Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.
Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...
Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM
Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng
Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...
Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
Việt Nam đề nghị mua 18 chiếc Su-30K
Lại trò 'Ảo thuật ngôn từ'
Lý do mà họ đưa ra để bao biện với các nhà lập pháp là những quy định này trái với “Tiêu chuẩn quốc tế”, trong đó có các quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận báo chí trong công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam đã tham gia (!)và lấy vụ Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý) về tội "Viết bài xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra làm ví dụ.
Cũng như những phản ứng trước đây đối với tội phạm liên quan đến Điều 88, Bộ luật Hình sự mà trên mạng hải ngoại người ta gọi là Điều luật “2 cái còng”, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - được xem là “sân sau” của những lực lượng cực hữu về dân chủ, nhân quyền trong chính giới Hoa Kỳ đã lên tiếng “kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức 3 blogger”. ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu á của HRW, phát biểu với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, với lập luận như sau: "Rõ ràng họ bị xét xử vì đã thực hành quyền tự do ngôn luận. Những việc họ làm không gì hơn là nói lên quan điểm một cách ôn hòa”. Ông Phil Robertson còn đưa ra một bình luận rất phi chính trị rằng: “Việc bắt giữ các blogger này không thể che giấu hay giải quyết được những việc mà họ (3 blogger) đã thông tin, mà ngược lại, đã vi phạm quyền của người cầm bút và quyền được tiếp cận thông tin của độc giả nữa”.
Thật đáng tiếc, ngày 18-4-2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Bà Darragh Paradiso nói, Chính phủ Hoa Kỳ cũng “kêu gọi” Việt Nam hãy trả tự do cho 3 blogger đã bị cáo buộc vi phạm pháp luật, với cùng một lý do như HRW: Những người này "không làm gì hơn là thực thi quyền tự do biểu đạt đã được nhân loại thừa nhận".
Vậy 3 blogger nói trên đã làm gì mà được HRW và quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ quan tâm đứng lên bảo vệ đến như vậy?
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh thì ông Lê Xuân Lập (trú tại TP Hồ Chí Minh) sau khi đề nghị thành lập "Hội nhà báo tự do” không được Chính phủ chấp thuận vì trái với luật pháp Việt Nam, thì ông Lập đã gặp Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) để thành lập "Câu lạc bộ nhà báo tự do" do chính ông Lập làm chủ nhiệm và thiết kế blog cho các thành viên cùng sử dụng.
Nhằm độc quyền điều hành Câu lạc bộ nhà báo tự do, Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi mật khẩu của blog này, đồng thời lôi kéo bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải tham gia vào Câu lạc bộ nhà báo tự do. Để khẳng định “vị thế, công lao” của mỗi người, “Điếu Cày” biến blog này thành một Tổ chức hoạt động, do Nguyễn Văn Hải làm “chủ nhiệm”, Phan Thanh Hải và bà Tần phụ trách trang "Khoa học pháp lý".
Như vậy là không phải 3 blogger bị bắt, tạm giam và truy tố vì “thực hành quyền tự do ngôn luận… một cách ôn hòa (ngay chính họ cũng đã tranh giành, lừa dối nhau) mà nằm trong một ý đồ và hành vi chính trị nguy hiểm nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, như: Xây dựng tổ chức phi pháp; viết bài có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có nhiều hoạt động khác nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, như: Tổ chức các cuộc biểu tình tại TP Hồ Chí Minh; trực tiếp quan hệ và nhận sự hướng dẫn chỉ đạo của Nguyễn Tiến Trung, gặp gỡ các tổ chức chống phá của Nguyễn Sỹ Bình, Đặng Thị Thanh Chi... Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn tham gia khóa huấn luyện của tổ chức khủng bố do "Đảng Việt Tân" tổ chức tại Thái Lan hồi tháng 3-2008.
Trên thế giới đã có không ít cái gọi là “cách mạng” với những cái tên êm dịu như: “Cách mạng nhung", “Cách mạng tulip”, “Cách mạng hoa nhài”… Thế nhưng trong thực tế, đó là những cuộc lật đổ Nhà nước, gây ra bạo loạn, thậm chí là can thiệp quân sự, chiến tranh xâm lược từ nước ngoài cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng vạn người.
Tương ứng với những cuộc “cách mạng” êm ái nói trên, các thế lực chống phá Nhà nước Việt Nam đã và đang dùng trò đánh tráo khái niệm, như “Đấu tranh bất bạo động”, sử dụng “kỹ năng mềm”… để “lách luật”. Trên thực tế, hành động “bất bạo động”, “kỹ năng mềm” chỉ diễn ra ban đầu. Đó là sự chuẩn bị về lực lượng, gây sức ép với chính quyền, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.
Điều 88, Bộ luật Hình sự Việt Nam không áp dụng cho tất cả những hành vi “bất bạo động”, mà chỉ áp dụng cho những hành vi bất bạo động nào nhằm chống chính quyền nhân dân, đặc biệt là thành lập tổ chức và các hoạt động như: “Đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động, viết cương lĩnh, điều lệ, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức… nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hoặc tham gia tổ chức, các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tội lỗi của “3 blogger” trên đã rõ như ban ngày, thật khó dùng trò ảo thuật về ngôn từ để lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Nhân đây cũng xin lưu ý rằng, việc Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, quy định các tội phạm liên quan đến bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước của mình như thế nào là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Việt Nam. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng quyền tự do tối thiểu ấy của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung.
PHƯƠNG NHI (QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN)
Bộ trưởng Trần Đại Quang: Xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm
Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ chính Trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chỉ rõ, từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước.
Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng
Chiến trường internet và an ninh quốc gia
An ninh thông tin tại Việt Nam
Một số giải pháp
Singapore sẽ trở thành trọng tài xử tranh chấp biển Đông?
Bắc Kinh và Washington đều phải thừa nhận, với tư cách trung lập, không có tranh chấp, và hầu như cũng không có mâu thuẫn trực tiếp với các bên tranh chấp nên có khả năng Singapore dễ được các bên chấp nhận hơn.
Ngoài ra, lợi thế thứ 2 của quốc đảo Singapore được Thủ tướng Lý Hiển Long phân tích chính là nền tư pháp Singapore. Ông chỉ ra, tòa án Singapore ủng hộ trình tự công tác trọng tài quốc tế, đồng thời chấp nhận sự phán quyết của các tòa án trọng tài giúp tranh chấp nhanh chóng được giải quyết.
Singapore đã đầu tư xây dựng Trung tâm hòa giải tranh chấp tổng hợp quốc tế Maxwell Chambers với nhiều thiết bị hiện đại như máy phiên dịch và ghi thông tin trực tiếp.
Hiện nay các phán quyết của tòa án trọng tài Singapore được chấp hành tại 140 quốc gia trên thế giới. Chính những nỗ lực này khiến cho vị thế của Singapore ngày một nâng cao.
Văn phòng luật sư White & Case của Mỹ năm 2010 đã từng điều tra và cho biết, trong số các điểm trọng tài quốc tế được lựa chọn nhiều nhất, Singapore và Paris, Tokyo cùng xếp thứ 3, chỉ sau London và Geneva.
Chỉ vài năm trước đây, Singapore tiếp tục đưa ra kế hoạch thành lập Trung tâm sự vụ pháp lý chuẩn quốc tế (Qualifying Foreign Law Practice) để cho phép các phòng Sự vụ luật sư nước ngoài có thể xử lý nhiều vụ tranh chấp thương mại hơn.
Cùng với việc đăng cai tổ chức đối thoại an ninh Shangri-La thu hút sự tham dự của các tướng lĩnh quân đội, học giả và phóng viên 28 quốc gia hồi đầu tháng 6 vừa qua, Singapore tổ chức thành công hội nghị Trọng tài thương mại quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Nam Á cho thấy vị thế quốc đảo này đang lên cao.
Vấn đề nổi cộm hiện nay trong khu vực chính là tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa 5 nước, 6 bên (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan) đã và đang trở thành một điểm nóng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn do những mối xung đột lợi ích cộng với những toan tính độc chiếm biển Đông của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Trước thềm đối thoại an ninh Shangri-La 2 ngày, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tổ chức tại Phnom-penh, Campuchia ngày 29/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt đã có buổi tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore.
Kế đó, khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Lương Quang Liệt đổ lỗi hoàn toàn cho Philippines về vụ căng thẳng bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, ông có 45 phút tuyên bố quan điểm phản đối đưa tranh chấp biển Đông (khu vực Trường Sa) ra trọng tài quốc tế, phản đối đàm phán đa phương và can dự của bên thứ 3 với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.
Sau khi đồng ý với đề xuất trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, ông Ng Eng Hen dự định sẽ sớm đi thăm Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đồng thời trao đổi kỹ hơn về những vấn đề đặt ra khi ông tiếp đoàn đại biểu Trung Quốc dự Shangri-La.
Từ những diễn biến mới hiện nay có thể thấy rằng Singapore đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực biển Đông mà dù muốn hay không, Bắc Kinh và Washington đều phải thừa nhận, với tư cách trung lập, không có tranh chấp, và hầu như cũng không có mâu thuẫn trực tiếp với các bên tranh chấp nên có khả năng Singapore dễ được các bên chấp nhận hơn.
Với những tổ chức trọng tài pháp lý đã có và phán quyết có hiệu lực trên 140 quốc gia hiện nay, trong tương lai không xa, Singapore hoàn toàn có khả năng trở thành trọng tài xử lý các tranh chấp trong khu vực, chí ít như tranh chấp thương mại xảy ra khi Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế (thực tế là cấm) nhập nông sản từ Philippines nhằm gây sức ép với Manila về vụ Scarborough.
Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì?
Bản chất vụ việc bà Lê Hiền Đức tại Sở TT-TT Hà Nội
Vị trí cửa kính bị bà Lê Hiền Đức đập vỡ. |