Blogger Widgets
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Đại thắng Mùa xuân 1975: Thắng lợi của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh

0 nhận xét
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy oanh liệt mùa xuân 1975 là một trong hai sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX. Chỉ trong 57 ngày đêm (4-3 đến 30-4) tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đã đập tan đội quân tay sai Mỹ đông hơn một triệu tên, đánh đổ chính quyền Ngụy đã từng tồn tại 21 năm, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thắng lợi to lớn này đã khép lại một giai đoạn lịch sử chia cắt đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Việt Nam: Dân tộc được độc lập, Tổ quốc được thống nhất, hòa bình, trường tồn, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và hiện đại của một siêu cường là đế quốc Mỹ, làm chấn động địa cầu, là sự kiện chưa từng có, khiến cho nước Mỹ bàng hoàng, thế giới kinh ngạc. Mỹ chưa bao giờ thừa nhận chúng thua, nhưng khi ta giải phóng hoàn toàn miền Nam trong mùa xuân 1975 đại thắng, thì Ních Xơn, một trong năm Tổng thống Hoa Kỳ, chua chát thú nhận: “Tấn thảm kịch Việt Nam đã làm tổn thương nước Mỹ, làm tổn hại chúng ta trong con mắt bạn bè nước ngoài, hạ thấp chúng ta trong con mắt đối phương. Nhưng nó làm tổn thương chúng ta nhiều nhất ở trong nước. Sự thất bại của chúng ta ở Việt Nam làm hổ thẹn một nước mà không mấy khi thất bại”. Và ngày nay “nước Mỹ đang trong cơn đau dữ dội của Hội chứng Việt Nam”(1).

Quân giải phóng vào Buôn Mê Thuột

Người chiến thắng, kẻ thua trận đã được minh định rõ ràng, chứ không phải chỉ Việt Nam tuyên truyền là mình chiến thắng. Có điều lạ là kẻ thua không biết vì sao họ thua, vì sao Việt Nam chiến thắng? Câu hỏi này cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ đối với một số nhà chính trị, quân sự, chuyên gia Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa, trái hẳn với nhân đạo, đối lập với nhân dân. Đã phi nghĩa thì những chiến lược gia Mỹ dù có thông thái, tài ba đến đâu cũng không thể giúp cho chính quyền Oasinhtơn vạch ra được một chiến lược, một kế hoạch đúng đắn. Vì họ luôn duy ý chí, không nắm được quy luật khách quan của chiến tranh và bị quy luật ấy chi phối, tác động, khiến binh lính Mỹ ở chiến trường luôn luôn bị động, phải hành động theo sự điều khiển của đối phương, phải đánh theo cách đánh của đối phương trong suốt cuộc chiến tranh. Song, yếu tố nào, nguyên nhân nào đưa nhân dân, dân tộc Việt Nam đến chiến thắng vẻ vang mang tầm vóc thời đại và ý nghĩa quốc tế to lớn đó?

Sư đoàn 2 tiến vào Đà Nẵng

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố chính tạo nên sức mạnh Việt Nam và cũng là nguyên nhân quyết định nhất của chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, chiến thắng 30-4-1975 nói riêng. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là Người đã vận dụng bài học lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa để huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến và cùng với Đảng, Người đề ra đường lối giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do một Đảng lãnh đạo, một Nhà nước điều hành thống nhất. Đó là sự sáng tạo đặc sắc về Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng ta, dân tộc ta. Tiếp thu những kinh nghiệm của người xưa, chắt lọc, tìm ra cái mới đúng với quy luật được cả xã hội và bạn bè trên thế giới đồng tình ủng hộ, để đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng hội tụ sức mạnh chiến thắng ngày 30-4-1975, làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, là một sự sáng suốt rất không đơn giản. Từ trong đường lối chung đó, Đảng ta mà tập trung là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đề ra nghệ thuật của cuộc kháng chiến là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; thắng địch từng bước, quân sự, chính trị song song trên ba vùng chiến lược, kết hợp nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, đánh Mỹ, nhưng phải bảo vệ hậu phương chiến lược miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa…

Quân giải phóng tiến vào Huế

Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng của mọi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Không có nền tảng đó thì không có chiến thắng ngày 30-4. Nền tảng đó đã giáo dục, động viên toàn dân tộc đoàn kết thống nhất, phát huy cao độ nội lực, tự nguyện kháng chiến chống giặc ngoại xâm, diệt trừ nội phản, vì một lẽ sống còn: Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Cũng chính nền tảng ấy đã tạo ra sức mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương tại chỗ miền Nam, huy động được sức mạnh quốc tế và sức mạnh thời đại kết hợp với sức mạnh dân tộc thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc Mỹ. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế và thời đại là một yếu tố mà nếu thiếu nó thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn không dễ vượt qua. Chính trên cái nền tảng ấy mà Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân, toàn quân nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, đánh bại địch từng bước, đẩy lui chúng từng phần để tạo ra những thời cơ mới có lợi cho cuộc kháng chiến. Năm 1972, sau khi đánh bại quân chủ lực Ngụy Sài Gòn ở Quảng Trị, Đắc Tô – Tân Cảnh, Lộc Ninh và đánh thắng cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội – Hải Phòng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, ta đã tạo ra tình thế cách mạng trực tiếp rất thuận lợi. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương tiếp tục cuộc tiến công, đánh chiếm Thượng Đức (Quảng Nam) và Phước Long, qua đó rèn luyện bộ đội ta, thử sức quân chủ lực Ngụy, thăm dò thái độ của Mỹ khi ta đánh lớn. Cuộc tiến công Thượng Đức và Phước Long thắng lớn, tạo ra thời cơ mới, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định nắm lấy thời cơ tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong hai năm 1975, 1976; mở đầu đánh ở Tây Nguyên, mục tiêu then chốt là Buôn Ma Thuột. Nhờ quyết định và hành động đúng thời cơ, nên chỉ trong 33 tiếng đồng hồ từ ngày 10 đến 11 tháng 3, ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột – một trung tâm chính trị, quân sự của Mỹ, Ngụy ở Cao nguyên Trung phần.

Cuộc nổi dậy của nhân dân Mỹ Tho

Hai ngày sau giải phóng Buôn Ma Thuột, quân ta tiếp tục tiến công địch từ ngày 14 đến 17-3, quân ta tiêu diệt Sư đoàn 23 Ngụy, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Ngụy quyền, Ngụy quân Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, vội vã rút chạy khỏi Tây Nguyên, mở đầu bước suy sụp mới của địch. Trận Buôn Ma Thuột từ thắng lợi của một chiến dịch trở thành thắng lợi chiến lược. Ngày 18-3, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định bổ sung phương án giải phóng miền Nam trong năm 1975 thay cho phương án giải phóng miền Nam trong hai năm trước đây và ra lệnh tiến công Huế, Đà Nẵng. Ngày 25-3, ta giải phóng Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi; cùng trong ngày này, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. Bốn ngày sau giải phóng Huế, ta giải phóng Đà Nẵng. Các ngày 30, 31 tháng 3 và ngày 1, 2, 3 tháng 4 ta giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, quân cảng Cam Ranh. Dải đất miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên sạch bóng quân thù, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng chiến lược hoàn toàn có lợi cho cách mạng miền Nam. Địch sa sút và tan rã lớn. Ta càng đánh càng mạnh. Cuộc chiến tranh cách mạng đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt một ngày bằng 20 năm.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Xuân Lộc

Thời điểm mở cuộc Tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch đã chín muồi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn – Gia Định trong thời gian sớm nhất – chậm nhất là trong tháng 4-1975 không thể để chậm. Thực hiện quyết tâm của Đảng, ngày 7-4, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho 5 cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Các cánh quân của ta trong đêm 7-4 đã tăng tốc độ hành quân cả đêm và ngày đến vị trí tập kết chiến dịch đúng quy định. Ngày 9-4, Quân đoàn 4 bắt đầu tiến công địch trong thị xã Xuân Lộc; địch phản kích quyết liệt, buộc các đơn vị của ta phải thay đổi chiến thuật, rút khỏi Xuân Lộc, đánh vòng ngoài, diệt địch ở Túc Trưng, Kiệm Tân, theo đường 20 phát triển đánh địch ở ngã ba Dầu Dây, cắt đường số 1 về Sài Gòn. Ngày 14-4, cánh quân hướng Đông tiến công vào tuyến phòng thủ Phan Rang đến ngày 16 chiếm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Ngày 19-4, Quân đoàn 2 giải phóng Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận, thần tốc tiến vào Long Khánh, phối hợp với Quân đoàn 4 giải phóng Xuân Lộc. Cánh cửa thép hướng Đông đã mở. Trên các hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Tây Nam, quân ta dồn dập tiến công tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch phòng thủ vòng ngoài, áp sát lực lượng vào vùng ven đô. Nắm vững thời cơ và hành động đúng thời cơ thì sức ta một hóa thành mười, thành trăm, đánh đâu được đó, thắng như chẻ tre. Cùng trong ngày 14-4, Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh, do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm chính ủy. Ngày 22-4, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng điện chỉ đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch: “Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi về quân sự chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta nhất định toàn thắng”. Và Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn-Gia Định trước ngày 30-4-1975.

Sư đoàn 10, quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Giữa lúc quân đội, chính quyền Sài Gòn đang trong cơn hoảng loạn, thì phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc máy bay F5E của Mỹ, ném bom Dinh Độc Lập và sau đó anh dẫn đường cho phi đội không quân ta dùng 5 máy bay A37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Trận bom của Nguyễn Thành Trung làm tăng thêm nỗi lo sợ và rối loạn nội bộ Mỹ, Ngụy. Tổng thống Mỹ G.R.Pho lập tức hủy bỏ chiến dịch di tản bằng máy bay có cánh cố định, chuyển sang di tản bằng máy bay lên thẳng mang mật danh “người liều mạng”. 5 giờ 30 phút ngày 30-4, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt đã lựa chọn trong nội đô: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng Nha cảnh sát đô thành, Biệt khu thủ đô. Từ bốn hướng Đông, Bắc và Tây Bắc, Tây Nam, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy, đến 11 giờ 30 phút ta làm chủ các mục tiêu và cắm cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng lên Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Cùng với cuộc Tổng tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định, quân ta đánh chiếm, giải phóng các đảo và quần đảo ở ven biển miền Trung và Trường Sa. Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tiến công và nổi dậy diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 Ngụy, giải phóng các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, đảo Phú Quốc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 1-5, ta tiếp tục giải phóng các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Tường, Sa Đéc, Côn Đảo. Đến ngày 1-5-1975, toàn bộ các tỉnh, thành phố trên đất liền và các đảo, quần đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Mũi tấn công của Quân đoàn 2 vào Dinh độc lập

Thắng lợi to lớn, toàn diện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh để lại cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có những bài học sau đây:

Một là, xây dựng Đảng vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra vô cùng ác liệt, phức tạp trên nhiều mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, trong nước và quốc tế. Kẻ địch có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh nhất thế giới, chúng tiến hành cuộc chiến tranh “Tăng cường tư bản”, sử dụng những vũ khí hiện đại nhất để chống lại nhân dân ta. Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã bình tĩnh, kiên định mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đánh giá đúng kẻ thù và so sánh đúng lực lượng đôi bên đối kháng, hạ quyết tâm chính xác, đề ra đường lối kháng chiến chiến lược và phương pháp cách mạng đúng, sáng tạo phù hợp với các thời kỳ biến chuyển của cuộc chiến tranh. Đường lối, chiến lược kháng chiến và phương pháp cách mạng đúng đắn đó đã dẫn dắt quân và dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, thu giang sơn về một mối. Để lãnh đạo quân và dân kháng chiến, trước hết và trên hết, Đảng ta luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn chỉnh đốn, tổ chức Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức, mà hạt nhân là xây dựng “chi bộ 4 tốt” (miền Bắc), “3 tốt” (miền Nam), xây dựng đội ngũ đảng viên, cấp ủy các cấp trung thành với sự nghiệp của đảng, của dân, cần cù, dũng cảm, sáng tạo, gương mẫu, gian khổ không ngại, ác liệt không sờn, luôn luôn đi đầu trong chiến đấu và công tác, dẫn dắt quần chúng noi theo. Đó là những yếu tố tạo nên sức mạnh của Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hai là, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện

Dựa vào dân, phát huy lòng yêu nước của nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng là giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà và đi lên chủ nghĩa xã hội là quan điểm cơ bản của Đảng và Hồ Chủ tịch. Cuộc kháng chiến chống Mỹ phức tạp, khó khăn và quyết liệt trên nhiều mặt, chỉ có sức mạnh của toàn dân mới vượt qua được. Hồ Chủ tịch luôn dạy chúng ta bất kỳ tình huống nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân. Đảng ta dựa vào dân với niềm tin tưởng tuyệt đối “việc gì khó dân liệu cũng xong”. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi đã minh chứng hùng hồn hiệu quả của sức mạnh toàn dân. Dựa vào dân, Đảng ta đã giáo dục, giác ngộ chính trị cho nhân dân, tổ chức họ vào những đoàn thể kháng chiến, thực hiện phương châm toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc. Đồng thời, Đảng ta luôn chăm lo bồi dưỡng sức dân, làm cho đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân ngày càng nâng cao. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trong mọi lĩnh vực: xây dựng, củng cố vùng giải phóng, đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận. Trên những lĩnh vực đấu tranh này, nhân dân là người sáng tạo, sáng kiến những phương pháp đấu tranh hay, hiệu quả, góp vào truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc những kinh nghiệm quý.

Ba là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và tính kỷ luật tự giác cho toàn quân, toàn dân


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông và trí thức. Ở miền Bắc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ở miền Nam xây dựng Mặt trận Dân tộc giải phóng. Tuy hai mặt trận nhưng chỉ là cùng một nhiệm vụ đoàn kết toàn dân đánh Mỹ, xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam. Đảng ta đã tập hợp được các lực lượng yêu nước vào một mặt trận chung, khối đoàn kết liên minh công - nông - trí thức luôn phát triển, củng cố vững chắc, đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến. Trên cở sở liên minh công – nông và trí thức do Đảng lãnh đạo, sức mạnh dân tộc được phát huy cao độ đã đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và cuối cùng làm nên một Mùa Xuân 1975 đại thắng. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất, đồng thời với mở rộng dân chủ, làm cho mọi người tự giác chấp hành mệnh lệnh, kỷ luật. Nhờ tính kỷ luật tự giác đó, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các lực lượng quân sự, chính trị đã phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, đúng thời gian quy định nên đã đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nhanh chóng giành thắng lợi./.

Đại tá Nguyễn Văn Minh

-----------

(1) Richard Nixơn – 1999: Chiến thắng mà không cần chiến tranh, Nxb. Simon and Schuster.

Nguồn: http://www.tuyengiao.vn/Home/lyluanthuctientutuong/2012/4/40884.aspx
Ảnh: http://lhu.edu.vn/?CID=117&NewsID=10824
Xem thêm →

Chiến thắng 30/4/1975 - Thành quả vĩ đại của dân tộc

0 nhận xét
Chiến thắng 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, ghi dấu ngày toàn thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi 30/4/1975 đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài trên 100 năm của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên đất nước ta. Đó cũng là thắng lợi tất yếu, là thành quả vĩ đại của dân tộc ta suốt hơn một thế kỷ bền bỉ, anh dũng, kiên cường chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ giữa đêm trường nô lệ, ngay từ cuối thế kỷ XIX cho đến sau này, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam đã không ngừng được thể hiện qua các phong trào, các cuộc vận động yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp như phong trào Cần Vương, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông Du, cuộc vận động Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Yên Bái… Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã tạo ra bước nhảy về chất cho phong trào yêu nước, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một chính đảng chân chính lãnh đạo - chính đảng mác xít luôn kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã được tôi luyện qua nhiều cao trào cách mạng. Và tháng Tám năm 1945, khi thời cơ đến, toàn dân tộc ta đã nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân ta đã bước tiếp con đường đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng để đi tới ngày toàn thắng 30/4/1975.

Nhân dân Sài Gòn dự mít-tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng. ảnh TL

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Từ đây mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, non sông được thu về một mối, cả nước đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta toàn thắng đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thắng lợi này có tính thời đại sâu sắc, bởi đã chứng minh trong thời đại ngày nay, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông, kinh tế còn kém phát triển, nhưng biết đoàn kết muôn người như một, kiên quyết đứng lên dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít chân chính chiến đấu chống ngoại xâm thì hoàn toàn có thể đánh thắng những kẻ xâm lược hùng mạnh. Chiến thắng 30/4/1975 thực sự là bản hùng ca toàn thắng bất diệt, là nguồn động lực tinh thần to lớn hôm nay và mãi mãi về sau cho lớp lớp thế hệ người dân đất Việt.

Chiến tranh đã lùi xa. Sau 37 năm, từ hoang tàn đổ nát và bao đau thương mất mát do chiến tranh mang lại, từ một nền kinh tế kém phát triển của một đất nước đói nghèo lạc hậu vì chiến tranh liên miên tàn phá và hàng trăm năm bị thực dân đô hộ, lại phải gánh chịu những khó khăn to lớn do việc Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, vượt qua những hạn chế, sai lầm trong tư duy quản lý và thực tiễn điều hành đất nước, Việt Nam đã vươn mình trỗi dậy làm nên những kỳ tích. Nhất là từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đất nước. Nền kinh tế đất nước liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng và từng bước được hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng được xây mới và nâng cấp. Nước ta đã vượt qua ngưỡng đói nghèo, có sự ổn định về chính trị, trật tự an ninh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Nền kinh tế nước ta vừa giữ vững độc lập tự chủ, vừa hội nhập sâu vào khu vực và thế giới… Những thành tựu to lớn nêu trên đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, giúp cho thế và lực của đất nước ta ngày càng vững mạnh.

Sôi động trên đại công trường thủy điện Sơn La. ảnh gdtd.vn

37 năm qua, đồng hành cùng với cả nước, nền giáo dục của nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản và to lớn. Đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân với đầy đủ các cấp học, các trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Nền giáo dục của chúng ta đang vững bước trên con đường đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng để giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát huy tinh thần chiến thắng 30/4/1975 bất diệt, mặc dù trước mắt còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực to lớn phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vào cuộc sống, nhất định toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ khắc phục được mọi trở ngại, tiếp tục đưa đất nước ta đi lên trên con đường phát triển để sớm trở thành một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Giáo dục & Thời đại
Xem thêm →

Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ

0 nhận xét
Trong 13 giờ, 2 tàu Cảnh sát biển số 2007 và 2008 của Việt Nam đã cùng 2 tàu tuần tra của Trung Quốc tiến hành 300 hải lý tuần tra chung nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân hai nước trên vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ.

Đúng 8 giờ sáng ngày 24-4, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2007 và 2008 cùng 2 tàu mang số hiệu 301 và 46013 của Tổng đội Ngư chính khu Nam Hải thiết lập đội hình tại điểm 21 của đường phân định Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Đông đảo Cồn Cỏ, để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp trong vùng đánh cá chung tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ


Trước đó, từ 4 giờ sáng ngày 24-4, từ khu vực biển Cồn Cỏ, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam đã nhổ neo, hướng về vị trí 21 trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ, để thiết lập đội hình tuần tra cùng 2 tàu của Trung Quốc. Đúng 8 giờ sáng, các tàu CSB 2007 và CSB 2008 có mặt tại vị trí 21. Ảnh: Tàu 2007 chuẩn bị rời sông Bạch Đằng tham gia cuộc tuần tra chung với Trung Quốc


Tại đây, thủy thủ đoàn Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Trung Quốc cùng lên boong tàu, thực hiện nghi lễ chào hỏi thủy thủ đoàn của nhau. Sau phần nghi lễ chào hỏi, 4 tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam và phía Trung Quốc thiết lập đội hình tuần tra, theo thứ tự: kỳ hạm 301, kỳ hạm 2007, tàu kỳ viên 46013 và tàu kỳ viên 2008, tiến vào vùng đánh cá chung phía Trung Quốc. Ảnh: 2 tàu 2007 và 2008 đến khu vực biển đảo Cồn Cỏ chiều ngày 23-4


Đến tọa độ đã định, kỳ hạm 2007 vượt lên dẫn đầu đội hình, tiếp đến là kỳ hạm 301, kỳ viên 2008 và kỳ viên 46013, tiến vào vùng đánh bắt cá chung phía Việt Nam. Việc tuần tra liên hợp lần này được thực hiện lần lượt trên vùng đánh bắt cá chung phía mỗi nước, với diện tích tương đương nhau. Ảnh: Tàu 2007 tại khu vực biển đảo Cồn Cỏ


Theo đánh giá của Đại tá Nguyễn Quang Đạm - Phó Cục trưởng, Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Trưởng đoàn tuần tra phía Việt Nam - các tàu cá của ngư dân 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều có biển đăng ký phương tiện, biển dấu hiệu nhận biết, treo cờ theo đúng quy định và đều hoạt động trong vùng đánh bắt cá chung. Ảnh: Tàu 2008 cũng đã neo đậu sát đảo Cồn Cỏ chuẩn bị tham gia tuần tra chung


Tàu 301 của Trung Quốc đến khu vực bắt đầu tuần tra chung


Tàu 46013 của Trung Quốc tham gia cuộc tuần tra chung


Cảnh sát biển Việt Nam lên boong tàu chào thủy thủ đoàn phía Trung Quốc trước cuộc tuần tra chung


Thủy thủ đoàn tàu 301 của Trung Quốc chào cảnh sát biển Việt Nam


Tàu Việt Nam và Trung Quốc lập đội hình tuần tra chung


Tàu đánh cá của ngư dân trong vùng đánh cá chung trên Vịnh Bắc Bộ


Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Trưởng đoàn tuần tra chung phía Việt Nam

Xem thêm →

Thượng tướng Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri tại Ninh Bình

0 nhận xét
Ngày 24/4, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đã tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn và cử tri ba xã Khánh Công, Khánh Trung, Khánh Mậu thuộc huyện Yên Khánh. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình và đại diện HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành chức năng của tỉnh và các huyện Kim Sơn, Yên Khánh.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Dự khuyết TW Đảng, Bí thư huyện ủy Yên Khánh, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Ninh Bình đã báo cáo  nội dung, chương trình, thời gian diễn ra kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII.

Tại Hội nghị, đại diện cử tri đã sôi nổi phát biểu ý kiến bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đất nước cũng như của tỉnh trong thời gian qua; tin tưởng khi thấy thời gian qua, các vị đại biểu Quốc hội của tỉnh đã luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của nhân dân, trên cơ sở đó kịp thời tiếp thu và giải trình những thắc mắc, kiến nghị của cử tri. Cử tri đánh giá đây là đổi mới của các đại biểu Quốc hội tỉnh nhà, đồng thời bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động, sâu sát cử tri hơn nữa.

Cử tri cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, có những quyết sách và giải pháp cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, tăng kinh phí đầu tư cho dự án xây dựng nông thôn mới để hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; quan tâm hơn nữa về chế độ, chính sách và phụ cấp đối với cán bộ xã, phường, người có công. Cử tri cũng đề nghị nên gia hạn kéo dài thời gian giao đất để người dân yên tâm lao động, sản xuất; quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục, đào tạo và lĩnh vực y tế…


Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an với các cử tri Ninh Bình.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Thượng tướng Trần Đại Quang đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến, kiến nghị của đại diện cử tri và hứa sẽ cùng với các đại biểu Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất với Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất chính đáng của cử tri.

Thượng tướng Trần Đại Quang cũng đã thông báo với cử tri tình hình và những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại mà đất nước đạt được trong thời gian qua.

Cùng ngày, Thượng tướng Trần Đại Quang đã đến thăm, làm việc với Huyện ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc huyện Yên Khánh

Thanh Thủy - Bằng Giang
Xem thêm →

Bắt giữ Nguyễn Quốc Quân về tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân"

0 nhận xét
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Quân để điều tra về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự.

Đối tượng Nguyễn Quốc Quân. - Ảnh: VNA

Ngày 17/4/2012, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các cơ quan chức năng kiểm tra, làm thủ tục nhập cảnh cho công dân Mỹ tên Richard Nguyen hộ chiếu số 469267405.
Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Richard Nguyen, tên thật là Nguyễn Quốc Quân, sinh năm 1953, nơi ở số 8276, Oakbark, Ct ElkGrove CA 95785, Hoa Kỳ, về hành vi tổ chức hoạt động khủng bố.

Tiếp đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Quân để điều tra về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như đã biết, năm 1980, tại Califorlia, Hoa Kỳ, Hoàng Cơ Minh, nguyên là phó đô đốc Hải quân ngụy, đã thành lập tổ chức “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” tập hợp thành phần là ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ với mục đích hoạt động vũ trang phá hoại, tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6/1981, Hoàng Cơ Minh lập “căn cứ kháng chiến” tại Udon để thu nạp số thanh niên vượt biên đang ở các trại tị nạn Thái Lan, Indonesia… huấn luyện vũ trang để đưa về Việt Nam hoạt động phá hoại.

Ngày 10/9/1982, tại Udon, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra Cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của Mặt trận có tên gọi là “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng”, gọi tắt là “Việt Tân”, thành viên Ban chấp hành trung ương Việt Tân đồng thời cũng là thành viên Ban lãnh đạo “Mặt trận”. Cương lĩnh của “Việt Tân” xác định mục tiêu của tổ chức là phá hoại nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1982 đến nay, “Việt Tân” tổ chức đưa hàng trăm tên xâm nhập vũ trang và không vũ trang về nước, thực hiện các đợt “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3”, “Sang sông” hoạt động bạo loạn, khủng bố phá hoại nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng đều bị Cơ quan An ninh phát hiện, xử lý.

Lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những năm qua, “Việt Tân” tiếp tục cử hàng trăm tên xâm nhập về nước hoạt động dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, tiêu biểu như: Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Hải (Khunmi Somsăk), Trương Leon, Phạm Minh Hoàng, Võ Hồng, Lê Kin… để thực hiện nhiệm vụ của “Việt Tân” như: huấn luyện, tập hợp lực lượng, tuyên truyền chống nhà nước và các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây rối trật tự an ninh, tán phát truyền đơn nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Mặc dù đã bị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra truy tố, xét xử về tội phản bội tổ quốc, hoạt động phỉ và tội khủng bố vào các năm 1987, 1988, 1990, 2008 nhưng tổ chức “Việt Tân” vẫn không từ bỏ hoạt động vũ trang, kích động bạo loạn, biểu tình chống phá Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công an đã đưa tổ chức “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố và đã thông báo cho phía Hoa Kỳ biết vào ngày 4/4/2007.

Tháng 6/1986, Nguyễn Quốc Quân tham gia tổ chức “Việt Tân” tại Mỹ và đã được giao nhiều nhiệm vụ hoạt động cho tổ chức như: xây dựng phần mềm tin học quản trị đoàn viên và hồ sơ nhân sự, tham gia thành lập “Hội chuyên gia Việt Nam” do Vũ Quý Kỳ làm chủ tịch, huấn luyện phương pháp đấu tranh bất bạo động, phát triển người cho tổ chức thông qua giảng dạy kỹ năng mềm…..

Tháng 8/2006, Nguyễn Quốc Quân được phân công tham gia kế hoạch “sang sông”, lấy tên giả Ly Seng, trực tiếp xâm nhập về Việt Nam qua Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh để chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Nguyễn Hải cùng đồng bọn tán phát truyền đơn của “Việt Tân” trên đường trốn chạy sang Campuchia đến Tây Ninh thì bị bắt giữ.

Ngày 13/5/2008, Nguyễn Quốc Quân đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 6 tháng tù về tội khủng bố và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Từ cuối năm 2008 đến 2011, Nguyễn Quốc Quân thường xuyên sang Malaysia, Thái Lan để huấn luyện cho thành viên “Việt Tân” về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.

Ngày 17/4/2012, thực hiện ý đồ của tổ chức khủng bố “Việt Tân” Nguyễn Quốc Quân đã xâm nhập về Việt Nam bằng tên Richard Nguyen thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố.

Hành vi nêu trên của Nguyễn Quốc Quân đã phạm vào tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự. Thái độ của Nguyễn Quốc Quân đã được đánh giá là thành khẩn, cộng tác với cơ quan điều tra và thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Quốc Quân và đồng bọn để xử lý trước pháp luật.

Theo VNA
Xem thêm →
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Biển Đông: Ai mới là kẻ hiếu chiến nhất?

0 nhận xét
Những ngày vừa qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough leo thang cùng lúc cuộc tập trận chung Hoa Kỳ-Philippines diễn ra đã thu hút dư luận thế giới về Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng trong tương lai đối đầu hải quân tại Biển Đông là khó tránh khỏi và đó sẽ là cuộc đối đầu Đông – Tây hay chính là đối đầu Trung – Mỹ.


Một binh sĩ Philippines trong cuộc tập trận chung đổ bộ chiếm đảo của quân đội Hoa Kỳ-Philippines – Nguồn: AFP

-> Đọc thêm: Trung Quốc ngông cuồng đòi đánh Nga chỉ trong 2 tháng

Giám đốc công ty du lịch Trung Quốc Ou Nanxi chưa bao giờ nhìn thấy những bãi biển đẹp như vậy trong chuyến đi thăm các hòn đảo nhỏ chưa có người ở thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cô cho rằng các du khách Trung Quốc sẽ đổ xô đăng ký các chuyến du lịch ở Biển Đông vì: “Nơi đó thật đẹp và đó là lãnh thổ của Trung Quốc”.

Nhưng Việt Nam không đồng ý với điều đó.

Quần đảo này trước đây của Việt Nam đã bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1974 và ngày nay, Trung Quốc tuyên bố mình có quyền khai thác toàn bộ nguồn tài nguyên của quần đảo này.

Không chỉ có Việt Nam, các nước như Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền của mình trên một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhưng riêng Trung Quốc đòi chủ quyền gần hết khu vực Biển Đông rộng gần 2 triệu km2.

Gần đây Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu phát triển du lịch tại Hoàng Sa và xây một cầu cảng trên đảo Drummond, một động thái cho thấy Trung Quốc bắt đầu tăng cường khẳng định chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông.

Theo một số chuyên gia, có lẽ một cuộc đụng độ Đông - Tây sẽ là không tránh khỏi do Hoa Kỳ tuyên bố sẽ bảo vệ quyền tự do thương mại và hàng hải cho tất cả các quốc gia châu Á tại một trong những khu vực có hoạt động hàng hải sầm uất nhất trên thế giới này.

“Trung Quốc đã tự đẩy chính mình vào cuộc đối đầu này”, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của nhóm nghiên cứu International Crisis Group (ICG), nhận xét.

Theo bà, Trung Quốc đã chứng tỏ với dư luận trong nước rằng nước này sẽ chuyển sang chính sách cứng rắn. Trong báo cáo mới nhất của mình, nhóm ICG nhận định rằng trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm rất nhiều các cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân tại khu vực này.

Năm ngoái, Bắc Kinh dịu giọng sau khi căng thẳng trong khu vực đã đẩy các nước đến việc tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.

Nhưng theo nhóm ICG chính “ tình trạng phân công chồng chéo và thiếu tính liên kết” giữa các cơ quan của nội bộ chính phủ Trung Quốc đã khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn.

Trong cuộc đối đầu gần đây nhất, các tàu của Trung Quốc và Philippines đã đối đầu trong vòng gần 3 tuần lễ sau khi Philippines chặn các tàu đánh cá Trung Quốc vì đánh bắt hải sản trong khu vực bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Hôm qua, Philippines buộc tội Trung Quốc vi phạm thỏa thuận không gây hấn kí kết năm 2002 sau khi tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản hải quân Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích của Biển Đông dựa theo cách diễn giải của nước này về lịch sử mà không theo luật quốc tế hiện hành và điều đó đã khiến các quốc gia láng giềng của nước này kịch liệt phản đối và giận dữ.

Hoa Kỳ muốn các cuộc tranh chấp về chủ quyền được giải quyết bằng con đường thương lượng ngoại giao. Nhưng Hoa Kỳ lại là đồng minh của một số đối thủ của Trung Quốc và hiện đang tiến hành các cuộc tập trận hải quân với Philippines và Việt Nam.

Ở phía đông bắc, quân đôi Mỹ đang tiến hành tập trận thường niên với quân đội Hàn Quốc còn hải quân Trung Quốc và Nga đang tập trận chung trên biển Hoàng Hải.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho rằng thế giới nên biết “Trung Quốc đang làm gì với chúng tôi. Nếu chúng tôi bị đối xử như vậy thì các nước có lớn bằng hoặc nhỏ hơn cũng sẽ bị (Trung Quốc) đối xử theo cách tương tự”.

Các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ khiến dư luận Trung Quốc nghi ngờ Washington có âm mưu ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Zhu Zhenming tại Học viện xã hội học Vân Nam, Trung Quốc, thông qua các cuộc tập trận của mình, Hoa Kỳ có ý định “dùng các quốc gia Đông Nam Á có hiềm khích với Trung Quốc để đối đầu với Trung Quốc và đạt mục tiêu kìm hãm Trung Quốc của mình".

Việc các vụ việc tương tự vụ chạm trán tại bãi cạn Scarborough xuất hiện ngày càng nhiều “sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ bất ngờ mà có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng quân sự hoặc ngoại giao. Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi một bên sẽ bắn vào bên kia và sẽ có thương vong”, nhà nghiên cứu Ian Storey của Học viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận xét.

Zhang Yulan, chuyên gia về Đông Nam Á của Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng thương lượng sẽ giúp ngăn chặn xung đột. “Sự hiếu chiến hiện nay của Trung Quốc là do các quốc gia láng giềng như Philippines và Việt Nam gây ra”, ông Zhang nói.

Một số chuyên gia về chính sách ngoại giao cho rằng chỉ có sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của hải quân Mỹ thì mới ngăn được Trung Quốc lấn tới về Biển Đông.

Hai tác giả Patrick Cronin và Robert Kaplan nhận định trong bản báo cáo cho Trung tâm vì nền an ninh mới của Hoa Kỳ rằng Biển Đông sẽ là “ tiêu điểm chiến lược quyết định tương lai vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương”.

Trên đảo Hải nam, nữ giám đốc Ou không bày tỏ nghi ngờ gì về người sẽ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

“Tôi hiểu trong nhiều năm sẽ có các cuộc tranh chấp, nhưng tôi chắc rằng chúng sẽ được giải quyết thông qua hòa giải vì Trung Quốc mạnh hơn tất cả các quốc gia đó”, cô nói.

Tùng Lâm
Xem thêm →

Quân sự: Tìm hiểu về lính bắn tỉa

1 nhận xét

Hằng ngày có rất nhiều thứ xảy ra xung quanh chúng ta nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nó xảy ra như thế nào, cách thức hoạt động ra sao không? Làm cách nào trực thăng có thể cất cánh dựng đứng? Hàng không mẫu hạm vận hành như thế nào? Các loại súng ống hoạt động ra sao?... Có nhiều thứ mà khi bạn tìm hiểu ra sẽ thấy rất hứng thú đó. Để mở màn cho chủ đề này, mình sẽ giải thích về một đội quân được khá nhiều người quan tâm, đó chính là lính bắn tỉa. Tại sao gọi họ là một đội? Ngoài nhắm rồi bóp cò ra thì họ còn gì để bàn thêm? Muốn trở thành lính bắn tỉa dễ hay khó?...

Những thông tin sau đây được cung cấp bởi một cựu quân nhân Hoa Kỳ trước đây từng làm lính bắn tỉa trong biệt đội U.S. Army Ranger.

Nhắc đến lính bắn tỉa, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một người lính đầy hoa lá cành (ngụy trang), hoạt động đơn độc, khó bị phát hiện và sở hữu thứ vũ khí chết người có khả năng bắn "1 phát, 1 em". Hầu hết các quan niệm trên đều đúng, chỉ có điều thực tế họ không hoạt động một mình mà thường đi thành cặp, trước khi đi làm nhiệm vụ (bắn tỉa) họ cũng phải học thuộc lòng nhiều thứ như một học sinh ở nước ta và trước khi bóp cò thì họ phải vắt óc suy nghĩ và tính toán hàng chục biến số khác nhau để tạo nên một cú bắn hoàn hảo. Thật lắm công phu.

1. Nhiệm vụ của lính bắn tỉa là gì?


Nếu bạn nghĩ rằng họ chỉ có nhiệm vụ bắn tỉa từ xa các mục tiêu sau đó rút về căn cứ thì còn thiếu nhiều lắm. Do họ là những người lính được đào tạo rất kỹ về các kỹ năng bắn tỉa ở cự ly xa, kỹ năng ngụy trang, chuyển vận (di chuyển mà không bị phát hiện) và quan sát tốt nên một người lính bắn tỉa có thể đảm đương toàn bộ các nhiệm vụ sau:

Đi trinh sát, do thám: Không ai có thể đi trinh sát tốt như lính bắn tỉa vì họ có kỹ năng di chuyển trong lòng địch mà không để bị phát hiện, thoắt ẩn thoắt hiện như một Ninja.
Vai trò phục kích: Trạng thái tấn công. Họ kiếm cho mình một địa điểm ẩn náu tốt để có thể quan sát được cả chiến trường, sau đó hỗ trợ các đơn vị bộ binh khác trong việc tiêu diệt kẻ địch.
Vai trò đánh chặn: Trạng thái phòng thủ. Có chức năng hỗ trợ quân mình bảo vệ một khu vực hay cứ điểm nào đó. Thông thường họ sẽ chọn đứng trên nóc nhà để quan sát và tấn công kẻ địch từ xa đang tiến tới.


Ngoài ra, lính bắn tỉa còn có các vai trò khác như tìm kiếm và phát hiện nơi ẩn náu của đối phương (bộ binh, các lính bắn tỉa khác...) hoặc đặc biệt hơn là làm giảm nhuệ khí của quân địch bằng cách tiêu diệt những cá nhân chủ chốt của quân thù, ví dụ như hạ gục sĩ quan chỉ huy, phi công, tài xế, kỹ sư và kể cả phá hủy các máy móc điện đàm. Biến quân địch trở thành rắn mất đầu hoặc rơi vào tình trạng hoảng loạn thật sự trước những cái chết không hề được báo trước, tất cả chỉ tốn 1 viên đạn của anh chàng bắn tỉa này. Tuy nằm phục kích từ xa nhưng người lính bắn tỉa có thể phân biệt được đâu là lính thường còn đâu là chỉ huy, nhờ vào khả năng quan sát của mình. Khi phục vụ trong quân đội, họ sẽ quen với cách hành xử, cử chỉ của một viên chỉ huy là như thế nào. Từ đó nhìn vào một nhóm người, lính bắn tỉa có thể phân biệt ai mới là chỉ huy thực sự. Đây là một trong những lý do vì sao trên chiến trường, quân lính không bao giờ được giơ tay chào chỉ huy. Vì đó có thể là lần cuối cùng viên chỉ huy đó được chào trước khi gục xuống bởi một viên đạn bắn tỉa. Ngoài việc kết liễu kẻ địch ra, mục tiêu của lính bắn tỉa cũng có thể là các loại máy móc quân dụng, xe cộ, máy bay hoặc thiết bị liên lạc, rađa của đối phương. Bắn một phát vào guồng máy của chiếc trực thăng đang bay cũng tạo nên hiệu quả tương tự như bắn vào viên phi công.

Khi không có mục tiêu cụ thể, mức độ nguy hiểm mà lính bắn tỉa gây ra cũng rất cao. Họ có thể nằm một chỗ kiên nhẫn chờ thời cơ, quan sát kẻ địch di chuyển, phát hiện có tên lính nào lơ là bỏ đi hút thuốc, các phi công đang kiểm tra máy bay hay lính canh gác đều có thể "ăn" đạn của lính bắn tỉa. Không phải tự nhiên mà các nhà hoạch định chiến lược quân sự gọi lính bắn tỉa là lực lượng có hệ số nhân, bởi vì chỉ cần một lính bắn tỉa thôi cũng đủ gây ra thiệt hại lớn về quân số cho bên kia mà thậm chí không cần phải chạm trán trực diện.

Do đặc thù nhiệm vụ của lính bắn tỉa là ẩn nấp và phục kích nên hành trang của họ thường không nhiều như các đơn vị lính khác. Thêm vào đó, họ không làm nhiệm vụ một mình mà là đi thành từng cặp 2 người để hỗ trợ nhau trong các nhiệm vụ phục kích có khi kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày liền.

2. Tại sao bắn tỉa cần đến 2 người?



Một nhóm bắn tỉa thường có 2 người, đó là: một bắn tỉa (Sniper) và một quan sát (Spotter). Tuy bóp cò chỉ cần một người là đủ nhưng tính chính xác của phát súng lại phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin mà người quan sát thu thập được. Trước khi bóp cò, có vô số các yếu tố mà người lính phải quan tâm như khoảng cách mục tiêu, hướng gió, sức gió, tốc độ di chuyển của mục tiêu, ảnh ảo, nhiệt độ, áp khí và cả điều kiện ánh sáng. Đó là lý do vì sao phải có thêm một người nữa để hỗ trợ tính toán các biến số đó, phân tích chúng, từ đó đưa ra hướng dẫn cụ thể và tọa độ cho lính bắn tỉa thực hiện cú bắn của mình. Công cụ chính của người quan sát đó là chiếc ống nhòm có khả năng quan sát cao cấp hơn so với ống ngắm gắn trên thân cây súng. Chỉ khi nào có 2 người như thế thì người ta mới khai thác được hết tiềm năng của việc bắn tỉa.

Có thể tóm tắt quá trình phối hợp của 2 người như sau:

1. Nhóm bắn tỉa (2 người) sử dụng bản đồ và hình chụp để xác định vị trí mục tiêu và đường đi tối ưu nhất tới mục tiêu đó.
2. Sau đó, họ đi (hoặc lén lút đi) từ điểm đổ bộ cho đến vị trí đó.
3. Sau khi đến, họ bắt đầu xây dựng nơi ẩn náu và ngụy trang cho mình.
4. Kiểm tra vị trí của mình đã được ngụy trang tốt hay chưa.
5. Họ cũng không quên "vẽ" đường thoát cho mình và thiết lập một địa điểm tập trung khác (cũng được ngụy trang) phòng trường hợp 2 người bị tách ra.
6. Xác định vị trí mục tiêu, hoặc chờ cho mục tiêu di chuyển đến nơi đã định.
7. Cả 2 vào vị trí:
    - Lính bắn tỉa chọn một vị trí lý tưởng để quan sát, đặt súng ngắm.
    - Người quan sát sẽ nằm sát bên, hơi lùi một chút so với lính bắn tỉa. Người này sẽ đặt ống nhòm của mình sát với nòng súng càng gần càng tốt.
8. Sau đó cả hai cùng làm việc với nhau, đọc các chỉ số gió, căn góc, điều chỉnh ống nhắm... kiểm tra tất cả những yếu tố có thể ảnh hướng đến viên đạn lúc bắn ra.
9. Nằm chờ mục tiêu đến.
10. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng, mục tiêu rơi vào tầm ngắm, họ chỉ việc bắn phát súng đó và rồi nhanh chóng rút lui.


3. Nói thêm về người quan sát (Spotter):



Sau khi phát súng được bắn ra, nhiệm vụ của người quan sát vẫn chưa hết. Họ phải tiếp tục quan sát coi viên đạn có bay trúng mục tiêu hay không, nếu không thì tiếp tục hướng dẫn người bắn điều chỉnh nòng ngắm hay vị trí để bắn phát tiếp theo. Cách mà người quan sát nhìn viên đạn bay đi rất tuyệt vời, bởi vì khi bay với vận tốc cao và bắn ở cự ly xa, viên đạn sẽ tạo ra một cái đuôi, một đường đạn giống như hơi nước trên đường đi của chúng. Người quan sát nhìn vào cái đuôi này để thấy đường bay của viên đạn.

Đối với những nhiệm vụ có tính quan sát cao thì cả hai người sẽ luân phiên thay thế nhau làm người quan sát. Điều này giúp tránh được tình trạng mỏi mắt của một người và tạo điều kiện cho người đó nghỉ ngơi. Sự luân phiên hỗ trợ này rất quan trọng, đặc biệt trong những nhiệm vụ dài ngày.

Ngoài ra, người quan sát còn một chức năng quan trọng nữa đó là phải bảo vệ cho đồng đội cũng như cho bản thân minh. Chính vì thế mà ngoài ống nhòm, họ còn được trang bị một khẩu súng trường tự động như M4 hoặc M16. Bởi vì nếu nhóm bị phát hiện và tấn công thì khẩu súng bắn tỉa không phải là thứ họ có thể trông đợi trong cận chiến. Có một khẩu súng trường tự động bên mình sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, người quan sát còn được xem như là một lính bắn tỉa học việc, tức là đang trong quá trình học tập để trở thành lính bắn tỉa. Còn người bắn tỉa chính là trưởng nhóm, anh ta là người kết hợp mọi thông tin lại với nhau để thực thi nhiệm vụ. Trên chiến trường, lính bắn tỉa là người ra quyết định sau cùng cho nhóm, là người chọn hướng di chuyển, vị trí bắn, địa điểm hẹn gặp và đường rút lui. Người quan sát sẽ học hỏi những điều đó trên chiến trường, rồi dần dần sau đó tạo cho mình một nhóm riêng và trở thành lính bắn tỉa.

Spotter phải biết tự bảo vệ cho mình và đồng đội.

4. Vũ khí của lính bắn tỉa:


Xem khẩu M107 "thử lửa" ở cự ly hơn 900 mét.

"1 phát, 1 em" ("One shot, one kill") chính là khẩu hiệu, là phương châm của lính bắn tỉa. Điều này quả thật không ngoa khi mà họ được trang bị một trong những loại súng bắn tỉa mạnh mẽ nhất trong hệ thống súng trường. Với một khẩu M-21, PSG-1 hay M107 trong tay, người lính bắn tỉa có thể biến nó thành một thứ vũ khí chết người cực kỳ nguy hiểm ở cự ly xa đến hàng dặm (1 dặm = 1,6 km). Có lẽ bạn sẽ choáng khi nhìn vào kích thước của viên đạn cỡ .50 Cal dài hơn 13 cm của khẩu M107 dưới đây (hình và video). Viên đạn to "khủng bố" này khi bắn ở cự ly gần 1 cây số có thể phá nát đống bê tông dày gần 1 mét hoặc chọc thủng cả một tấm thép dày. Viên đạn sau khi ra khỏi nòng sẽ bay với vận tốc nhanh hơn vận tốc âm thanh đến 3 lần, đảm bảo mục tiêu sẽ gục ngã trước khi nghe được tiếng súng. Ngoài ra, trước khi được đưa ra chiến trường thì các khẩu súng này còn được nâng cấp bởi một người thợ làm súng chuyên nghiệp để tăng tính chính xác và độ tin cậy trong lúc bắn.

Có 2 loại súng bắn tỉa: súng bolt-action (bắn một viên, lên đạn rồi mới bắn tiếp viên thứ hai) và bán tự động (semi-automatic, bắn từng viên một, không cần lên đạn giữa chừng). Thực tế, nhiều xạ thủ lại thích dùng loại súng bolt-action hơn bởi vì nó có độ chính xác cực kỳ cao và rất hữu ích để bắn các mục tiêu đơn lẻ. Trong khi loại bán tự động thì thích hợp với những hoàn cảnh phải đối phó với nhiều mục tiêu cùng lúc. Sau cùng, quyết định chọn loại súng nào còn tùy theo gu của mỗi người lính.

Giá trung bình của mỗi cây súng bắn tỉa dao động từ 8.000$ - 15.000$, tùy từng quốc gia.

Khẩu M107.


Kích thước thật của viên đạn .50 Cal.

Lịch sử quân đội từng ghi nhận kỷ lục cú bắn tỉa chính xác xa nhất từ trước đến nay đó là 2,47 km, bắn 2 phát liên tục trúng hết cả 2 mục tiêu. Kỷ lục được lập bởi anh chàng Hạ sĩ Craig Harrison của quân đội Anh. Anh đã dùng khẩu Accuracy International L115A3 để tiêu diệt 2 tên Taliban ở cự ly không tưởng là 2,47 km tại chiến trường Afghanistan, tháng 11/2009. Phát súng thứ 3 của anh cũng đã bắn trúng khẩu súng máy PKM của Taliban, làm nên một thành tích rất đáng ghi nhận trong lịch sử quân đội nói chung và thiện xạ nói riêng.

5. Ống ngắm của súng tỉa:


Đơn vị lính thủy đánh bộ U.S. Marine Corps sử dụng loại ống nhắm Unertl bằng thép, nặng khoảng 1 kg, dài 25 cm, dùng ống kính loại 32 mm và có khả năng phóng đại hình ảnh lên 10 lần.[/boxr]Ống ngắm là thành phần quan trọng thứ hai sau thân súng, nó chính là phiên bản đặc chế của kính thiên văn, đặt phía trên thân súng, có tác dụng phóng đại hình ảnh và đặt một dấu hồng tâm lên chính giữa hình ảnh được phóng đại đó. Khi nhìn và ngắm qua ống ngắm này, người lính cần phải canh sao cho hồng tâm trùng với điểm mà viên đạn sẽ chạm mục tiêu (tính toán trước đường bay của viên đạn). Bởi vì nếu bắn ở cự ly xa hơn 548,64 mét thì điểm hồng tâm mà họ đang nhắm sẽ không còn là điểm mà viên đạn đáp xuống. Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hướng đến đường đi của viên đạn như hướng gió, sức gió, thời tiết... Do đó họ phải tính toán khoảng cách, sau đó canh chỉnh ống ngắm của mình dựa vào các yếu khí hậu trên, sao cho hồng tâm trùng với điểm rơi của viên đạn là lý tưởng. Phía trên ống ngắm có các nút xoay để người lính canh chỉnh lại ống ngắm của mình.

Các ống ngắm này khi nhìn vào thường có 2 đường thẳng đặt vuông góc với nhau tạo thành một dấu thập lớn. Trên 2 đường thẳng này là các chấm định vị (Mil dots) được đặt đều nhau. Người lính trong khi nhắm sẽ dựa vào những chấm Mil này để xác định khoảng cách tới mục tiêu.


Các chấm Mil trên ống ngắm.


6. Ngụy trang kiểu... lính:




Khác với các nhiệm vụ bắn tỉa trong thành phố, người lính bắn tỉa trên chiến trường thường phải ngụy trang bản thân mình để hỗ trợ cho công việc trinh thám và không bị kẻ địch phát hiện. Tùy vào điều kiện môi trường mà họ sẽ ngụy trang sao cho giống với môi trường đó, có thể là màu xanh rừng cây, màu vàng của sa mạc hay màu trắng của băng tuyết. Nói chung, môi trường màu gì thì lính bắn tỉa phải màu đó. Và để ngụy trang như thế, người lính phải mặc trên người bộ đồ có tên Ghillie Suit. Tùy vào môi trường xung quanh mà họ sẽ tùy biến vẽ vời trên bộ đồ này cho dễ ẩn thân.

Người ta gắn lên bộ đồ này chi chít các mảnh vải vụn cùng nhiều vật liệu khác nhau, có khi có cả các cành cây, dây leo, thực vật... để cho giống với môi trường xung quanh, giúp cho người lính trở nên "tàng hình" trước mắt kẻ địch. Kể cả cây súng dài ngoằng mà họ mang theo cũng được "nâng cấp" với hàng tá cây cỏ, vải vụn và sơn phết bằng màu cho phù hợp với thiên nhiên. Chính bộ đồ Ghillie này sẽ làm nhòa đi hình dáng con người, xóa đi những nét đặc trưng của một cơ thể con người, hòa lẫn với môi trường và nhờ đó, người lính có thể nằm cách kẻ địch có 1 mét mà vẫn không hề bị phát hiện.


Bộ đồ Ghillie.

7. Cũng phải học bài như một học sinh:

Trước khi lên đường làm nhiệm vụ, mỗi người lính cũng phải học thuộc lòng khá nhiều thông tin cần thiết, từ chi tiết nhiệm vụ, chỉ dẫn của chỉ huy, cho đến cả những việc ai phải làm gì, vào lúc nào, ở những đâu, làm như thế nào... Mỗi một người lính khi ra trận đều phải biết chuyện gì đang diễn ra, tình hình diễn biến như thế nào và hành động tiếp theo trong kế hoạch là gì. Họ còn phải ghi nhớ trong đầu cả tần số radio liên lạc để khi có bị kẻ địch bắt giữ, những thông tin mật đó cũng không bị lộ ra. Nên cách bảo mật tốt nhất lúc này đó là phải học, học thuộc lòng như học một bài văn mẫu của học sinh nước ta.

8. Bắn tỉa cũng phải qua trường lớp đào tạo:


Biểu tượng của USMC

Không phải tự nhiên mà ai có thị lực tốt, sinh ra là một "thiên tài bắn tỉa" hay "sát thủ bẩm sinh" là được trở thành lính bắn tỉa. Các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ như SEAL, CCT hay Army Ranger đều có thành viên bắn tỉa trong đội của mình, và danh hiệu bắn tỉa đó không phải tự nhiên có được mà phải được chứng quận qua trường lớp đàng hoàng. Nổi bật lên trong số đó chính là trường dạy bắn tỉa U.S. Marine Corps Scout Sniper School (USMC). USMC được xem là "lò" luyện xạ thủ tốt nhất trên đất nước Mỹ. Những học viên ở đây đều là thành viên ưu tú trong các đội đặc nhiệm được đề cử cho đi học làm lính bắn tỉa.

Tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên cho đi học bắn tỉa không phải dựa vào tài năng bẩm sinh của mỗi người, mà phải dựa vào tinh thần và ý chí của người đó. Bởi vì người lính bắn tỉa sẽ đảm đương những trọng trách rất lớn có liên quan đến sự an toàn của cả đội. Họ cần phải có khả năng ra quyết định nhanh, một cái đầu bình tĩnh và một bản tính điềm đạm. Như thế họ mới đủ tự tin đi làm nhiệm vụ một mình mà không cần sự hỗ trợ từ các đơn vị quân đội khác. Đã là tính bắn tỉa thì phải ra quyết định nhanh và rõ ràng, đúng đắn, không thể nào lại tự hỏi rằng "Giờ mình nên làm gì ta?", "Có nên bắn thằng đó không ta?"...

Khóa học bắn tỉa tại USMC sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng. Học viên sẽ được đào tạo về thể chất lẫn kỹ năng cần thiết cho một người lính bắn tỉa. Các bài học được đưa ra dưới dạng "trò chơi" để thách thức học viên. Sau khi tốt nghiệp, có 3 tố chất sau sẽ in sâu vào mỗi người lính đó, đó là:

1. Tài thiện xạ (Marksmanship)
2. Khả năng quan sát tốt (Observation)
3. Kỹ năng lẩn tránh kẻ địch (Stalking)

Điều quan trọng khi học ở trường USMC đó là những kỹ năng học được phải thường xuyên được thực hành, làm đi làm lại liên tục nhiều lần. Nếu không thì những kỹ năng đó sẽ dần bị lụi tàn vào quên lãng. Ở trên lớp họ được học lý thuyết, các nguyên tắc khi bắn, cách xác định khoảng cách, mục tiêu, xác định hướng gió, thời tiết... Sau đó được thực hành trên trường bắn với đạn thật.

Ví dụ về một trong những bài học của lính bắn tỉa, đó là cách chọn vị trí nằm phục kích. Người lính bắn tỉa có thể chọn vị trí bắn tỉa càng xa mục tiêu càng tốt, miễn là vẫn đảm bảo được độ chính xác thì họ sẽ ít có nguy cơ bị phát hiện hơn. Bởi vì khi sử dụng các viên đạn 7,62 ly bắn ở cự ly xa hơn 600 mét, họ sẽ hầu như không gây ra bất kỳ tiếng động nào.

Mặc dù viên đạn bay nhanh hơn vận tốc âm thanh, chúng bay trước tiếng súng nổ nhưng bản thân viên đạn lại tạo ra âm thanh răng rắc do bay với tốc độ siêu âm. Mục tiêu tuy không nghe được tiếng súng nhưng sẽ nghe thấy tiếng đạn rít bay vút qua trong không trung. Nhưng may thay, lực cản do gió tạo ra tác động lên viên đạn sẽ làm cho nó bay chậm lại dưới vận tốc siêu âm sau khi rời nòng súng được khoảng 600 mét. Do đó nếu bắn ở cự ly xa hơn 600 mét (lý tưởng là từ 800 - 1.000 mét), mục tiêu chẳng những không nghe được tiếng súng mà cũng không nghe được tiếng đạn rít lên. Lính bắn tỉa có thể thỏa sức nằm tỉa suốt ngày từ sáng đến tối, hết mục tiêu này đến mục tiêu khác mà đối phương thậm chí còn không hay biết là mình đang bị bắn.

9. Được rèn luyện khả năng quan sát:

Do phần lớn thời gian của một lính bắn tỉa là đi do thám, quan sát kẻ địch nên khả năng quan sát của họ phải đạt đến một trình độ đỉnh cao. USMC vì thế cũng có một số "trò chơi" để rèn luyện khả năng quan sát của từng học viên. Một trong số đó có thể kể đến trò "KIMS".


Nội dung trò chơi KIMS: Người ta đặt lên bàn nhiều đồ dùng khác nhau như: viên đạn, kẹp giấy, chai nước, bút chì, mảnh giấy được ghi chữ... có từ 10 đến 20 thứ đặt trên bàn. Sau đó tập hợp học viên lại và cho họ 1 phút để ngắm nhìn những thứ đó. Sau 1 phút, họ quay trở về chỗ ngồi và miêu tả mình đã thấy những gì trong 1 phút đó. Nhưng họ không được ghi là đã thấy "viên đạn", "kẹp giấy"... mà phải ghi là "màu bạc, hình dạng dây bằng kim loại, cong theo hình oval ở 2 đầu...". Mục đích của bài tập này đó là rèn luyện khả năng quan sát thật sự cho người lính, quan sát bằng con mắt thực tại chứ không phải quan sát bằng nhận thức hay hiểu biết về những đồ dùng đó.

Các học viên sẽ "chơi" trò này liên tục nhiều lần trong suốt 2 tháng liền của khóa học và độ khó sẽ dần dần được tăng lên. Để tăng độ khó, người ta kéo dài thời gian giữa lúc xem và lúc trả lời để sau cùng, mỗi học viên có thể quan sát và nhớ đến 25 đồ vật khác nhau vào buổi sáng, sau đó đi học, đi tập luyện, để rồi đến tối mới bị lôi ra hỏi lại sáng nay đã nhìn thấy những gì.

Một trò chơi khác để rèn luyện khả năng quan sát: cầm ống ngắm để tìm đồ vật. Người ta sẽ giấu đồ vật trên một chiến trường giả lập, còn học viên thì dùng ống ngắm để tìm những đồ vật đó. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nếu biết cần phải tìm cho ra một cái đầu cây bút bi nhô ra khỏi mặt đất đầy cỏ thì bạn sẽ suy nghĩ lại đấy. Các học viên phải nhìn đến từng chi tiết trên chiến trường, đặt ống ngắm lên, quan sát trong vòng vài phút sau đó tiếp tục di chuyển, rồi lại ngắm tiếp chỉ trong vài phút. Nhờ đó mà chỉ sau một thời gian, khả năng quan sát của người lính bắn tỉa được nâng lên rõ rệt. Họ chú ý tiểu tiết hơn, nhìn thấy nhiều thứ hơn. Khi ra chiến trường, họ có thể nhìn thấy thứ mà người khác không thấy hoặc không bao giờ để ý tới.

10. Bài tập về kỹ năng lẩn tránh, lén lút (stalking, stealth):


Di chuyển chậm rãi, kiên nhẫn, cẩn thận và có phương pháp. Đó là những gì mà người lính bắn tỉa sẽ được học. Khi cần thiết, họ cũng phải chịu được cảnh nằm yên một chỗ trong nhiều ngày liền để quan sát và tránh bị phát hiện.

Trong lúc "stalking", nhiều khi họ phải nằm bẹp dưới mặt đất và sẽ khá ngạc nhiên về tầm nhìn lúc đó. Vì họ sẽ thấy những thứ mà trước kia họ thường xuyên bước qua chúng mà không hề nhìn thấy bao giờ. Ngay cả một ụ đất nhỏ cũng trông giống như một quả núi to lớn. Điều quan trọng trong lúc stalking là phải chọn ra được vị trí tiếp theo mà mình cần phải bò-trườn-lê-lết đến vị trí đó. Phải tự đặt ra câu hỏi vị trí tiếp theo đó có che chắn cho mình được không và làm thế nào để di chuyển đến vị trí đó.


Để đạt được kỹ năng stalking này, một trò chơi nữa lại được đặt ra và có độ khó cực kỳ cao, trò chơi "The Stalk". Địa điểm "chơi" là một khu vực đầy cỏ, dài 1.000 mét. Học viên đứng ở đầu bên này của sân, còn ở đầu bên kia, cách xa 1 cây số là 2 người giáo viên đang ngồi trên xe hoặc trên tháp canh được trang bị ống ngắm. Mục tiêu của trò chơi là học viên phải tiếp cận được 2 người này mà không bị phát hiện. Để tăng thêm độ khó và tính thực tế, sẽ có thêm 2 lính canh đi tuần tra trên sân. 2 giáo viên và 2 lính canh sẽ liên lạc với nhau bằng bộ đàm để tìm cho ra các học viên bắn tỉa bên dưới.

Trò chơi chỉ hoàn thành khi mà học viên tiếp cận được giáo viên trong bán kính 150 mét, không bị phát hiện, bắn một phát súng vào giáo viên thứ nhất (dùng đạn giả) mà vẫn không bị phát hiện, sau đó tiếp tục di chuyển đến vị trí bắn thứ hai và bắn tiếp phát súng thứ hai vào người còn lại. Để kiểm tra học viên có thực sự nhắm bắn vào mục tiêu là giáo viên hay không, học viên cần phải trả lời chính xác tấm thẻ mà người giáo viên đang cầm trên tay và nói rõ họ dùng mấy ngón tay để cầm. Trò chơi này cũng là bài kiểm tra sau cùng. Nếu thất bại quá nhiều lần, họ sẽ bị loại khỏi chương trình giảng dạy.

Bên cạnh đó, viên cựu quân nhân cũng cho biết thêm là những bài học ở đây khá khác so với thực tế. Khác nhau ở chỗ trên chiến trường thực, nhiệm vụ sẽ dễ hơn rất nhiều. Vì thực tế người lính bắn tỉa không bao giờ phải tiến đến gần mục tiêu như vậy (150 mét). Do đó, nhiệm vụ thực tế hóa ra lại dễ hơn nhiều so với trong trường.

Lính bắn tỉa là phải luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng, sẵn sàng sử dụng mọi kỹ năng của mình để dấn thân vào những tình huống nguy hiểm, sử dụng kỹ năng trinh thám và tài nghệ xạ thủ chết người của mình để vô hiệu hóa quân lực của đối phương. Mặt khác, cũng không nên quan niệm người lính bắn tỉa như những kẻ ám sát. Trẻ con thường nghĩ họ là những người ám sát, lẻn vào nhà, giết đại tướng sau đó lẻn ra ngoài... đó là những điều thường thấy trên phim. Thực tế có đôi khi lính bắn tỉa cũng làm tương tự nhưng trường hợp đó cực kỳ kiếm.

Theo HowStuffWork, ảnh: Google
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc với TP Hồ Chí Minh

0 nhận xét
Ngày 23/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn nên đã tác động đến sức tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, do đó điều này ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Trong qu‎ý I/2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn TP ước đạt 99.384 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2011 (cùng kỳ tăng 10,3%). Theo đánh giá của UBND TP, đây là mức tăng thấp nhất so với nhiều năm qua. Trong quý I/2012, toàn TP có 4.988 doanh nghiệp được thành lập, với số vốn đăng ký 23.407 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong quý I có tới 5.012 doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động gấp 4,6 lần so với cùng kỳ.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, yếu tố nội tại của kinh tế thành phố như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có chuyển biến rõ nét, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, thiếu hụt lực lượng có tay nghề cao cũng khiến doanh nghiệp thêm khó khăn.

Đại diện các doanh nghiệp cũng đã nêu những khó khăn như giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào tăng, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, giá cả hàng hóa tiêu dùng tuy tăng thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn đứng ở mức cao.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh, TP đã kiến nghị Chính phủ về các giải pháp xử lý khó khăn theo hướng khơi thông nguồn vốn. TP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi xuất cho vay xuống mức khoảng 14-15%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Phó Thủ tướng cho biết, mục tiêu của Chính phủ trong thời gian tới vẫn tiếp tục ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh không chỉ là áp dụng riêng với doanh nghiệp trên địa bàn mà còn là tìm giải pháp cho doanh nghiệp cả nước nói chung.

Theo Phó Thủ tướng, tình hình kinh tế xã hội 3 tháng qua đã cho thấy công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là đúng hướng và đạt kết quả tích cực, lạm phát giảm (CPI tính theo tháng sau so với tháng trước của tháng 4/2012 tăng thấp nhất trong 21 tháng qua), xuất khẩu tăng khá, nền kinh tế có nhiều biểu hiện bắt đầu vượt qua giai đoạn khó khăn.

Do đó thời gian tới, bên cạnh mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cần phải tập trung ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế ở mức 6% như kế hoạch đã đề ra. Để làm được điều này trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ có các chính sách hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn để phát triển.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, chính thời điểm khó khăn này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cơ cấu lại hoạt động của mình cho hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng cho sự phát triển trong thời gian tới, đồng thời cũng loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có cơ hội phát triển.

Mạnh Hùng
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: 'Tập trung phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng'

0 nhận xét
Tại phiên họp Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng; tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

-> Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

Sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý 1; phương hướng, nhiệm vụ quý 2/2012.

Theo Ban chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua có những chuyển biến tích cực; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của các cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập;… tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng: "Xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực". Ảnh: Chinhphu.vn

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban chỉ đạo cũng chỉ ra những hạn chế yếu kém của công tác phòng, chống tham nhũng như một số địa phương đã xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nhưng không xử lý trách nhiệm của bất cứ người đứng đầu. Việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập còn chậm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn chậm, kéo dài, nguyên nhân vướng mắc chủ yếu là do công tác giám định tài chính, giám định chất lượng công trình hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ điều tra; nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng.

Trong quý 1, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, giúp Chính phủ tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; ban hành 11 kết luận thanh tra (như thanh tra môt loạt tập đoàn như Hóa chất Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Sông Đà…). Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 32.744 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.584 tỷ đồng; loại khỏi giá trị quyết toán 10 tỷ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 10.665 tỷ đồng; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.

Kiểm toán Nhà nước đã kết thúc kế hoạch kiểm toán năm 2011; kiến nghị xử lý tài chính của 147/151 cuộc kiểm toán đã phát hành báo cáo, trong đó các khoản tăng thu là trên 2.500 tỷ đồng; các khoản giảm chi là hơn 2.280 tỷ đồng.

Số lượng các vụ việc, bị can bị điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, trong quý 1 đều tăng mạnh so với 2011. Đối với 27 vụ án tham nhũng mà Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc và giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử 7 vụ (xét xử phúc phẩm một vụ là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, xét xử sơ thẩm 6 vụ là vụ Trần Văn Khánh, vụ Vinashin, vụ Trần Lệ Thủy…).

Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những, đề xuất xác đáng của các thành viên Ban Chỉ đạo như việc tăng cường “chống” tham nhũng; xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng; các chế tài xử lý, bản án phải đủ sức răn đe; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, công khai, minh bạch các vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, cần phải tập trung mạnh vào khâu phát hiện và phòng ngừa tham nhũng, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát…; xử lý tới nơi, tới chốn những kết luận của thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu của tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò của các chi bộ, của mỗi đảng viên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các cơ quan chức năng tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, đặc biệt là xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp còn để tồn đọng, kéo dài.

Chinhphu.vn
Xem thêm →
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Trung Quốc ngông cuồng đòi đánh Nga chỉ trong 2 tháng

0 nhận xét
Toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga…

“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”

Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!". Những bài viết kiểu này đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.

Trong bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: "Bất kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ".

Tác giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và "bằng giọng cáu giận nặng nề" nói rằng: "Ở đây mục phu Trung Quốc Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình". Mao ngầm ý rằng vùng đất này là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp.

Tác giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các cơ quan quản lý hành chính ở "Sibir lạnh lẽo". Nhưng sau đó người Nga vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.

Cuộc xâm lấn của Nga đã gây ra "nỗi căm thù lịch sử", và nhiều người Trung Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.

Quan hệ Nga - Trung: Đối tác chiến lược hay sự dối trá chiến lược?

Tác giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả bình luận.

Ở phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ kiểu như: "Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta!". Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng đất giàu khoáng sản”.

Tuy vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có đầu óc bệnh hoạn.

Kịch bản chiến tranh chống Nga

Không chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về viễn cảnh của "cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập" vào miền Đông nước Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.

Kịch bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính. Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và Zabaikal.

Biên giới Trung Quốc kéo dài đến dãy Ural!

Theo các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và Trung Quốc.

Thành phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm ủng hộ Nga.

Vào cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với tốc độ nhanh, từ 200 - 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.

Các đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại. Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.

Trước khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga...

Tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai - ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.

Trong thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của mình gấp hai - ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.

Để ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:

- “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!”
- “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…

Trên thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.

Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga - Trung

Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:

- Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.

- Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.

- Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.

- Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc không thể không “rửa nhục”.

Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc

- Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.

- Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.

- Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).

- Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.

KICHBU lược dịch. V.T biên tập.
Nguồn: Militaryparitet.com / Newsland.ru
Xem thêm →

Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

0 nhận xét
Nguyen Thanh Phuong

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị” là thông tin đúng hay sai?

-> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.


Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

- Về công ty Việt Hưng Ecopark - Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên''. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

- Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ''CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

V.T
Xem thêm →

Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang

0 nhận xét
Ngày 24/4, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark). Đúng, sai về vụ cưỡng chế này xin để các cơ quan pháp luật phán xét, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin bàn đến góc nhìn khác, đó là sinh kế người dân mất đất.

>> Tìm hiểu về Ecopark ở Văn Giang - Hưng Yên
>> Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang - Hưng Yên

Năm trước hô chuyển đổi, năm sau đã thu hồi

Cánh đồng của các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao rộng gần 500 ha bao đời trước là đất hai lúa, là niêu cơm của gần 4.000 hộ dân thuộc ba xã thuần nông. Quãng thời gian những năm 2001-2002, theo tiếng gọi của chính quyền, người dân đồng loạt chuyển đổi ruộng thành vườn cây, ao cá. Và “cuộc cách mạng” ấy đã rất thành công. Thời điểm ở các địa phương đang chật vật làm sao để đạt định mức 50 triệu đồng/ha thì ở đây nông dân đã thu về tiền tỷ. Nhiều gia đình trở thành tỷ phú nhờ chuyển đổi, bộ mặt xóm làng trở nên khang trang nhờ biến ruộng lúa thành vườn cây cảnh, ao nuôi cá.

Nhà tầng san sát mọc lên, vùng quê này không thua gì thành phố về khoản đầu tư hạ tầng. Những người tiên phong đầu tư vào chuyển đổi, là nông dân nhưng nhiều gia đình nuôi 2-3 đứa con ăn học đại học nhẹ như không. Thậm chí người dân sẵn sàng góp tiền túi để đầu tư xây dựng đường nông thôn đi… cho sướng. Bản thân chính quyền các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao từng được tặng cờ thi đua là đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng xuất sắc. Trong nhiều báo cáo tổng kết hàng năm, lãnh đạo các xã thường tự hào rằng: “Ở đây, từ đứa trẻ ẵm ngửa, đến cụ già kề miệng lỗ, thu nhập bình quân đều hơn 1 triệu đồng một tháng”. Phấn khởi là thế, giàu có là thế, nhưng “cuộc cách mạng” chẳng kéo dài được lâu. Ngành nông nghiệp của 3 xã thuần nông trên trong phút chốc bị xóa sổ hoàn toàn chỉ vì một dự án.

Năm 2003, dự án đô thị Văn Giang được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Đến năm 2004, việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án đô thị và xây dựng đường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên với quy mô 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao bắt đầu triển khai nhưng người dân vẫn chẳng biết gì.

Dan Van Giang
Đại diện những người dân không giao đất cho DN ở xã Xuân Quan

Họ hoang mang, tá hỏa. Khoảng 3.900 hộ dân ba xã này rơi vào cảnh mất toàn bộ đất nông nghiệp cho dự án mà không hề biết là dự án gì, mức đền bù bao nhiêu, mất đất sẽ sống bằng gì…? “Ban đầu chúng tôi chẳng tin, kéo nhau lên xã hỏi cho ra nhẽ thì ông Chủ tịch xã bảo là chưa biết gì. Đến khi thấy cắm biển quy hoạch mới biết là mất đất đến nơi rồi”. Phạm Hoành Sơn, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công nói thật.

Nhớ lại mới một năm trước thời điểm thu hồi, gia đình Sơn cũng như hàng nghìn hộ nông dân khác còn hăm hở đầu tư chuyển đổi. Cả tháng trời, hai vợ chồng, 2 đứa con nhà Sơn hầu hết giành thời gian ở ngoài đồng để biến 2 sào ruộng thành vườn cây, ao cá. Tiền thuê máy móc, thuê nhân công phải đi vay mượn có lúc lên đến150 triệu đồng.

“Hầu hết nông dân chúng tôi khi chuyển đổi đều phải đi vay mượn ngân hàng, anh em, làng xóm đổ vào mô hình cả. Chưa thu hoạch được gì đã bị thu hồi, thử hỏi có chết dân hay không?". Câu hỏi của Sơn đến nay vẫn chưa ai trả lời. Chỉ biết rằng sau khi nghe chuyện đất bị thu hồi, nông dân Văn Giang kéo nhau đi kiện lên tận Trung ương, đơn thư cân lên cả tạ.

Ngay cả việc đất nông nghiệp mất như thế nào người dân cũng không được biết. Hai năm sau khi có quyết định thu hồi, tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công năm 2006, khi người dân hỏi vì sao họ không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì cả đâu. Lên cấp trên mà hỏi.

Nỗi đau từ đất


Có khoảng 1.900 hộ dân còn “chống đối” ở ba xã bị thu hồi đất đều bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được giữ đất để canh tác, hoặc ít nhất cũng xin được bàn bạc, thỏa thuận trước khi bàn giao. Nhưng nguyện vọng ấy chắc chắn không thể trở thành hiện thực vì việc cưỡng chế đã được tiến hành. Đêm trước hôm cưỡng chế, người dân ba xã tập hợp nhau kéo ra đồng dựng lán lên để ngủ. Bởi họ nghĩ, đây có thể là đêm cuối cùng được sống với ruộng đồng.

Xã Xuân Quan có 1.600 hộ dân bị thu hồi hơn 100 ha đất nông nghiệp để phục vụ dự án. Hiện còn có 210 hộ chưa nhận tiền đền bù của nhà đầu tư. Sau khi bị cưỡng chế lần thứ nhất vào năm 2009, hàng trăm lao động đã bỏ làng đi làm thuê. Lần cưỡng chế lần này sẽ xóa sổ ngành nông nghiệp của Xuân Quan và tất cả các hộ dân sẽ không còn đất SXNN.

Máy ủi thực hiện việc cưỡng chế ở Xuân Quan

Mất đất đã đành, những người dân không chịu nhận tiền ở Văn Giang gặp rất nhiều rắc rối. Ông Kỉnh đang ngồi trong nhà thì bị côn đồ vác dao vào chém, con gái bà Dơi đi lấy chồng nhưng chẳng được đăng ký kết hôn vì gia đình chống đối không chịu giao đất. Những người là đảng viên bị dọa khai trừ, là giáo viên bị dọa luân chuyển đi nơi khác… “Dân chúng tôi xưa nay hiền lành, không có chuyện kiện cáo gì đâu. Chỉ từ khi bị mất đất, cảm thấy cuộc sống, tương lai u ám quá nên phải đi kêu, cũng chỉ mong có cấp nào quan tâm, trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Mất đất nông dân lấy gì để sống? Không có tư liệu sản xuất chắc chắn bị đẩy vào con đường bần cùng hóa thôi”, bà Đỗ Thị Dơi, một nông dân mất đất ở xã Phụng Công phàn nàn.

+ Dự án khu đô thị Văn Giang (Ecopark) được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3/2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6/2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng.

Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2. Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan, nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24/4 có 1.720 hộ trong diện giải tỏa với diện tích hơn 72ha, nhưng vẫn còn 166 hộ chưa chịu giao đất.

+ “Nếu cơ quan nào định giá được đất nông nghiệp ở đây mới thấy rõ sự bất công. Một sào ruộng hàng năm nhiều hộ dân thu về tiền tỷ, trong khi mức thu hồi ban đầu có hơn 19 triệu rồi lên 36 triệu đồng. Người dân không nghe nên tăng tiếp thành 48,6 triệu đồng. Có cán bộ tỉnh nói đây là mức giá cao nhất tỉnh Hưng Yên nhưng nếu so với thu nhập của chúng tôi thì vẫn quá bèo. Thử hỏi với chừng ấy tiền để đẩy chúng tôi ra đường làm thuê thì chịu sao nổi”. Nông dân Dũng phân tích.

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/93949/Ruong-dat-nhin-tu-chuyen-cuong-che-o-Van-Giang-.aspx
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by