Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Quốc Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Quốc Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Sức mạnh lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo Nga

0 nhận xét
Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo được hình thành trong biên chế cơ cấu tổ chức lực lượng của Hải quân Liên bang Nga, có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ vùng biển, lãnh hải, hải đảo và những khu vực, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia của Liên bang, lực lượng phòng thủ bờ biển, trên thực tế là những người lính gác và những người bảo vệ vững chắc cho vùng nước, vùng trời và chiến lược hải dương của Liên bang Nga ngày nay.

Tính chất chiến thuật và những nguyên tác chiến thuật cơ bản của lực lượng phòng thủ bờ biển Liên bang Nga

Cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo của Hải quân liên bang bao gồm:

  • Lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển (БРАВ),
  • Lực lượng lính thủy đánh bộ (МП),
  • Các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo. (БО).

Những tính chất chiến thuật chủ yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển:

  • Năng động và linh hoạt cao độ trong tác chiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ trong cà thời bình và thời chiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác quân chủng khi chiến đấu từ hướng biển.
  • Tính chiến đấu kiên định, vững chắc bền vững, hỏa lực mạnh
  • Tính cơ động linh hoạt cao độ;
  •  Không quá lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến của Hải quân, hạm đội và hệ thống phòng thủ quốc gia.

Điểm yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển là: Cần có hệ thống đảm bảo C4I2 được tự động hóa cao độ và hệ thống hậu cần kỹ thuật ổn định, khoa học để có khả năng tác chiến dài ngày, ổn định và tăng cường sức mạnh, đặc biệt quan trọng là hệ thống thông tin trinh sát, tình báo, chỉ thị mục tiêu.

Lực lượng pháo tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo

Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng pháo binh –tên lửa phòng thủ bờ biển, hải đảo:

  • Tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn tầu vận tải, congvoa quân sự, các đơn vị lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương;
  • Hỏa lực yểm trợ, bảo vệ các khu vực bờ biển và hải đảo, các căn cứ quân sự các hải cảng ven biển của hải quân và hạm đội, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven bờ và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành tác chiến trên đảo hoặc ven biển, phòng thủ từ hướng biển, chiến đấu với các chiến hạm nổi của đối phương;
  • Tấn công phá hủy, tiêu diệt các căn cứ hải quân, các hải cảng của đối phương;
  • Tiêu diệt và đè bẹp chế áp binh lực và các phương tiện hỏa lực của đối phương trên bờ biển lục địa và hải đảo.

Lực lượng lính thủy đánh bộ: Là lực lượng bộ binh có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ, đánh chiếm các khu vực bờ biển hoặc đảo, quần đảo. Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể tác chiến độc lập hoặc nằm trong đội hình tác chiến tập đoàn quân binh chủng hợp thành của lục quân hoặc lực lượng đổ bộ đường không.

Mục tiêu chiến đấu của lính thủy đánh bộ trong tác chiến đổ bộ đường biển.

  • Đánh chiếm khu vực bàn đạp đầu cầu, là lực lượng chủ lực đột phá thế đội 1 đánh chiếm lại các căn cứ hải quân, đảo, quần đảo;
  • Hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng lục quân, tấn công trên hành lang công kích từ hướng biển.
  • Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ các lực lượng hải quân hạm đội khi neo đậu..

Nhiệm vụ của lực lượng lính thủy đánh bộ:

  • Đánh chiếm các khu vực đổ bộ, triển khai và giữ vững các bãi đổ bộ đầu cầu, bảo vệ chắc chắn khu vực đổ bộ. Đánh chiếm các tuyến chiến đấu và các hỏa điểm, mục tiêu quan trọng trên bờ biển và hải đảo, bảo vệ chắc chắn và đợi lực lượng chủ yếu của hải quân và lục quân tiếp chiến, đánh chiếm cầu tầu, bến cảng, khu căn cứ hải quân của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên bờ biển, hải đảo như (đài radar trinh sát, đài điều khiển, hệ thống sở chỉ huy đối phương dọc ven biển, các trận địa vũ khí công nghệ hiện đại, vũ khí chính xác, vũ khí có tầm bắn xa, sức hủy diệt lớn, các trận địa tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa, các sân bay ven biển của đối phương.
  • Phối hợp với các lực lượng vũ trang khác (biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng lục quân) tiến hành các chiến dịch chống đổ bộ đường biển trên mọi hướng, tiến hành các hoạt động đổ bộ từ phía biển tấn công vào đội hình đổ bộ của đối phương trên đảo hoặc ven biển;


Các đơn vị binh chủng hợp thành của lính thủy đánh bộ: Lữ đoàn, sư đoàn. Các phân đội lính thủy đánh bộ: trung đoàn, tiểu đoàn.

Lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển - hải đảo

Các phân đội cơ bản của lực lượng pháo binh – tên lửa bảo vệ bờ biển là các trung đoàn tên lửa bờ biển, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ độc lập tác chiến đến 300 km theo chiều rộng tuyến phòng thủ và chiều sâu..

Trung đoàn tên lửa bờ biển có cơ cấu biên chế: phân đội chỉ huy tham mưu tác chiến, các đơn vị tên lửa, đơn vị bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, trung đoàn tên lửa bờ biển có thể là trung đoàn chiến đấu cơ động hoặc cố định tại chỗ, tầm xa, tầm trung hoặc tầm gần.

Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển

Đơn vị tác chiến cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển là các Tiểu đoàn pháo binh: bao gồm các phân đội chỉ huy, điều khiển hỏa lực, từ 2 đến 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo hậu cần và phân đội đảm bảo kỹ thuật pháo binh.

Một đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển

Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ bờ biển là tổ hợp các hoạt động theo khả năng cơ động của các phân đội, sơ đồ bố trí hỏa lực của các phân đội trên các trận địa hỏa lực và các khu vực hỏa lực của lực lượng. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động tác chiến của lực lượng được thể hiện trong nhiệm vụ chiến đấu được giao kể cả thời bình và thời chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến đấu được giao, người chỉ huy lên quyết tâm chiến đấu, chỉ huy các phân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấy, triển khai các hoạt động điều hành tác chiến trong trận đánh, tổ chức đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khi nhận được nhiệm vụ triển khai khu vực hỏa lực, người chỉ huy tiến hành các hoạt động chiến thuật: triển khai đội hình chiến đấu (cơ động vào khu vực trận địa, triển khai đội hình trận địa hỏa lực và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (cấp độ sẵn sàng chiến đấu), ( thường xuyên; tăng cường;   cảnh giới sẵn sàng chiến đấu cao nhất; toàn bộ sẵn sàng chiến đấu). tiến hành các hoạt động trinh sát, rà quét và tiếp nhận thông tin trinh sát từ các cấp nhằm phát hiện mục tiêu, xác định và xử lý thông tin phần tử bắn, khai hỏa phóng tên lửa – nổ súng tấn công vào thời gian - (H); (H);+(H) theo mệnh lệnh cấp trên hoặc thời gian dự kiến theo những kịch bản có sẵn được xây dựng và nguồn thông tin trinh sát nắm bắt được (trong trường hợp độc lập tác chiến trên đảo, quần đảo hoặc bờ biển mà không nhận được mệnh lệnh trực tiếp – (do đối phương phá hoại, chế áp điện tử  - thông tin).

Sơ đồ pháo tự hành SY - 130 phòng thủ bờ biển

Sau khi đòn tấn công thứ nhất được thực hiện, người chỉ huy ra mệnh lệnh đưa lực lượng (pháo binh – tên lửa) ra khỏi khu vực trận địa trước đòn phản công của đối phương và đưa các đơn vị thuộc quyền về trạng thái sẵn sàng phóng đạn – nổ súng đợt 2.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn là sự bố trí trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ các phân đội trên địa bàn tác chiến, xác định hướng phóng đạn và hướng tiến của đối phương. Định hướng trong quan hệ liên kết phối hợp giữa các phân đội trên cơ sở hướng phóng đạn và dự kiến tọa độ mục tiêu, khả năng đảm bảo tốt nhất khi phóng đạn, khả năng ngụy trang, khả năng che chắn phòng thủ. Đồng thời phải tính toán kỹ càng vị trí của sở chỉ huy và đơn vị hậu cần kỹ thuật cũng như các tuyến đường cơ động. Đội hình chiến đấu bao gồm có sở chỉ huy đơn vị, đội hình chiến đấu của các phân đội hỏa lực và các phân đội hậu cần kỹ thuật.

Theo điều lệnh: Trung đoàn bố trí trong khu vực hỏa lực được phân công, các tiểu đoàn tên lửa – trên các trận địa phóng đạn, phía sau là tiểu đoàn hậu cần kỹ thuật. Với tiểu đoàn pháo binh: cũng tương tự như trên, bao gồm trận địa pháo của tiểu đoàn, sở chỉ huy tác chiến, các khẩu đội pháo – trên các vị trí hỏa lực.

Trong tác chiến hiện đại, một phân đội tên lửa có thể quản lý nhiều mục tiêu khác nhau được giao, đồng thời, nhiều trận địa tên lửa có thể quản lý theo dõi một mục tiêu.

Pháo binh bảo vệ bờ biển: CY-130 thông thường bảo vệ một hướng phòng thủ chủ yếu và các hướng tăng cường. Hỏa lực một đơn vị pháo binh trên một trận địa phảo quản lý một nhóm mục tiêu cụ thể. Khi có mệnh lênh cấp trên sẽ chuyển hướng hỏa lực vào sâu theo hành lang tân công của đối phương, hoặc chuyển hướng bắn chi viện, che phủ hoặc tiêu diệt tầu, xuồng đổ bộ.

Các phân đội tên lửa thông thường có nhiều trận địa thay thế: sau loạt đạn đầu tiên, các phân đội tên lửa cơ động di chuyển nhằm thoát khỏi hỏa lực phản kích của đối phương, các khẩu đội pháo trong giai đoạn ngày nay, được thiết kế có khả năng tự hành, sẽ di chuyển theo mệnh lệnh người chỉ huy cấp trực tiệp trong trường hợp có nguy cơ bị phản kích từ hòa lực đối phương, lệnh cơ động di chuyển thường được cập nhật sau khi hoàn thành các loạt bắn tập trung (dồn dập 1; dồn dập 2…).

Lực lượng lính thủy đánh bộ:

Sư đoàn lính thủy đánh bộ bao gồm: Các đơn vị chiến đấu, các đơn vị bảo đảm chiến đấu, các phân đội hậu cần, kỹ thuật, các phân đội tham mưu tác chiến, điều hành tác chiến, trinh sát đa năng.

Đổ bộ đường biển của xe thiết giáp

Các đơn vị chiến đầu: Là các trung đoàn lính thủy đánh bộ, được tăng cường các trung đoàn xe tăng, xe thiết giáp, trung đoàn pháo binh, trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng cường trung đoàn tên lửa phòng không.

Những phân đội chiến đấu trong trung đoàn lính thủy đánh bộ gồm:

  • Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cơ giới trên các xe BTR và BMP với một khẩu đội pháo tự hành;
  • Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ công kích;
  • Tiểu đoàn xe tăng;
  • Khẩu đội pháo phản lực;
  • Khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội tên lửa phòng không.

Đơn vị lính thủy đánh bộ binh chủng hợp thành có nhiệm vụ tiến hành các các hoạt động tác chiến đổ bộ ở cấp chiến dịch đổ bộ, đơn vị có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các đơn vị lục quân trong các hoạt động tác chiến phòng thủ bờ biển hoặc hải đảo.

Sơ đồ đổ bộ đánh chiếm khu vực đầu cầu và mở rộng bàn đạp tiêu diệt địch

Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trong một trận đánh đổ bộ độc lập có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, sinh lực địch, xe tăng thiết giáp, pháo binh và các cụm hỏa lực chống tăng của đối phương, tiêu diệt các phương tiện vũ khí hủy diệt lớn, tấn công sân bay, phá hủy máy bay chiến đấu của đối phương, chiếm giữ căn cứ, bàn đạp đổ bộ hoặc tuyến phòng ngự cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp cận giải quyết chiến trường.

Đổ bộ cấp chiến thuật được sử dụng trong phòng thủ biển đảo:

  • Chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương trên bờ biển, kết hợp với các lực lượng khác (lục quân) tấn công trên hướng biển với mục đích bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng địch trên bờ biển.;
  • Đánh chiếm lại và phòng thủ mục tiêu quan trọng (hải cảng, sân bay, các hòn đảo vừa và nhỏ, các khu vực quan trọng trên bờ biển cho đến khi lực lượng chính tiếp cận mục tiêu; phá hủy hệ thống điều hành tác chiến của đối phương và những hoạt động hậu cần kỹ thuật của đối phương. 

Sau khi nhận nhiệm vụ đổ bộ tác chiến, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần nắm chắc:

  • Nhiệm vụ đổ bộ đường biển của đơn vị và của tiểu đoàn, quy trình đảm bảo công tác đổ bộ.
  • Đánh giá tình hình phòng thủ chống tấn công đổ bộ đường biển của đối phương và tính chất, điều kiện địa hình trong khu vực đổ bộ và chiến đấu, hệ thống hàng rào vật cản, bãi mìn, thủy lôi dưới nước và trên bờ. 
  • Xác định chính xác, trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ, các phương án chiến đấu đánh chiếm vị trí đổ bộ và tính toán, sắp xếp các đợt đổ bộ.
  • Điều kiện địa hình thời tiết, thủy văn môi trường khi cơ động vượt biển và trong khu vực đổ bộ.

Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần bổ xung các quyết định sau::

  • Nhiệm vụ của từng phân đội (đại đội) tiêu diệt các mục tiêu cụ thể tại khu vực đổ bộ và khu vực được chỉ lệnh tấn công đánh chiếm trên bờ biển;
  • Phân phối các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ (tầu đổ bộ) và các phương tiện đổ bộ cao tốc (xuồng đổ bộ) cũng như các phương tiện tăng cường.;
  • Thứ tự lên tầu đổ bộ và thứ tự đổ bộ xuống tầu.

Khi tổ chức liên kết phối hợp tiểu đoàn trưởng sẽ thống nhất với các chỉ huy trưởng:

  • Hoạt động tác chiến của các phân đội khi chiếm lĩnh của mở, bàn đạp tấn công khi đổ bộ, phương pháp vượt vật cản chướng ngại vật chống đổ bộ.
  • Liên kết phối hợp với hỏa lực của pháo hạm, hỏa lực của không quân và hoạt động tấn công của đổ bộ đường không (nếu sử dụng đổ bộ thẳng đứng).

Trong các phân đội lính thủy đánh bộ, cơ số vật chất được tăng cường. Trạm y tế của tiểu đoàn cũng được tăng cường các cơ số y tế thuốc và bông băng cứu thương, đồng thời cũng tăng cường quân số.

Trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ đánh chiếm mục tiêu:

  • Trước khi xuống tầu đổ bộ, các phân đội của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tập kết tại khu vực đợi tầu và kết thúc các công tác chuẩn bị cho đổ bộ. Để đưa phân đội lên tầu đổ bộ, tiểu đoàn được chỉ định khu vực tập kết. Cơ động di chuyển đến khu vực cầu cảng xuống tầu theo thứ tự quy định của nhiệm vụ chiến đấu theo từng tầu đổ bộ và mệnh lệnh người chỉ huy. Khi các phân đội xuống tầu, trước hết đưa xuống tầu cơ sở vật chất phương tiện chiến đấu, vũ khí trang bị, đạn và vật chất chiến đấu, xăng dầu và các vật chất trang thiết bị khác với tính toán thời gian tiến độ và mức độ sử dụng cũng như tiêu hao phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời tính toán khả năng đổ bộ nhanh nhất lên bờ biển. Thứ tự đưa phương tiện chiến đấu xuống tầu ngược lại với thứ tự đổ bộ phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, vũ khí trang bị lên bờ. Binhlực của phân đội xuống tầu sau khi trang bị, phương tiện chiến đấu đã hoàn tất. 
  • Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ của xuống tầu đổ bộ cho đến khi kết thúc việc đưa binh lực xuống tầu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nằm dưới quyền chỉ huy của chỉ huy trưởng đội tầu đổ bộ, trên các tầu đó tiểu đoàn cơ động vượt biển.
  • Trong quá trình hành tiến chuẩn bị đổ bộ, hạm đội hình thành cụm lực lượng tấn công chủ lực, bao gồm có các chiến hạm nổi, tầu ngầm, tầu phóng tên lửa và máy bay cường kích hải quân. Cụm tầu tấn công chủ lực có nhiệm vụ tấn công, yểm trợ hỏa lực chuẩn bị bãi đổ bộ, dọn sạch vật cản, chướng ngại vật và các bãi mìn chống đổ bộ trên bờ biển.

Đồng thời, hạm đội cũng hình thành lực lượng chống ngầm, bao gồm các tầu hộ tống, tầu chống ngầm và phương tiện chống ngầm trên không, có nhiệm vụ đảm bảo đánh chặn, tấn công và tiêu diệt tất cả các tầu ngầm đối phương trong phạm vi hành lang đổ bộ của lực lượng đổ bộ đường biển.
Trước giờ tấn công đổ bộ (H) -  Toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo hạm, tên lửa tầm trung và tầm xa, máy bay cường kích tập trung hỏa lực tấn công dọn bãi đổ bộ.

Khi các tầu đổ bộ đến địa điểm tập kết dưới sự yểm trợ của hỏa lực quân binh chủng, dưới sự yểm trợ của các cụm tầu tấn công chủ lực, triển khai đội hình đổ bộ tấn công.
Đánh chiếm khu vực đầu cầu bàn đạp

Các xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới BMP, xe thiết giáp chở quân BTR đổ bộ xuống biển trước khi tầu đổ bộ tiến đến điểm đổ quân và đổ bộ vào bờ. Sau khi các xe tăng bơi, xe bộ binh cơ giới cập bờ là các tầu đổ bộ, với tốc độ cao cập bờ và đổ bộ trực tiếp lực lượng lính thủy đánh bộ lên bờ. Các phân đội công kích của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh chiến hạm và máy bay chiến đấu, hỏa lực của các phân đội  và các đòn tấn công trực tiếp trên các xe bộ binh cơ giới, thiết giáp và các phương tiện đổ bộ tốc độ cao đánh chiếm bàn đạp tấn công. Tiều đoàn lính thủy đánh bộ đổ bộ tiếp theo và triển khai đội hình chiến đấu, vừa triển khai đội hình các phân đội của tiểu đoàn vừa tiêu diệt địch vừa công kích đánh chiếm khu vực đầu cầu, đánh chiếm bàn đạp và mở rộng khu vực bàn đạp tấn công theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cho đợt đổ bộ tiếp theo của lực lượng chính. Khi các lực lượng của thê đội I đổ bộ lên bờ, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ liên kết phối hợp theo nhiệm vụ tác chiến, củng cố vị trí đánh chiếm được và trong điều kiện thuận lợi, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo trên bờ biển.

Các phân đội đổ bổ theo hướng có lực lượng đổ bộ đường không (từ máy bay trực thăng hoặc nhảy dù) nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của đối phương, hợp quân với lực lượng đổ bộ đường không nhằm bao vây chia cắt địch, không cho đối phương co cụm hoặc phòng thủ chờ sự chi viện của hỏa lực tầm xa của địch, đồng thời vây hãm tiêu diệt địch trong tác chiến hỏa lực tầm gần.

Trong những trường hợp gặp khó khăn do lực lượng địch mạnh, điều kiện địa hình phức tạp hoặc hỏa lực tầm xa, hỏa lực không quân yểm trở của địch mạnh, các lực lượng đổ bộ cần kiến quyết bám sát địch, tạo thế đánh cận chiến kéo dài thời gian, buộc đối phương tiêu hao lực lượng và chờ lực lượng chủ yếu tiếp cận tiêu diệt địch.

Lực lượng phòng thủ bờ biển:

Thông thường, lực lượng phòng thủ biển đảo được giao cho các đơn vị thuộc lực lượng lục quân, nằm trong các quân khu trên địa bàn phòng thủ. Các đơn vị lục quân tuyến duyên hải và hải đảo tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ, đồng thời xây dựng trận địa phòng thủ bờ biển và hải đảo. Bố trí các tuyến phòng thủ vững chắc tại những địa điểm quan trọng, xung yếu hoặc thuận tiện cho đối phương có thể đổ bộ đường không và đường biển, đồng thời tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng, khu vực sân bay, bến cảng, tuyến hành lang giao thông.

Các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển tuyến duyên hải phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ và các lực lượng kiểm soát các hoạt động trên vùng biển được giao, đồng thời giữ hiệp đồng chặt chẽ với Bộ tư lệnh Hải quân, tiếp nhận thường xuyên các thông tin (hàng ngày, hàng giờ) về tình hình các hoạt động trên biển, theo dõi chặt chẽ khu vực được giao, phối kết hợp với các đơn vị kỹ chiến thuật của hải quân xây dựng các tuyến phòng thủ chống đổ bộ trong khu vực.

Với các đảo nhỏ, khu vực đặc quyền kinh tế, khu vực đang khai thác kinh tế nằm trong nền kinh tế hải dương và chủ quyền liên bang, nhiệm vụ bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân, thông thường là Lính thủy đánh bộ và các hạm đội trực chiến.

Khi xảy ra tình huống: Địch tiến hành đổ bộ quy mô lớn, hoặc tập kích, đánh chiểm đảo hoặc quần đảo….các đơn vị phòng thủ dựa trên tuyến phòng ngự xây dựng vững chắc có nhiệm vụ kiên quyết đánh chặn địch, kìm chân và tiêu hao tiêu diệt binh lực sinh lực địch. Đồng thời, tiến hành trinh sát địch tình trên các tuyến phòng thủ bờ biển, hải đảo, nắm bắt chặt chẽ lực lượng địch, dẫn bắn, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực phòng thủ bờ biển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi tấn công phối hợp với lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường biển hoặc đường không nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Kiên quyết không cho đối phương rút lui hoặc kéo dài thời gian xung đột.

Hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến bảo vệ bờ biển và hải đảo

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh có giới hạn nhằm thôn tính chiếm đoạt một số các khu vực biển có tiềm năng kinh tế, chính trị rất lớn. Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ quốc tế đồng thời với sự trỗi dậy của những cường quốc biển, các xung đột có thể xảy ra bất ngờ, với lực lượng tham chiến không lớn và quy mô nhỏ, nhưng tạo ra những khu vực tranh chấp và những vùng tranh chấp hoặc có thể là một cuộc xung đột quy mô lớn, trên các phạm vi trên không, trên biển và trên đất liền (Biên giới – Bờ biển – Hải đảo).  Nhiệm vụ của lực lượng phỏng thủ bờ biển – hải đảo là: Dập tắt và tiêu diệt ngay tức khắc mọi âm mưu tranh chấp chủ quyền, xung đột trên biển, hải đảo. Nhanh chóng tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất (giới hạn thời gian được tính bằng giờ và ngày) nhằm bảo vệ vững chắc và không thể tranh cãi chủ quyền biển – đảo trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích Liên bang.


Bản đồ dự kiến đổ bộ của lực lượng thù địch trong cuộc diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 của Nga và Khazastan năm 2011

Để thực hiện được điều đó, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nói chung, lực lượng phòng thủ biển đảo nói riêng, xét trên góc độ phức tạp về mặt địa hình, vùng biển - bờ biển và không gian tác chiến, tính đa dạng trong sử dụng lực lượng bảo vệ, cần có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến liên quân của 4 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân và phòng thủ vũ trụ - phòng không. Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tác chiến hoạt động theo phương châm: Tự động hóa – công nghệ thông tin hóa, Quản lý tập trung, tổ chức phân tán. Sử dụng triệt để những thành quả công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin nhằm cập nhật nhanh chóng, kịp thời mọi tình huống trên biển, bờ biển và hải đảo trong thời gian ngắn nhất, cho phép các lực lượng phản ứng tập trung, linh hoạt và nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Với ứng dụng của hệ thống quản lý tự động hóa với những kịch bản tương đương được lập trình xây dựng sẵn sàng, trong thời gian ngắn, mọi kế hoạch tác chiến sẽ tiếp cận đến những phân đội tác chiến trực tiếp, đồng thời theo phương thức lan truyền, cập nhật đến mọi lực lượng có quan hệ tác chiến liên kết phối hợp, đến các ban tham mưu và chỉ huy trưởng các đơn vị binh chủng hợp thành, tư lệnh trưởng lực lượng liên quân, các đơn vị theo kịch bản nhiệm vụ chủ động, linh hoạt thực hiện theo kế hoạch tác chiến dự kiến đồng thời kết nối liên lạc phản hồi nhằm đồng bộ hóa đa chiều công tác chỉ huy điều hành tác chiến trên không gian chiến trường dự kiến.

Trong phương thức "Quản lý tập trung, tổ chức phân tán trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa”. Yêu cầu quan trọng nằm trong tính độc lập, linh hoạt và sáng tạo của chỉ huy các cấp trước tình huống đặt ra, phản ứng nhanh chóng và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị thuộc quyền. Đồng thời, cũng trong thời gian ngắn nhất, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hoặc sự mở rộng của không gian chiến trường. Mọi phương tiện hỏa lực phải được tập trung ở mức độ cao nhất. Mỗi điểm tác chiến có thể được quản lý bởi nhiều phương tiện hỏa lực, đồng thời, mỗi phương tiện hỏa lực trên khả năng của vũ khí tranh bị, phải quản lý nhiều mục tiêu tác chiến.

Bản đồ chiến dịch trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011

 Với phương thức quản lý trên, mọi tình huống bất ngờ (đối phương bất ngờ tập kích cường độ thấp nhằm tạo ra tranh chấp, hoặc tập kích với quy mô lớn trên không, trên biển và trên đất liền theo nhiều hướng, chiến trang không tuyên bố hoặc xung đột khu vực) sẽ có giải pháp tức thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, hoặc tiêu diệt triệt để mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích Liên bang.

Biên dịch: Trịnh Thái Bằng. tech.edu
Nguồn: www.flot.com
Xem thêm →
Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Hình ảnh quân sự tổng hợp 5/5/2012

0 nhận xét
Chôn pháo tự hành để ngụy trang, tên lửa Trung Quốc phơi bày bên lề đường, quân đội Ấn Độ tập trận gần biên giới Pakistan là những tin ảnh nổi bật trong tuần từ 29/4 - 5/5.

Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật trong 7 ngày vừa qua được Đất Việt tổng hợp:


Dàn pháo tự hành 122mm 2S1 của Lục quân Nga tham gia trong một cuộc tập trận bắn đạn thật được ngụy trang bằng cách lấp đất. Phương pháp này từng được Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng rất hiệu quả trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Quân đội Ấn Độ tổ chức một cuộc tập trận qui mô lớn mang tên Shoor Veer ở một vùng hoang mạc của tỉnh Hanumangarh, gần biên giới với Pakistan hôm 3/5. Cuộc tập trận có sự tham gia của tới hơn 300 phương tiện chiến đấu các loại cùng với khoảng 60.000 binh lính. Ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Lục quân Ấn Độ tham gia trong cuộc tập trận.


Cựu chiến binh Sư đoàn tăng Liên Xô (nay là Nga) bên chiếc xe tăng T-34-85 trong viện bảo tàng do chính ông chỉ huy trong suốt giai đoạn 1944 - 1945. Thật khó có thể tưởng tượng được những cảm giác mà ông đang trải qua lúc này.


Binh lính Nga đang cố gắng khắc phục sự cố vỡ ống cấp nước, trong trường hợp này, họ chỉ còn cách duy nhất là sử dụng sức mạnh của cơ bắp để lắp nối hai đầu ống nước bằng thép cho dù bị nước xả ra khiến họ ướt như chuột lột.


Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên tới thăm đơn vị tên lửa phòng không KN-06 (hay còn gọi là hệ thống tên lửa S-300P "biến thể Triều Tiên") hiện đại nhất của lực lượng phòng không nước này.



Hai loại tên lửa của Trung Quốc được đưa lên khoang sau của một chiếc xe hơi dân sự và có thể nói là được "trưng bày" ở ngay đường quốc lộ. Ảnh đăng tải trên mạng xã hội Weibo.


Cuộc "khẩu chiến" giữa Iran và phương Tây vẫn chưa bớt nóng. Hôm 2/5, Quân đội của Các Tiểu Vương quốc Arab (UAE) và Quân đội Pháp đã tổ chức một cuộc tập trận qui mô lớn ở vùng sa mạc Abu Dhabi, trong đó, có sự tham gia của các chiến đấu cơ F-16 của Không quân UAE và các máy bay tiêm kích Mirage-2000 của Không quân Pháp cũng như hàng loạt các xe tăng, xe bọc thép, phương tiện mang tên lửa chống tăng hiện đại tham gia cuộc tập trận.


Quân đội Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc diễn tập bắn đạn thật và hiệp đồng giữa các lực lượng, trong ảnh là dàn xe bọc thép của PLA tham gia diễn tập bắn đạn thật kết hợp với lực lượng đổ bộ đường không của các đơn vị lính dù vào ban đêm.


Chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 Raptor cuối cùng mang số hiệu đuôi 525 chính thức được công ty Lockheed Martin bàn giao cho Không quân Mỹ vào hôm 2/5.


Chiếc chiến xa bọc thép M-113 do Mỹ sản xuất được Quân đội Israel nâng cấp bằng cách lắp giáp phản ứng nổ tam giác, trông giống "vây cá".

Việc lắp các mảng giáp phản ứng nổ kiểu tam này được cho là hiệu quả bởi luồng khí nóng hội tụ của đầu đạn sẽ bị tán xạ khi gặp bề mặt vát góc, giống như kiểu phản xạ sóng điện từ.


Quân đội Hoàng Gia Anh triển khai các khẩu đội tên lửa Rapier ở đằng sau một khu dân cư của thủ đô London hôm 3/5. Tổng cộng, có 6 địa điểm được xung quanh thành phố được triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không để tạo thành hệ thống bảo vệ an ninh cho thế vận hội 2012 sắp được tổ chức tại thủ đô London này trong vài ngày tới.
Xem thêm →

Mỹ sẽ “thổi bay” Iran bằng tên lửa Tomahawk

0 nhận xét
Mỹ đã điều khoảng 80 máy bay chiến đấu trên các tàu sân bay và hơn 400 tên lửa hành trình Tomahawk đến vịnh Ba Tư.

Gần đây Mỹ đã điều hai tàu sân bay và một tàu SSGN (tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân) đến vịnh Ba Tư, trước khi nối lại vòng đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Trong đó, Mỹ đã điều khoảng 80 máy bay chiến đấu trên các tàu sân bay tới khu vực và 400 tên lửa hành trình Tomahawk. Khi được sử dụng với số lượng lớn, những vũ khí này đã chứng minh được sức tàn phá khủng khiếp. Như ngày 19 tháng 3 năm 2011, khi  tấn công vào Libya, NATO đã sử dụng trên 100 tên lửa hành trình Tomahawks, hầu hết trong số đó được phóng ra từ một tàu SSGN.

Tên lửa Tomahawk Block 4 của Hải quân Mỹ

Mỹ hiện tại có bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN) đã được nâng cấp để trở thành các tàu SSGN.

Những tàu ngầm này đã phục vụ trong quân đội trong sáu năm qua, và Libya là nơi đầu tiên một trong số bốn tàu đã bắn tên lửa trong một trận chiến đấu.Mỗi tàu SSGN lớp Ohio trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và cung cấp không gian hoạt động cho 66 lính biệt kích (thường là SEAL) và các thiết bị của họ.

Các tên lửa hành trình Tomahawks được sử dụng khi tấn công các mục tiêu mang tính chất bất ngờ và rất hiệu quả khi tiêu diệt hệ thống phòng không, và phát hiện các loại vũ khí khác được che giấu. Tomahawk mới nhất có thể chuyển hướng được trong khi bay, nhờ có các UAV và các vệ tinh gián điệp cung cấp thời gian quan sát các mục tiêu để tên lửa có thể thay đổi hướng bay kịp thời.

Tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu ngầm

Các tên lửa hành trình Tomahawk Block 4 hiện nay có giá khoảng 1,8 triệu USD, nặng 1,4 tấn, có một phạm vi hoạt động tới 1.500 km và mang một đầu đạn khoảng nửa tấn.

Vận tốc tối đa của Tomahawk khi tiêu diệt mục tiêu có thể đạt tới 880 km/h. Tomahawk đã được ra mắt từ 29 năm trước đây, và hơn 6.000 quả tên lửa đã được sản xuất. Hải quân Mỹ đã bắn ra gần 2.000 quả trong chiến đấu và huấn luyện.

Các tên lửa Block 4 cũng đang được nâng cấp để có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển. Điều này chủ yếu dành để biến Tomahawk thành một tên lửa chống tàu, mặc dù nó cũng có thể đánh trúng các mục tiêu chuyển động trên mặt đất.

Tomahawk đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm từ những năm 1990. Các tên lửa Block 3 được đưa vào phục vụ từ năm 1994, nhưng Block 4 là tên lửa được nâng cấp lớn.

Nó được trang bị thêm hệ thống GPS và có khả năng để theo dõi các mục tiêu khác nhau trong khi đang bay.

Tên lửa Tomahawk được phống từ một tàu khu trục

Các tên lửa hành trình, khi nó xuất hiện vào những năm 1980, được xem như những chiếc máy bay không người lái (UAV) đầu tiên.

Nó chỉ khác UAV ở chỗ là không thể tái sử dụng được. Khi các UAV có khả năng mang theo bom và tên lửa, và có thể được tái sử dụng được, máy bay không người lái đã tạo một cuộc cạnh tranh với các tên lửa hành trình.

Các tên lửa hành trình di chuyển rất chậm chạp nên nó dễ bị bắn hạ. Đó là điểm yếu của các tên lửa có cánh và cũng là một lợi thế cạnh tranh của các UAV.

Tuy nhiên, việc Mỹ vẫn đang trọng dụng các tên lửa hành trình Tomahawk thì hiện tại, nó vẫn là mối lo ngại lớn đối với các nước khác, đặc biệt là Iran.

Xuân Trường (Theo strategypage )
Xem thêm →
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

"Sói biển" Mỹ khống chế được "Thủy quái" Trung Quốc?

0 nhận xét
Nhận được lời đề nghị khẩn của Philippines muốn có “dơi biển” M80 Stiletto để đối phó với “thủy quái” lạ của Trung Quốc, Mỹ cho rằng Philippines chỉ cần dùng “sói biển” CB90 cũng đủ sức khiến thủy quái của Trung Quốc phải im tiếng...


“Giết gà không cần dao mổ trâu”, đó là quan điểm của Lầu năm góc trước lời đề nghị từ Philippines muốn có M80 Stiletto để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.


Theo lời “tư vấn” từ giới chức quân sự Mỹ, thì hải quân Philippines chỉ cần đưa “sói” CB90 “xuống biến” thì cũng đủ khiến cho hải quân Trung Quốc phải e ngại.


“Sói biển” của Mỹ có tên gọi đầy đủ là Riverine CB90, một tàu tuần duyên không đối thủ và rất quen thuộc với các đơn vị tuần tiễu cửa biển của hải quân Mỹ.


Riverine CB90 có trọng tải 19 tấn, thân tàu được thiết kế và chế tạo liền khối bằng nhôm.


Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 2 hoa tiêu và 2 chuyên viên cơ khí cùng 20 binh sỹ thủy quân lục chiến.


Theo thiết kế CB90 được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại, hệ thống trinh sát vô tuyến, hệ thống truyền tin chỉ huy quân đội và hệ thống rà soát điện đàm.


Ngoài ra, Riverine còn được trang bị điều hòa không khí cao cấp với hệ thống lọc khí độc ProEngin để đối phó với những loại khí độc hay vũ khí sinh hóa.


Bên cạnh đó “sói biển” còn sở hữu hỏa lực mạnh mẽ...


Dàn súng đại liên được trang bị trên tàu

Một chiếc sói biển Riverine CB90 được hạ thủy


3 khẩu đại liên, 1 khẩu súng phóng lựu 40mm, 2 khẩu súng cối 120mm bán tự động với khả năng bắn 20 viên/ 2 phút được đặt trên tháp pháo, hệ thống tên lửa mini hải đối đất HeliFire RBS-17 có tầm sát hại từ 8 đến 10km.







Xem thêm →

Lá chắn tên lửa Mỹ “hạ gục” Trung Quốc

0 nhận xét
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (3/5) tuyên bố, lá chắn tên lửa mà Mỹ và NATO định dựng lên ở Châu Âu có thể vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với của Nga.

Phát biểu tại một hội nghị về vấn đề phòng thủ tên lửa được tổ chức ở thủ đô Moscow ngày hôm qua, ông Sergei Koshelev, người đứng đầu Cục Hợp tác Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng: “Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc sẽ bị lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO vô hiệu hóa sớm hơn Nga. Trung Quốc có khả năng về hạt nhân hạn chế hơn rất nhiều so với của Nga”.

Theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới được Mỹ và Nga ký kết năm 2010, Nga có quyền triển khai 1.500 đầu đạn hạt nhân và 800 tên lửa. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với của Nga.

Trung Quốc đã thừa nhận thực tế trên, ông Koshelev cho biết. "Tuy nhiên, Trung Quốc rõ ràng có một chính sách khác để đảm bảo an ninh quốc gia và chính sách đó phải do chính Trung Quốc tự đánh giá”, vị quan chức quốc phòng của Nga nói thêm.

Ông Koshlev tin rằng, Bắc Kinh đóng vai trò lớn trong việc gây ảnh hưởng đến kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO. Không rõ đây có phải là động thái của Nga nhằm lôi kéo Trung Quốc đứa về phía nước này trong cuộc đối đầu với Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa hay không.

Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ về vấn đề lá chắn tên lửa thời gian này lại có dịp bùng lên khi NATO do Mỹ dẫn đầu có dự định thông báo việc triển khai giai đoạn đầu của kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa ở Châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh ở Chicago vào ngày 20/5 tới.

Moscow từ lâu đã phản đối kế hoạch của Mỹ và NATO trong việc thiết lập các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này vì cho rằng các hệ thống đó sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh nước Nga. Washington và NATO liên tục khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Iran và Triều Tiên. Moscow yêu cầu Mỹ và NATO phải đảm bảo trên “giấy trắng mực đen” rằng, hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu không nhằm chống Nga. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đến nay vẫn bác bỏ yêu cầu đó.

Nga đã nhiều lần đe dọa sẽ triển khai một loạt tên lửa ở khu vực biên giới để đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ nhưng những lời đe dọa này không làm Washington nao núng. Mỹ tuyên bố sẽ kiên quyết triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa bất chấp sự phản đối của Nga.

Kiệt Linh - (theo RIA)
Xem thêm →
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Tên lửa không đối không hàng đầu thế giới của Việt Nam

0 nhận xét
Trung tuần tháng 4 năm 2012, Malaysia đã mua các tên lửa RVV-AE (R-77) của Nga tổng trị giá 35 triệu USD để triển khai trên máy bay Mig-29N và 18 Su-30MKM. Lô các tên lửa đầu tiên sẽ tới Malaysia vào cuối năm 2012.

R-77 là loại tên lửa không đối không tầm trung hàng đầu trên thế giới, một trong những vũ khí hiện đại trang bị trên chiến đấu cơ Nga và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.


Thiết kế R-77


Thiết kế phần đuôi của tên lửa R-77


Tên lửa R-77 được phóng đi từ máy bay Su30


R-77 do hãng Vympel thiết kế, sản xuất dùng cho mục đích tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.


Loại tên lửa này có thể trang bị trên hầu hết tiêm kích đa năng hiện đại của Nga như MiG-29; MiG-31, MiG-35, Su-27/30, Sukhoi PAK FA T-50...


thậm chí, cả biến thể hiện đại hóa của tiêm kích huyền thoại MiG-21 (MiG-21 Lancer, MiG-21-93, MiG-21bison).


Đặc trưng của R-77 có 4 cánh thăng bằng ở chính giữa và phía đuôi, tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kích 200mm, khối lượng 175kg, lắp một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 22kg.


Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70 đến 85%


Một chiếc Su30 được trang bị 5 tên lửa R-77


được dẫn đường quán tính đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường) với các thông tin cập nhật liên tục từ máy bay


khi cách mục tiêu khoảng 20km đầu tự dẫn radar chủ động tên lửa kích hoạt, quét tìm, khóa, tiêu diệt mục tiêu.


Một chiến đấu cơ MiG 29 được trang bị tên lửa R-77


Biên chế tên lửa R-77 trên một chiếc MiG29


Thậm chí chiến đấu cơ cổ MiG21 sau khi nâng cấp cũng có thể mang được tên lửa hiện đại R-77


Mô phỏng hình ảnh tên lửa R-77 tấn công mục tiêu...


... và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu giả định


Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by