Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

“Hiến pháp sửa đổi phải thể hiện được quyền phúc quyết của nhân dân!”

0 nhận xét

(Petrotimes) - Có thể nhận thấy, các nội dung Quốc hội kỳ họp thứ tư khóa XIII thảo luận lần này đều hướng tới cơ sở, tới mỗi cử tri nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Bên lề kỳ họp, ông  Dương Trung Quốc (Đại biểu tỉnh Đồng Nai) đã dành thời gian trao đổi cùng Báo điện tử Petrotimes xung quanh một số nội dung nóng trên nghị trường.
Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời phóng viên bên lề kỳ họp.
PV: Quốc hội đang sôi nổi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông, một Hiến pháp tiến bộ phải là Hiến pháp thể hiện được những vấn đề gì của một thể chế?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Chúng ta đang theo đuổi chế độ xã hội chủ nghĩa, một thể chế được coi là hiện đại nhất của thế giới dân chủ đương thời. Và Hiến pháp chính là văn bản quy phạm có giá trị cao nhất, thể hiện trí tuệ, trình độ của một chế độ, của xã hội ấy.
Tôi xin trở lại năm 1946, khi nước Việt Nam vừa thoát khỏi chế độ thực dân thuộc địa, vừa chấm dứt nghìn năm phong kiến. Điều tưởng chừng vô lý được Cụ Hồ cùng các đồng đội, đồng chí, những cán bộ cách mạng - kịp thực hiện đầy đủ những bước đi để hoàn thiện con đường đi theo thể chế dân chủ hiện đại.
Có những chi tiết lịch sử mà chúng ta – mỗi người dân Việt không thể nào quên. Đó là ngay từ khi Cách mạng chưa thành công, từ Tân Trào khi tiến hành Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng phải thành lập Ủy ban lâm thời, với mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng tổng tuyển cử bầu ra thể chế chính trị cao nhất – Quốc hội, để rồi từ đó thành lập một Nhà nước pháp quyền chính thức. Ngay cả việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương chống giặc dốt và thúc đẩy truyền bá chữ Quốc ngữ, cũng không ngoài mong muốn mỗi người dân ý thức đầy đủ, thậm chí có trình độ khi thể hiện đầy đủ nguyện vọng trên lá phiếu bầu cử. Tính dân chủ được thể hiện hết sức thực tiễn trong đời sống chính trị. Chúng ta hoàn toàn đúng đắn khi bầu ra một Quốc hội đặt lợi ích của toàn dân lên hàng đầu, theo đúng tinh thần của Cụ Hồ.
Hẳn mọi người chưa quên, chính Cụ Hồ đã chủ động bổ sung thêm 70 phần tử thuộc các đảng phái khác, và có tư tưởng đối nghịch, với lý do họ chưa kịp tham dự cuộc tổng tuyển cử. Thực chất đây là động thái khéo léo ngăn chặn những thông tin trái chiều đến từ các lực lượng phản động, thậm chí để cho những phần tử tiêu cực tự đào thải mình nếu không hướng tới chủ nghĩa dân tộc. Thành quả của nỗ lực đó chính là Hiến pháp 1946, được Quốc hội chính thức thông qua với 240/242 phiếu ở kỳ họp thứ Hai tháng 11/1946. Chỉ tiếc rằng văn bản chưa kịp ban hành thì chiến tranh bùng nổ, cách mạng bị cuốn vào vòng xoáy mới. Nhưng chỉ từng đó thôi đã là bằng chứng trường tồn của Nhà nước Việt Nam, trình độ của Nhà nước Việt Nam thời kỳ ban đầu và cao hơn cả là ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhìn lại bản Hiến pháp 1946, chúng ta đều thấy những gì là giá trị phát triển cao nhất của nhân loại về chính trị đều được thể hiện trong Hiến pháp. Ví dụ như bình đẳng về giới, về dân tộc, về tôn giáo... trong cuộc tổng tuyển cử, đã được thể hiện hết sức rõ nét. Ngay cả những nền văn minh được coi là dân chủ tiêu biểu trên thế giới vào thời điểm đó cũng không thể hiện rõ rệt như trong Hiến pháp 1946, hay trong chính thực tế Chính phủ lâm thời thể hiện.
Điều tài tình của Cụ Hồ, nói rộng ra, đó là khả năng quy tụ tri thức, tinh hoa người Việt Nam , bất chấp người đó thuộc chế độ, Đảng phải, tư tưởng nào. Cộng thêm không khí hào hùng của cách mạng đã đúc kết nên Hiến pháp 1946. Hiến pháp phản ánh chế độ chính trị, cùng kháng chiến bảo về nền độc lập dân tộc, chúng ta phải chấp nhận những yếu tố thời đại, của lịch sử để xây dựng Nhà nước có đặc thù riêng của mình, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tự vận động điều chỉnh. Và hôm nay, sau khi trải qua những lần sửa đổi Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, một lần nữa trước yêu cầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước, chúng ta sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp hơn với công cuộc hội nhập.
PV: Tinh thần “Của dân, do dân, vì dân” nên được thể hiện như thế nào trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, thưa ông?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đây là tư tưởng chính trị hết sức cao đẹp mà bất cứ chế độ, Nhà nước nào cũng muốn hướng tới để phục vụ nhân dân, dân tộc mình. Tư tưởng trên xuất phát từ cố Tổng thống Mỹ A.Lincoln, được nhà dân chủ Tôn Trung Sơn phương Đông hóa bằng chủ nghĩa Tam dân. Sau khi chứng kiến chế độ Xô viết, chế công xã khắp châu Âu, trải qua chế độ cộng sản... cộng thêm thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn, vận dụng tư tưởng trên, trở thành tinh thần phổ quát Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với đặc trưng của Việt Nam nói riêng và chủ nghĩa xã hội nói chung.
Với Hiến pháp 1992 sửa đổi, theo tôi, một trong những vấn đề cử tri cũng như Đại biểu hết sức quan tâm là quyền PHÚC QUYẾT phải thuộc về người dân, chứ không phải ý chí của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội, Nhà nước hay Chính phủ thì cũng phải phục vụ nhân dân, hướng về nhân dân, thỏa mãn quyền lợi của nhân dân. Đấy là điều cốt lõi!
PV: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Cá nhân ông nghĩ sao về thực tế hiện này với trường hợp Việt Nam chúng ta?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng chủ quyền dân tộc là vấn đề tồn tại lâu dài trong lịch sử, không lúc nào thôi quyết liệt. Đúng là có một vài thời điểm, một vài thế hệ lẻ tẻ từng kỳ vọng vào một giá trị nào đó cao hơn tự hào dân tộc để hướng tới, ví dụ thế giới đại đồng của các cụ nhà Nho trước đây. Còn trước mắt, khi tình hình thế giới biến động không ngừng, chúng ta nhất định phải chủ động bảo vệ chủ quyền. Bởi vì có bảo vệ được chủ quyền dân tộc thì chúng ta mới quyết định được con đường của mình, quyết định sự vận động, phát triển, lựa chọn của mình. Còn nếu chúng ta không xây dựng thành công chủ quyền dân tộc, thì mọi nỗ lực đều là vô nghĩa, chẳng còn giá trị.
Trong thời đại hiện nay, thế giới đang nẩy sinh rất nhiều vấn đề mới. Ví dụ trước kia vấn đề lãnh thổ trên biển không phải vấn đề lớn, nhưng ở đâu trên thế giới hiện nay, vấn đề này đang rất nóng bỏng, từ nguồn lợi hải sản, vận tải biển, tài nguyên thiên nhiên... Tôi cho rằng, trong giải quyết tranh chấp song phương và đa phương, bên cạnh việc lấy nguyên lý căn bản là phải bảo vệ tối đa chủ quyền dân tộc, chúng ta cũng phải tôn trọng, chấp được những cam kết chung quốc tế, những giá trị chung để tìm cho ra giải pháp hài hòa, đảm bảo nền tảng của sự ổn định.
PV: Lâu nay, công tác giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ vẫn đi theo lối mòn. Với tư cách là một nhà sử học, ông có lời khuyên nào với ngành giáo dục?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đúng là lâu nay, trong giảng dạy lịch sử chúng ta thường giáo dục học sinh truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa dân tộc, chống là chưa đủ, mà xây, xây dựng những mối quan hệ với các quốc bạn như thế nào để tạo ra chủ nghĩa dân tộc thời đại mới mới là điều quan trọng. Theo tôi, truyền thống dựng nước và truyền thống đối ngoại chưa được quan tâm đúng mức. Còn về cơ bản, lòng yêu nước là cha truyền con nối với mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại giới trẻ Việt Nam dường như đang lúng túng với những vấn đề trên, vì chúng ta chưa có một định hướng cụ thể, theo mong muốn của số đông. Ứng xử với giới trẻ giữa thời đại thông tin là hết sức quan trọng. Có lẽ điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị và cả xã hội cùng vào cuộc mới có thể hoàn tất một cách tích cực.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Xem thêm →

Giá như lãnh đạo nào cũng như ông Lê Thanh Hải

0 nhận xét
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại
 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại
Có một công dân ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi được Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết công việc trong 20 phút đã rút lại đơn kiện, một việc mà ông đã phải tốn bao công sức gõ cửa nhiều cơ quan công quyền trong suốt 20 năm qua.

Giữa bao nhiêu thông tin sôi động của đời sống chính trị đất nước, câu chuyện được một vị đại biểu Quốc hội dẫn trong lời phát biểu của mình đã nhanh chóng gây được chú ý của dư luận. Không hẳn vì nội dung hay tính ly kỳ của vụ kiện, mà là ở chỗ tính hiệu quả của việc thực thi công vụ nhờ tinh thần lắng nghe tiếng nói của dân.

Báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, trong số hơn 1,22 triệu đơn thư khiếu nại tố cáo mà cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp nhận và xử lý trong vòng 7 năm (từ 2003 - 2010), đã có 70% liên quan đến đất đai.


Thực tế các vụ việc khiếu nại, có cái đúng, cái sai, hoặc chỉ đúng một phần; nhưng rõ ràng, tình hình khiếu nại tố cáo của dân liên quan đến đất đai là rất nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng hơn là có gần một nửa số quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước liên quan đến đất đai bị sai, dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài.

Điều đó chứng tỏ phải xem lại chính sách pháp luật và việc thi hành pháp luật về đất đai. Đáng ngại hơn là tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ xử lý các vụ liệc liên quan đến đất đai chưa tốt, thậm chí là vô cảm, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với công dân.

Vì vậy, chuyện Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải dành thời gian trao đổi và trực tiếp giải quyết dứt điểm 2 vụ khiếu nại lâu năm, được coi là một cách tiếp cận và giải quyết hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân. Thắc mắc, thậm chí là uất ức, người dân phải đeo đuổi suốt 20 năm, gõ cửa nhiều cơ quan, gặp không biết bao cán bộ tiếp dân, vẫn không có kết quả. Thế mà chỉ 20 phút gặp lãnh đạo thành phố, vụ kiện ấy đã giải quyết xong.

Câu chuyện ấy thật đáng để những cán bộ công chức ở các cơ quan công quyền phải suy nghĩ. Điều đó cho thấy, tinh thần và trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là rất quan trọng.

Những năm gần đây, người ta thường xem thành phố Đà Nẵng như một điển hình trong việc giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị và cho rằng, Đà Nẵng có được cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị khang trang như bây giờ, một phần rất lớn nhờ ở tinh thần gần dân, sát dân, biết lắng nghe dân của lãnh đạo thành phố.

Còn nhớ, khi có cán bộ Trung ương hỏi về bí quyết của Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh- khi ấy là Chủ tịch thành phố đã không giấu giếm mà nói rằng: “Bí quyết gì đâu, làm lãnh đạo thì phải dám đối diện với những rắc rối hằng ngày. Càng lẩn tránh thì việc càng phức tạp. Dân đã thắc mắc, khiếu kiện, mà Chủ tịch thành phố lại đùn đẩy, đưa cấp phó ra giải quyết thì họ lại càng không nghe. Vì họ biết thừa là ông phó chủ tịch không quyết được vấn đề”.

Rồi thấy như chưa đủ, ông nói tiếp: “Làm việc công mà lồng việc tư vào thì hỏng. Cán bộ làm công tác giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị mà lại chăm chăm kiếm lợi cho bản thân và bà con mình thì làm sao dân họ nghe cho được. Dân bây giờ tinh lắm, đừng tưởng họ không biết”.

Nói thế để thấy rằng một khi lãnh đạo sát dân, sát việc, dám thẳng thắn đối thoại với dân thì việc khó đến mấy, cũng có cách giải quyết. Thái độ công tâm, tinh thần phục vụ dân theo phương châm “cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh” chính là chìa khóa để giải quyết có hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

Cần cương quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy những cán bộ yếu kém, cố ý làm sai pháp luật, vô cảm trước bức xúc, bất công và khó khăn của dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công bộc của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực thi công vụ để ngày càng ít đi những vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân./.

Theo VOV
Xem thêm →
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

0 nhận xét

“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài “Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc (NLĐ)
Xem thêm các bài viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa – Trường Sa tại http://truongsahoangsa.info
Trường Sa - Hoàng Sa: Việt Nam!
Trường Sa – Hoàng Sa: Việt Nam!

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/08/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop/
Xem thêm →
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Không khinh mới lạ

0 nhận xét

Là mình nói về mấy chí  vừa kí cọt thư khẩn gửi chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Phương Uyên.

Dân gian có câu xúi trẻ con ăn cứt gà sáp. Già  xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho,  nhét cứt gà sáp vào mồm. Vụ này, còn đầy nguyên  mồm luôn.

Tuần chay nào cũng có nước mắt.

Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.

Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô ngọng chả ra ngọng.

Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.

Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.

Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang  chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ đòn xoay chế độ như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

Theo Blog Beo: http://blog.yahoo.com/_JMCFTDFGFUQKVYBNPFJFEJZ4WY/articles/848747/index
Xem thêm →

Bé Uyên của các nhà "Rân trủ"

0 nhận xét

Câu chuyện như sau:

Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước gài bên hông thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số truyền đơn này được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và bỏ vào một thùng cạc tông được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ sáng ngày 10/10/2012 thì số truyền đơn được bung xuống con đường dưới thành cầu An Sương .
Nguyễn Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Vụ rải truyền đơn này đưa tới việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai chính là người đứng phía sau lưng tổ chức nầy mà Bộ Công An cho là của một tổ chức đang sinh hoạt trên Paltalk.
Từ đó rộ lên những thông tin về việc Nguyễn Phương Uyên bị "bắt cóc", bị bắt vì "làm thơ chống Trung Quốc", rồi chuyện gia đình cô bé này lên BBC, RFA để tố công an bắt người trái phép và tuyên bố “gia đình tôi khẳng định chắc chắn con tôi Nguyễn Phương Uyên không thể là “tội phạm hình sự”, nếu có chăng chỉ là hành vi “thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC” chưa đúng theo định hướng!” ".
Rất nhiều bạn ngây thơ tin ngay vào cái luận điệu này của tụi rận. Từ cái luận điệu này có thể thấy được bản chất hèn hạ, dám làm mà không dám chịu của chúng. Vì sao ư? Hãy xem "truyền đơn chống Trung Quốc" của chúng là như thế này đây...

Thùng truyền đơn được rải ngày 10/10/2012
Thùng truyền đơn được rải ngày 10/10/2012

Dưới đây là những nội dung của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012:

“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam với danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn, đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

Thay lời bình luận của  Beo: Dùng luôn luật Mỹ cho ra người rân trủ

Điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển” quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.

Nguồn: http://blog.yahoo.com/_JMCFTDFGFUQKVYBNPFJFEJZ4WY/articles/848564
Xem thêm →
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sửa Hiến pháp: Quyền lực Thủ tướng cũng mạnh hơn

0 nhận xét

Với việc sửa Hiến pháp, không chỉ Chủ tịch nước được trao thêm quyền mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đưa ra khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ngày 29/10.

TS Đinh Xuân Thảo
TS Đinh Xuân Thảo

- Dự thảo Hiến pháp có một số thay đổi, trong đó vai trò của Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, theo quan điểm của ông thế nào?

- Trong bộ máy Nhà nước lâu nay chúng ta không theo tổ chức nhà nước phân quyền nhưng có sự phân công cụ thể giữa 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhưng trước đây Hiến pháp không quy định rõ. Chính phủ chỉ nói là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Lần này mới nói rõ Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp, Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện tư pháp.

Phòng họp của Chính phủ không có ghế Chủ tịch nước

“Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc” - TS Đinh Xuân Thảo

Chủ tịch nước không thuộc 1 trong 3 cơ quan đó, nhưng có thẩm quyền đối với cả 3 nhánh trên. Chủ tịch nước xác định là người đứng đầu Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Tinh thần là giữ như cũ kể cả tên chương, nhưng làm cho rõ hơn, sâu sắc hơn như vai trò Chủ tịch nước là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh.

Ví dụ như thống lĩnh lực lượng vũ trang có nghĩa là anh nắm lực lượng vũ trang, liên quan tới việc phong hàm tướng lĩnh. Trước đây trong Hiến pháp cũng quy định như thế, nhưng trong việc thực hiện thì phân cấp cho Chính phủ (Thủ tướng), Chủ tịch nước chỉ phong từ mức Thượng tướng, đại tướng thôi. Lần này, sỹ quan cấp cao (cấp tướng) đều do Chủ tịch nước nước phong.

Quy định chung là trên tinh thần rõ hơn thôi, chứ không có gì mang tính đột biến so với chế độ hiện hành.

- Quan điểm của ông như thế nào về việc Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ những vấn đề liên quan tới Chủ tịch nước?

- Về nguyên tắc, Thủ tướng do ông Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Như vậy vị trí của ông Chủ tịch nước rõ ràng cao hơn rồi. Lẽ ra Chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn.

Thế nhưng ở nước ta, do quy định không rõ, như Chủ tịch nước có quyền đến dự cuộc họp của Chính phủ hay không, và đến dự thì với tư cách nào. Như ở các nước, ví dụ tổng thống tới dự họp của nội các Chính phủ thì phải có ghế ngồi hẳn hoi ở vị trí chủ tọa, chủ trì.

Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc.

Có ý kiến đề nghị Chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì thế chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: Chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì Chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà Chủ tịch nước chủ trì.

Có những trường hợp đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho Chủ tịch nước là người quyền cao nhất đất nước về đối nội đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, nhỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao?

- Rõ ràng lần này quyền của Chủ tịch nước tăng lên nhiều?

- Không chỉ riêng Chủ tịch nước, mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề, nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện được sức mạnh hơn.

Hay như Thủ tướng chẳng hạn, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn.

Chủ tịch nước cũng mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị. Chứ không phải ông này mạnh lên có nghĩa là bớt đi quyền lực của ông kia. Tất cả đều mạnh qua quy định cụ thể.

Người ta nói “Chỉ có phân công một cách rõ ràng, rạch ròi chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người thì mới làm tốt việc giám sát lẫn nhau” vì anh A biết việc này của anh B thì cứ thế làm và giám sát. Không rạch ròi thì không biết trách nhiệm của ai, cuối cùng hòa cả làng.

Trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội sáng ngày 29.10, tại Chương VI quy định về Chủ tịch nước quy định rõ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Trong đó Điều 94 sửa đổi, bổ sung Điều 103 của Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Đáng chú ý, cũng theo điều này, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân…
Xem thêm →

Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng

0 nhận xét

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Đây là một trong những điểm nổi bật được nêu trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội sáng nay 29/10.

Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Đặc biệt, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn một số thẩm quyền của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết…;

Điều 94 của Hiến pháp sửa đổi cũng quy định: “Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết: trong việc thống lĩnh lực lưỡng vũ trang, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: về vấn đề này, có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại Điều 55 của Dự thảo.

Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”, dự thảo nêu.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by