Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thỏ PU và Cáo Yêu Nước

0 nhận xét

Anh Lái Đò: Câu chuyện được hư cấu với dàn diễn viên có thật.
Chuyện được bắt đầu khi muôn thú sống trong rừng với 2 nhân vật Thỏ PU và Cáo Yêu Nước.

Thỏ PU vốn dĩ hiền lành, dễ bị dụ ngọt. Còn Cáo mang biệt danh "Cáo Yêu Nước" vì sống trong rừng luôn với ý đồ dụ dỗ muôn thú trốn khỏi rừng này để đến với miền đất mới (mục đích để giành quyền cai trị muôn loài).

Một hôm, Cáo Yêu Nước trò truyện cùng Thỏ PU, biết Thỏ PU đang thiếu thốn miếng ăn nên cùng Thỏ PU nhỏ to tâm sự...

Cáo Yêu Nước: Này Thỏ, tao có một vài miếng ngon muốn chia sẻ với mày, tao biết mày đang thiếu ăn nên chỗ thân tình bấy lâu nay muốn mày ăn chung.

Thỏ PU: Thật không?

Cáo Yêu Nước: Thật! nhưng với một điều kiện!

Thỏ PU: Điều kiện thế nào?

Cáo Yêu Nước: Chỉ cần mày làm 1 việc rất đơn giản là mang thức ăn gói vào bản chỉ dẫn rồi đem rải khắp khu rừng để muôn thú có thể theo chỉ dẫn đó mà đi tới khu rừng của tao (nơi đó hứa hẹn sẽ có nhiều thức ăn hơn). Việc rất đơn giản phải không nào?

Thỏ PU: Làm như vậy e rằng sẽ vi phạm nội quy của Chúa Sơn Lâm!

Cáo Yêu Nước: Về vấn đề này chú em cứ yên tâm! tớ đây đã có sẵn một kế hoạch hoàn hảo, lỡ có bị bắt thì ta sẽ có kế hoạch thế này: .... abc... xyz... lúc đó chú em mày chỉ cần đổ tội cho lũ "bảo vệ khu rừng" này.

Thỏ PU: Thôi tớ sẽ không làm việc này đâu. Người nhà tớ sẽ mắng tớ.

Cáo Yêu Nước: Chưa thấy con nào ngu như mày, có miếng ăn ngon trước mắt mà không thèm! Người nhà chứ gì? mày nghĩ gì nếu mày đem nhiều thức ăn về cho người nhà mày? khi đó khen mày tấm tắc còn không hết chứ ở đó mà có thời gian mà mắng ư...?

Thỏ PU: Chỉ một việc này thôi sao?

Cáo Yêu Nước: ừ chỉ một mà thôi, tớ hứa sẽ bao bọc cậu lâu dài mà.

Dĩ nhiên câu chuyện tới đây chắc ai cũng biết Thỏ PU sẽ đồng ý, nhưng sau đó sự việc đổ bể, bị bảo vệ khu rừng phát hiện và bắt Thỏ PU đem về trừng trị.

Nhưng chưa kết thúc tại đây, Thỏ PU chối tội theo lời chỉ dẫn của Cáo Yêu Nước. Sau đó Cáo Yêu Nước đã tìm đồng minh vận động muôn thú khác ủng hộ việc làm của Thỏ PU. Bằng mọi thủ đoạn được truyền dạy từ băng đảng, Cáo Yêu Nước đã huy động được những "Nhà Thông Thái" trong khu rừng đến bảo về và ủng hộ việc làm của Thỏ PU.

Đầu tiên là một vị Rùa già có biệt danh "Vua Tận Tụy" đã ký tên ủng hộ cho Thỏ PU, sau đó là "Nhà thông thái Bắp Kéo Cày"... còn nhiều nhà thông thái khác ủng hộ, và thêm tiếng la ó của mấy chú chó hùa theo vẫn còn văng vẳng đâu đây...

Câu chuyện đau đầu đã đến tai của Chúa Sơn Lâm!

Kết thúc câu chuyện không phải happy ending mà ai cũng nghĩ: Thỏ PU bị bắt, còn Cáo Yêu Nước bỏ của chạy lấy người...

Anh Lái Đò
Xem thêm →

Quê Choa - Đầu to óc trái nho?

0 nhận xét


Ôm ấp trong mình những ý đồ đen tối, luôn muốn lật đổ Chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam để “lên ngôi” cai trị xã hội.., đến khi âm mưu, ý đồ đen tối và việc làm bại lộ thì phản động không bao giờ muốn nhận tội. Ngược lại còn chỉ trích nhà nước đã “đàn áp” công dân “lương thiện”! Đây có phải bản chất của những kẻ phản động – những thành phần mà suốt ngày cứ nhoi nhoi, la ó rằng ta là đại diện cho chính nghĩa?!

Phản động luôn bảo mình oan…!

Chơi không đẹp như thế thì phản động đích thị là Thị Mầu rồi còn gì! Nhưng vì sao cái hồn, cái xác là Thị Mầu, mà suốt ngày phản động cứ muốn được Đảng Cộng sản Việt Nam và mọi người xác nhận là Thị Kính vậy nhỉ? Phản động có quân tử như chính bản thân tự nhìn nhận, phô trương?
Khi Nguyễn Phương Uyên và đồng bọn bị Nhà nước bắt do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thìbè lũ của Uyên – những thành phần phá hoại đất nước liền mở to miệng, quan quát hò hét, bênh vực. Chúng đưa ra đủ thứ lý lẽ, lý do, rất nhiều “bằng chứng”… nhưng tất cả lý luận “những kẻ ấy” đều không ra cái gì,không câu nói nào khớp với câu nói nào cả! Đến nỗi có người vì bức xúc với những kẻ “dỗi hơi” phải thốt nên rằng : “Tuần trăng nào cũng có nước mắt, ngô không ra ngô, khoai không ra khoai”
Blog Bauxite Việt Nam đăng bài “Cần nuôi dưỡng và và khuyến khích tinh thần yêu nước” ghi tên tác giả Nguyễn Trọng Vĩnh (N.T.V): “Cháu Nguyễn Phương Uyên có vi phạm pháp luật đâu. Cháu không chống Đảng, chống Nhà nước. Cháu chỉ chống và tuyên truyền chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta thôi. Sao lại bắt cháu? Bắt cháu Phương Uyên là vô đạo lý, là dập tắt tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Hay là cháu vi phạm lệnh cấm của Thiên triều?”
Theo tôi, có 2 trường hợp: một là Chủ nhân của Bauxite VietNam là Nguyễn Huệ Chi (N.H.C) đã lợi dụng tên tuổi của Nguyễn Trọng Vĩnh để xuyên tạc, hai là Nguyễn Trọng Vĩnh viết và gửi cho BVN thật.
Nếu N.T.V viết thật thì có biết, câu hỏi đầy dã tâm: “Hay là cháu vi phạm lệnh cấm của Thiên triều?” đã nói lên tất cả tư tưởng phản động của N.T.V không?
N.H.C "mượnn danh" N.T.V để tung hô, la ó...
N.H.C “mượnn danh” N.T.V để tung hô, la ó…
Giới lãnh đạo Trung Quốc từ xưa đến nay đều có tư tưởng bành trướng, họ coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới, Trung Hoa là trung tâm của tinh hoa văn hóa của loài người. Các ông Hoàng Trung Hoa tự nhận mình là thiên tử (con trời). Ngay cả khi họ yếu nhất như Tưởng Giới Thạch khi chạy ra Đài Loan thì vẫn còn khát vọng muốn thực hiện “đường lưỡi bò”. Trung Quốc tự coi họ là “Thiên triều” còn các nước khác chỉ là man ri mọi rợ mà thôi. “Thiên triều” à ? chỉ có người Trung Quốc tự nhận như vậy mà thôi, chứ người Việt có lòng tự trọng và nhân loại không ai công nhận điều đó!. Vậy những kẻ phản động mở miệng ra là nói “thiên triều” như N.T.V đã bị tư tưởng Đại hán ăn não rồi?!
Ở đây là Việt Nam, chứ đâu phải Trung Quốc nên chẳng có “thiên triều” nào hết! Phải chăng N.T.V đang ảo tưởng mình sống ở Trung Quốc?! Nếu cái xác là người Việt Nam, cái hồn ở bên Trung Quốc, thiết nghĩ N.T.V nên dời sang Trung Quốc sống và nhập quốc tịch bên đó.
Trang Bauxite Viet Nam đăng bài Thầy cảm ơn các em! của Hà Văn Thịnh: “Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.2012, đọc lá thư của 107 sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM gửi Chủ tịch nước, tôi đã xúc động đến mức khó nói thành lời: Đau đớn, uất nghẹn trước cái ác; cảm phục và trân trọng những nữ sinh viên “liễu yếu đào tơ” đã mở mắt cho tôi, để tôi thấy rõ hơn – xuyên qua màn sương cay nhòe thở dài và rên rỉ – lòng yêu nước và sự can đảm của những cô gái trẻ trung mà các chàng trai, những người đàn ông (tất nhiên kể cả tôi) phải xấu hổ, cúi đầu…
Tại sao có thể bắt người, giam giữ người bất chấp luật pháp? Tại sao họ không sợ dân, khinh dân và bây giờ nghênh ngang coi thường cả tầng lớp sinh viên – tinh hoa của đất nước, tương lai của giống nòi?”
Ghê gớm chưa, “ný nuận” sướt mướt chưa? có lẽ đây là màn “khóc thuê” thương cảm nhất! Có lẽ đến khi xem cái clip của “Tuổi trẻ yêu nước” thì tác giả này mới hết khóc và chuyển sang “xấu hổ, cúi đầu” mà chính Hà Văn Thịnh đã nói.
Nguyễn Quang Lập (Chủ nhân blog Quê Choa)
Nguyễn Quang Lập (Chủ nhân blog Quê Choa)
Blogger Quê Choa viết lên blog với bài Lại bắt cóc: “Khi đọc đơn kêu cứu của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh về trường hợp cháu Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc là mình tin ngay. Tin và đau xót vô cùng. Nào cháu Phương Uyên có tội gì đâu… Chống Trung Quốc xâm lược mà tội a? Nếu chống quân xâm lược là có tội thì bán bố nước Nam này cho xong, khỏi phải cãi nhau mệt!”
Chẳng lẽ tuổi đã lớn rồi mà Quê Choa không phân biệt được đúng sai hay sao? Sao dễ tin vậy? Quê Choa thật sự là chỉ có thế thôi sao, chỉ bao nhiêu lý luận như vậy mà muốn bào chữa cho những kẻ phản động đội lót “thỏ non” ư! Câu nói “lớn chưa hẳn đã khôn; lớn chưa hẳn lý lẽ nói ra lớn” mà ông bà, tiền thân là những chiến sĩ thường nói với con cháu, bây giờ thì tôi đã hiểu!
Dùng bút chì sáp vẽ hình cờ vàng 3 sọc trên nền giấy A4, dùng “máu” pha loãng viết tay trên tờ vải trắng nội dung “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản Trung Quốc, thông đồng với ngoại bang Trung Quốc”rồi đi rải cho mọi người xem, là không phản động sao? Đối tượng Kha mua 2,45 kg hoá chất để chế tạo thuốc nổ cài vào tượng đài Bác Hồ là không khủng bố sao? Ai sẽ ngây thơ cho rằng, cháu Uyên của Blogger Quê Choa đang chống Trung Quốc chứ không chống Việt Nam? Chắc chắn người có lý trí sẽ không thể nào tin vào cái điều nhảm nhí này được! Clip của “Tuổi trẻ yêu nước” đã nói lên tất cả âm mưu và “tố cáo” chính chủ nhân của nó. Vậy mà còn ngọng nghịu đòi “ný nuận” rằng Uyên và Kha chỉ là người đi ngang qua chỗ rải truyền đơn mà thôi!
"Lớn chưa hẳn đã khôn"
“Lớn chưa hẳn đã khôn”
Uyên yêu nước mà đi kêu gọi lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam sao? Nghiêm trọng hơn là lời kêu gọi chống Đảng Cộng sản Việt Nam được Uyên viết bằng “máu” (phẩm màu đỏ?), điều này là phỉ báng nhà nước Việt Nam rõ ràng, nham hiểm như thế mà gọi là yêu nước sao? Yêu nước kiểu gì mà quyết tâm “dũng mãnh” thế kia, để chống nhà nước dùng cả “máu” cơ đấy ! Chắc là Quê Choa đang nghĩ người Việt Nam yêu nước sẽ dễ dàng bị thôi miên, dẫn đến không phân biệt đâu là thiện, đâu là ác nên mới nói lời non nớt như thế để biện minh cho Uyên và Kha! Thật ra, người Việt Nam yêu nước không tầm thường như những gì mà Quê Choa và các Blogger nghĩ đâu!
Quê Choa tin rằng chuyện ông đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm kêu cứu, sao không tin luôn những việc làm rõ ràng vi phạm pháp luật của ông ta mà báo Người Cao tuổi, Năng Lượng mới, Cựu Chiến Binh,… đã phân tích với những số liệu quá rõ, vì sao Quê Choa không la ó lên? Quê Choa chỉ giỏi nhoi nhoi tìm kiếm sao đó la ó chuyện dở hơi, tức là những chuyện đáng vạch trần thì không vạch trần, người xấu rõ rành rành thì không vạch trần mà lại hùa nhau, kêu gọi bênh vực cho cái xấu. Phải chăng tầm nhìn Quê Choa chỉ có vậy?
Trước đây, sự việc Bầu Kiên bị bắt cũng vậy, lợi dụng sự việc này hàng loạt các trang web như BBC, RFA, RFI …. và các blog cá nhân chống đối “quen thuộc” như “đàn quạ đen thi nhau ăn thịt xác chết” đưa tin sai lệch, vẽ ra hàng loạt câu chuyện “động trời” làm cho người đọc tò mò! Thế nhưng việc bắt giam “bầu” Kiên thực chất chỉ là một sự việc bình thường, ông ta có sai phạm về kinh tế thì Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ thôi. Và vụ việc này không ảnh hưởng đến đối ngoại, An ninh quốc gia như lời mà các Web kể trên gây tạo dư luận!
Sự việc Bầu Kiên bị bắt là chuyện bình thường việc Uyên kêu gọi lật đổ chế độ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là chuyện hết sức bình thường. Vi phạm pháp luật, bị bắt là chuyện dĩ nhiên, không có gì phải bàn tán. Vậy mà những Blogger phản động lại nhốn nhao nhốn nháo vẽ ra những câu chuyện kinh khủng, để bôi nhọ nhà nước!
Phải chăng những nhóm “thừa nước đục thả câu” này là những thành phần trục lợi, tất cả đều vì lợi ích cá nhân mình, bất chấp đúng sai?! Hành động của phản động nói chung, Quê Choa nói riêng không khác nào như những con ve chó, bám và hút máu người khác, bất chấp sự cười chê, cốt sao để “nổi tiếng” !
Có một điều N.T.V, H.V.T, Quê Choa và các blogger khác nên nhớ rõ, Việt Nam là Việt Nam, xưa nay chưa bao giờ chấp nhận là tay sai của Trung Quốc; người Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Việt Nam luôn luôn yêu Tổ quốc này! Họ đã lãnh đạo và cùng nhân dân chống lại tất cả các cuộc xâm lăng của hàng loạt kẻ thù lớn nhỏ đề giành độc lập tự do cho dân tộc, với biết bao người con ưu tú đã ngã xuống cho đất nước sống mãi.
Và có một điều nữa, sau khi mọi việc được làm rõ thì các blogger “vỗ cánh bay đi” một cách vô trách nhiệm. Ai có lý trí, có đạo đức, trí tuệ và tầm nhìn đều hiểu và thấy rõ điều đó! Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo Việt Nam xưa nay luôn được quốc tế đánh giá cao, tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được quốc tế xem trọng, đã đem lại biết bao uy tín, và vị thế cho đất nước.
Các blogger trên đã làm gì tốt đẹp cho quê hương chưa? Hay chỉ là những việc làm vô bổ, hủy hoại thanh danh của Nhà nước Việt Nam mà thôi?
Nếu yêu nước, sao các blogger không thử làm việc chính nghĩa đúng chất xem? Chẳng hạn như việc tìm cách đưa thông tin những doanh nghiệp làm ăn phi pháp, thao túng đồng tiền ra trước pháp luật một cách thuyết phục; tìm cách ngăn chặn những doanh nghiệp làm ăn gian lận, hủy hoại gây ô nhiễm môi trường hay chung tay đưa những thành phần cho vay nặng lãi ra ánh sáng phát luật, đấu tranh cho những nạn nhân da cam đang ngày đêm phải vật lộn với nỗi đau tật nguyền mà quân đội Mỹ đã gây ra…., những việc làm này có ý nghĩa hơn là hùa nhau, không biết đâu là đúng, đâu là sai để rồi tung hô cho những hành vi sai trái, chê bai nhà nước, chê lãnh đạo Việt Nam, đúng không?!
Xưa nay, ai cũng muốn mình là Bụt, ai cũng muốn mình là Thị Kính, ai cũng muốn được vinh danh, thừa nhận là người tốt chứ không ai muốn được phong tặng danh hiệu phản động hay Thị Mầu bao giờ. Đó cũng chính là lý do vì sao mà phản động luôn muốn được thừa nhận là Thị Kính. Tuy nhiên, nếu mãi thực hiện hành động đen tối, cứ mãi giữ tư tưởng lật đổ chế độ, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam thì cái chức Thị Kính sẽ không bao giờ dành cho Thị Mầu! Và muốn được nhìn nhận là Thị Mầu hay Thị Kính thì chỉ có chính bản thân người trong cuộc mới quyết định được! Chẳng lẽ Thị Mầu muốn đời này qua đời khác con cháu mình mang tiếng xấu của mình? Chẳng lẽ Thị Mầu muốn con cháu mình không thể ngẩng đầu lên được?
Phía trước là vực thẳm, sau lưng là con đường đưa đến vinh hoa, hạnh phúc. Người thông minh và bản lĩnh sẽ tìm được cho mình lối đi tươi sáng, vấn đề là ở chỗ con người ta có lý trí để lựa chọn hay không mà thôi! Khi đi lạc lối, con đường quay trở lại sẽ khó khăn, sẽ gặp nhiều trở ngại nhưng nếu cố gắng đi… con người ta cũng sẽ quay lại được con đường tươi sáng. Còn nếu chọn vực thẳm thì chắc chắn, ngõ cụt sẽ đón chờ là điều tất nhiên!
Theo Blog Tin Quân Sự, Thôn làm báo đặt lại tiêu đề!

Xem thêm →
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Gửi bác Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

0 nhận xét

Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ.

> Xem thêmNghị định 71/2012/NĐ-CP tăng cường mức xử phạt Luật giao thông


Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải
Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề…

Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi?

Sinh viên: 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua 1 chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?

Người đi làm: Có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình.

Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng ký ở miền bắc, còn chủ đã bay vào miền Nam sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào?

Người lái xe thuê: Lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỉ để mua 1 chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái???

Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như:

Mẹ cháu bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn, nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai?

Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?

Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay được, bác thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh úp người dân?

Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.

Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng sự bức xúc của hàng triệu người dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này là 1 điều vô lý như bao nhiêu luật khác mà bác đã làm, “ngực lép không được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe máy”, xe máy không được để xe trên vỉa hè”, “thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông”, “xe tuk tuk”, …

Bác là 1 người có tài, có ý tưởng và dám táo bạo thực hiện, nhưng những quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe riêng như bác, có chức có quyền như bác, có tiếng nói như bác, còn dân thực hiện ra sao là việc của dân, dân sai ý kiến bác thì có cảnh sát giao thông xử lý… Cháu thấy đáng buồn thay nếu bác vẫn còn ngồi ở chiếc ghế này.

Dù sao thì, là dân thì cháu phải thực hiện thôi.

19h ngày 09/11/2012

(Nguồn: Từ rất nhiều nguồn)
Xem thêm →

Tăng cường mức xử phạt Luật giao thông

0 nhận xét

Bắt đầu từ ngày 10-11, công an Hà Nội sẽ xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán, trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên, đổi chủ. Mức phạt đối với chủ ô tô vi phạm à 6 - 10 triệu đồng/xe; với mô tô, xe máy: một triệu đồng/xe. Đây là quy định cụ thể hóa Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Né thủ tục sang tên


Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ đã đăng ký và chịu sự quản lý của trong đó có trên 459 .000 ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô, xe máy. Tuy nhiên, qua tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Việc làm này không chỉ làm thất thu thuế của nhà nước, khó khăn cho công tác quản lý mà còn gây trở ngại trong công tác điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Trong số nhiều chiếc xe máy nằm tại các điểm giữ xe vi phạm giao thông có những xe là vật chứng một vụ tai nạn giao thông, hoặc là tang vật vụ trộm cắp tài sản được tìm thấy. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đi xác minh theo số khung, số máy của xe thì đành chịu vì chiếc xe đã qua tay không biết bao chủ sở hữu. “Đây thực sự là bài toán khó đối với cơ quan điều tra, xét xử khi xử lý các vụ án hình sự. Nhiều vụ án đã tìm thấy xe nhưng không thể lần ra ai là người chủ thực sự bị mất tài sản”, ông Vũ Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ 1A – VKSNDTC chia sẻ.

Theo quy định mới, chủ phương tiện khi bán xe xong phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên. Những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới sẽ bị xử phạt tiền.

Dân ngơ ngác


Chấn chỉnh lại thói quen “quên” không sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện là đúng đắn, tuy nhiên việc triển khai thực hiện dễ bị vướng vì việc mua bán, chuyển nhượng phương tiện đi lại là quan hệ dân sự.

“Tôi mua xe này lâu rồi, đi mãi có thấy cảnh sát hỏi gì đâu. Kiểm tra giấy tờ đều không nói gì, bây giờ tự nhiên lại bảo là xử phạt. Người chủ trước bán cho tôi đi Mỹ đoàn tụ cùng con cái từ lâu rồi. Tôi biết làm sao được bây giờ. Chẳng nhẽ vì thế mà cứ mỗi lần ra đường tôi lại bị phạt?”, ông Bùi Thanh Phong ở Định Công thắc mắc.

Đối với các phương tiện tham gia giao thông là ô tô, khoản tiền đầu tư khi mua là khá lớn và để cho “chắc ăn”, nhiều người đã làm thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu ngay sau khi làm thủ tục mua bán giữa hai bên. Còn đối với người lao động nghèo chỉ đủ tiền mua sắm xe máy cũ phục vụ việc đi lại, chạy chợ, họ không mấy khi làm thủ tục sang tên đổi chủ. Có những chiếc xe cũ sau một thời gián dài sử dụng không bị cảnh sát “hỏi thăm”, giá trị của xe chắc chưa bằng tiền phạt nên tình thế “bỏ của chạy lấy người” rất dễ diễn ra.

Anh Nguyễn Văn Tú làm xe ôm ở Lương Thế Vinh (Từ Liêm) cho hay: “ Nhà em ở tận Hưng Yên, sang bên này làm xe ôm. Sáng ra tối về. Chiếc xe cà khổ này là cái cần câu cơm duy nhất của cả nhà em đấy. Em mua lâu rồi, ở chỗ mua bán xe cũ tại Cầu Giấy, nào biết chủ trước là ai. Giờ có muốn sang tên đổi chủ cũng chịu. Lại mất thời gian nữa!”.

Đối với nhiều sinh viên mới ra trường, chưa kiếm được nhiều tiền, được cha mẹ cho xe máy để “đi làm cho tiện”, họ cũng cảm thấy lo lắng, thắc mắc.

“Bố mẹ em cho em chiếc xe này, tất nhiên là bố em đứng tên. Mà quê em ở xa lắm, mới đi làm xin nghỉ làm thủ tục lằng nhằng. Nếu cảnh sát có hỏi, em bảo em đi mượn, chắc không sao nhỉ?”, bạn Trần Nam (khu tập thể Thanh Xuân Bắc) chia sẻ.

Cần cơ chế khuyến khích dân làm thủ tục sang tên


Thế mới thấy quy định về việc sang tên đổi chủ không phải là quy định gì mới mẻ nhưng lâu nay việc thực thi và chế tài chưa được thực hiện nghiêm túc nên để lại hậu quả làm nhiều người dân ngơ ngác, thắc mắc… khi biết từ mai sẽ bị phạt nặng.

Ngay cả những người chuẩn bị thực hiện việc xử lý cũng không tránh khỏi lo ngại. Với số lượng phương tiện đông như hiện nay tại các tuyến đường của thủ đô, sẽ rất khó phát hiện và xử phạt những đối tượng không sang tên đổi chủ. Với hàng triệu xe máy và ô tô đang lưu hành, việc dừng lại để kiểm tra, xử lý không phải là đơn giản. Nếu dừng phương tiện kiểm tra, giấy tờ đầy đủ và người điều khiển chống chế “em mượn xe đứa bạn” thì xử lý thế nào? Biện pháp xử này không “kèm” hình thức xử phạt bổ sung là thu giữ phương tiện, dân chưa làm kịp thủ tục trong ngày một ngày hai, vậy cứ bắt được là phạt?

Theo ý kiến của một số chuyên gia và người dân, trước hết cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân đến đăng ký sang tên, tạo điều kiện cho những chủ phương tiện đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp làm thủ tục sang tên đổi chủ. Khi chủ phương tiện đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình thì tạo điều kiện cho họ làm thủ tục sang tên đổi chủ, hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền toái cho dân.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân biết được chủ trương rồi sau đó mới áp dụng xử phạt. Bởi lẽ đa số người dân chưa biết về “ý tưởng” này của cảnh sát giao thông Hà Nội và mục đích cuối cùng của việc làm này là để dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật chứ không phải là nhăm nhăm …thu tiền phạt. Khoản tiền xử phạt một triệu đến 10 triệu là không hề nhỏ, nhất là với những người lao động thì việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi để người dân biết, thực thi sẽ hiệu quả hơn.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

“Hiến pháp sửa đổi phải thể hiện được quyền phúc quyết của nhân dân!”

0 nhận xét

(Petrotimes) - Có thể nhận thấy, các nội dung Quốc hội kỳ họp thứ tư khóa XIII thảo luận lần này đều hướng tới cơ sở, tới mỗi cử tri nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Bên lề kỳ họp, ông  Dương Trung Quốc (Đại biểu tỉnh Đồng Nai) đã dành thời gian trao đổi cùng Báo điện tử Petrotimes xung quanh một số nội dung nóng trên nghị trường.
Đại biểu Dương Trung Quốc trả lời phóng viên bên lề kỳ họp.
PV: Quốc hội đang sôi nổi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông, một Hiến pháp tiến bộ phải là Hiến pháp thể hiện được những vấn đề gì của một thể chế?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Chúng ta đang theo đuổi chế độ xã hội chủ nghĩa, một thể chế được coi là hiện đại nhất của thế giới dân chủ đương thời. Và Hiến pháp chính là văn bản quy phạm có giá trị cao nhất, thể hiện trí tuệ, trình độ của một chế độ, của xã hội ấy.
Tôi xin trở lại năm 1946, khi nước Việt Nam vừa thoát khỏi chế độ thực dân thuộc địa, vừa chấm dứt nghìn năm phong kiến. Điều tưởng chừng vô lý được Cụ Hồ cùng các đồng đội, đồng chí, những cán bộ cách mạng - kịp thực hiện đầy đủ những bước đi để hoàn thiện con đường đi theo thể chế dân chủ hiện đại.
Có những chi tiết lịch sử mà chúng ta – mỗi người dân Việt không thể nào quên. Đó là ngay từ khi Cách mạng chưa thành công, từ Tân Trào khi tiến hành Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng phải thành lập Ủy ban lâm thời, với mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng tổng tuyển cử bầu ra thể chế chính trị cao nhất – Quốc hội, để rồi từ đó thành lập một Nhà nước pháp quyền chính thức. Ngay cả việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn trương chống giặc dốt và thúc đẩy truyền bá chữ Quốc ngữ, cũng không ngoài mong muốn mỗi người dân ý thức đầy đủ, thậm chí có trình độ khi thể hiện đầy đủ nguyện vọng trên lá phiếu bầu cử. Tính dân chủ được thể hiện hết sức thực tiễn trong đời sống chính trị. Chúng ta hoàn toàn đúng đắn khi bầu ra một Quốc hội đặt lợi ích của toàn dân lên hàng đầu, theo đúng tinh thần của Cụ Hồ.
Hẳn mọi người chưa quên, chính Cụ Hồ đã chủ động bổ sung thêm 70 phần tử thuộc các đảng phái khác, và có tư tưởng đối nghịch, với lý do họ chưa kịp tham dự cuộc tổng tuyển cử. Thực chất đây là động thái khéo léo ngăn chặn những thông tin trái chiều đến từ các lực lượng phản động, thậm chí để cho những phần tử tiêu cực tự đào thải mình nếu không hướng tới chủ nghĩa dân tộc. Thành quả của nỗ lực đó chính là Hiến pháp 1946, được Quốc hội chính thức thông qua với 240/242 phiếu ở kỳ họp thứ Hai tháng 11/1946. Chỉ tiếc rằng văn bản chưa kịp ban hành thì chiến tranh bùng nổ, cách mạng bị cuốn vào vòng xoáy mới. Nhưng chỉ từng đó thôi đã là bằng chứng trường tồn của Nhà nước Việt Nam, trình độ của Nhà nước Việt Nam thời kỳ ban đầu và cao hơn cả là ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhìn lại bản Hiến pháp 1946, chúng ta đều thấy những gì là giá trị phát triển cao nhất của nhân loại về chính trị đều được thể hiện trong Hiến pháp. Ví dụ như bình đẳng về giới, về dân tộc, về tôn giáo... trong cuộc tổng tuyển cử, đã được thể hiện hết sức rõ nét. Ngay cả những nền văn minh được coi là dân chủ tiêu biểu trên thế giới vào thời điểm đó cũng không thể hiện rõ rệt như trong Hiến pháp 1946, hay trong chính thực tế Chính phủ lâm thời thể hiện.
Điều tài tình của Cụ Hồ, nói rộng ra, đó là khả năng quy tụ tri thức, tinh hoa người Việt Nam , bất chấp người đó thuộc chế độ, Đảng phải, tư tưởng nào. Cộng thêm không khí hào hùng của cách mạng đã đúc kết nên Hiến pháp 1946. Hiến pháp phản ánh chế độ chính trị, cùng kháng chiến bảo về nền độc lập dân tộc, chúng ta phải chấp nhận những yếu tố thời đại, của lịch sử để xây dựng Nhà nước có đặc thù riêng của mình, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tự vận động điều chỉnh. Và hôm nay, sau khi trải qua những lần sửa đổi Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, một lần nữa trước yêu cầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước, chúng ta sửa đổi Hiến pháp 1992 để phù hợp hơn với công cuộc hội nhập.
PV: Tinh thần “Của dân, do dân, vì dân” nên được thể hiện như thế nào trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, thưa ông?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đây là tư tưởng chính trị hết sức cao đẹp mà bất cứ chế độ, Nhà nước nào cũng muốn hướng tới để phục vụ nhân dân, dân tộc mình. Tư tưởng trên xuất phát từ cố Tổng thống Mỹ A.Lincoln, được nhà dân chủ Tôn Trung Sơn phương Đông hóa bằng chủ nghĩa Tam dân. Sau khi chứng kiến chế độ Xô viết, chế công xã khắp châu Âu, trải qua chế độ cộng sản... cộng thêm thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn, vận dụng tư tưởng trên, trở thành tinh thần phổ quát Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với đặc trưng của Việt Nam nói riêng và chủ nghĩa xã hội nói chung.
Với Hiến pháp 1992 sửa đổi, theo tôi, một trong những vấn đề cử tri cũng như Đại biểu hết sức quan tâm là quyền PHÚC QUYẾT phải thuộc về người dân, chứ không phải ý chí của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội, Nhà nước hay Chính phủ thì cũng phải phục vụ nhân dân, hướng về nhân dân, thỏa mãn quyền lợi của nhân dân. Đấy là điều cốt lõi!
PV: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Cá nhân ông nghĩ sao về thực tế hiện này với trường hợp Việt Nam chúng ta?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng chủ quyền dân tộc là vấn đề tồn tại lâu dài trong lịch sử, không lúc nào thôi quyết liệt. Đúng là có một vài thời điểm, một vài thế hệ lẻ tẻ từng kỳ vọng vào một giá trị nào đó cao hơn tự hào dân tộc để hướng tới, ví dụ thế giới đại đồng của các cụ nhà Nho trước đây. Còn trước mắt, khi tình hình thế giới biến động không ngừng, chúng ta nhất định phải chủ động bảo vệ chủ quyền. Bởi vì có bảo vệ được chủ quyền dân tộc thì chúng ta mới quyết định được con đường của mình, quyết định sự vận động, phát triển, lựa chọn của mình. Còn nếu chúng ta không xây dựng thành công chủ quyền dân tộc, thì mọi nỗ lực đều là vô nghĩa, chẳng còn giá trị.
Trong thời đại hiện nay, thế giới đang nẩy sinh rất nhiều vấn đề mới. Ví dụ trước kia vấn đề lãnh thổ trên biển không phải vấn đề lớn, nhưng ở đâu trên thế giới hiện nay, vấn đề này đang rất nóng bỏng, từ nguồn lợi hải sản, vận tải biển, tài nguyên thiên nhiên... Tôi cho rằng, trong giải quyết tranh chấp song phương và đa phương, bên cạnh việc lấy nguyên lý căn bản là phải bảo vệ tối đa chủ quyền dân tộc, chúng ta cũng phải tôn trọng, chấp được những cam kết chung quốc tế, những giá trị chung để tìm cho ra giải pháp hài hòa, đảm bảo nền tảng của sự ổn định.
PV: Lâu nay, công tác giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ vẫn đi theo lối mòn. Với tư cách là một nhà sử học, ông có lời khuyên nào với ngành giáo dục?
Đại biểu Dương Trung Quốc: Đúng là lâu nay, trong giảng dạy lịch sử chúng ta thường giáo dục học sinh truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa dân tộc, chống là chưa đủ, mà xây, xây dựng những mối quan hệ với các quốc bạn như thế nào để tạo ra chủ nghĩa dân tộc thời đại mới mới là điều quan trọng. Theo tôi, truyền thống dựng nước và truyền thống đối ngoại chưa được quan tâm đúng mức. Còn về cơ bản, lòng yêu nước là cha truyền con nối với mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại giới trẻ Việt Nam dường như đang lúng túng với những vấn đề trên, vì chúng ta chưa có một định hướng cụ thể, theo mong muốn của số đông. Ứng xử với giới trẻ giữa thời đại thông tin là hết sức quan trọng. Có lẽ điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị và cả xã hội cùng vào cuộc mới có thể hoàn tất một cách tích cực.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Xem thêm →

Giá như lãnh đạo nào cũng như ông Lê Thanh Hải

0 nhận xét
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại
 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại
Có một công dân ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi được Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết công việc trong 20 phút đã rút lại đơn kiện, một việc mà ông đã phải tốn bao công sức gõ cửa nhiều cơ quan công quyền trong suốt 20 năm qua.

Giữa bao nhiêu thông tin sôi động của đời sống chính trị đất nước, câu chuyện được một vị đại biểu Quốc hội dẫn trong lời phát biểu của mình đã nhanh chóng gây được chú ý của dư luận. Không hẳn vì nội dung hay tính ly kỳ của vụ kiện, mà là ở chỗ tính hiệu quả của việc thực thi công vụ nhờ tinh thần lắng nghe tiếng nói của dân.

Báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, trong số hơn 1,22 triệu đơn thư khiếu nại tố cáo mà cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp nhận và xử lý trong vòng 7 năm (từ 2003 - 2010), đã có 70% liên quan đến đất đai.


Thực tế các vụ việc khiếu nại, có cái đúng, cái sai, hoặc chỉ đúng một phần; nhưng rõ ràng, tình hình khiếu nại tố cáo của dân liên quan đến đất đai là rất nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng hơn là có gần một nửa số quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước liên quan đến đất đai bị sai, dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài.

Điều đó chứng tỏ phải xem lại chính sách pháp luật và việc thi hành pháp luật về đất đai. Đáng ngại hơn là tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ xử lý các vụ liệc liên quan đến đất đai chưa tốt, thậm chí là vô cảm, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với công dân.

Vì vậy, chuyện Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải dành thời gian trao đổi và trực tiếp giải quyết dứt điểm 2 vụ khiếu nại lâu năm, được coi là một cách tiếp cận và giải quyết hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân. Thắc mắc, thậm chí là uất ức, người dân phải đeo đuổi suốt 20 năm, gõ cửa nhiều cơ quan, gặp không biết bao cán bộ tiếp dân, vẫn không có kết quả. Thế mà chỉ 20 phút gặp lãnh đạo thành phố, vụ kiện ấy đã giải quyết xong.

Câu chuyện ấy thật đáng để những cán bộ công chức ở các cơ quan công quyền phải suy nghĩ. Điều đó cho thấy, tinh thần và trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là rất quan trọng.

Những năm gần đây, người ta thường xem thành phố Đà Nẵng như một điển hình trong việc giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị và cho rằng, Đà Nẵng có được cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị khang trang như bây giờ, một phần rất lớn nhờ ở tinh thần gần dân, sát dân, biết lắng nghe dân của lãnh đạo thành phố.

Còn nhớ, khi có cán bộ Trung ương hỏi về bí quyết của Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh- khi ấy là Chủ tịch thành phố đã không giấu giếm mà nói rằng: “Bí quyết gì đâu, làm lãnh đạo thì phải dám đối diện với những rắc rối hằng ngày. Càng lẩn tránh thì việc càng phức tạp. Dân đã thắc mắc, khiếu kiện, mà Chủ tịch thành phố lại đùn đẩy, đưa cấp phó ra giải quyết thì họ lại càng không nghe. Vì họ biết thừa là ông phó chủ tịch không quyết được vấn đề”.

Rồi thấy như chưa đủ, ông nói tiếp: “Làm việc công mà lồng việc tư vào thì hỏng. Cán bộ làm công tác giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị mà lại chăm chăm kiếm lợi cho bản thân và bà con mình thì làm sao dân họ nghe cho được. Dân bây giờ tinh lắm, đừng tưởng họ không biết”.

Nói thế để thấy rằng một khi lãnh đạo sát dân, sát việc, dám thẳng thắn đối thoại với dân thì việc khó đến mấy, cũng có cách giải quyết. Thái độ công tâm, tinh thần phục vụ dân theo phương châm “cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh” chính là chìa khóa để giải quyết có hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

Cần cương quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy những cán bộ yếu kém, cố ý làm sai pháp luật, vô cảm trước bức xúc, bất công và khó khăn của dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công bộc của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực thi công vụ để ngày càng ít đi những vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân./.

Theo VOV
Xem thêm →
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

0 nhận xét

“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài “Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc (NLĐ)
Xem thêm các bài viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa – Trường Sa tại http://truongsahoangsa.info
Trường Sa - Hoàng Sa: Việt Nam!
Trường Sa – Hoàng Sa: Việt Nam!

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/08/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop/
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by