Blogger Widgets
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị

0 nhận xét

Có hàng trăm, hàng nghìn vụ ém nhẹm thông tin, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do từ trước tới nay, mọi hành động ém nhẹm thông tin đều không bị trừng phạt.

Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị
Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị

Báo chí cả nước rộ lên chuyện ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện. Thật ra, cần phải đặt vấn đề ém nhẹm thông tin trên bình diện rộng lớn hơn.
Chúng ta có thể nhắc lại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn vụ ém nhẹm thông tin, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Xin nhắc lại một số vụ. Năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường có bài viết phê phán tình trạng ém nhẹm thông tin quy hoạch đang diễn ra khắp nước; năm 2007, nhiều nơi ém nhẹm vụ nước tương có chất gây ung thư.

Năm 2009, báo chí phát hiện TPHCM ém nhẹm vụ sữa kém phẩm chất. Năm 2010, Hà Tĩnh ém nhẹm số tiền 283 triệu đồng của Chính phủ cứu trợ cho 100% nhà dân xã Kim Lộc bị chìm trong lũ; năm 2011, Sóc Trăng ém nhẹm một vụ trọng án; Thừa Thiên - Huế ém nhẹm vụ 1.500 con heo bị dịch tai xanh, đến ngày 24.7, khi có 2 người dân bị bệnh liên cầu lợn bệnh viện mới phát hiện.

Nhìn lại những vụ ém nhẹm thông tin, chúng ta có thể nhận ra biết bao tai họa từ đó gây ra: Làm tổn hại sức khỏe và cả tính mạng của người dân; làm thiệt hại về kinh tế mà nếu thông tin minh bạch đã có thể ngăn chặn được; nó tạo ra bóng tối cho tham nhũng, quan liêu hoành hành; làm tê liệt hệ thống quản lý nhà nước; nó đẻ ra những tin đồn, gây tâm lý bán tín bán nghi, nơm nớp âu lo. Ngày xưa đã có câu “cây kim trong bọc có ngày lòi ra”; ở thời đại “bùng nổ thông tin”, sự ém nhẹm sẽ rất mau chóng bị lộ. Hậu quả là người nào, đơn vị nào chủ trương ém nhẹm thông tin sẽ bị nhân dân không tin tưởng. Nếu để xã hội có quá nhiều vụ ém nhẹm thông tin thì sẽ càng ngày càng có nhiều người mất niềm tin đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Quyền được thông tin là một quyền cơ bản của con người. Nó tạo điều kiện cho người dân giám sát sự công khai minh bạch của Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội. Nhà nước đáp ứng yêu cầu được thông tin của người dân chính là thực hiện quyền năng của mình, thể hiện một xã hội dân chủ, được quản lý, vận hành theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Điều đó không chỉ tăng niềm tin cho nhân dân, mà còn tạo nên hiệu quả quản lý của Nhà nước, vì luôn luôn nhận được sự chấp hành nghiêm túc và góp ý thẳng thắn từ cộng đồng xã hội.

Bởi ý nghĩa rất to lớn đó, Nghị quyết Đại hội XI đã ghi nhận: “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Đối chiếu với thực tế, yêu cầu đó còn một khoảng cách quá xa! Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do từ trước tới nay, mọi hành động ém nhẹm thông tin đều không bị trừng phạt, dù gây hậu quả nghiêm trọng. Đã đến lúc, hành động ém nhẹm thông tin không chỉ bị phê phán trên báo chí mà còn cần phải có biện pháp bài trừ, coi đó là đồng lõa của quan liêu - tham nhũng. Mọi sự ém nhẹm thông tin phải được kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân và có kỷ luật, nếu gây tác hại lớn thì phải truy tố hình sự.

TỐNG VĂN CÔNG (LAO ĐỘNG ONLINE)

Leave a Reply

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by