Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu loại bỏ sân golf chậm triển khai

0 nhận xét
Các dự án sân golf có trong quy hoạch nhưng không triển khai, UBND tỉnh phải báo cáo Thủ tướng để loại bỏ hoặc điều chuyển địa điểm – Đây là nội dung nổi bật trong chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc rà soát sân golf theo quy hoạch năm 2009.

Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm về sân golf sai phạm

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trong kiểm tra, thẩm định, cấp phép, bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, điều kiện hình thành dự án sân golf.
Đối với các dự án sân golf đã có trong quy hoạch nhưng không triển khai thực hiện hoặc chuyển sang địa điểm khác thì UBND cấp tỉnh phải có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng đưa ra khỏi quy hoạch hoặc điều chuyển địa điểm.

Một sân golf tại Đà Nẵng nằm trong quy hoạch.

Đối với các dự án sân golf đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước thời điểm ban hành Quyết định số 1946, nếu đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng các quy định của Chỉ thị này thì UBND tỉnh lập hồ sơ đề nghị bổ sung vào quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cũng yêu cầu đối với các dự án mới, các địa phương phải tính toán kỹ về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và căn cứ quy định về tiêu chí, điều kiện hình thành tại Quyết định số 1946, lập hồ sơ đề nghị bổ sung vào quy hoạch, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh thành tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch được phê duyệt và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Thủ tướng về đầu tư xây dựng và hoạt động của các dự án sân golf trên địa bàn.

Không biến sân golf thành đất xây nhà, biệt thự để bán

Chỉ thị của Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến hành dân chủ, công khai quá trình thực hiện quy hoạch; công bố và khẳng định rõ các dự án sân golf không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ năng suất thấp), đất màu, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf.

Một nội dung khác Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, không được sử dụng đất đã cấp cho việc xây dựng sân golf để xây nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng vào mục đích khác; xây dựng sân golf chủ yếu ở các khu vực có tiềm năng du lịch cao, tại các vùng đất cát hoang hóa ven biển, đất đồi núi trọc, đất hoang hóa; diện tích đất làm sân golf phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm sân golf phải được giám sát, kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương rà soát, tính toán kỹ về sự cần thiết, nhu cầu, số lượng sân golf đến năm 2020 để đề xuất, báo cáo Thủ tướng việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.
Sau hơn 2 năm thực hiện quy hoạch sân golf theo Quyết định số 1946 năm 2009, đã có 29 sân golf đưa vào khai thác, sử dụng trong số 90 sân golf nằm trong quy hoạch được duyệt. Các sân golf đang hoạt động đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng tăng dịch vụ, thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh những mặt tích cực, việc thực hiện quy hoạch sân golf đã được phê duyệt còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém; một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Quyết định số 1946, hiện tượng đầu tư không đúng với quy hoạch, chậm tiến độ, làm cho dư luận, nhất là nhân dân địa phương có sân golf chưa thật sự yên tâm. Việc làm cho người lao động tại các địa phương chuyển đổi đất sang làm sân gofl chưa đạt được kết quả như mong đợi...

P.Thảo 
Xem thêm →

Việt Nam từng đánh Trung Quốc tơi bời trong lịch sử phong kiến

0 nhận xét
Người Việt Nam thường nhớ tới bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, nhưng có thể chưa nhiều người nhớ tới “Phạt Tống lộ bố văn” của ông.

Danh tướng Lý Thường Kiệt qua nét vẽ theo phong cách huyền sử. (Có tài liệu nói rằng, Lý Thường Kiệt là thái giám nên không để râu, tuy nhiên, để giữ hình ảnh võ tướng, ông thường đeo râu giả).

Trong kháng chiến chống Mỹ, có những tổ chiến đấu của một lực lượng tinh nhuệ đã vào tận căn cứ địch để phá hủy các máy bay hiện đại (căn cứ....). Sớm hơn rất nhiều, tổ tiên ta từ ngàn năm trước đã chủ động mở chiến dịch quy mô lớn với nhiều chục ngàn quân, đánh vào nơi xuất phát của các cánh quân xâm lược. Người chỉ huy các cánh quân ấy là Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt là tôi trung của ba triều vua nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông). Ông cũng là người chỉ huy của ba chiến dịch bất hủ: đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm 1075-1076 và phòng thủ ở ở sông Như Nguyệt năm 1076, cũng như đánh đánh bại sự xâm lược của quân Chiêm Thành 1069.

Nhà Lý ở nước ta hình thành từ khi vua Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 và 1010 định đô ở Thăng Long. Các triều vua tiếp tục ổn định nhiều mặt trong nước, nhưng hai đầu biên giới phía Bắc, phía Nam thường bị dòm ngó, quấy nhiễu.

Vốn từ năm 1070 vua quan nhà Tống đã tính kế xâm lược nước ta, chuẩn bị binh lực, lương thực, dùng người thông tỏ địa hình. Trước đó, ở phía Nam, qua việc Chiêm Thành đánh lên năm 1069, nhà Tống thu thập được số liệu về nước ta.

Đối phó với kẻ thù hùng mạnh bấy giờ là quân Tống giai đoạn 1073 trở đi, Lý Thường Kiệt đang trông coi cả việc văn, việc võ, tức cả về chính trị lẫn quân sự của triều Lý Nhân Tông, đã coi sự đoàn kết, tập trung sức mạnh từ triều đình đến toàn dân, từ kinh đô đến biên ải là kế lâu dài.

Từ tháng 10/1075 đến tháng 3/1076, quân dân nhà Lý đã triển khai tiến công trước để tự vệ vào các căn cứ quân sự của nhà Tống ở Châu Ung (Quảng Tây), Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông)...

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi còn nhỏ tuổi, vua Tống Thần Tông và đại thần Vương An Thạch quyết tâm nam chinh. Đến năm 1075 nhà Tống đã tập kết lực lượng ở các căn cứ trên. Về phía ta, năm 1075 đã khẳng định ý đồ của địch qua nhiều nguồn tin giá trị do có kế hoạch nắm địch từ xa và đi sâu.

Ngày 27/10/1075, Lý Thường kiệt huy động hơn 100.000 quân, chia thành hai đạo tấn công: đạo quân bộ do các tù trưởng Tôn Đản, Lưu Kỉ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy đánh các trại biên giới; đạo quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy, vượt biển đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi cùng phối hợp tiến đánh Ung Châu.

Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa 

Trên đường tiến quân, Lý Thường Kiệt cho phân phát “Phạt Tống lộ bố văn” kể tội vua quan nhà Tống, kêu gọi nhân dân ủng hộ hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Quân ta chiếm Khâm Châu 31/12/1075, Liêm Châu 02/01/1076, Ung Châu 01/03/1076 phá hủy căn cứ, kho tàng... sau đó chủ động rút về, gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Mười tháng sau thất bại ở Ung Châu, dựng cầu phao đóng bè, chuẩn bị vượt sông tiến về Thăng Long. Nắm vững địa hình, có chuẩn bị sẵn, quân ta với 60.000 người do Lý Thường Kiệt chỉ hủy, lần lượt đánh bại hai cuộc vượt sông lớn của địch, buộc chúng phải co cụm và chờ tăng viện.

Cuối tháng 2, quân ta phản công, đánh đêm, vượt sông đánh úp diệt quá nửa cụm quân địch ở Như Nguyệt, buộc địch vào thế cùng lực kiệt, phải xin rút quân, từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Chiến thắng Như Nguyệt còn đọng mãi với lời thơ Nam quốc sơn hà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nghĩa là:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Lý Thường Kiệt, cậu bé Ngô Tuấn ngày nào, đã trải qua bao gian khó trong suốt hơn 80 năm trên đời để có những chiến công trên.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải, trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” xuất băn năm 2010, tập 2, trang 527, mượn lời một hòa thượng nói với tướng quân Ngô An Ngữ, bố Ngô Tuấn khi Ngô Tuấn lên 7 tuổi: “Cậu bé này quãng đầu đời gặp nhiều trắc trở với những nỗi buồn vĩ đại... Song cũng vì cái nhẽ trắc trở ấy mà cậu trở nên một bậc anh tài hiếm thấy trong lịch sử nước nhà. Chí làm trai đừng có ngại những thác ghènh và cả sự vấp ngã”.

Ba năm sau lời nhà sư thì Ngô Tuấn mất cha, và bốn năm sau mất mẹ. Khi bước vào tuổi hai mươi, sắp đến ngày cưới thì nhạc phụ ốm nặng, phải cưới chạy tang, cưới vợ được ba ngày thì làm lễ tang nhạc phụ. Những tưởng tình vợ chồng của tuổi trẻ có thể làm vơi nỗi buồn, nhưng rồi giữa lúc đang hướng tới hạnh phúc lứa đôi thì vua có chiếu sung Ngô Tuấn vào chức Hoàng môn chi hậu (quan hoạn) và ban quốc tính-mang họ Lý.

Cuộc đời vui buồn của Lý Thường Kiệt đem lại bao suy nghĩ cho nhiều thế hệ. Nhớ đến ông là nhớ đến bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt.

Nhớ đến ông, một người mồ côi bố rồi mẹ khi 7 tuổi và 10 tuổi, đã không ngừng học tập, rèn luyện trong cuộc sống, công việc và chiến trận, vượt lên những trắc trở nhiều khi giằng xé tâm can. Nhớ đến tinh thần chủ động tấn công của quân dân nhà Lý và sự phòng thủ vững vàng từ thể hiện lòng dân. Đang trông coi cả văn võ triều đình, tính đến sự xâm lược của giặc, đã thuyết phục quan Lý Đạo Thành trở lại coi việc văn (chính trị) để ông tập trung cho giai đoạn chống giặc 1075-1076. Đấy chính là tâm nguyện đoàn kết vì nước của ông.

Văn Tuấn - http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ly-Thuong-Kiet-voi-chien-dich-quan-su-tao-bao/20124/205169.datviet
Xem thêm →

Quyết định lập Cục Công nghệ Thông tin quốc phòng

0 nhận xét
Sáng 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập và trao Quân kỳ Quyết thắng cho Cục CNTT.

-> Xem thêm: Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Đối với Quân đội ta, trong những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong chỉ huy, điều hành và điều khiển vũ khí, trang bị phát triển tương đối mạnh, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin quân sự quốc phòng, bảo vệ chủ quyền thông tin quốc gia trên không gian mạng.

Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Cục CNTT trực thuộc BTTM. Đây là cơ quan đầu ngành quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin trong quân đội; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong không gian mạng trong toàn quân và tham gia bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.

Tại buổi lễ công bố quyết định, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và giao nhiệm vụ cho Cục CNTT.

Dự Lễ Công bố Quyết định thành lập Cục CNTT còn có đại diện các Bộ, Ban, ngành của Đảng, Nhà nước; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng trao Quân kỳ Quyết thắng cho đại diện Cục Công nghệ Thông tin/BTTM. Ảnh: Hồng Cường

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh: “Sự phát triển và ứng dụng rộng rãi những thành tựu của Công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự quốc phòng đã tạo sự phát triển nhanh chóng của vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và đời sống xã hội trên toàn thế giới và làm cho tốc độ toàn cầu hóa nhanh hơn.

Song, cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn. Đã có nhiều vụ mất an toàn thông tin và các cuộc chiến tranh thông tin đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, quân sự của một số quốc gia.”

Thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sỹ Cục CNTT/BTTM, Cục trưởng Thiếu tướng Ngô Đức Sơn bày tỏ quyết tâm quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc những chỉ thị, nhiệm vụ, yêu cầu được giao; khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất cao, thường xuyên đổi mới vươn lên, xây dựng Đảng bộ Cục CNTT trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng ngành CNTT trong toàn quân ngày càng phát triển vững chắc.
Xem thêm →
Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Trường Sa-Bãi cọc Bạch Đằng phòng thủ Việt Nam (I)

0 nhận xét
Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa hay biển Tây Philippines) là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca . Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là  khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đánh giá vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

Vì vậy, tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam của các nước đang tranh chấp về quần đảo này không phải là chuyện không thể xảy ra mà là một nguy cơ, thách thức với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Vậy, kẻ thù có thể tấn công đánh chiếm Trường Sa như thề nào? Thực tế chỉ có 2 phương án để tấn công đánh chiếm:

Một là tấn công trực tiếp

Thực hiện phương án này địch sẽ dùng một lực lượng lớn về tàu ngầm, tàu mặt nước, không quân phóng tên lửa, thả bom, nã đại bác để dọn sạch bãi đổ bộ đồng thời làm tê liệt khả năng chống cự của lực lượng phòng thủ trên đảo, sau đó lính thủy đánh bộ từ tàu đổ bộ đệm khí tràn lên đánh chiếm đảo.

Về lý thuyết quân sự, đây là phương án “tiết kiệm” nhất do quy mô nhỏ nhất, hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, phương án này của kẻ thù sẽ vấp phải ý chí của toàn dân, toàn quân sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu kẻ địch vẫn thực hiện phương án này thì đây là một thảm họa đối với chúng. Bởi lẽ ngay khi không có sự hỗ trợ chi viện của đất liền thì thế và lực phòng thủ của lực lượng giữ đảo cũng gây khó khăn rất nhiều cho lực lượng tấn công đánh chiếm.

Trước hết về lực.

Vị trí Hải quân địch tấn công không phải cần bao nhiêu tùy ý vì vũ khí phục vụ cho tác chiến phi đối xứng, chúng ta không phải là không nghĩ đến. Biết đâu trên đảo đều được trang bị RBS-17 của Thụy Điển chẳng hạn, do đó độ chính xác của tên lửa, pháo địch trúng mục tiêu là không cao và nếu có trúng mục tiêu thì khả năng sát thương hạn chế bởi các hầm hào phòng thủ kiên cố trên đảo.

Nếu như Hải quân địch còn phải lo đối phó với không quân, hải quân Việt Nam từ đất liền thì kế hoạch dọn bãi đổ bộ, làm tê liệt sức đề kháng của bộ đội trên đảo trước khi tàu đổ bộ đệm khí xuất phát xem ra hiệu suất rất thấp, nếu không nói là vô vọng.


Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng. Mỗi tiểu đội được trang bị một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4-5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Người điều khiển có thể dẫn tên lửa đến đúng phần nhất định của tàu địch. 

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia Thụy Điển, một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn.


Tiếp theo là về thế.

Tính toàn bộ, quần đảo có rất nhiều đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm (diện tích đất liền chỉ 5 km2 nên chủ yếu là đảo san hô và đảo chìm) rải rác trên một diện tích chừng 410.000 km2.

Như vậy về địa hình thì có thể nói quần đảo Trường Sa là một bãi đá ngầm và san hô nổi hoặc chỉ nổi khi thủy triều xuống xen kẽ giữa nó mới là các đảo thực sự.

Cho nên địa thế của các đảo trong quần đảo Trường Sa là rất hiểm yếu, không quá nếu như nói rằng đó là những hệ thống “cọc Bạch Đằng” cho phòng thủ. Điều này thật sự không hề dễ dàng chút nào cho tàu đổ bộ tiếp cận.

Nếu tàu đổ bộ đệm khí lớn thì không thể tiếp cận được bờ, còn nếu dùng tầu đổ bộ nhỏ chỉ có thể tiếp cận được bờ (một số đảo) khi thủy triều cao thì lực lượng đổ bộ bị phân tán dễ bị tiêu diệt (Dĩ nhiên có những bãi, bờ không có vành đá ngầm, dãy san hô thì chắc chắn bên phòng thủ đã đưa vào sự quan tâm đặc biệt rồi).

Nếu như yêu cầu sống còn của tác chiến đổ bộ phải là tập trung, triển khai nhanh vào bờ thì đây là mâu thuẫn không thể giải quyết giữa tập trung và phân tán, giữa triển khai nhanh lực lượng áp sát chiếm lĩnh bờ với sự chậm chạp bất khả kháng.

Điều cuối cùng là tính bất khả thi của chiến thuật

Một bài toán không kém phần hóc búa đặt ra cho kẻ địch là, sau khi các lực lượng tàu mặt nước, không quân dọn xong bãi đổ bộ, lính thủy đánh bộ theo tàu đổ bộ vào đảo thì lực lượng này liệu có an toàn để trở về nơi xuất phát hay không khi không còn khả năng để chống trả?

Quần đảo Trường Sa như trước cửa nhà Việt Nam nên chắc chắn SU-27 của Việt Nam-loại máy bay đánh chặn trứ danh sẽ dễ dàng biến lực lượng của kẻ địch thành “quân xanh” để diễn tập.

Do đó chắc chắn địch phải có một thê đội 2 để làm nhiệm vụ phát sinh, có nghĩa là phải sử dụng một lực lượng rất lớn tham gia tác chiến. Vậy địch có dám mạo hiểm không khi tại căn cứ lực lượng bảo vệ quá mỏng?

Tóm lại, phải đối đầu với lực lượng phòng thủ trên đảo và đặc biệt đối đầu với lực lượng chi viện ở đất liền nhanh, mạnh, sung sức thì chắc chắn là không thể thắng.

Từ những cơ sở trên thì kẻ địch chẳng bao giờ liều lĩnh tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng phương án này.

Vì vậy địch sẽ tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng một phương án khác, đó là: tấn công tổng lực vào đất liền để làm cho lực lượng chi viện quần đảo Trường Sa của Việt Nam mất sức chiến đấu. Sau đó đánh chiếm quần đảo Trường Sa theo phương án ban đầu.

Có lẽ đây là phương án mang tính khả thi nhất nhưng quy mô quá lớn, không gian chiến trường quá rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn khu vực.

Cuộc chiến sẽ kéo theo những hệ lụy không lường trước được với kẻ xâm lược.

Quá mạo hiểm khi tấn công xâm lược một đất nước có truyền thống đánh giặc lại được chuẩn bị như chưa bao giờ kỹ càng như thế.
Xem thêm →

Bộ Công An chặn đứng một âm mưu phản động

0 nhận xét
Kế hoạch “5 điểm” của tổ chức phản động “Phục hưng Việt Nam” mà trọng tâm là chèn sóng Đài Tiếng nói VN nhằm phục vụ mưu đồ lật đổ chính quyền đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chặn đứng.

Ngày 19/4, Cơ quan An ninh điều tra (A92 - Bộ công an) cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Võ Viết Dziễn (sinh năm 1971, ở huyện Càng Long, Trà Vinh) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự.
Bộ Công an chặn đứng âm mưu chèn sóng VOV

Thiết bị để chèn sóng Đài tiếng nói Việt Nam

Theo Cơ quan An ninh điều tra, Dziễn thường xuyên lên mạng Internet, vào một số trang web phản động để quen với một đối tượng tên Nhất Thắng - Trưởng ban liên lạc của tổ chức phản động “Phục hưng Việt Nam”. Theo Cơ quan điều tra, Dziễn bị tiêm nhiễm những tư tưởng lệch lạc, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tháng 11/2011, theo chỉ đạo của Thắng, Dziễn từ Việt Nam bay sang Singapore để gặp những thành phần “chóp bu” của tổ chức “Phục hưng Việt Nam” là Trần Trọng Ngà (còn gọi Trần Quốc Bảo) - Chủ tịch tổ chức này và gặp một đối tượng khác tên Cương.

Tại đây, Dziễn được các đối tượng này giới thiệu về tổ chức “Phục hưng Việt Nam”, “Lực lượng cứu quốc”, được cho “nghiên cứu” tài liệu về các tổ chức và được giao nhiệm vụ về Việt Nam tập hợp nhiều người ra Hà Nội biểu tình.

Theo cơ quan điều tra, cái gọi là tổ chức “Phục hưng Việt Nam” đã chi 1.500 USD cho Dziễn để trang bị các phương tiện liên lạc và đề nghị Dziễn tìm mua một lô đất (giá 50.000 USD) thành lập trang trại nhằm mục đích tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động của tổ chức. Tiếp đó, các đối tượng trong tổ chức phản động còn gửi thêm tiền cho Dziễn để tìm người đưa qua Thái Lan gặp gỡ, huấn luyện.

Tháng 3/2012, tổ chức “Phục hưng Việt Nam” tiếp tục chuyển 2.000 USD vào tài khoản của Dziễn làm kinh phí qua Thái Lan để tập huấn. Dziễn cùng vợ con qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) sang Campuchia rồi từ Campuchia qua Thái Lan bằng cửa khẩu Poipet.

Từ ngày 26 đến 30/3/2012 Dziễn được nhóm phản động huấn luyện cách sử dụng một số phần mềm bảo mật máy tính, thiết bị chèn phá sóng và giao nhiệm vụ về Việt Nam để thực hiện kế hoạch “5 điểm”.

Kế hoạch “5 điểm” này có phần mục chèn sóng theo tần số 103 Hz (chèn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam) đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 mà tổ chức này gọi là “Tháng Tư đen”. Kế hoạch tiếp theo là hàng loạt các hành động như: Tìm những khu phố người Hoa tại Việt Nam, trong đó tập trung vào khu phố người Hoa tại Bình Dương để đốt phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; rải truyền đơn với khẩu hiệu có nội dung phản động sau đó quay phim, chụp hình gửi tổ chức; Tập hợp người ra Hà Nội biểu tình; xây dựng trang trại để làm kinh tế cho tổ chức.

Tuy nhiên, Dziễn chưa kịp hành động thì đã bị A92 bắt giữ.

Theo Dân Việt
Xem thêm →

Sự nghiệp bà Đặng Thị Hoàng Yến qua ảnh

0 nhận xét
Gần đây trên Internet xuất hiện nhiều thông tin về bà Đặng Thị Hoàng Yến, vậy bà Dang Thi Hoang Yen la ai? là người như thế nào ? Mời độc giả xem sơ qua về tiểu sử của bà Đặng Thị Hoàng Yến:

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Tạo. Ngoài ra, bà Hoàng Yến còn là Chủ tịch diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ, thành viên Hội đồng tư vấn các nước ASEAN - ASEAN BAC… Trong 3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010, bà được xếp vào top 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên sàn giao dịch chứng khoán. Hiện nay, bà vẫn là một trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.


Là con cả trong gia đình nghèo có 4 người con, năm 1980, bà Yến tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và được phân công về làm việc tại UBND Quận 5 (TP.HCM). Đến năm 1992, bà Yến được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tư của Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND TP. HCM. Chỉ trong hai năm, bà Yến đã đưa được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TP. HCM trên 1,5 tỷ USD.


Năm 1993, bà Yến quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình. Không có một đồng vốn, bà quyết tâm đi làm thuê cho các công ty nước ngoài để dành dụm tiền thực hiện khát vọng của mình.


Một trong những câu nói nổi tiếng được nhiều người biết đến của bà Yến là: "Khó khăn trong kinh doanh được ví như cánh cửa đóng chặt, nhưng nếu chỉ có một khe hở nhỏ đủ để một sợi tóc xuyên qua, tôi cũng sẽ bẩy tung cánh cửa đó để bước chân vào" .


Trong cuộc sống riêng, bà Đặng Thị Hoàng Yến nếm trải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng của bà khi con gái đầu lòng mới được vài tuổi.


Năm 2011, bà Yến cùng 9 dân Việt Nam tiêu biểu khác (gồm: GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Trần Thùy Mai, GS.TS Nguyễn Thị Kim Chúc, TS.BS Phạm Hùng Vân, PGS.TS Trần Thị Minh Diễm, BS. Trương Thìn và GS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh) được nhận giải Cống hiến vì những hoạt động nhân đạo của mình. Tuy nhiên, điều làm cho dư luận quan tâm nhiều nhất trong thời điểm này về bà Yến là những lùm xùm thiếu trung thực xung quanh việc khai lý lịch để ứng cử đại biểu Quốc hội.


Theo báo Người cao tuổi, những năm 1980, bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác ở Văn phòng UBND quận 5, TP Hồ Chí Minh. Một số đảng viên từng công tác với bà Yến thời gian này vẫn còn công tác, có người giữ vị trí lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong lý lịch ứng cử ĐBQH, ở mục ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) bà Yến khai là “không”, ngày chính thức: để trống.


Ngày 17-8-2007, bà Yến kết hôn với một Việt Kiều tại Mỹ tên là Jimmy Trần. Sau một thời gian làm việc ở Việt nam, tháng 9/2010, ông này bị truy tố vì có dấu hiệu phạm tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Ngày 27-9-2010, ông Jimmy Trần bị truy nã. Sau khi ông này trốn sang Mỹ, công an Việt Nam đã quyết định truy nã ông Jimmy Trần vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ Tổng Giám đốc Vietnam Land nhận tiền đặt cọc hợp đồng của các đối tác, nhưng không nộp về công ty mà chiếm đoạt”.


Trước đó tháng 7-2010, bà Đặng Thị Hoàng Yến có đơn xin ly hôn với ông Jimmy Trần. Trong lý lịch ứng cử ĐBQH, bà Yến cũng không nhắc tới người chồng này. Tháng 5/2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã được Ủy ban MTTQ tỉnh Long An giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.


Hiện bà Đặng Thị Hoàng Yến là ủy viên Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội. Ngay từ khi bắt đầu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII vào tháng 7-2011, đã có những ý kiến đặt vấn đề về tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Những thông tin liên quan tới tư cách, nhân thân của bà Yến khá nhiều và phức tạp.


Sau khi tư cách bà Yến được thẩm tra, sáng 17/4/2012, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An đã họp kín, lấy ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Nữ đại biểu này bị nghi vấn không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Sau cuộc họp, ông Võ Lê Tuấn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An cho biết, sẽ có ý kiến gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị xem xét tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, còn việc bãi miễn tư cách đại biểu của bà Yến phải do cấp trên quyết định.


Ngày 18/4/2012, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 8 (khóa VII) do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm... chủ trì. Ngoài ra còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương. Sau khi nghe đại diện Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày các nội dung liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến, các đại biểu đã thảo luận, phân tích rõ những vấn đề mà đại biểu này đã vi phạm tư cách đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.


Xem thêm →

Ấn Độ thử tên lửa tầm xa khiến Trung Quốc nhấp nhổm

0 nhận xét
Ấn Độ tuyên bố đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên.


Sáng ngày 19/4, Ấn Độ đã bắn thử tên lửa tầm xa được cho là có khả năng chạm đến các mục tiêu ở tận miền bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu.

Theo tin mới nhất được tờ Times of India đăng tải, Ấn Độ tuyên bố đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên. Tên lửa Agni V được đã được phóng đi ở tầm xa nhất khoảng 5.000 km trong đợt thử nghiệm sáng nay.

Theo tờ báo trên, Agni-V được phóng từ đảo Wheeler, nằm ở ngoài khơi bờ biển Odisha của Ấn Độ vào lúc 8:07 theo giờ địa phương.

Agni-V có trọng lượng khoảng 50 tấn, dài 17,5m, với đường kính thân đạt 2m và có mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1 tấn.

Ngoài ra, quân đội Ấn Độ còn có tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-6 với tầm bắn đạt tới 10.000 km.

Dự kiến, quân đội Ấn Độ sẽ tiến hành 4-5 đợt thử nghiệm thành công trước khi chính thức đưa Agni-V vào biên chế quốc phòng năm 2014 tới 2015.

Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by