Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Hồng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Hồng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Nghị quyết 8

0 nhận xét

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ngày 14/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá nghị quyết 8
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá nghị quyết 8

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tham dự Hội nghị.

Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay sau đó, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa X, tháng 2/2007, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 08.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 08, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành động cụ thể hóa 10 nhóm nhiệm vụ lớn của Nghị quyết 08 thành 12 nhóm nhiệm vụ và 75 nhiệm vụ chủ yếu với 131 hành động cụ thể được giao cho các bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện.

Sau 5 năm gia nhập WTO và cũng là 5 năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ – TW và Nghị quyết 16/2007/NQ – CP, nước ta đang chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao và sâu sắc hơn. Đây là thời điểm cần có đánh giá toàn diện việc thực hiện 2 Nghị quyết trên nhằm kiểm điểm lại toàn diện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề ra phương hướng cho hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới.

Với mục tiêu trên, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết 16/2007/NQ – CP để từ đó thấy được các mặt được, hạn chế và nguyên nhân, phương hướng thực hiện cho các năm tiếp theo khi chúng ta tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị thảo luận một cách thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị thảo luận một cách thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm, đánh giá cho được những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân để khắc phục và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 08. – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị sẽ nghe Báo cáo của Bộ Công Thương về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết 16/2007/NQ – CP; Báo cáo của Bộ Ngoại giao về việc triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra; nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Dự thảo Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới; Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; nghe các tham luận của một số đại diện cơ quan Trung ương, Bộ ngành, địa phương, Viện nghiên cứu, hiệp hội ngành hàng, Tập đoàn kinh tế, đại diện cộng đồng doanh nghiệp…

Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 08 và cũng là 5 năm chúng ta gia nhập WTO, Nghị quyết 08 đã đạt được những kết quả to lớn và thiết thực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Bước vào thời kỳ mới, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, cần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, phải thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.

Các đại biểu dự Hội nghị. – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự Hội nghị. – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã chuyển trọng tâm từ phá bỏ thế cô lập về kinh tế để hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu sang việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trên phương diện đa phương, các cam kết trong WTO gần như đã được thực hiện đầy đủ và đã có thể có đánh giá tương đối toàn diện và chi tiết tác động của các cam kết gia nhập. Trên bình diện khu vực, ta cũng hội nhập ngày càng sâu với ASEAN, hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015.

Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán một số hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do song phương với EU, triển khai khuôn khổ ASEAN về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội nghị thảo luận một cách thẳng thắn, xây dựng và trách nhiệm, đánh giá cho được những thành tựu đã đạt được để phát huy, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân để khắc phục và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 08.

Đồng thời, làm rõ bối cảnh và yêu cầu phát triển mới, từ đó đề ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ động đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới.

Nguyễn Hoàng
Xem thêm →
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng

0 nhận xét

Ngày 25.6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội (QH) số 1 tiếp xúc cử tri Q.1 và Q.3 (TP.HCM). Trước những quan tâm đặc biệt của cử tri về tình hình biển Đông, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chủ quyền quốc gia là bất di bất dịch, không thể nhân nhượng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Kỳ họp thứ 3, QH khóa 13 vừa qua đã thông qua luật Biển Việt Nam và đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam; phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Trả lời chất vấn của cử tri liên quan đến xử lý tham nhũng, thất thoát ngân sách, Chủ tịch nước khẳng định sắp tới sẽ được làm rõ và có các hình thức kỷ luật, xử lý trách nhiệm cụ thể theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua T.Ư nhận thấy việc tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng có phần không thích hợp nên đã thay đổi lại cơ quan chỉ đạo. Ðảng trực tiếp nắm giữ vai trò chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. QH đề nghị cử tri, cán bộ, đảng viên, nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức vào công cuộc phòng chống tham nhũng để trong sạch hóa bộ máy nhà nước.
Ngày 25.6, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu QH tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri H.Vũ Quang để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Về vấn đề đất đai, Chủ tịch QH cho biết, Kỳ họp thứ 3 của QH cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT về vấn đề này, QH đã yêu cầu đến năm 2013, phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. QH cũng đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ khẩn trương trình dự thảo sửa đổi luật Đất đai, giải quyết cho được những vướng mắc về cơ chế, chính sách, để QH thảo luận, cho ý kiến.
Ngày 25.6, tại TP.Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng các thành viên trong đoàn đại biểu QH khóa XIII TP.Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri tại H.Vĩnh Thạnh và Q.Thốt Nốt.
Xem thêm →
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Bịt kín các sơ hở dẫn đến tham nhũng

0 nhận xét

Ngày 7-3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”.
Hội nghị cũng đã tổng kết năm năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng - cùng chủ trì hội nghị quan trọng này.

Đề xuất thành lập ủy ban chuyên trách phòng chống tham nhũng

"Hội nghị trung ương 4 mới đây đã ra nghị quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Trong đó vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chúng ta đều hiểu rằng để thực hiện được vấn đề cấp bách này thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng"
Thường trực Ban Bí thư 
LÊ HỒNG ANH
Một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị là về mô hình Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng) cho biết Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến về việc lựa chọn mô hình phù hợp trong số sáu mô hình sau: Thứ nhất, giữ mô hình như hiện nay, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, song cần hoàn thiện thêm về cơ chế hoạt động và bổ sung một số thành viên (cả chuyên trách và kiêm nhiệm). Thứ hai, ban chỉ đạo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi trong việc chỉ đạo các cơ quan tư pháp đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng và xử lý cán bộ, đảng viên. Thứ ba, ban chỉ đạo do Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo. Thứ tư, ban chỉ đạo do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo. Thứ năm, hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra trung ương. Thứ sáu, chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng tăng thẩm quyền cho ủy ban này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nêu kiến nghị: “Từ thực tế tình hình, chúng tôi thấy cần thành lập ủy ban chuyên trách về công tác phòng chống tham nhũng. Ban chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều, như Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm. Văn phòng Ban chỉ đạo đã được tăng cường, củng cố nhưng mảng công việc này đòi hỏi áp dụng các biện pháp đấu tranh đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và cũng đảm bảo kiên quyết”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu thống nhất với kiến nghị của TP.HCM. Theo đại diện tỉnh Quảng Ngãi, về lâu dài tán thành với phương án chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương, tuy nhiên trước mắt có thể giữ nguyên như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã nhận được nhiều ý kiến phong phú xung quanh vấn đề tổ chức Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng sao cho có hiệu quả. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng nên giữ như hiện nay, cả ban chỉ đạo ở trung ương cũng như địa phương vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không có gì cản trở.
“Trong số 22 thành viên Chính phủ chúng tôi lấy phiếu có 16 ý kiến đồng ý giữ như hiện nay, sáu ý kiến không đồng ý” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Bên cạnh nhóm ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến một số nhóm ý kiến khác như: ở trung ương giữ mô hình ban chỉ đạo như hiện nay, nhưng ở địa phương thì trưởng ban chỉ đạo là chủ tịch HĐND; giữ ban chỉ đạo nhưng có thay đổi người đứng đầu cho phù hợp...
Liên quan đề xuất lập ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Ý kiến chung là dù giữ mô hình như hiện nay hoặc thay đổi cũng phải thực hiện mấy việc: không thể làm thay và không được quyền làm thay cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ và xử lý cán bộ; không thể làm thay cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng chống tham nhũng; không thể làm thay chức năng của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan điều tra, truy tố, xét xử”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Cũng có ý kiến cho rằng nếu giao cho ủy ban độc lập có đủ thẩm quyền thì cũng không khả thi. Không thể độc lập đứng ngoài bộ máy nhà nước hiện nay và càng không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ tập hợp các ý kiến thảo luận, cố gắng phân tích như thế nào là phù hợp để trình bày với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến.

Nhiều địa phương không phát hiện tham nhũng

Tại hội nghị, dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 3 (khóa X) do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho biết công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện vụ án tham nhũng nào.
Việc kê khai tài sản, thu nhập tuy đã được thực hiện ở nhiều nơi nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn rất hạn chế, hiệu quả thấp. Một nguyên nhân quan trọng là do Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và những tài sản có giá trị lớn.
Ông Phạm Hữu Bồng, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, phản ảnh dư luận bất bình về việc vừa qua có trường hợp một bí thư tỉnh ủy có vi phạm thì được về hưu, trong khi người chống tiêu cực, tham nhũng lại gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần ban hành các cơ chế, chính sách để bảo vệ người chống tham nhũng. Đồng thời ông Bồng đề nghị cần loại bỏ ngay các quy định mang tính đặc quyền đặc lợi, ví dụ trong lĩnh vực nhà đất.
Đại biểu đại diện tỉnh Quảng Ngãi nói trong một bộ phận đảng viên và nhân dân vẫn còn tâm lý chấp nhận quà biếu, đút lót, xin cho, “có những đồng đội trong chiến tranh của tôi nay đến nhờ tôi xin việc cho con em họ kèm theo một câu là: cố gắng giải quyết công việc cho cháu, tốn hết bao nhiêu tao lo”.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói các giải pháp phòng chống tham nhũng phải được thực hiện đồng bộ, tập trung vào một số giải pháp quan trọng như: nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo Thủ tướng, cần tập trung chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục cơ chế “xin cho” trong quản lý kinh tế - xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: cần bịt kín những sơ hở có thể tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí, loại bỏ cơ chế tạo ra đặc quyền đặc lợi.
Một giải pháp quan trọng được Thủ tướng Chính phủ đề cập là phát huy hơn nữa vai trò, hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng như của xã hội đối với bộ máy công quyền, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

0 nhận xét

Hôm qua 7-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí; Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Trần Ðại Quang, Bộ trưởng Công an; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung Ương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, sau khi nhắc lại nhận định trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương trình Ðại hội lần thứ XI của Ðảng về công tác Phòng chống Tham nhũng và Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI). Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh: Công tác Phòng chống Tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống nhà nước trong sạch, vững mạnh hiện nay. Thủ tướng cho biết, sắp tới Hội nghị Trung Ương 5 xem xét, thảo luận Báo cáo Sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí, trên cơ sở đó, Hội nghị Trung Ương 5 sẽ có những chủ trương, giải pháp thiết thực để tăng cường hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác Phòng chống Tham nhũng trong thời gian tới. Ðể chuẩn bị cho Hội nghị Trung Ương 5 nói trên, Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng tổ chức hội nghị này nhằm thảo luận, đánh giá kết quả công tác Phòng chống Tham nhũng thời gian qua, hoàn thiện báo cáo trước khi trình Hội nghị Trung Ương lần thứ 5 của Ðảng.

Dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày và báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020 do đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung Ương Ðảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng trình bày đã đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3, Luật Phòng chống Tham nhũng và những văn bản khác của Ðảng và Nhà nước về Phòng chống Tham nhũng. Các báo cáo nhận định, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương, các Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng cấp tỉnh và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, công tác Phòng chống Tham nhũng trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Cụ thể là, năm năm qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng có tiến bộ. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn. Ðã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Ðối với tám vụ án tham nhũng trọng điểm xảy ra từ 2006 trở về trước mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đều đã được đưa ra xét xử dứt điểm. Ðối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử năm vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát thụ lý ba vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra bốn vụ, đang điều tra bảy vụ. Ðối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo Trung Ương giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung Ương theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát đang thụ lý hai vụ, đình chỉ điều tra hai vụ, đang điều tra hai vụ.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các tội phạm tham nhũng trong năm năm qua có tiến bộ so với trước. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước đây đã được khởi tố, điều tra, xử lý dứt điểm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi tham nhũng.

Hiện nay, công tác Phòng chống Tham nhũng được quan tâm hơn và có những bước tiến quan trọng so với thời kỳ trước khi có Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng. Những kết quả của công tác Phòng chống Tham nhũng đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước. Kết quả đó cũng khẳng định những chủ trương, giải pháp của Ðảng và Nhà nước được quy định trong Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng là cơ bản đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, có thể khẳng định rằng, công tác Phòng chống Tham nhũng nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói riêng trong nhiệm kỳ vừa qua chưa đạt yêu cầu và chưa đạt được mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng..." như Nghị quyết đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Một số lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng vẫn cao và diễn biến phức tạp: quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tín dụng, ngân hàng... Công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ðáng chú ý là số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong năm năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác kiểm tra, thanh tra. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở và chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Hồ sơ vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần; một số vụ cho hoãn xét xử; đình chỉ vụ án, bị can; cho bị can, bị cáo tại ngoại thiếu căn cứ thuyết phục, gây khó khăn cho việc xử lý. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thiếu kiên quyết, nhiều vụ kéo dài thời hạn điều tra, xử lý; nhiều vụ có xu hướng giảm dần về tội danh, tính nghiêm trọng của tội phạm, giảm dần số bị can, bị cáo; nhiều vụ được đình chỉ, miễn xử lý hình sự; việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao.

Sau khi nghe 13 ý kiến thảo luận của các đại biểu, đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu ý kiến, khẳng định công tác Phòng chống Tham nhũng đã đạt kết quả quan trọng, tuy nhiên, cũng chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Ðồng chí cho rằng, đây là một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt trong giai đoạn tới. Ðồng chí nhấn mạnh, để thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Ðảng hiện nay thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh Phòng chống Tham nhũng. Ðồng chí đề nghị các đại biểu, cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của công tác Phòng chống Tham nhũng trong giai đoạn hiện nay; cần quán triệt đầy đủ chủ trương, giải pháp Phòng chống Tham nhũng trong Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng cũng như Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) nói trên. Sớm hoàn thiện tổ chức các cơ quan Phòng chống Tham nhũng, trước hết là kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương, Ban Chỉ đạo các địa phương về Phòng chống Tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm tra về Phòng chống Tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng. Ðồng chí nêu rõ, trong những năm tới, công tác Phòng chống Tham nhũng vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nhìn chung các ý kiến phát biểu cơ bản đồng tình nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói trên.

Về đánh giá kết quả đạt được sau năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Luật Phòng chống Tham nhũng, Thủ tướng nêu rõ, các cấp, các ngành đều đã quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 một cách nghiêm túc; công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí đã đạt được những chuyển biến tích cực, có ý nghĩa quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này. Công tác Phòng chống Tham nhũng năm năm qua đã góp phần vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, tham nhũng đang là thách thức lớn vai trò lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, Phòng chống Tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong công tác xây dựng Ðảng và trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ của toàn Ðảng và cả hệ thống chính trị.

Về những nhiệm vụ, giải pháp Phòng chống Tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định phải quyết tâm, kiên trì, đồng bộ, quyết liệt trong công tác Phòng chống Tham nhũng để xây dựng Ðảng ta, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh. Những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện đồng bộ, trong đó đặc biệt quan tâm giải pháp phòng ngừa. Phải nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm cao của các cấp, nhất là của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền. Phải nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đảng, đặc biệt là cơ sở đảng. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Ðồng thời, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội ở các cấp, nhất là việc hoàn thiện thể chế, cơ chế trong đầu tư công, trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó là, phải hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cán bộ, nhất là về tuyển dụng cán bộ, phải dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng thời, cũng phải công khai, dân chủ trong đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Phải hoàn thiện chính sách về tiền lương, đất ở, nhà ở cho cán bộ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phải xây dựng các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để đấu tranh kịp thời với các hành vi tham nhũng. Phải tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp và nhân dân đối với bộ máy nhà nước và các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực. Và cuối cùng là phải kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng và Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng ở địa phương.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by