Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngư dân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngư dân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Thời báo Hoàn Cầu: Bịa đặt và kích động

0 nhận xét

Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt - Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế.
Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường.
Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường.

Trái lại, họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực. Báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” - trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” là một tờ báo như thế.

Lật chuyện và bịa đặt

06h48’ ngày 3-7-2012, báo này đưa lên bài của Chu Mã Liệt nhan đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung đầy rẫy những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động tình cảm chống Việt Nam trong công chúng Trung Quốc và người Hoa trên thế giới.
Dưới các tít phụ “Người “anh em” Việt Nam của chúng ta bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của ta ở Nam Hải”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Vô danh hữu thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”... tờ báo này dựng lên những chuyện tày trời: Nào là chuyện ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam “truy đuổi, bắn, cướp cá”.
Bài báo đưa lời của một ngư dân Quảng Tây là Diệp Thiệu Minh kể việc tàu của ông ta khi đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc thường xuyên bị các tàu chiến Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắn chỉ thiên xua đuổi... khiến họ không làm nghề được.
Vụ việc tàu Trung Quốc cản trở quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 9-6-2011, bị xuyên tạc thành “Tàu cá Trung Quốc bị tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép ở bãi Vạn An, dẫn đến việc lưới của tàu cá Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trái phép. Tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo lê tàu cá Trung Quốc chạy lùi hơn 1 giờ đồng hồ, ngư dân Trung Quốc phải chủ động cắt bỏ lưới mới thoát ra được”.
Một ngư dân khác kể chuyện tàu của ông ta thường xuyên bị tàu kiểm ngư và tàu biên phòng Việt Nam truy đuổi phải cắt lưới để chạy “nếu không, bị họ bắt thì thiệt hại càng lớn, bị phạt khoảng 10 vạn tệ (330 triệu VND)”.
Không những thế, bất chấp sự thật các tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc, bài báo này lại rêu rao về việc tàu cá Việt Nam “thường xuyên xâm phạm lãnh hải Trung Quốc đánh bắt, lại còn xin thuốc lá, rượu, dầu, gạo của ngư dân Trung Quốc”.
Bài báo vu khống: “Từ tháng 6-2004, sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, ngư dân Trung Quốc không ra đánh bắt ở khu vực ranh giới nữa, nhưng người Việt Nam vượt biên sang đánh bắt bên ta rất nhiều. Người Việt Nam dùng lưới điện và thuốc nổ đánh bắt kiểu hủy diệt môi trường, nên tài nguyên bên biển họ cạn kiệt, chả còn gì để đánh bắt nữa” (!?).
Sự kiện Trung Quốc gây hấn, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 được bài báo đổi trắng thay đen thành: Từ ngày 15 đến 19-1-1974, chính quyền Sài Gòn huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo “Vĩnh Lạc” trong quần đảo “Tây Sa”, đánh chiếm các đảo “Cam Tuyền” và “Kim Ngân”, nên “quân dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, đánh đuổi quân đội Nam Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (!?).
Bài báo còn dựng chuyện bịa đặt rằng, quân đội Sài Gòn “xâm chiếm” các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa, An Bang trong thời gian từ tháng 7-1974 đến tháng 2-1975, trong khi trên thực tế, họ đã đóng quân trên các đảo này từ mấy chục năm trước đó.
Bài báo “kết tội” Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã “không ngừng mở rộng việc xâm chiếm các đảo, bãi đá không người ở”, đến khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã chiếm 26 đảo, bãi, trong các năm 1993, 1998 lại chiếm thêm 3 đảo, bãi nữa.

Kích động chia rẽ không lường

Thật nực cười khi tác giả bài báo coi việc Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 là “hành động chiếm đoạt tới hơn 1 triệu cây số vuông vùng biển truyền thống của Trung Quốc”, rồi “đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển của Trung Quốc”.
Bài báo đưa ra tính toán: “Việt Nam mỗi năm khai thác tới 8 triệu tấn dầu mỏ ở vùng biển tranh chấp Trung - Việt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng 30 triệu tấn dầu/năm của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác khoảng 100 triệu tấn dầu, 1.55 tỷ mét khối khí ở vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa), kiếm lợi trên 25 tỷ USD”.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam đã hút dầu của Trung Quốc bán cho Trung Quốc”: Năm 2011, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1,25 triệu tấn dầu thô.
Chưa hết, tác giả còn gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung bằng việc dựng lên chuyện “Việt Nam mượn địa vị là Chủ tịch ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với Trung Quốc”.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển dưới mắt Chu Mã Liệt trở thành hành vi “nhân đám cháy để cướp của” khi Trung Quốc đang phải tập trung đối phó với Philippines trong vụ việc tranh chấp bãi Scarborough.
Cũng báo điện tử Hoàn Cầu, từ ngày 2-7 đã đưa lên giao diện trang chủ bài viết “Xung đột Trung - Việt: màn mở đầu của cuộc chiến bảo vệ Nam Hải” sặc mùi hiếu chiến lấy từ blog của Tây Tử Lâm.
Người này viết: “Nhìn vào vị trí 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu quốc tế hôm 23-6, có thể phát hiện 9 ô này đều nằm trong Đường 9 đoạn (Đường Lưỡi bò), áp sát Việt Nam, tạo thành bức tường hình vòng cung ôm lấy Việt Nam, là một phòng tuyến kiềm chế Việt Nam lấn chiếm Nam Hải của chúng ta”.
Theo tác giả, hiện nay Trung Quốc “có tiền, có súng, có thị trường” và “tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột. Giếng dầu khoan ngay cửa ngõ nhà Việt Nam, liệu họ không bốc hỏa sao? Chưa kể bọn Khỉ (từ tác giả miệt thị Việt Nam - Người dịch) luôn tranh giành chủ quyền Nam Hải với ta.
Nếu bọn Khỉ chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu họ đã khoan trước đây.
Hành động của CNOOC đã dồn bọn Khỉ đến chân tường. Xung đột là điều tất nhiên. Cuộc xung đột Trung - Việt sẽ là màn mở đầu của cuộc chiến tranh thu hồi chủ quyền Nam Hải”.
Thật khó hiểu khi một cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại cho đăng những bài báo với giọng điệu và ngôn từ như thế! “Thời báo Hoàn Cầu” đang toan tính điều gì đây?
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by