Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tạo dựng sức mạnh từ tình đoàn kết ASEAN

0 nhận xét

Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN, ngày 7-8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về cột mốc có ý nghĩa đặc biệt này, đánh dấu một chặng đường xây dựng và trưởng thành của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Bốn thập kỷ rưỡi không ngừng mở rộng hợp tác và đẩy mạnh liên kết, ASEAN đã tạo dựng được vị thế quan trọng ở khu vực và trên thế giới với những đóng góp tích cực được ghi nhận cho hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ về chất thông qua các nỗ lực tăng cường hợp tác và liên kết nội khối trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, song song với thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời mở rộng và nâng tầm quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các đối tác bên ngoài, trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới. ASEAN đã trở thành hạt nhân dẫn dắt các tiến trình đối thoại và hợp tác quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)..., là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng yếu tố quyết định hàng đầu giúp tạo nên hình ảnh và vị thế mà ASEAN có được chính là khả năng duy trì “thống nhất trong đa dạng”, tạo dựng sức mạnh chung từ tính thống nhất, tinh thần đoàn kết và “Phương cách ASEAN”. Theo đó, ASEAN luôn đề cao đồng thuận, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan tâm và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng. Sức mạnh của tình đoàn kết ASEAN đã được chứng minh khi hiệp hội vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, phối hợp và chia sẻ trong khắc phục hậu quả những trận thiên tai, dịch bệnh lớn tác động đến khu vực...

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, trước hết là đưa cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015, ASEAN cần vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn sự thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm hoàn thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn kết, thống nhất song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trên chặng đường phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc đẩy; các cam kết đã được quy định trong các văn kiện như Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)... cần được thực hiện nghiêm túc; các khác biệt, tranh chấp cần được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.

Thủ tướng khẳng định ASEAN đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của VN.

Theo TTXVN
Xem thêm →
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?

0 nhận xét

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?

Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.

Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.

Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.

Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.

Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.

Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.

Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.

Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.

Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.

Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.

Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.

Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.

Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.

Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?

Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.

Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.

Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc

Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?

Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.

Trước hết là về thời cơ bên ngoài:

Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.

Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.

Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.

Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.

Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.

Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.

Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.

Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.

Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):

Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.

Vân vân và vân vân.

Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.

Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.

Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.

Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
Xem thêm →
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia

0 nhận xét

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Indonesia và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực.
Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam

Hoan nghênh Bộ trưởng Marty Natalegawa sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Kim ngạch thương mại 2 chiều hai nước thời gian qua tăng nhanh và ổn định, đạt hơn 4,6 tỷ USD năm 2011 và hơn 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2012.
Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Indonesia đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước cũng như đóng góp cho xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa Việt Nam và Indonesia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước tiếp tục thúc  đẩy mạnh mẽ các các thỏa thuận, các chương trình hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, đặc biệt là hợp tác về kinh tế; sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác tốt giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt tại ASEAN và Liên hiệp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chặt chẽ và phối hợp lập trường, phấn đấu xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh và phát triển, hợp tác chặt chẽ trong giải quyết những vấn đề thuộc về lợi ích chung của khu vực trong đó có vấn đề biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tuần tra chung trên biển…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Việt Nam cam kết giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Indonesia.
Bộ trưởng Marty Natalegawa cho biết, trong kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia, hai bên đã trao đổi về các định hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới cũng như phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Indonesia luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực hết mình để thúc  đẩy quan hệ song phương giữa hai nước trong trên các lĩnh vực.
Đồng thời, Bộ trưởng Marty Natalegawa khẳng định, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN trong xây dựng một cộng đồng ASEAN ngày càng cường thịnh, cũng như phối hợp với các nước thành viên trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong đó có vấn đề Biển Đông.
Nguyễn Hoàng(VGP)
Xem thêm →
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng

0 nhận xét

Với mưu đồ xâm chiếm cả Đông Dương, làm bàn đạp “chinh phục” các nước Đông Nam Á, sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị đánh dẹp, Trung Quốc lại đưa ra con bài mới để thu phục Campuchia làm “điểm đột phá” để xâm chiếm toàn Đông Dương.
Bài viêt của Đại tá - nhà văn Bùi Văn Bồng, đăng trên blog cá nhân của tác giả.
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Trong mưu đồ đó, Trung Quốc gặp được Hun Sen và gặp được mối giao kết khá thuận lợi. Theo nhà nghiên cứu người Úc, ông Ben Kiernan: Hun Sen gia nhập Khmer Đỏ vào năm 1967 trong một làn sóng chạy dạt xuống thôn quê của những người cánh tả trẻ. Hun Sen bị thương 5 lần trong các lần tham chiến, bao gồm cả vết thương làm chột một mắt 2 ngày trước khi thủ đô Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ tháng 4 năm 1975. Hun Sen được phong chức Trung đoàn phó của quân Khmer Đỏ ở phía Đông Campuchia. Tháng 5-1977, ông Hun Sen “đào ngũ” sang Việt Nam và nói rằng bất đồng với Khmer Đỏ. Theo nguồn tin từ ban lưu trữ lịch sử Đảng của Campuchia thì việc "Hun Sen chạy sang Việt Nam" là theo lệnh của Sư đoàn trưởng của ông, khi đó ông này đã cử một nhóm người có cả Hun Sen sang liên hệ với Việt Nam trước. Sau khi Việt Nam đã liên lạc trực tiếp với người sư đoàn trưởng này thì họ mới tin việc Hun Sen sang Việt Nam để liên hệ là thật chứ không phải là do thám.
Do ý đồ chiến lược lâu dài được tính toán kỹ, việc Trung Quốc dồn lực giúp Camphuchia là không có gì lạ. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã viện trợ khá nhiều cho Campuchia. Họ cũng đã đồng ý xóa nợ và miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 400 mặt hàng cho quốc gia Đông Nam Á này. Hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước. Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á lần thứ 20.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương mà Campuchia là con bài dễ lợi dụng nhất. Thượng Nghĩ Sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia cho biết hiện nay Campuchia sẽ hợp tác với Công ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án xây dựng nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào(?!).
Khi CT Hồ Cẩm Đào đến Campuchia, ông ta có thể tung ra hàng triệu đô la trợ giúp, còn Campuchia vẫn nợ Trung Quốc đến hơn 8 tỷ đô la và không có khả năng hoàn trả cho nên họ phải giữ quan hệ "tốt", chiều theo chỉ đạo của Trung Quốc hòng mong sớm được Trung Quốc xóa nợ. Trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết 10 hiệp định về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Mới đây chính phủ Campuchia thông báo từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ đô la cho Campuchia. Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Campuchia hơn 1 tỷ đô la. Trung Quốc và Campuchia còn cam kết sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ đô la vào năm 2017. Hiện nay có hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước, khai thác lâm sản và trồng cao su ở những tình giáp biên giới Việt Nam...Campuchia thiếu vốn thì Trung Quốc cho vay hoặc tài trợ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự, giúp Campuchia hiện đại hóa quân đội. Để ghi nhận thành tích nghe lời quan thầy, trong chuyến thăm 4 ngày sang Phnom Penh hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lưu Quang Liệt, đã “trọng thưởng” cho Campuchia 20 triệu USD. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội Hoàng gia Campuchia 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân, cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia, nhiều xa tăng, pháo hạng nặng và cả súng bộ binh. Vì thế, trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh càng trở nên nồng ấm rõ rệt.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh. Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo quan điểm cơ bản của chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương. Ví dụ cụ thể gần đây nhất là trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Phnom Penh. Công ty Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bắt đầu khoan giếng dầu đầu tiên tại Lô F ở ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia…
Vào đầu tháng Tư, tại Hội nghị ASEAN 20, khi các nước ASEAN nói rằng Campuchia đã thỏa hiệp quá mức với Trung Quốc, làm tay trong cho Trung Quốc để cố tình ém nhẹm đi nội dung biển Đông, kiên quyết không đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự của Hội nghị. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Ông ta bác bỏ thông tin cho rằng ASEAN đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại biển Đông (COC). Ông Hun Sen đã hùng hổ: “Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch ASEAN và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình. Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh ASEAN này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa ASEAN và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm”.
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Thế nhưng, tại Hội nghị ASEAN 45 này thì bộ mặt thật của ông Thủ tướng nước chủ nhà đã lộ rõ. Trong khi Philippines đã tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ý kiến của Campuchia về bản tuyên bố chung. Rồi hai Ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục Bộ trưởng Hor Namhong thì ông này gạt phắt, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi phòng họp như lời kể của một phóng viên nước ngoài!
Qua sự việc này, có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Campuchia. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Campuchia trong vai trò Chủ tịch đã tỏ rõ thái độ hoàn toàn nghe lời Trung Quốc và không khoan nhượng. Campuchia khăng khăng và liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm dọa Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, người đại diện của Campuchia cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp như đã đề cập ở trên.
Rõ ràng Campuchia đã hiện nguyên hình là một “con ngựa thành Troie” làm phục binh bắc cầu cho Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho công cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn khi nội bộ khối ASEAN mất đoàn kết. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Campuchia trong việc giữ kín các lập trường và quan điểm đàm phán bí mật trong khối ASEAN.
Một nguy cơ dễ nhận ra là hành động của Campuchia sẽ cản trở các hoạt động của ASEAN theo tiến trình mà các nước ASEAN đã đi vào “guồng” thống nhất. Một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN đã hiện rõ, và từ vết rạn này có thể trở thành một kẽ nứt nghiêm trọng đúng theo ý đồ của Bắc Kinh nhằm ngăn chận việc thành lập "Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN", vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015.
Với sự kiện mất hòa khí và bị chia rẽ này, dư luận cho rằng chính là nhờ Campuchia mà Trung Quốc đã dành được chiến thắng của Trung Quốc ở hiệp đấu đầu tiên trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một kết cục rất bất ngờ ngoài ý muốn đối với Ngoại trưởng Hillary Clinton trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất trong chiến lược đưa Hoa Kỳ trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ?
Về vấn đề này, Giáo sư Thayer (Úc) phân tích: Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Trên thực tế các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề vô cùng cơ bản tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung cho Hội nghị ngoại trưởngASEAN 45.
Giới quan sát phương Tây cho rằng Trung Quốc có thể là đã giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng keo trước nhưng lại thua keo sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc nhờ sự "từ chối" quyết liệt của Campuchia. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do sự phản ứng của cộng đồng ASEAN trước việc Trung Quốc dùng Chủ tịch ASEAN như là con bài đại điện thừa hành của mình để can thiệp trắng trợn vào công việc của nội khối !.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Việc này sẽ còn khó khăn bởi lẽ Trung Quốc có thể tiếp tục xoáy vào những điểm còn khác biệt quan điểm trong ASEAN cũng như "sức mạnh mềm"(như đối với Thái Lan, Brunei) để lung lạc và để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Mặt khác, dư luận cũng lên tiếng chê trách ông Hun Sen rằng, chỉ vì những lợi ích trước mắt mà Campuchia ra mặt ủng hộ Trung Quốc, tự tách ra khỏi cộng đồng các nước ASEAN, có nguy cơ bị cô lập. Hẳn ông Hun Sen chắc cũng không quên rằng gần 40 năm trước, Trung Quốc đã từng dựng lên chế độ Pôn Pốt diệt chủng, chúng giết hơn 3 triệu người Campuchia, thay người Trung Quốc vào chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ nước này, làm thế đứng chân tấn công chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, rồi từ đó làm bàn đạp “Nam tiến” xuống các nước khác ở Đông Nam Á. Và ông đã phản ứng lại chế độ diệt chủng mà ông đã “theo nhầm” này bằng cách chạy sang cầu viện Việt Nam, sau giải phóng 7/1/1979 ông được làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bộ máy Nhà nước do đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo.
Với mưu đồ chiến lược mới này, khi đã khống chế được các nước Đông Nam Á, cái “Lưỡi bò” tham lam đã liếm qua biển Việt Nam, Malaysia, đến tận biển Indonesia thì Trung Quốc chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc. Tiền, cho dù nhiều đến mấy, cũng không bằng quyền độc lập, tự chủ, vì cuộc sống hòa bình lâu bền cho nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tiền không thể mua được tự do, độc lập cho dân tộc đã phải mất biết bao máu xương của người dân Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam mới giành lại được từ tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Vì thực dụng, chỉ biết mình mà phản trắc nghĩa tình, bỏ mất quan hệ cộng đồng là coi như sự tự sát. Ông Hun Sen nên nhớ điều đó. Và trước khi nhận củ cà rốt từ tay trái của “đối tác” với những lời dụ dỗ ngon ngọt “hữu hảo” đầu lưỡi, phải cảnh giác xem cái gậy loại nào đang giấu ở phía sau, chực chờ vụt chết con mối xứ Chùa Tháp ngon lành này bất cứ lúc nào.
BÙI VĂN BỒNG (BLOGPOST)
Xem thêm →
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Campuchia bán đứng láng giềng gần

0 nhận xét


Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) dường như "tự thể hiện mình" được rất ít, khi mà trước đấy các ngoại trưởng đã xem tới 18 dự thảo Thông cáo chung về Hội nghị AMM-45, nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ vì các bên không thống nhất với nhau về câu chữ.

Tuần qua, các ngoại trưởng ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt quan điểm của các nước thành viên đối với những vi phạm gần đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đã không thành.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: ASEAN không ra được thông cáo chung là "vô trách nhiệm". Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều "bí mật công khai" khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn (trước) nước chủ nhà Campuchia (!).

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "sự ủng hộ bền bỉ và kiên định" của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Đừng biến nạn nhân thành tội phạm!


Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Thế nhưng, thế lực nào đó đứng sau quên mất rằng, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, và giờ đây thật khó cho những ai muốn đẩy quan hệ quốc tế trở lại thời trung cổ, nghĩa là các quốc gia chỉ có thể nói chuyện với nhau, duy nhất bằng võ biền!

Thông tấn xã Kyodo hôm 12/7 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu ASEAN phải có lời lẽ cụ thể để phản ánh quan điểm của hai nước này đối với những vi phạm mới đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Campuchia (lại giấu tên) mô tả lập trường của Việt Nam và Philippines là "bắt nạt" (bullying) nước khác. Campuchia, chủ tịch ASEAN năm nay đã không hài lòng với đòi hỏi này của hai nước thành viên.

Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm
Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu Thông cáo nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, và 10 nước ASEAN đã không thống nhất được nội dung Thông cáo, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao như thông lệ. Campuchia cũng đã cảnh báo từ trước rằng, nếu tình trạng bất đồng tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ Thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã diễn ra khá gay gắt. Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên ASEAN đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông (?).

Cũng theo thông tấn xã AFP ngày 12/7 trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị cho biết, đã có sự nổi nóng giữa các giới chức tham gia thảo luận. Quan sát viên này nói: "Đa số các đại diện ASEAN thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, tỏ ra muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận. Ngoại trưởng Natalegawa nói với báo giới: ông vô cùng thất vọng khi hội nghị ASEAN lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

Thông cáo của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cuối ngày 12/7 đã tóm tắt lập trường của Việt Nam. Ngoại trưởng Việt Nam "bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC".

Trách nhiệm Trung Quốc và các nước lớn


Diễn đàn an ninh khu vực ARF-19 cùng các cuộc hội nghị ASEAN, ASEAN+3 trước đó dường như ít mang lại được điều gì mới mẻ trong việc thúc đầy đàm phán một bộ COC. Đặc biệt là báo chí Trung Quốc hoàn toàn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.

Thậm chí, tờ "Hoàn cầu thời báo", một phiên bản tiếng Anh của báo đảng ở Trung Quốc, ngày 10/7 còn đưa ra lời khuyên: "Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á". "...Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á".

Với tư duy từ thời chiến tranh Lạnh như thế, xem ra việc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào cuối năm nay như ASEAN trông đợi.

Trong khi đó thì Hoa Kỳ và châu Âu ngay sau hội nghị đã ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông, rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong UNCLOS; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".

"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác".

Trong khi đó thì ba trong số năm cường quốc thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được kỳ vọng sẽ ký vào bản "Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân" (SEANWFZ) đã quyết định rút lui. Pháp, Anh và Nga cho biết họ muốn bảo lưu về một số điểm trong hiệp ước. Pháp và Nga do dự chưa muốn ký hiệp ước này vì tính đến quyền tự vệ của họ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Moscow còn đề cập tới quyền của các tàu thuyền và máy bay nước ngoài thâm nhập vào khu vực không vũ khí hạt nhân. Còn Anh dẫn ra các mối đe dọa trong tương lai có thể cần họ phải vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân qua khu vực Đông Nam Á.

Như vậy là cả 3 văn kiện đều đã không được ký lần này tại Phnom Penh. Đó là Tuyên bố ASEAN về Nghị định thư đối với Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (đáng ra phải ký vào ngày 9/7 vừa qua); Ghi nhớ Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về hiệp ước liên quan tới SEANWFZ (theo kế hoạch ký kết vào ngày 10/7); và Nghị định thư về Hiệp ước liên quan tới SEANWFZ do nhóm 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an LHQ ký kêt vào ngày 12/7. Dù sao mặc lòng, ASEAN vẫn hy vọng, theo như lời của Tổng thư ký Surin, việc ký các văn bản này sẽ được hoàn tất cùng lúc vào tháng 11 tới đây trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21".

Tương lai vẫn tiếp tục phải chờ đợi!
Xem thêm →
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Nghị sĩ Mỹ: ‘Trung Quốc khiêu khích Việt Nam’

0 nhận xét

Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cho rằng các lô dầu khí mà Trung Quốc vừa mời thầu thăm dò trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và hành động mời thầu đó là nhằm khiêu khích.
Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Ảnh: AP
Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Ảnh: AP

Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.
"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sỹ Lieberman nói.
Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington trong hai ngày 27 và 28/6.
Ông cho rằng một điều thực sự quan trọng là ASEAN phải cố gắng để có được một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông, nhằm làm giảm khả năng leo thang trong khu vực, cho phép giải quyết một cách hòa bình, có lợi cho tất cả các bên, theo luật quốc tế các tranh chấp trước khi nó có thể dẫn đến những hiểu lầm, luôn có khả năng khiến tình hình không chỉ dừng lại ở mức dùng lời lẽ mà trở thành bạo lực thực sự.
Về các tranh chấp trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Lieberman cho rằng tất cả các bên cần thừa nhận rằng các bất đồng chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật quốc tế.
Ngược lại, ông nói, "việc cố giải quyết tranh chấp dựa trên các tuyên bố lịch sử theo kiểu đấu tay đôi là một công thức cho bất đồng triền miên, tiếp tục căng thẳng và rủi ro bạo lực."
Trước đó, trong các phiên thảo luận ngày 27/6, việc CNOOC mời thầu tại 9 lô trên Biển Đông cũng được một số học giả bàn thảo, trong đó khẳng định các lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Xem thêm →
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí ở Biển Đông

0 nhận xét

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/6 cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: Chinhphu.vn
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 23/06/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay. Trước việc làm của phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

"Trước hết, cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.

Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC)".

Tuần trước, sau có khi tin Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc.

Lãnh đạo của tỉnh Khánh Hoà và thành phố Đà Nẵng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của nước Việt Nam.

Quyết định lập cái gọi là thành phố Tam Sa của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý", chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khẳng định.

Trong tuần qua, sau khi phát ngôn viên ngoại giao của Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Việt Nam thông qua Luật Biển, đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định thông qua luật này là hoạt động lập pháp bình thường.

"Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam", phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định. "Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa.”

Việt Nam nhiều lần tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, và chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Sau một số sự việc hồi năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đi đến Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, đạt được tháng 10/2011.

Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) đạt được năm 2002. Hiện nay hai bên đang hướng đến việc xây dựng và ký kết bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thường được đề cập đến là COC. Hai ngày cuối tuần vừa qua, các quan chức cấp cao của Hiệp hội và Trung Quốc vừa họp tại Hà Nội để bàn về các vấn đề xung quanh DOC và COC.
Xem thêm →
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thảo luận với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra

0 nhận xét

Bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á) được tổ chức tại Bangkok của Thái Lan, chiều 31/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới; bày tỏ vui mừng về quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng được củng cố và tăng cường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà bà Thủ tướng với tư cách chủ nhà đã dành cho đoàn đại biểu Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu mà Thái Lan đã giành được trong thời gian qua, nhất là việc khắc phục hậu quả các trận lũ lụt cuối năm 2011 và từng bước phục hồi kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Thái Lan trên tinh thần hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Hai thủ tướng nhất trí hai bên sẽ tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, các bộ ngành và địa phương, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương sẵn có như Nhóm Công tác chung về chính trị an ninh, tham khảo chính trị giữa hai bộ Ngoại giao và Ủy ban hỗn hợp về thương mại.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Hai Thủ tướng thỏa thuận sẽ tiến hành cuộc họp nội các chung hai nước vào cuối năm nay và cùng thống nhất cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, trước mắt là hợp tác khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông-Tây; cũng đã trao đổi về sự hợp tác giữa hai nước trong các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng như ASEAN, GMS, ACMECS….; cùng nhất trí cho rằng việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong là nhân tố quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển của tất cả các quốc gia ven sông.
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á

0 nhận xét

Chiều nay (31/5), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Với chủ đề “Định hình tương lai khu vực thông qua kết nối”, Hội nghị WEF Đông Á 2012 thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực Châu Á như Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Bahrain, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế như Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổng Giám đốc Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á và hơn 600 đại biểu là các chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 50 quốc gia trên thế giới.

Hội nghị tập trung thảo luận các đề xuất và giải pháp tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF

Các nước đánh giá cao mô hình và kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ ASEAN đã góp phần giúp các nước ASEAN duy trì tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức đang đặt ra cho phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và phục hồi chưa bền vững.

Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỷ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua việc đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á.

Hội nghị nhấn mạnh các nước Đông Á cần tiếp tục quá trình điều chỉnh các mô hình tăng trưởng nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Trong quá trình này, các nước cần chú trọng tăng cường năng lực ứng phó với các thách thức phát triển đang nổi lên, nhất là triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động không thể dự báo như thiên tai, biến đổi khí hậu. Các nước ASEAN cần tiếp tục quá trình xây dựng nền kinh tế đảm bảo an ninh lương thực, nước và năng lượng, đồng thời chú trọng tới thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên kỷ.

Phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, hợp tác, kết nối khu vực hiện là một trong những xu hướng chủ đạo tại Đông Á với vai trò tích cực của các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN.

Song song với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS)…

Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu.

Những thành công đạt được đã tạo cho các nước Đông Á nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn để làm sâu sắc hơn nữa hợp tác và kết nối khu vực; tuy nhiên, quá trình này cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không nhỏ. Tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp… đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.

Đề cập tới chủ đề trọng tâm của Hội nghị là tăng cường hợp tác, kết nối khu vực như một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các nước Đông Á và góp phần tạo nên sự năng động của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng, nhất là: phát huy các khuôn khổ hợp tác ở kkhu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm (như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á…); đảm bảo “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và đảm bảo hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính-tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu bật chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, với một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by