Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Hình ảnh tập trận chống khủng bố của quân đội, cảnh sát Hàn Quốc

0 nhận xét
Ngày 9/3/2012, các lực lượng đặc nhiệm của quân đội và cảnh sát Hàn Quốc đã được điều động tham gia vào một cuộc diễn tập chống khủng bố nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị đảm bảo an ninh cho Hội nghị an ninh hạt nhân sẽ diễn ra tại thủ đô Seoul trong thời gian tới. Dưới đây là những hình ảnh cập nhật.









Xem thêm →

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền? Đó là điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thắc mắc, bài viết này xin nêu ra nhiều điểm nhấn để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vai trò của thủ tướng nước ta.

Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc phòng của đất nước.

Điều này được thể hiện rõ nét qua các hoạt động củng cố và phát triển nền An ninh Quốc phòng của Thủ tướng Chính phủ:

Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền

-Tại Tuần lễ biển và hải đảo tối 8/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền”. Trong đó nhiệm vụ trước tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong bảo vệ chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, hải đảo của tổ quốc.

Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Nhân dân, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm, sức mạnh tổng hợp dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, hải đảo của mình, Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của Việt Nam…

An ninh – quốc phòng: Mua tàu ngầm hiện đại để bảo vệ đất nước

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng V.Putin ký bản ghi nhớ về kết quả hội đàm

-Trong chuyến đi Nga ngày 15/12, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đàm phán với Tổng thống Nga ông Dmitry Medvedev mua tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ.

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước
Tàu ngầm KILO

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc. Muốn bảo vệ đất nước thì phải xây dựng quốc phòng – an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Phải xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, trong đó nòng cốt là lực lượng Quân đội Nhân dân. Như vậy thì quân đội phải tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại. Chính quy, tinh nhuệ là phải huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao. Con người là một phần nhưng vũ khí rất quan trọng.
Quân chủng Phòng không- Không quân: Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định. Đồng thời nhấn mạnh vai trò người lính cần làm chủ phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc.

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định

Chính trị: Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh hải

-Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải đáp rõ ràng, thuyết phục những quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông: “ Việt Nam đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ít nhất từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó…Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Đối ngoại: Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lập trường: Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, DOC. Đảm bảo tự do, trật tự hàng hải, hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đây cũng là mong muốn, lợi ích của tất cả các bên liên quan, bởi khu vực Biển Đông có dung lượng vận tải chiếm 50-60% tổng lượng hàng hóa trên cung đường từ Đông sang Tây. Lập trường này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đó cũng là chính sách đối ngoại trên Biển Đông của Ngoại giao Việt Nam trong năm 2012. Bằng việc tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước của nhân dân ta.

Tùng Dương

Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa
Xem thêm →

Trung tướng Tô Lâm dự hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7

0 nhận xét
Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 7 đã diễn ra trong hai ngày (8-9/3) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có: Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của 20 tỉnh biên giới Việt Nam và Campuchia. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Ngô Anh Dũng, Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Hul Phany và đông đảo cán bộ Trung ương, địa phương của hai nước cùng tham gia hội nghị.

Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị đã đánh giá kết quả triển khai các thỏa thuận từ Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 6 (tháng 8/2010) đến nay.

Hai bên hài lòng nhận thấy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp; đánh giá cao sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương biên giới hai nước đã tích cực triển khai có hiệu quả các thỏa thuận, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt trên 2,8 tỷ USD trong năm 2011 (tăng gần 55% so với năm 2010); hợp tác trên các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-mỏ và năng lượng, giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng, viễn thông, giáo dục-đào tạo, y tế… đạt được những kết quả tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân vùng biên giới hai nước;

Công tác phân giới cắm mốc tiếp tục được triển khai tích cực; an ninh-trật tự khu vực biên giới được giữ vững; hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân các tỉnh biên giới hai nước được quan tâm thúc đẩy, góp phần tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước…
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận và đạt được sự nhất trí cao về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh biên giới, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng tăng của quan hệ hai nước, đồng thời thiết thực chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2012.

Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, tích cực thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích trao đổi biên mậu, tạo thuận lợi cho việc thông thương, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư; hợp tác giúp nhau trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, y tế, đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.

Hai bên cũng nhất trí đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ; cam kết không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để xâm hại an ninh, an toàn và ổn định của nước kia; tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh, giữ vững ổn định và trật tự trên toàn tuyến biên giới, phòng chống và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường trao đổi đoàn, quan tâm thúc đẩy các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân; vận động giáo dục nhân dân biên giới, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.


Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia đồng chủ trì hội nghị

Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương hai nước trong việc phối hợp triển khai các thỏa thuận hợp tác trong thời gian qua, đem lại những kết quả tích cực; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương biên giới hai nước trong việc khai thác và phát huy thế mạnh của địa phương mình cũng như đóng góp cho quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.

Thay mặt Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng đã đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị của hai nước quán triệt và tích cực phối hợp triển khai phương hướng và những biện pháp cụ thể đã được hội nghị đề ra nhằm phát triển toàn diện các tỉnh biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đường biên giới hai nước thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, các Bộ, ngành và các địa phương biên giới hai nước cũng đã có các cuộc tiếp xúc trao đổi để thảo luận các biện pháp triển khai cụ thể theo tinh thần của hội nghị. Kết thúc hội nghị, hai bên đã ra Thông cáo chung./.

(TTXVN)
Xem thêm →
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Đại đội trinh sát Tiền Giang luyện tập tác chiến bảo vệ căn cứ

0 nhận xét
Đại đội trinh sát Tiền Giang: Đại đội Trinh sát, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã góp phần cùng LLVT tỉnh Tiền Giang đánh bại nhiều đợt càn quét của địch, bảo vệ an toàn cho căn cứ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội.

Tiếp cận mục tiêu

Yểm trợ cho đồng đội vượt tường rào trong thành phố

Cơ động vượt qua vật cản bằng “dây tử thần”

Đồng thời nắm chắc tình hình địa bàn, cung cấp thông tin quí báu để các lực lượng chủ động tiến công đánh thắng hàng trăm trận lớn nhỏ, bắt sống và tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu giữ nhiều vũ khí hiện đại phục vụ cho chiến đấu.

Chiến đấu đối kháng tay không

Ngụy trang khi ở dưới nước

Ngụy trang trong rừng

Xuất quỉ nhập thần, kỹ năng chiến đấu vượt trội, luồn sâu đánh hiểm, lính trinh sát quân khu 9 thể hiện những khả năng vượt trội, đua tài huấn luyện thực tế cùng các chiến sĩ đặc công quân khu 7.

Tập luyện kỹ năng vừa đu dây vừa bắn mục tiêu di động

Kỹ năng vượt qua kẽm gai và phát hiện bom, mìn

Bộ đội đặc công Quân khu 7: Các chiến sĩ bộ đội đặc công đoàn 60 thuộc BLT Quân khu 7 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng cơ động chiến đấu trong mọi tình huống…
Xem thêm →

Bằng chứng tội ác tố cáo vi phạm nhân quyền của quân đội Hoa Kỳ

0 nhận xét
Trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam”, nước Mỹ tự cho mình phán quyết nhân quyền với các nước khác. BBT xin gửi đến bạn đọc những bằng chứng tố cáo Mỹ vi phạm nhân quyền đến mức nào, và ai là người lên án, phán quyết? Cộng đồng thế giới nghĩ gì về nhân quyền khi quân đội Mỹ gây ra bao đau thương cho nhiều dân tộc trên thế giới?

Tội ác của quân đội Hoa Kỳ

Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, quân đội Hoa Kỳ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, tham gia nhiều cuộc chiến, trận đánh then chốt trong lịch sử chiến tranh, tuy vậy bên cạnh đó, quân đội Hoa Kỳ vẫn được nhiều người biết đến với những tội ác chiến tranh chống lại loài người, những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đã có nhiều chỉ trích, buộc tội cùng những chứng cứ cụ thể tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh cũng như những vi phạm nhân quyền đối với những nơi có sự hiện diện của họ. Cũng có thông tin cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã tham gia thực hiện những thí nghiệm vô nhân đạo trên người tại Hoa Kỳ.

Bản đồ thể hiện sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới, năm 2007. Màu càng đậm nghĩa là ảnh hưởng quân sự Mỹ càng nhiều, màu càng nhạt thì sự ảnh hưởng ít hơn.

Tàn sát người da đỏ

Trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, quân đội Hoa Kỳ bằng ưu thế về mọi mặt đã giành chiến thắng trước người da đỏ, chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ, đày người da đỏ vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nhiều quan điểm cho rằng đây không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một cuộc diệt chủng quy mô.

Theo David Stannard trong tác phẩm tựa đề Tàn sát ở Mỹ thì cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (ý muốn nhấn mạnh người da trắng Hoa Kỳ mà quân đội của họ là trung tâm) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Có nhiều quan điểm tán đồng và cho rằng đây là một kế hoạch diệt chủng. Trong những cuộc chiến tranh này, quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều cuộc tàn sát mà điển hình là cuộc tàn sát tại Wounded Knee (Wounded Knee Massacre). Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ bị giết (gấp đôi số người da trắng) – trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em. Theo ước tính người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890

Tàn sát người da đỏ

Các hoạt động ở Nhật Bản và Triều Tiên

Bức ảnh nổi tiếng về Chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Ảnh: History

Trong chiến tranh thế giới thứ II, đã có những cáo buộc về tội ác của quân đội Hoa Kỳ. Trong trận Okinawa, các nhà sử học Nhật Bản ước tính có trên 10 ngàn phụ nữ Nhật bị lính Mỹ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này. Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Tội ác đáng kể nhất của Hoa Kỳ là Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, theo lệnh của Tổng thống Harry Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó, số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng có những thông tin cho rằng đã có những vụ bắn giết của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến này, trong đó có vụ Thảm sát No Gun Ri (No Gun Ri Massacre) từng gây chấn động dư luận.

Nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Quân đội Hoa Kỳ ném bom nguyên tử

Trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều chứng cứ rõ ràng để chứng minh tội ác của quân đội Hoa Kỳ đó là những vụ thảm sát, tra tấn, ném bom, rải chất độc da cam…

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Dựa trên các tài liệu của quân đội Mỹ, do một lực lượng đặc nhiệm của quân đội chịu trách nhiệm điều tra tội ác chiến tranh thu thập và giải mật, bài báo cho biết trong báo cáo gửi Bộ Tổng tham mưu quân đội, một trung tá Mỹ đã tố cáo các binh sĩ Lữ đoàn không vận 173 tra tấn những người bị bắt giữ ở miền Nam Việt Nam. Các nhà điều tra thuộc lực lượng đặc nhiệm trên đã phát hiện hàng loạt những vụ bạo hành của quân sĩ Mỹ, Trong các tài liệu này còn có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi tù nhân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến lữ đoàn 173. Tuy nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu các thông tin này. Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ, trong khi người tố cáo lại bị ngược đãi.

Thảm sát Mỹ Lai

Cuộc thảm sát Mỹ Lai do viên trung úy Peter Cage chỉ huy

Một số thông tin khác liên quan đến tội ác của quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ sơ các vụ thảm sát của quân đội này tại Việt Nam 9.000 trang tư liệu Hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 vụ việc đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Tuy vậy, hồ sơ này không nhắc tới tội ác ghê rợn nhất được biết đến dưới cái tên ” Thảm sát Mỹ Lai” – trong đó các binh lính Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết 503 thường dân, trong đó đa số là phụ nữ, trẻ em và người già của làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Máy bay B52 của Mỹ ném bom rải thảm.

Cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc hoảng loạn chạy trốn bom Napan

Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.

Biệt kích Hoa Kỳ đang "khoe" thủ cấp chặt được của binh sĩ Quân Giải phóng.

Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Nhiều vụ việc khác đã bị đóng lại vô thời hạn.

Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.

Hình ảnh một số trẻ em VN bị hậu quả chất độc màu da cam

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bức xúc phát biểu: “Vì Mỹ mà đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.

Mỹ từng sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. -Ảnh: BBC

Song song với các cuộc tấn công, quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay ném bom trên nhiều địa phương tại Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Linebacker II, theo ước tính của phương Tây, đã có 1.624 thường dân thiệt mạng trong chiến dịch này. Ngoài việc tiến hành các cuộc thảm sát, tra tấn và bắn giết, quân đội Hoa Kỳ còn gây tội ác khi rải chất độc da cam lên Việt Nam. Tổng lượng chất da cam dioxin có trong số chất diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg. Theo các nhà khoa học, do công nghệ sản xuất 2,4,5 T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ, một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng dioxin có thể là 600-680 kg. Trong khi đó, chỉ cần một vài phần tỷ gam dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha (trong đó, có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần; 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần; có 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin).

Những đứa trẻ bị dị tật vì chất độc màu da cam

Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao.

Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã miêu tả khoảng 320 hành động tàn bạo – không tính thảm sát Mỹ Lai năm 1968 – của quân đội Mỹ, được phát hiện bởi những nhân viên điều tra trong quân đội.

Không kích Nam Tư

Trong cuộc không kích ở Nam Tư năm 1999, Mỹ đã dẫn đầu khối NATO ném bom tàn phá Nam Tư, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thường dân.

Mỹ ném bom Belgrade năm 1999

Tính chung, NATO và quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm, loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá của báo chí Việt Nam dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương.

Ông Koštunica đã từng lên án Mỹ

Ông Vojislav Koštunica đã lên án việc NATO ném bom vào Nam Tư năm 1999 và cho rằng đây là một hành động “vô nghĩa, vô trách nhiệm và là một tội ác tày trời”. và cũng không ngừng chỉ trích Mỹ khi can thiệp vào nội bộ của Serbia đặc biệt là trong vấn đề Kosovo, chỉ trích Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tại vùng Bancăng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.[18] Đặc biệt, ông đã có những lời buộc tội nước Mỹ.

Các hoạt động tại Iraq và Afghanistan

Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq. Hay nhiều vụ giết hại thường dân một cách tàn nhẫn đã bị phanh phui, trong đó có những vụ giết hại thường dân Afghanistan. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy trong các chiến dịch, quân đội Hoa Kỳ cũng đã giết nhầm dân thường.

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac

Mỹ ném bom giết chết nhiều thường dân, đặc biệt là trẻ em ở Irac
Tra tấn tù nhân

Bên cạnh đó, nhiều tội ác của quân đội Hoa Kỳ cũng được đề cập đến xung quanh các vấn đề về các nhà tù bí mật như Abu Graib hay Guantanamo, tại nơi đây, lính Mỹ đã thực hiện việc tra tấn và đối xử dã man với các tù nhân.

Một lính Mỹ tên Charles Graner đang tra tấn tù nhân

Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.

Tra tấn tù nhân

Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề đưa ra tòa án xét xử.

Lynndie England đang tra tấn

Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ – nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.

Tội ác ghê tởm của binh lính Mỹ
Xâm hại tình dục

Ngoài việc giết chóc, ném bom, tra tấn, cũng có nhiều chỉ trích về binh sĩ của Mỹ tại những nơi họ đóng quân với những vụ cưỡng hiếp người bản địa (bao gồm trẻ em) như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Iraq… và cũng có những cáo buộc cho thấy binh sĩ của Mỹ có lạm dụng tình dục trẻ em ở một số nơi trên thế giới. Đặc biệt là có cáo buộc về việc xâm hại tình dục đối với các tù nhân. Tờ Daily Telegraph của Anh đã từng cho biết đã có những bức ảnh cho thấy tình trạng lạm dụng tình dục và tra tấn các tù nhân Iraq của binh lính Mỹ, Tờ Daily Telegraph cho biết, họ có những bức ảnh ghi lại cảnh một binh lính Mỹ công khai hãm hiếp một nữ tù nhân Iraq, trong khi một bức ảnh khác ghi lại cảnh một nam biên dịch viên hãm hiếp một tù nhân nam khác. Không những hãm hiếp và xâm phạm tình dục đối với người dân bản xứ, lính Mỹ thậm chí còn hãm hiếp lẫn nhau.

Theo bạn, nước Mỹ có tôn trọng nhân quyền không?

Nguồn: wiki
Xem thêm →
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia

0 nhận xét
Sáng 8/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp xã giao Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia, nhân dịp thăm và làm việc tại Việt Nam.


Đại tướng Phùng Quang Thanh và Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng Cộng hòa Italia.

Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ ủng hộ kết quả cuộc hội đàm giữa Ngài Tổng thư ký quốc phòng Italia với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, trên cơ sở kết quả cuộc hội đàm, hai bên cần nhanh chóng triển khai các biện pháp thực thi cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng.

“Việt Nam và Italia có quan hệ tốt đẹp với nhau, chuyến thăm lần này của Ngài Tổng thư ký quốc phòng Italia sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước nói chung, trong đó có quan hệ quốc phòng hai bên”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis cho biết, phía Italia mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Theo Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis, để đưa quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng đi vào hợp tác thực chất hơn, hai bên cần trao đổi thẳng thắn với nhau, đưa ra các đề xuất chi tiết cũng như các biện pháp thực thi các đề xuất đó.
“Chúng tôi muốn khởi động ngay các phương thức hợp tác, các biện pháp thực thi các thỏa thuận mà chúng ta đã thống nhất”, Tổng thư ký quốc phòng Claudio Debertolis nói.

Về triển vọng các vấn đề hợp tác cụ thể giữa hai Bộ Quốc phòng , Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai nước có tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như công nghiệp quốc phòng, giáo dục đào tạo…Ngoài ra, để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, hai bên cần tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.


Hội đàm giữa Đoàn Việt Nam và Đoàn Italia.

Trước đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn phía Việt Nam đã có cuộc  hội đàm với Ngài Claudio Debertolis, Tổng thư ký Quốc phòng, Trưởng đoàn Italia. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về quan hệ quốc phòng song phương và các vấn đề cùng quan tâm.
Tại cuộc hội đàm hai bên khẳng định, quan hệ hai nước trong đó có quan hệ quốc phòng đang phát triển tốt đẹp. Hai bên bày tỏ hài lòng với kết quả hợp tác trong thời gian qua. Hai bên cũng trao đổi với nhau nhiều biện pháp hợp tác để tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước, đặc biệt là quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng.
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh

0 nhận xét
Ngày 3/3/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng KH & CN Nguyễn Quân và Đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) để khảo sát và đánh giá hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất phía Nam.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm phòng thí nghiệm MANAR của Đại học Quốc gia TPHCM.

Sau 17 năm thành lập, đến nay, ĐHQG-HCM có 33 đơn vị, trong đó gồm 7 đơn vị thành viên (6 trường đại học thành viên và 1 Viện nghiên cứu) và 26 đơn vị trực thuộc (đơn vị đào tạo, chuyển giao công nghệ và dịch vụ). Tổng số  cán bộ, viên chức của ĐHQG–HCM hiện nay là hơn 5.343, với gần 2.793 cán bộ giảng dạy, trong đó 831 tiến sĩ, trên 1.500 thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo của gần 50.000 sinh viên chính quy, gần 8.000 học viên sau đại học và trên 30.000 sinh viên vừa học vừa làm.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong các hoạt động đào tạo, đặc biệt là công tác nghiên cứu khoa học của ĐHQG-HCM -

Giám đốc ĐHQG-HCM, PGS. Phan Thanh Bình cho biết, tầm nhìn chiến lược của ĐHQG-HCM là đến năm 2020 ĐHQG-HCM hướng tới là đến năm 2020 trở thành một hệ thống gồm các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp KHCN mạnh. Là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh, góp phần thúc đẩy và định hướng phát triển KHCN của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Một trong những hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM là công tác đẩy mạnh các chương trình đào tạo chất lượng cao theo chuẩn mực quốc tế. Hoạt động này được triển khai thông qua các chương trình đào tạo chú trọng đến cải tiến chất lượng liên tục hoặc các chương trình liên kết với các đối tác quốc tế đẳng cấp cao như chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao; chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng; chương trình tiên tiến.

Nêu rõ những quan điểm chiến lược để  phát triển KHCN đối với nhà trường, PGS. Phan Thanh Bình cho biết sẽ tạo cơ chế thông thoáng, hiệu quả nhằm phát huy sức sáng tạo trong khoa học.  Xây dựng các nhóm nghiên cứu trọng điểm, liên ngành. Hình thành hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, chia sẻ nguồn lực; Đẩy mạnh công bố khoa học (đặc biệt công bố trên các tạp chí quốc tế ISI), hỗ trợ công tác đăng ký sở hữu trí tuệ.

ĐHQG-HCM đã hình thành các chương trình KHCN trọng điểm nhằm khai thác và phát huy các thế mạnh của mình. Tiêu biểu là các chương trình: CN vật liệu mới, KHCN Nano;  CN thông tin và truyền thông; Cơ khí & tự động hoá; Năng lượng tái tạo;) CN sinh học; Bảo vệ môi trường và tài nguyên;  NCCB trong khoa học tự nhiên; Kinh tế, xã hội, nhân văn khu vực Nam Bộ.
Đến nay ĐHQG-HCM đã hình thành một hệ thống gồm trên 60 phòng thí nghiệm (PTN) phục vụ NCKH, CGCN và đào tạo. Trong số đó có 2 PTN trọng điểm Quốc gia và 10 PTN trọng điểm cấp ĐHQG, đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện các các chương trình KH&CN trọng điểm của ĐHQG.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham quan một phòng thí nghiệm của trường ĐHQG-HCM

Xây dựng các mũi nhọn nghiên cứu trọng điểm, liên ngành: Thực hiện chiến lược phát triển KH&CN, đến nay tại ĐHQG-HCM đã hình thành khoảng 25 nhóm nghiên cứu mũi nhọn, trong số đó nhiều nhóm đã đi thẳng vào những hướng nghiên cứu hiện đại hoặc giải quyết những thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như: Nhóm trí tuệ nhân tạo tại phòng thí nghiệm AILAB, trường ĐH KHTN với phần mềm “Tiếng nói Phương Nam – VOS” có thể tạo ra giọng nói nhân tạo của người trên máy tính từ dữ liệu đầu vào là văn bản, đoạt giải ba Nhân tài đất Việt năm 2009 và được chuyển giao cho Công ty Việt Bản đồ (VietMap) để tích hợp VOS trên các sản phẩm của công ty; Nhóm thiết kế vi mạch với chip vi xử lý điều khiển 8-bit VN08-01 với công nghệ 250nm đoạt giải đặc biệt Nhân tài Đất Việt 2009, thiết kế thành công chip vi xử lý 32-bit với công nghệ IBM 130nm, hiện sở hữu 48 lõi IP với giá trị ước tính 34 triệu USD

Hợp tác quốc tế trong KH&CN: ĐHQG-HCM đã xây dựng cho mình một mạng lưới đối tác có quan hệ chặt chẽ, bền vững từ châu Á, châu Âu đến Bắc Mỹ, Úc và New Zealand. Giai đoạn 2006-2010, đã hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học như MINATEC – Pháp, UCLA – Hoa Kỳ; các tập đoàn công nghiệp Synopsys, Qualcomm, Mentor Graphics, Toshiba; Vùng Rhone-Alpes và Vườn thiên nhiên Pilat, Hà Lan  v.v.

Giám đốc Phan Thanh Bình  kiến nghị Chính phủ cho phép ĐHQG-HCM được ủy quyền cho bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sau khi có chứng nhận đủ chuẩn của Hội đồng CDGSNN. ĐHQG-HCM được thí điểm thực hiện đào tạo một số ngành theo phương thức xã hội hóa theo hướng học phí được thu trên cơ sở tính toán đủ chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với sinh viên của lớp cử nhân tài năng -

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong các hoạt động đào tạo, đặc biệt là công tác nghiên cứu khoa học của ĐHQG-HCM. Đồng thời, Phó Thủ tướng đã nêu một số định hướng quan trọng để nhà trường phát triển nhanh và bền vững hơn. Theo đó, ĐHQG-HCM cần tập trung đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tổ chức chặt chẽ việc sinh viên đánh giá giảng viên, giảng viên đánh giá Ban giám hiệu. Từ đó nâng cao trách nhiệm từng cá nhân và tăng cường công tác thông tin, cơ chế đánh giá và giám sát hai chiều. Nhà trường cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn hóa trong giảng dạy theo hướng ứng dụng những công nghệ giáo dục hiện đại hơn nữa. Quan tâm đúng mức quy luật thị trường trong giáo dục đào tạo. Phải xây dựng đội ngũ nòng cốt trong nghiên cứu và sáng tạo khoa học công nghệ.

Về kiến nghị của ĐHQG-HCM, Phó Thủ tướng đề nghị nhà trường phải cân đối kỹ lưỡng trong công tác tuyển sinh, chú ý cân đối, hài hòa giữa các nhóm ngành. Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giải thích một số nguyên tắc và cho ý kiến về quyền hạn của ĐHQG-HCM trong việc bổ nhiệm GS, PGS.

Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT và Bộ KHCN trước 15/4 chuẩn bị xong báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm, bài học xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học. Bộ KHCN, Bộ GD-ĐT phối hợp với ĐHQG-HCM tổ chức hội nghị đầu tư vào 2 trường ĐHQG trong tháng 5/2012.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã tham quan một số đơn vị nghiên cứu và ứng dụng chuyên sâu khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là:  Trung tâm Manar, Ký túc xá A, Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Khu giải phẫu y khoa, Trung tâm nghiên cứu Nano và trung tâm dữ liệu JVN.

Nguồn: Chinhphu
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by