thực tế, họ đã đóng quân trên các đảo này từ mấy chục năm trước đó.
Bài báo “kết tội” Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã “không ngừng mở rộng việc xâm chiếm các đảo, bãi đá không người ở”, đến khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã chiếm 26 đảo, bãi, trong các năm 1993, 1998 lại chiếm thêm 3 đảo, bãi nữa.

Kích động chia rẽ không lường

Thật nực cười khi tác giả bài báo coi việc Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 là “hành động chiếm đoạt tới hơn 1 triệu cây số vuông vùng biển truyền thống của Trung Quốc”, rồi “đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển của Trung Quốc”.
Bài báo đưa ra tính toán: “Việt Nam mỗi năm khai thác tới 8 triệu tấn dầu mỏ ở vùng biển tranh chấp Trung - Việt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng 30 triệu tấn dầu/năm của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác khoảng 100 triệu tấn dầu, 1.55 tỷ mét khối khí ở vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa), kiếm lợi trên 25 tỷ USD”.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam đã hút dầu của Trung Quốc bán cho Trung Quốc”: Năm 2011, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1,25 triệu tấn dầu thô.
Chưa hết, tác giả còn gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung bằng việc dựng lên chuyện “Việt Nam mượn địa vị là Chủ tịch ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với Trung Quốc”.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển dưới mắt Chu Mã Liệt trở thành hành vi “nhân đám cháy để cướp của” khi Trung Quốc đang phải tập trung đối phó với Philippines trong vụ việc tranh chấp bãi Scarborough.
Cũng báo điện tử Hoàn Cầu, từ ngày 2-7 đã đưa lên giao diện trang chủ bài viết “Xung đột Trung - Việt: màn mở đầu của cuộc chiến bảo vệ Nam Hải” sặc mùi hiếu chiến lấy từ blog của Tây Tử Lâm.
Người này viết: “Nhìn vào vị trí 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu quốc tế hôm 23-6, có thể phát hiện 9 ô này đều nằm trong Đường 9 đoạn (Đường Lưỡi bò), áp sát Việt Nam, tạo thành bức tường hình vòng cung ôm lấy Việt Nam, là một phòng tuyến kiềm chế Việt Nam lấn chiếm Nam Hải của chúng ta”.
Theo tác giả, hiện nay Trung Quốc “có tiền, có súng, có thị trường” và “tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột. Giếng dầu khoan ngay cửa ngõ nhà Việt Nam, liệu họ không bốc hỏa sao? Chưa kể bọn Khỉ (từ tác giả miệt thị Việt Nam - Người dịch) luôn tranh giành chủ quyền Nam Hải với ta.
Nếu bọn Khỉ chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu họ đã khoan trước đây.
Hành động của CNOOC đã dồn bọn Khỉ đến chân tường. Xung đột là điều tất nhiên. Cuộc xung đột Trung - Việt sẽ là màn mở đầu của cuộc chiến tranh thu hồi chủ quyền Nam Hải”.
Thật khó hiểu khi một cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại cho đăng những bài báo với giọng điệu và ngôn từ như thế! “Thời báo Hoàn Cầu” đang toan tính điều gì đây?
Xem thêm →
Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Nhân nhượng là mất chủ quyền

0 nhận xét

Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc, không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.

Bài viết của PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.

Hiện nay, thách thức của Trung Quốc đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở biển Đông là hết sức nghiệm trọng. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong mấy chục năm sau kể từ sự kiện này, Trung Quốc liên tục tiến hành các bước chuẩn bị về lập pháp, cơ sở pháp lý quốc tế và lịch sử, hành chính, chính trị và ngoại giao, thông tin tuyên truyền và sức mạnh quân sự để thực hiện ý đồ bành trướng ở biển Đông.

Nhân nhượng là mất chủ quyền
Nhân nhượng là mất chủ quyền

Chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc


Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở năm 1996, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, Luật về các Hải đảo năm 2010; thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” trái phép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2007… Mới đây (tháng 6.2010), Trung Quốc ban hành Cương yếu phát triển hải dương với tầm nhìn 2020, hoàn thiện các chính sách mới để quản lý, sử dụng, bảo vệ hải đảo, đặc biệt là đảo không có người nhằm vào khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các hoạt động khác còn bao gồm: chương trình hỗ trợ, ưu đãi các tỉnh Quảng Tây và Hải Nam triển khai đăng ký quyền sở hữu đất đai, quản lý địa chính ở Hoàng Sa của Việt Nam và các đảo không người trên biển Đông; quy định đặt cột mốc và tên gọi hải đảo năm 2011, quy chế khai thác du lịch tới Hoàng Sa và xây dựng mở rộng các cơ sở, trạm đón tiếp trên đảo, mở đường cho việc lấn chiếm dân sự đối với các đảo nằm trên vùng biển của Việt Nam và các quốc gia khác.

Đồng thời với việc tăng cường tiềm lực hải quân và không quân (gồm cả tàu sân bay), đến nay, Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện yêu sách chủ quyền trên thực địa thông qua các hoạt động như: tăng cường tập trận, trấn áp, khiêu khích quân sự (năm 2010 Trung Quốc đưa cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải vào tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay); thực hiện “quân sự hóa hàng hải và quân sự hóa hoạt động dân sự” cho đội tàu giám ngư đi tuần tra vùng biển, kiểm tra, truy đuổi, sách nhiễu, thậm chí bắt giữ ngư dân của các nước đang hoạt động; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hàng năm trên biển Đông, ngăn cản tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam; sử dụng sức mạnh kinh tế để đe dọa các đối tác, gia tăng sức ép đối với hoạt động hợp pháp của các bên có chủ quyền tai biển Đông (ngăn cản và đe dọa các công ty nước ngoài thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, liên tục đưa các tàu khảo sát cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn khu vực Hoàng Sa và các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam…

Ngày 26.5 và ngày 9.6.2011, Trung Quốc đã ngang ngược cho tàu vào cắt cáp địa chấn tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam... Thực chất, đây là sự mở màn của cuộc xâm chiếm trên biển nhằm vào Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử khu vực và thế giới. Mục tiêu của hành động này rất rõ ràng: một là, lấn chiếm gần như toàn bộ diện tích biển Đông, trùm lên một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”; Hai là, khẳng định độc quyền đối với toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biển này; và ba là, chiếm toàn bộ các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò”, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Làm gì để bảo vệ chủ quyền?


Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giữ được chủ quyền biển, đảo của mình ở biển Đông hay không? Câu trả lời là: Nếu chần chừ, e ngại và thỏa hiệp với phía Trung Quốc và không hoạch định được một chiến lược hợp lý, chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng bị động đối phó và dần dần sẽ mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông. Nếu chúng ta có bản lĩnh, trí tuệ thì với thế và lực của Việt Nam trong sức mạnh về chính trị, ngoại giao và pháp lý trong bối cảnh thế giới tương đối thuận lợi hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể giữ vững chủ quyền biển, đảo ở biển Đông.

Vấn đề đáng bàn lúc này là chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền ở biển Đông? Để làm phá sản âm mưu độc chiếm biển Đông và thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, làm phá sản tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc…, một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chúng ta là xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Không được nhân nhượng


Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu chiến lược của chúng ta cần bao gồm bốn bộ phận cấu thành.

Một là, mục tiêu hàng đầu là bảo vệ bằng được thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thực chất của nhiệm vụ này là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên dầu khí và tài nguyên cá. Đây là khu vực vực biển thuộc sổ đỏ quốc gia, là quyền đương nhiên của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, không một ai có thể cướp đoạt được. Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý với bất cứ giá nào, không được nhân nhượng. Chỉ cần một nhân nhượng nhỏ là chúng ta sẽ mất tất cả.

Trọng tâm nhiệm vụ là ngăn chặn việc Trung Quốc cho tàu vào quấy phá các hoạt động thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các phương tiện Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc đặt giàn khoan hay những cấu trúc nhân tạo đầu tiên trên thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cần dồn toàn bộ lực lượng, mọi phương tiện và tiến hành mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý và quân sự cần thiết để đạt mục tiêu này với bất cứ giá nào. Hành vi gây hấn như đối với tàu Bình Minh 2 ngày 26.5.2011 hay đối với tàu Viking II ngày 9.6.2011 trên vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, nếu để tiếp tục tái diễn, thì sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu và hết sức nguy hiểm. Một giàn khoan hay cấu trúc nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc, nếu đặt được trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ giống như một “lỗ thủng” trên tuyến đê phòng ngự thềm lục địa. Nếu để xảy ra sự cố này, toàn bộ tuyến đê phòng ngự có thể bị sụp đổ, không cứu vãn được.

Hai là, kiềm chân Trung Quốc trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, không để Trung Quốc áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982, lấy quần đảo Hoàng Sa làm các điểm cơ sở để xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý trùm lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, chúng ta cần sử dụng các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc nhằm tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này

Có thể trong nhiều năm nữa, chúng ta chưa thể thu hồi được quần đảo Hoàng Sa, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta mất chủ quyền đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển năm 1982, nên không có giá trị xác lập chủ quyền. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh bền bỉ, không được lùi bước, không được nhân nhượng. Chỉ cần chứng minh cho thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với đầy đủ những căn cứ lịch sử và pháp lý, chúng ta cũng đã có thể bước đầu ngăn bước tiến của Trung Quốc vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ba là, đồng thời với việc tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ pháp lý với đầy đủ các chứng cứ và lập luận khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, trên thực tế, chúng ta cần đấu tranh giữ nguyên trạng tại khu vực quần đảo này. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần liên kết với các nước khác là các bên tranh chấp để tạo ra đối trọng với Trung Quốc; đồng thời kiềm chân Trung Quốc trên các điểm mà họ đang chiếm giữ trái phép, không để Trung Quốc lấy quần đảo Trường Sa làm điểm cơ sở ( áp dụng điều 47 Công ước Luật Biển năm 1982) để xác lập các vùng biển lấn sâu vào vùng biển phía Tây Nam của Việt Nam. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì giữ nguyên trạng Trường Sa cũng là mong muốn của các nước tranh chấp khác tron khu vực.

Bốn là, xác định phạm vi 12 hải lý cho các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở vận dụng quy định của luật biển quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là điều 121 Công ước Luật biển 1982, theo đó những đảo không có điều kiện cho con người sinh tồn và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp chúng ta thu hẹp đến hơn 95% diện tích của khu vực tranh chấp trên biển Đông; đồng thời góp phần kiềm chân Trung Quốc trên các đảo mà họ đang chiếm giữ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, xác định được mục tiêu chiến lược hợp lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là định hướng cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những biện pháp cần thiết trước mắt và trong những thập kỷ tới, góp phần làm phá sản tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, góp phần giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Xem thêm →
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Cuộc chiến pháp lý về biển Đông

0 nhận xét

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6 với 99,2% đại biểu tán thành.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại Điều 1 của luật Biển cho thấy Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập từ hàng trăm năm trước.

Ngày 24/6, trao đổi với ThS Hoàng Việt, giảng viên đại học Luật TP HCM đang có mặt ở Hà Nội, ông khẳng định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu trên thực tế hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này còn là đất vô chủ. Việc các nhà nước phong kiến Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo đó là thật sự, rõ ràng, liên tục và hoà bình”.

Vũ khí mới bảo vệ biển đảo

Theo ThS Hoàng Việt, luật Biển Việt Nam được thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối như vậy cho thấy quyết tâm luật hoá các vấn đề phức tạp liên quan đến biển, đảo của Nhà nước ta là rất cao. Trước đây, đã có lần chúng ta muốn thực thi ý chí mạnh mẽ này của quốc gia nhưng điều kiện chưa thật hội đủ. Nay, chúng ta đã là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên chúng ta có cơ hội để tiệm cận với nhiều quy định chung của nó, đặc biệt là nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Đây còn là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển.

Tương tự, TS Dương Danh Huy từ quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Anh Quốc, trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/6 cũng cho rằng, luật Biển lần này của Việt Nam càng tuân thủ các điều khoản của UNCLOS bao nhiêu thì sự ủng hộ của quốc tế dành cho Việt Nam sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Đấy cũng là cách để Việt Nam có thể vận dụng Luật quốc tế để đấu tranh chống lại “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đang đòi hỏi chiếm hữu 80% diện tích Biển Đông hiện nay.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển
Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển cho thấy Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập tự hàng trăm năm trước. 

Ngày 22/6, trả lời phỏng vấn báo Yomiuri, Nhật, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói rõ, việc thông qua luật Biển Việt Nam thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đây là thời điểm chín muồi để tỏ rõ quyết tâm khẳng định chủ quyền của đất nước trước những đòi hỏi vô lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Phúc nhìn thấy trong bộ Luật vừa thông qua có các biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam. Đây là những quyền cơ bản của một nước đã được thừa nhận bởi chính Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 21/6, trang web bộ Ngoại giao Việt Nam đăng tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao khẳng định: Luật Biển Việt Nam vừa thông qua là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa trên Biển Đông. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: Trường Sa - Hoàng Sa được đề cập đến trong Luật Biển Việt Nam không làm ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, vì đây không phải là vấn đề mới mà chỉ tiếp nối các luật Việt Nam đã có trước đây.

Theo RFI, Pháp, ngày 22/6, trong vấn đề Biển Đông, khi nói đến pháp lý, Bắc Kinh hoàn toàn không đưa ra được một chứng cứ nào để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Có lẽ đây là lý do khiến cho Bắc Kinh “nổi cơn thịnh nộ” và đe dọa chống lại luật Biển của Việt Nam một cách kịch liệt. Đối với người dân Việt Nam, lời dọa nạt của Bắc Kinh không làm họ lo sợ. Luật Biển là ngọn gió mới làm giới thanh niên sinh viên lên tinh thần. Ít ra những người có trách nhiệm cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay đàm phán trên bàn hội nghị kể từ nay có thêm trong tay những cơ sở pháp lý như là một vũ khí mới để bảo vệ biển đảo.

Trung Quốc phản đối gay gắt
Ngày 22/6, theo phân tích của nhật báo Mỹ New York Times, trong một “pha biểu diễn quyết tâm” đối đầu với mọi tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc đã đả kích một cách mạnh mẽ việc Việt Nam thông qua luật Biển khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa).

Thái độ giận dữ của Trung Quốc được biểu lộ hai tuần trước khi diễn ra Hội nghị cấp Ngoại trưởng của ASEAN tại Phnom Penh, trong đó sẽ có sự tham dự của các Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc. Theo giới phân tích, Biển Đông sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự. Bắc Kinh đã gấp rút ban hành một số biện pháp hành chánh trong mưu toan đặt quốc tế và các nước láng giềng trước sự đã rồi. Mới đây, Trung Quốc tuyên bố nâng cấp địa bàn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng với đảo Macclesfield Bank (Trung Quốc gọi là Trung Sa) thành Thành phố Tam Sa. Người phát ngôn bộ Ngoại giaoViệt Nam đã lên án hành động này của Trung Quốc.

Cũng trong kế hoạch biến Biển Đông thành ao nhà, Trung Quốc tiếp tục duy trì tàu ngư chính và tàu đánh cá bên ngoài vùng bãi đá ngầm Scarborough, sau hơn hai tháng diễu võ giương oai. Theo nhận định của tờ New York Times, Hội nghị Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) tại Phnom Penh trong hai tuần tới diễn ra khi tình hình Biển Đông căng thẳng và cạnh tranh ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng. Trong bối cảnh này, việc Việt Nam đã chủ động khẳng định chủ quyền biển đảo bằng một đạo luật quốc gia là một hành động lập pháp đầy ý nghĩa.

Cũng theo ông Đinh Kim Phúc, thông qua một đạo luật là hoạt động của nhà nước pháp quyền, nhưng đạo luật đó có đi vào cuộc sống như mong muốn hay không, còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua có thể chưa phải là công cụ vạn năng để giải quyết tất cả các tranh chấp về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và trên Biển Đông với các bên liên quan, nhưng đó sẽ là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông trong khuôn khổ Hiến chương LHQ và UNCLOS.

Luật Biển Việt Nam vừa thông qua là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa trên Biển Đông. (Bộ Ngoại giao Việt Nam).
Xem thêm →
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Google sửa sai về chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông

0 nhận xét

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay (10/5) cho biết, Google đã sửa lỗi làm sai lệch chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông trong sản phẩm bản đồ trực tuyến Google Maps.

Chùa trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chùa trên đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị”, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều nay. “Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”, ông nói thêm
Ông Nghị cũng cho biết Bộ Ngoại giao vừa qua đã gặp đại diện của Google, nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ Google Maps thể hiện sai lệch chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay sau đó Google đã tiến hành sửa những lỗi này.
Trước đó cư dân mạng phát hiện bản đồ trực tuyến Google Maps có chú thích không chính xác về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong năm 2010, dịch vụ bản đồ trực tuyến Google Maps cũng từng có những sai sót làm sai lệch chủ quyền Việt Nam, như cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), Tân Thanh (Lạng Sơn) hay một nửa thành phố Lào Cai lại nằm bên kia biên giới Trung Quốc. Sau khi Bộ Ngoại giao yêu cầu chỉnh sửa, Google cũng đã sửa lại các thông tin sai lệch này.
Trong cuộc họp báo hôm nay, ông Lương Thanh Nghị cũng đưa ra bình luận về việc Trung Quốc mới đây đưa giàn khoan dầu khổng lồ ra khai thác tại Biển Đông. “Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin này. Chúng tôi cho rằng hoạt động của các nước tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia khác, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
Hãng tin Reuters hôm 3/5 dẫn thông tin từ Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, cho hay giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981 của Trung Quốc sắp đi vào hoạt động tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ocean Oil 981 sẽ khoan dầu tại lô Liwan 6-1-1, cách Hong Kong khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines. Động thái này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp chủ quyền với Philippines tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham.
Cũng trong chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố về việc một số quan chức Đài Loan mới đây ra đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Việt Nam phản đối một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, ông Nghị nêu rõ. “Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by