Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Trung Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Trung Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên kiềm chế lạm phát

0 nhận xét

Ngày 27/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm và giải pháp những tháng cuối năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo đó, chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm.
Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng GDP quý 3 ước khoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cố gắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sau từng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý 1 tăng 4%, quý 2 tăng 4,66%, quý 3 ước tăng 5,35%. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%).
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% kế hoạch năm.
Tuy nhiên các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấu ngân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm…
Phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Ở trong nước, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với những đầu năm do những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và một số thành viên Chính phủ khác nêu quan điểm cần tiếp tục chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ưu tiên trong thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó là tập trung mạnh vào xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hết sức lưu ý theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để có các biện pháp kịp thời, phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, tín dụng; tăng cường công tác nghiệp vụ quản lý thu chi ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán thu; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đã đề ra.
Đề cập tới vấn đề về giá, phí dịch vụ y tế, nhiều ý kiến thành viên Chính phủ đề xuất đối với các địa phương chưa công bố giá, phí dịch vụ y tế mới, đề nghị cân nhắc việc lùi thời hạn áp dụng, tính toán kỹ lộ trình, thời điểm tăng giá, nhằm vừa giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nêu rõ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn, xem xét các phương thức hỗ trợ thu mua nông, thủy sản nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, bên cạnh ưu tiên kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012 .
Liên quan đến vấn đề về giá cả, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường là cần thiết, song trước khi điều chỉnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, lường trước những tác động về kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, một số thành viên Chính phủ đề xuất cần hết sức lưu ý tới tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng… trong những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhìn lại 9 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến là, tuy có tăng trưởng song còn chậm, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hàng tồn kho còn lớn… Nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do tăng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, thêm vào đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường công tác dự báo để đề xuất những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những những nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề cho năm 2012. Trong đó trước hết là tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo.
Trong kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
Về tài khóa, trong hoàn cảnh khó khăn song phải cố gắng cân đối thu chi, giữ bội chi 4,8%. Trong thu chi, chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 nghìn tỷ như đã thông qua. Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hóa, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hóa cho những tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngay từ bây giờ. Cân đối hàng hóa phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lý giá cả.
Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hóa theo giá cả thị trường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập; tính toán kỹ tới những tác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.
“Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn cho những năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Song song với đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như gạo, thủy sản, hàng dệt may, da giày…
Quan tâm phát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không. Đồng thời tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu xây dựng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh và tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước hết tập trung tái cơ cấu các tập đoàn, các tổng công ty, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; tập trung vào ngành nghề chính. Trong tái cơ cấu ngân hàng, trước hết phải tập trung quyết liệt vào việc giải quyết nợ xấu gắn với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đề cập tới vấn đề về an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, đảm bảo nguồn tài chính cho sinh viên nghèo vay đi học…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phòng chống tội phạm xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, giải quyết khiếu nại tố cáo…
Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về báo cáo giải pháp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; dự án Luật Đầu tư công; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Xem thêm →
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Bộ Tài nguyên và Môi trường

0 nhận xét

Sáng 5/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại buổi lễ.
Cách đây vừa tròn 10 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan quản lý nhà nước, các lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường của cả nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Tài nguyên và Môi trường.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và cả ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước đã chủ động nghiên cứu, đề xuất tham mưu với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện có kết quả những chủ trương lớn  trên các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường như Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chiến lược về biển; Nghị quyết số 13-NQ/TW và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030…
Về công tác xây dựng thể chế, Bộ đã có nhiều cố gắng, huy động lực lượng, tập trung trí tuệ tham mưu trình Quốc hội và Chính phủ ban hành kịp thời và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật trên 7 lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, nhất là sự ra đời của các Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật biển Việt Nam, đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nước về tài nguyên và môi trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước.
Công tác điều tra cơ bản được đẩy mạnh, phục vụ  đắc lực việc đánh giá trữ lượng, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả  hơn những nguồn tài nguyên quý giá như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển và các loại khoáng sản, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển của từng địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành Tài nguyên và Môi trường
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành Tài nguyên và Môi trường

Công tác dự  báo khí tượng thủy văn, thời tiết ngày càng được nâng cao hơn về chất lượng, không chỉ giúp Chính phủ và các ngành, các cấp chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, bão, lũ mà đã trở thành người bạn gần gũi, thân thiết, trực tiếp giúp nhân dân chủ động trong sản xuất và đời sống, góp phần khắc phục đáng kể thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành ngày càng được coi trọng, đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc vận động quốc tế ủng hộ lập trường nhất quán của Việt Nam về chủ quyền biển đảo, thu hút tài trợ quốc tế, tăng thêm nguồn lực để hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ cho ngành, đồng thời góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bước sang giai đoạn phát triển mới, ngành Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trong sự nghiệp vẻ vang này, ngành Tài nguyên và Môi trường được Đảng và Nhà nước xác định là ngành có vai trò rất quan trọng, ngành phải làm tốt nhiệm vụ để thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành Tài nguyên và Môi trường phải thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành Tài nguyên và Môi trường phải thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển

Theo đó, ngành Tài nguyên và Môi trường cần  tích cực triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, chú trọng tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã được ban hành trong thời gian qua, nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách mới, trước mắt là triển khai Luật Biển Việt Nam và Nghị quyết Trung ương 6 sắp tới về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế và cơ chế quản lý nhà nước; rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn; xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cả các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản và biển đảo…
Cùng với đó, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản phục vụ có hiệu quả công tác quản lý sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng về đất đai, khoảng sản, biển đảo… của Tổ quốc vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; tăng cường cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải kết hợp thương xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường. Có chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt, xử phạt nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự, kỷ cương.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị ngành Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, tạo sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế về lập trường nhất quán phù hợp với luật pháp quốc tế của chúng ta trong bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thu hút và tiếp nhận các nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công tác điều tra cơ bản của ngành, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển của đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý ngành Tài nguyên và Môi trường chú trọng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn và phức tạp, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới; kiên quyết đấu tranh với tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong ngành.
Nguyễn Hoàng
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by