Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Bóc trần 'giá trị thật' của Hội nghị An ninh Hạt nhân

0 nhận xét
Dù không đạt được thỏa thuận chung, Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân (NSS) ở Seoul kết thúc với việc chỉ ra giá trị cốt lõi mà các quốc gia châu Á quan tâm: an ninh và an toàn hạt nhân nhằm ngăn ngừa một thảm họa tương tự như Fukushima (Nhật Bản) chứ không phải chống khủng bố hạt nhân.

Vấn đề cốt lõi: An ninh và an toàn hạt nhân


Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận, có tới 24 vụ mất trộm hoặc thất lạc các vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, số lượng, chủng loại lượng vật liệu bị mất không được báo cáo rõ ràng nên chưa ai rõ về việc chúng đã được đưa ra chợ đen hay chưa.

Nối tiếp sau đó là sự thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung của các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân về việc áp dụng và thực thi pháp luật nhằm ngăn cản những kẻ khủng bố, tội phạm hình sự có thể tiếp cận, mua bán những vật liệu hạt nhân này.


Hội nghị thượng định tại Seoul hướng tới an ninh, an toàn hạt nhân chứ không phải khủng bố hạt nhân. Ảnh minh họa: Diplomat.

Tuy nhiên, trước khi Hội nghị NSS diễn ra, các chuyên gia kỳ vọng nó sẽ thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước châu Á về vấn đề an ninh, an toàn với vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, khu vực này sẽ phải đối mặt với những thuốc thử quan trọng mới khẳng định được vị thế của mình với vấn đề hạt nhân này.

Thứ nhất, đó là về con số chính xác khối lượng các vật liệu hạt nhân nguy hiểm thật sự tồn tại.

Từng quốc gia thông thường không công khai quy mô của lượng vật liệu hạt nhân đang nắm giữ.

Khoảng 1.600 tấn Uranium làm giàu mức độ cao (HEU) và 500 tấn Plutonium đã được sản xuất trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo tính toán, để có thể sản xuất một quả bom nguyên tử giống như quả bom đã thả xuống Hiroshima, cần ít nhất 50-60 kg HEU và một nửa con số trên với quả bom thả xuống Nagasaki.

Thứ hai, đó là các luồng quan điểm khác nhau của các nước về rủi ro từ chủ nghĩa khủng bố sử dụng hạt nhân. Ví dụ, Trong Hội nghị NSS, Mỹ tuyên bố đơn giản rằng: “Chủ nghĩa khủng bố hạt nhân đặt ra mối đe dọa và ngay lập tức với an ninh toàn cầu, đòi hỏi những cam kết mạnh mẽ và lâu dài trong hành động của mỗi nước và trên toàn thế giới”.

Trong khi đó, nhiều chính phủ khác lại xem xét, nguy cơ tiềm ẩn của khủng bố hạt nhân là vấn đề trừu tượng, xa xôi hoặc không thể xảy ra. Nhận thức này được phản ánh trong Thông cáo mơ hồ với những diễn đạt chung, không đưa ra mẫu số chung cho những người tham dự hội nghị thượng đỉnh, không đưa ra các mục tiêu có thể đo lường hoặc bất kỳ biện pháp thực thi nào.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á cũng ngày càng nhận thức rõ, họ dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa an ninh hạt nhân như bất cứ quốc gia nào khác, ngay cả với những nước không có chương trình điện hạt nhân, không nằm gần các quốc gia có tài sản hạt nhân lớn, lò phản ứng hạt nhân hoặc vật liệu phóng xạ nguy hiểm.

Các lãnh đảo cũng hiểu, những tổ chức khủng bố, tội phạm hình sự đều có thể sử dụng lãnh thổ của bất kỳ nước nào để buôn lậu vật liệu hạt nhân thông qua mạng lưới phi pháp của chúng.

Do đó, kết quả thực sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul là giải quyết hai vấn đề được nhiều nước châu Á quan tâm hơn: an toàn, an ninh với các nguồn phóng xạ và các vấn đề an ninh có liên quan đến tai nạn hạt nhân, thay vì chủ nghĩa khủng bố hạt nhân.

Kiểm soát nguồn vật liệu hạt nhân dân sự


Nguồn phóng xạ dân sự, là các vật liệu phóng xạ được sử dụng thường xuyên trong các thiết bị chuyên ngành tại các cơ sở dân sự, chẳng hạn như các bệnh viện sử dụng cho điều trị ung thư.

Các thiết bị dân sự ít được đảm bảo an toàn giống như các cơ sở hạt nhân như lò phản ứng hay tại cơ sở quân sự. Không chỉ bị đặt trong bảo đảm an ninh yếu hơn, việc chuyển giao và buôn bán các nguồn phóng xạ dân sự này không được kiểm soát tốt, đặc biệt là việc vận chuyển qua biên giới quốc tế không được giám sát.

Chính nguồn phóng xạ “mồ côi” này là đối tượng của các vụ mất cắp, thất lạc hay bị bỏ lại trong các bãi chôn lấp thiếu an ninh. Điều này đặt ra mối nguy hiểm nếu những kẻ khủng bố sử dụng chúng để làm bom bẩn hay các thiết bị nổ tức thì (IED) hạt nhân.

Khi phát nổ, các loại bom tự chế này có thể phát tán chất phóng xạ trên một khu vực địa lý mục tiêu, gây ra số thương vong lớn do ảnh hưởng từ phóng xạ thay vì tác động nổ thông thường.


Kiểm soát các  thiết bị dân sự sử dụng vật liệu hạt nhân bị buông lỏng. Ảnh minh họa: todaysdrum.

Điều này có thể gây hoảng loạn đại chúng và phá vỡ hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Hơn nữa, chế tạo một quả bom dạng này không yêu cầu chuyên môn đặc biệt. Đồng vị phóng xạ phù hợp cho các loại bom này dễ kiếm hơn nhiều so với các vật liệu phân hạch ở cấp độ chế tạo vũ khí hạt nhân đặc biệt.

Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh đã kêu gọi các chính phủ tăng cường theo dõi vị trí, tình trạng của tất cả các nguồn phóng xạ trên lãnh thổ của mình cũng như loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu HEU trong sản xuất đồng vị y. Thay vào đó, nên sử dụng Uranium làm giàu mức độ thấp (LEU).

Năm 2011, vụ khủng hoảng của một số lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản đã đặt ra vấn đề an toàn hạt nhân vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul.

Hệ quả của việc đảm bảo an ninh hạt nhân, chính là việc thúc đẩy các nước ngăn chặn hoạt động phá hoại hạt nhân và tăng cường khả năng đáp ứng các trường hợp khẩn cấp hạt nhân với bất kỳ nguyên nhân nào. Thảm họa của Nhật Bản đã giúp mọi người nhận ra, những kẻ khủng bố có thể tạo ra  một thảm họa tương tự một lần nữa và sẽ gây ra hậu quả đáng kể.

Hội nghị còn nhấn mạnh vào sự đối thoại thường mong manh giữa những cộng đồng chuyên gia chịu trách nhiệm về an ninh hạt nhân và những người tham gia vào hoạt động này. Thành viên của các nhóm này thường suy nghĩ, làm việc độc lập, nên trong trường hợp khẩn cấp cần tăng  cường sự phối hợp thay vì đưa ra những giải pháp mâu thuẫn.

Một vấn đề đặt ra là sự căng thẳng giữa vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân. Điều này cần đánh giá đúng mức. Ví dụ, nếu tăng cường an toàn hạt nhân đòi hỏi việc cho phép người dân tại một địa điểm bị thiết hại có thể chạy trốn khỏi khu vực  thảm họa một cách dễ dàng nhất có thể.

Trong khi đó, tăng cường an ninh đòi hỏi phải hạn chế bất kỳ kẻ phá hoại, ngăn chặn các hành vi trộm cắp hoặc loại bỏ các vật liệu hạt nhân.

Vì thế, giải pháp lý tưởng nhất cho một sự cân bằng phù hợp giữa tiêu chuẩn an toàn và an ninh hạt nhân là xây dựng các cơ sở hạt nhân mới.

Lời hiệu triệu từ các quốc gia tham dự Hội nghị


Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thể hiện mong muốn tăng cường nhận thức về sự an toàn của điện hạt nhân trong Hội nghị thượng đỉnh Seoul là “giảm nhẹ những tranh cãi về chủ quyền” như điều kiện cơ bản để khôi phục lại niềm tin của công chúng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau thảm họa tại Fukushima.

Cũng là lần đầu tiên, Sở Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ (một cơ quan bí mật và kín tiếng) đã mời nhóm thanh tra từ IAEA cùng hỗ trợ  chính phủ Ấn Độ trong tiến hành đánh giá công khai về các biện pháp an toàn hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Singh cho biết, những đánh giá này nhằm tăng cường tính minh bạch và tăng cường niềm tin của công chúng về khả năng hạt nhân của Ấn Độ.


Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ mong muốn minh bạch hóa quy trình hạt nhân ở nước này dưới sự giám sát của IAEA. Ảnh minh họa: Reuters.

Trong tuyên bố của quốc gia, Pakistan cũng nhấn mạnh rằng: "An ninh hạt nhân trong một nước là trách nhiệm quốc gia. Trong khuôn khổ này, cộng đồng quốc tế cần tạo ra không gian thích hợp cho việc hợp tác an ninh hạt nhân thông qua sự tự nguyện trong hành động quốc gia và nghĩa vụ quốc tế".

Tuyên bố của Pakistan chỉ rõ 4 trụ cột an ninh hạt nhân của mình gồm:hệ thống kiểm soát mạnh mẽ và được xác định chuẩn mực; chế độ quy định nghiêm ngặt; chế độ kiểm soát xuất khẩu toàn diện và hợp tác quốc tế.

Chính phủ Pakistan còn đề xuất mở rộng yếu tố cuối cùng bằng cách thành lập các trung tâm khu vực, toàn cầu cung cấp việc đào tạo an ninh hạt nhân.

 Một điều gây tranh cãi hơn là việc chính phủ Pakistan còn đề nghị “cung cấp các dịch vụ chu trình nhiên liệu hạt nhân dưới các biện pháp bảo vệ của IAEA” và " tham gia vào bất kỳ cơ chế đảm bảo chu trình nhiên liệu hạt nhân mang tính không phân biệt đối xử”.

Tuy nhiên, ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các quốc gia khác đều tỏ ý không sẵn sàng cấp cho Pakistan một đặc quyền quốc tế về hạt nhân giống như đã dành cho Ấn Độ. Lí do cho việc này chính là hồ sơ an ninh hạt nhân đầy rủi ro, đặc biệt đây là nơi trú ẩn của mạng lưới phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp của A. Q. Kahn.

Về phần mình, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề xuất  rằng, IAEA nên cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khu vực- những đối tượng có vai trò quan trọng trong an toàn và an ninh hạt nhân.

Ông còn cho biết, hỗ trợ này đặc biệt quan trọng trong một khu vực mà nhiều nước đang bắt tay vào thực hiện các chương trình năng lượng hạt nhân đầu tiên của mình.

Ví dụ, trong trường hợp của khu vực Đông Nam Á, IAEA sẽ cung cấp các chương trình an ninh và an toàn hạt nhân của mình thông qua ASEAN. Bởi lẽ, với nhiều nước thành viên ASEAN với mật độ dân số đông, phụ thuộc nhiều vào thương mại nước ngoài, ngay cả một sự cố hạt nhân nhỏ sẽ có thể đưa tới thảm họa lớn cho nền kinh tế và an ninh của họ.


Các quốc gia tại Hội nghị thưởng đỉnh cần chú trọng hơn tới nguy cơ về an ninh hạt nhân, hợp tác để ngăn ngừa thảm họa tương tự Fukushima. Ảnh minh họa: Malaysia Times.

Thủ tướng Australia, ông Julia Gillard gợi ý rằng, giải pháp hữu ích là các chính phủ thực hiện các đánh giá ngang hàng một cách thường xuyên về các thỏa thuận an ninh hạt nhân của họ nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát tốt lẫn nhau, từ đó đối phó tốt hơn với thách thức này”.

Nhiều quốc gia đã chấp nhận việc đánh giá định kỳ các lò phản ứng hạt nhân dân sự của mình.

Với những vấn đề trên, tiền là một vấn đề. Cung cấp thêm các khoản tài trợ bổ sung trong những năm tới trước tình hình ngân sách nói chung gặp khó khăn, là điều cần thiết để duy trì sự tiến bộ trong đảm bảo an ninh với các vật liệu hạt nhân.

Để đạt được tiến bộ lâu dài trong việc đảm bảo an toàn cho các vật liệu hạt nhân, các nước cần một cơ chế hợp lý hóa và thể chế hoá với những nhà lãnh đạo quan tâm thực sự tới an ninh hạt nhân ở châu Á.

Nhờ đó, các nước có thể tập hợp các nguồn lực cùng sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn một thảm họa hạt nhân luôn tiềm ẩn.
Xem thêm →
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Thứ trưởng Tô Lâm tiếp Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore

0 nhận xét
Chiều 29/3/2012, tại Hà Nội, Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore.

Phát biểu tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, Thứ trưởng Tô Lâm chào mừng ông Eric Yap Wee Teach đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Thứ trưởng Tô Lâm bày tỏ vui mừng trước sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả trên các lĩnh vực giữa hai nước nói chung, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore nói riêng.

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore tại buổi tiếp

to lam

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Thứ trưởng Tô Lâm mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; hợp tác về công tác đào tạo cán bộ; chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm phòng chống tội phạm…

Ông Eric Yap Wee Teach cảm ơn sự đón tiếp chân thành, trọng thị mà Thứ trưởng Tô Lâm đã dành cho ông; bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, vì lợi ích của mỗi quốc gia./.

Việt Hưng (mps.gov.vn)
Xem thêm →

Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ dẫn châu Á đến một cuộc chiến tranh cục bộ?

0 nhận xét
Tuần báo tin tức Nhật Bản mới đây cho hay,  Nhật Bản và Hàn Quốc đang cảm thấy rất bất an khi Triều Tiên chính thức tuyên bố sẽ phóng tên mang theo vệ tinh vào thời gian tới.


Tên lửa đánh chặn Patriot của Nhật Bản

Hai nước này cũng đang chuẩn bị một cách toàn diện để đối phó với mọi tình huống xấu nhất khi tên lửa “Quang Minh Tinh-3” (Unha-3) của Triều Tiên rời khỏi bệ phóng.

Trước điều kiện như vậy, Mỹ chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi tiến hành thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Á, vì Triều Tiên là một “cái cớ” không thể tốt hơn cho quyết định này.

Một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc mới đây cho biết trên tờ tin tức Seoul, với tầm bay cao hơn so với 2 lần trước, tên lửa đánh chặn của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất khó có thể bắn hạ.

Nhưng Hàn Quốc cũng không thể công khai thúc đẩy Mỹ nhanh chóng thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa tại đây.



Tên lửa Patriot do Mỹ nghiên cứu, chế tạo

Tờ báo này cũng đánh giá, Hàn Quốc đang muốn nâng cao quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng cũng không thể không tính đến mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Triều Tiên, bởi đây luôn là một vấn đề nhạy cảm.

Việc Mỹ  muốn thiếp lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại đây vô hình chung đẩy Hàn Quốc vào tình thế khó xử.

Tờ Hoàn Cầu dẫn lời một học giả giấu tên của Hàn Quốc cho biết, trước đây trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kim Dae-jung, Chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã có lời đề nghị triển khai một hệ thống bắn chặn tên lửa tại lãnh thổ Hàn Quốc, nhưng đề nghị này đã không được Tổng thống Kim chấp nhận.


Lá chắn tên lửa của Mỹ có tạo ra trục quan hệ Nhật-Hàn và trục Trung-Triều?

Trước quyết định này của Chính phủ Hàn Quốc, Tổng thống G. Bush đã tỏ ra rất tức giận và quan hệ Mỹ-Hàn Quốc bị ngắt quãng trong một thời gian.

Hiện Hàn Quốc đang phải lựa chọn một trong hai con đường, một là theo Mỹ thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực; hai là theo đuổi một chính sách ôn hòa hơn với Triều Tiên.

Còn đối với Nhật Bản cũng vậy, hệ thống chống tên lửa của Mỹ có thể mang lại cho Nhật Bản cảm giác yên tâm hơn, nhưng không cho phép Nhật Bản ẩn mình trong bức tường an ninh mà Mỹ chuẩn bị dựng lên.

Bởi vậy, hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ sắp tới có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.

Mô hình hai trục Trung Quốc-Triều Tiên và Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ không thể tránh khỏi, thậm chí có thể dẫn Nhật Bản đến một cuộc chiến tranh không mong muốn.
Xem thêm →

6 đề xuất quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 20

0 nhận xét
Phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “ASEAN: Một Cộng đồng, một Vận mệnh”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những đề xuất quan trọng về xây dựng cộng đồng ASEAN, phong trào ôn hoà toàn cầu, hướng tới một ASEAN không ma túy vào năm 2015…Nhằm phát huy vai trò và tiếng nói của ASEAN ở khu vực và trên trường quốc tế.

ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung ở Biển Đông


Ngày 3-4, Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ngay sau lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã tiến hành Phiên họp toàn thể, bàn về các vấn đề trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội, bao gồm: xây dựng Cộng đồng, triển khai kết nối, liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN, phối hợp lập trường của ASEAN tại Cấp cao G-20.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ đề của năm 2012 như nước Chủ tịch Campuchia đã xác định. Một ASEAN đoàn kết, vững mạnh và liên kết chặt chẽ không những là lợi ích chung của cả khu vực, mà còn là mục tiêu chiến lược của các nước thành viên. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để ASEAN phát huy vai trò và tiếng nói ở khu vực và trên trường quốc tế.

-Về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia trong khối ASEAN cần đề ra biện pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng; làm tốt công tác phối hợp, điều phối giữa các trụ cột và phát huy vai trò của Hội đồng Điều phối; đề cao hơn nữa “văn hóa thực thi”, tính hiệu quả cũng như dành nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện Lộ trình; thúc đẩy triển khai hiệu quả lộ trình liên kết ASEAN, gắn với thực hiện Kế hoạch công tác triển khai sáng kiến liên kết ASEAN giai đoạn 2 (2009-2015) và các chương trình hợp tác tiểu vùng.

-Đề nghị triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị – An ninh (APSC), tập trung vào 14 lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục phát huy tác dụng của công cụ và cơ chế hợp tác hiện có, tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống; ASEAN cần làm sâu sắc hơn quan hệ với đối tác, tạo điều kiện cho các đối tác tham gia tích cực, đóng góp xây dựng vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN. Nhấn mạnh, trong bối cảnh khu vực có nhiều biến chuyển nhanh chóng, Hiệp hội cần tăng cường phối hợp lập trường về các vấn đề thuộc quan tâm và là lợi ích chung của khu vực.
-Đồng thời, đề xuất cần tiếp tục coi kết nối ASEAN là một ưu tiên trong hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó quyết tâm thực hiện những cam kết trên cả cấp độ khu vực và quốc gia nhằm tăng cường kết nối về hạ tầng, thể chế và người dân. ASEAN cần sớm hiện thực hóa hai dự án hạ tầng quan trọng là mạng lưới đường bộ ASEAN và tuyến đường sắt Singapore – Côn Minh; triển khai kết nối các cảng biển của ASEAN, thúc đẩy việc nghiên cứu khả năng triển khai Thẻ đi lại và dành cửa xuất nhập cảnh riêng cho công dân ASEAN.


Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20

-Về thu hẹp khoảng cách phát triển và triển khai thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Việt Nam hoan nghênh các tiến bộ đã đạt được của ASEAN trong việc thực hiện Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn II. Tuy nhiên, các nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam (CLMV) cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất các chương trình, dự án thiết thực cho việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước CLMV với phần còn lại của ASEAN.

-Về Phong trào Ôn hòa toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sáng kiến Phong trào Ôn hòa toàn cầu của Malaixia; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức bàn cụ thể để ASEAN có thể tham gia thích hợp sáng kiến này, trong đó cần đề cao và phát huy các thế mạnh, giá trị truyền thống của ASEAN như đoàn kết và thống nhất trong đa dạng, đối thoại và hòa hợp.

-Đề cập về hướng tới một ASEAN không ma túy vào năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia cùng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận, trong đó có Kế hoạch về đấu tranh chống sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy, đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực từ ASEAN, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của đối tác bên ngoài; tăng cường lồng ghép với các chương trình quốc gia, song phương, tiểu vùng và sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ đề của năm 2012 như nước Chủ tịch Campuchia đã xác định; nhất trí Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 sẽ thông qua Tuyên bố Phnom Penh “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh.”

Kết thúc Phiên họp toàn thể, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh về “ASEAN – Một Cộng đồng, một Vận mệnh”, Nghị sự Phom Penh về xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố về ASEAN không ma túy vào năm 2015. Các Tuyên bố khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Hiệp hội chung tay xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và liên kết chặt chẽ. Tuyên bố Phnom Penh cũng nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung đã được quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), và khẳng định sẽ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã gặp đại diện Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), các tổ chức xã hội (CSOs) và thanh niên ASEAN.
Tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Bên lề Hội nghị, chiều 3/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng nhất trí sớm ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh, kiểm dịch, động thực vật nhằm thúc đẩy xuất – nhập khẩu hàng nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp của Singapore đầu tư vào đảo Phú Quốc cũng như tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Hai Thủ tướng khẳng định cần củng cố lập trường chung về Biển Đông, nhất là trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Mộc Lan
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Singapore ông Lý Hiển Long

0 nhận xét
Bên lề Hội nghị Cấp cao SEAN lần thứ 20, chiều 3/4, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực thời gian qua; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau về thương mại, đầu tư thời gian tới.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Trên tinh thần  đó, hai Thủ tướng nhất trí sớm ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh, kiểm dịch động thực vật nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp của Singapore đầu tư ở đảo Phú Quốc, tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Hai Thủ tướng khẳng định cần củng cố lập trường chung về  Biển Đông, nhất là trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới COC.

Theo (chinhphu)
Xem thêm →

Triều Tiên tập trận siêu khủng

0 nhận xét
Những thước phim ghi lại cảnh các đơn vị chiến đấu của quân đội Triều Tiên trong một cuộc tập trận quy mô lớn cách đây không lâu (đầu tháng 3). Xuyên suốt cuộc tập trận là hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các tướng tá, chỉ huy đang theo dõi diễn tiến cuộc diễn tập.

Xem thêm →
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Chuyện bê bối của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ

0 nhận xét
Tư lệnh Lục quân Kumar Singh có thể gặp rắc rối nếu người ta chứng minh được ông liên quan đến việc dò rỉ bức thư về sự không sẵn sàng chiến đấu của QĐ Ấn Độ.

Bức thư của Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gửi Thủ tướng Manmohan Singh đã bị rò rỉ ra các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ.

Viên tướng này khẳng định, phần lớn các đơn vị xe tăng đang thiếu trang thiết bị nghiêm trọng. Lực lượng phòng không không đáp ứng các yêu cầu thực tế hiện nay. Còn lục quân không có khả năng tác chiến hiệu quả trong điều kiện đêm tối và thậm chí đặc nhiệm cũng không được trang bị như cần có.

Viên chỉ huy này quyết định báo cáo về sự không sẵn sàng chiến đấu của quân đội sau khi thua kiện ở toà án Tối cao về ngày sinh. Tướng Singh quả quyết là trẻ hơn so với tuổi theo gấy khai sinh. Kết quả, đến 31/5 ông sẽ phải rời chức vụ của mình vì đã đến tuổi tới hạn. Tuy nhiên, nhà cầm quân này không định rời bỏ chức vụ mà không gây ầm ĩ.

Trước đó, ông nói với báo chí , ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng việc những người từng là đại diện cao cấp của giới tướng lĩnh đã định mua chuộc ông. Theo ông Singh, người ta đã đưa ra khoản hối lộ 140 triệu Rupi (khoảng 3 triệu USD) để đổi lấy sự khoản đãi của ông.

Viên tướng cũng đã gửi yêu cầu đến Văn phòng điều tra trung ương yêu cầu điều tra các sĩ quan dưới quyền được coi là những người có tiềm năng lên thay ông hơn cả.

Tuy nhiên, hiện không chỉ nội dung "lá thư bất hạnh" gửi thủ tướng làm mọi người quan tâm, vấn đề làm sao nó lại bị báo chí đăng tải. Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh điều tra, tìm ra ai là người có lỗi làm rò rỉ văn bản mật.

Bản thân tư lệnh lục quân Kumar Singh đánh giá việc này là “sự phản bội vĩ đại” và “lại một nỗ lực nữa bôi nhọ thanh danh của ông”.


Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Kumar Singh.

Đại diện liên minh cầm quyền, mệt mỏi vì viên tướng khó lường này, đã yêu quốc hội cầu cách chức ông ngay lập tức nhưng phe đối lập đã đứng lên bảo vệ Singh.

Đại diện chính thức của Đảng đối lập Bharatiya Janata  Niramla Sitraman nói: “Việc Tư lệnh lục quân đưa liên minh cầm quyền vào thế bất lợi khi chỉ rõ bê bối tham nhũng vẫn chưa phải là cơ sở để buộc ông từ chức sớm”.

Bà này cho rằng, chính quyền có trách nhiệm phải tập trung giải quyết các vấn đề đã được phát hiện liên quan đến tham nhũng và trang bị cho quân đội, chứ không phải tìm người có lỗi.

Tuy nhiên, các chuyên gia Ấn Độ khẳng định có hai vấn đề đã cứu Singh không phải chịu các kết luận ngay lập tức về tổ chức nhân sự - phiên họp về ngân sách của quốc hội đang diễn ra và lãnh đạo các nước BRICS đang ở Delhi.

Ban lãnh đạo tối cao của đất nước đơn giản là không có thời gian để đối thoại trực tiếp cụ thể với viên tướng. Tuy nhiên, hôm 30/3 thủ tướng đã mời viên tư lệnh lên gặp.

Chuyên gia hàng đầu của Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ Ali Ahmed khẳng định: “Ông Singh không lo phải từ chức ngay. Bộ trưởng Quốc phòng đã nói rõ, chính phủ vẫn tiếp tục tín nhiệm cả ba tư lệnh quân chủng”.

Theo ông này, có thể sẽ có rắc rối nếu các cơ quan tình báo phản gián chứng minh chính viên tướng hoặc bộ tham mưu của ông liên can đến việc công bố bức thư trên báo chí. Bất luận thế nào thì uy tín của đất nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2012, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về khối lượng mua sắm vũ khí. Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Do đó, thật khó hiểu khi quân đội lại không được trang bị đầy đủ như viên tướng này nói.

Trong khi đó ở Pakistan và Trung Quốc, người ta sẽ để ý đến ý kiến cho rằng lục quân Ấn Độ không đủ sức chiến thắng các đối thủ có xác suất nào đó ở phía Đông và phía Tây.

Điều này có thể gây thiệt hại cho xu hướng đã được xác định cải thiện quan hệ buôn bán với Islamabad và sẽ làm cho đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề chiến lược chủ chốt trở nên phức tạp hơn nhiều.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by