Blogger Widgets
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm có vai trò gì trong việc bảo vệ chủ quyền? Đó là điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thắc mắc, bài viết này xin nêu ra nhiều điểm nhấn để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vai trò của thủ tướng nước ta.

Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc phòng của đất nước.

Điều này được thể hiện rõ nét qua các hoạt động củng cố và phát triển nền An ninh Quốc phòng của Thủ tướng Chính phủ:

Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền

-Tại Tuần lễ biển và hải đảo tối 8/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền”. Trong đó nhiệm vụ trước tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong bảo vệ chủ quyền, và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, hải đảo của tổ quốc.

Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Nhân dân, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm, sức mạnh tổng hợp dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, hải đảo của mình, Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của Việt Nam…

An ninh – quốc phòng: Mua tàu ngầm hiện đại để bảo vệ đất nước

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng V.Putin ký bản ghi nhớ về kết quả hội đàm

-Trong chuyến đi Nga ngày 15/12, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua tàu ngầm, máy bay và các trang thiết bị quốc phòng với Nga. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đàm phán với Tổng thống Nga ông Dmitry Medvedev mua tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Dù Việt Nam không đánh ai nhưng biển nước ta rộng thì phải bảo vệ.

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước
Tàu ngầm KILO

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc. Muốn bảo vệ đất nước thì phải xây dựng quốc phòng – an ninh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Phải xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, trong đó nòng cốt là lực lượng Quân đội Nhân dân. Như vậy thì quân đội phải tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại. Chính quy, tinh nhuệ là phải huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao. Con người là một phần nhưng vũ khí rất quan trọng.
Quân chủng Phòng không- Không quân: Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định. Đồng thời nhấn mạnh vai trò người lính cần làm chủ phương tiện kỹ thuật hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc.

Vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 940, Sư đoàn 372 – Quân chủng Phòng không Không quân, tỉnh Bình Định

Chính trị: Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh hải

-Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải đáp rõ ràng, thuyết phục những quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông: “ Việt Nam đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ít nhất từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó…Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Đối ngoại: Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lập trường: Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, DOC. Đảm bảo tự do, trật tự hàng hải, hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đây cũng là mong muốn, lợi ích của tất cả các bên liên quan, bởi khu vực Biển Đông có dung lượng vận tải chiếm 50-60% tổng lượng hàng hóa trên cung đường từ Đông sang Tây. Lập trường này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ và đó cũng là chính sách đối ngoại trên Biển Đông của Ngoại giao Việt Nam trong năm 2012. Bằng việc tăng cường hoạt động đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, tạo sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước của nhân dân ta.

Tùng Dương

Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa

Leave a Reply

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by