Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Triều Tiên tập trận siêu khủng

0 nhận xét
Những thước phim ghi lại cảnh các đơn vị chiến đấu của quân đội Triều Tiên trong một cuộc tập trận quy mô lớn cách đây không lâu (đầu tháng 3). Xuyên suốt cuộc tập trận là hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các tướng tá, chỉ huy đang theo dõi diễn tiến cuộc diễn tập.

Xem thêm →
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Chuyện bê bối của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ

0 nhận xét
Tư lệnh Lục quân Kumar Singh có thể gặp rắc rối nếu người ta chứng minh được ông liên quan đến việc dò rỉ bức thư về sự không sẵn sàng chiến đấu của QĐ Ấn Độ.

Bức thư của Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gửi Thủ tướng Manmohan Singh đã bị rò rỉ ra các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ.

Viên tướng này khẳng định, phần lớn các đơn vị xe tăng đang thiếu trang thiết bị nghiêm trọng. Lực lượng phòng không không đáp ứng các yêu cầu thực tế hiện nay. Còn lục quân không có khả năng tác chiến hiệu quả trong điều kiện đêm tối và thậm chí đặc nhiệm cũng không được trang bị như cần có.

Viên chỉ huy này quyết định báo cáo về sự không sẵn sàng chiến đấu của quân đội sau khi thua kiện ở toà án Tối cao về ngày sinh. Tướng Singh quả quyết là trẻ hơn so với tuổi theo gấy khai sinh. Kết quả, đến 31/5 ông sẽ phải rời chức vụ của mình vì đã đến tuổi tới hạn. Tuy nhiên, nhà cầm quân này không định rời bỏ chức vụ mà không gây ầm ĩ.

Trước đó, ông nói với báo chí , ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng việc những người từng là đại diện cao cấp của giới tướng lĩnh đã định mua chuộc ông. Theo ông Singh, người ta đã đưa ra khoản hối lộ 140 triệu Rupi (khoảng 3 triệu USD) để đổi lấy sự khoản đãi của ông.

Viên tướng cũng đã gửi yêu cầu đến Văn phòng điều tra trung ương yêu cầu điều tra các sĩ quan dưới quyền được coi là những người có tiềm năng lên thay ông hơn cả.

Tuy nhiên, hiện không chỉ nội dung "lá thư bất hạnh" gửi thủ tướng làm mọi người quan tâm, vấn đề làm sao nó lại bị báo chí đăng tải. Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh điều tra, tìm ra ai là người có lỗi làm rò rỉ văn bản mật.

Bản thân tư lệnh lục quân Kumar Singh đánh giá việc này là “sự phản bội vĩ đại” và “lại một nỗ lực nữa bôi nhọ thanh danh của ông”.


Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Kumar Singh.

Đại diện liên minh cầm quyền, mệt mỏi vì viên tướng khó lường này, đã yêu quốc hội cầu cách chức ông ngay lập tức nhưng phe đối lập đã đứng lên bảo vệ Singh.

Đại diện chính thức của Đảng đối lập Bharatiya Janata  Niramla Sitraman nói: “Việc Tư lệnh lục quân đưa liên minh cầm quyền vào thế bất lợi khi chỉ rõ bê bối tham nhũng vẫn chưa phải là cơ sở để buộc ông từ chức sớm”.

Bà này cho rằng, chính quyền có trách nhiệm phải tập trung giải quyết các vấn đề đã được phát hiện liên quan đến tham nhũng và trang bị cho quân đội, chứ không phải tìm người có lỗi.

Tuy nhiên, các chuyên gia Ấn Độ khẳng định có hai vấn đề đã cứu Singh không phải chịu các kết luận ngay lập tức về tổ chức nhân sự - phiên họp về ngân sách của quốc hội đang diễn ra và lãnh đạo các nước BRICS đang ở Delhi.

Ban lãnh đạo tối cao của đất nước đơn giản là không có thời gian để đối thoại trực tiếp cụ thể với viên tướng. Tuy nhiên, hôm 30/3 thủ tướng đã mời viên tư lệnh lên gặp.

Chuyên gia hàng đầu của Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ Ali Ahmed khẳng định: “Ông Singh không lo phải từ chức ngay. Bộ trưởng Quốc phòng đã nói rõ, chính phủ vẫn tiếp tục tín nhiệm cả ba tư lệnh quân chủng”.

Theo ông này, có thể sẽ có rắc rối nếu các cơ quan tình báo phản gián chứng minh chính viên tướng hoặc bộ tham mưu của ông liên can đến việc công bố bức thư trên báo chí. Bất luận thế nào thì uy tín của đất nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2012, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về khối lượng mua sắm vũ khí. Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Do đó, thật khó hiểu khi quân đội lại không được trang bị đầy đủ như viên tướng này nói.

Trong khi đó ở Pakistan và Trung Quốc, người ta sẽ để ý đến ý kiến cho rằng lục quân Ấn Độ không đủ sức chiến thắng các đối thủ có xác suất nào đó ở phía Đông và phía Tây.

Điều này có thể gây thiệt hại cho xu hướng đã được xác định cải thiện quan hệ buôn bán với Islamabad và sẽ làm cho đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề chiến lược chủ chốt trở nên phức tạp hơn nhiều.
Xem thêm →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam cần hàng tỷ USD để rà phá bom mìn

0 nhận xét
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để giải quyết lượng bom mìn khổng lồ đang làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất nước, Việt Nam cần nguồn kinh phí trên 10 tỷ USD.

“Để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, Việt Nam cần kinh phí trên 10 tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD khác cho tái định cư và đảm bảo an sinh xã hội ở vùng bị ô nhiễm bom mìn”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tối 2/4 tại Nhà hát lớn Hà Nội, trước sự có mặt của nhiều quan khách quốc tế, các đại sứ quán cũng như các nhân chứng sống của thực trạng bom mìn còn rải khắp lãnh thổ Việt Nam. Buổi giao lưu nhằm phát động, huy động nguồn lực trong và ngoài nước chung tay khắc phục hậu quả của bom mìn sau chiến tranh.

Cũng theo Phó thủ tướng Nhân, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn, làm sao sau vài chục năm tới cơ bản giải quyết hậu quả. “Đó là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam”, ông Nhân nói và nhấn mạnh thêm bom mìn, vật liệu nổ không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà còn đe dọa tính mạng người dân hàng ngày hàng giờ. Hàng năm, Việt Nam đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho việc rà phá, cấp cứu hỗ trợ các nạn nhân…

nguyen thien nhan

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Rà phá bom mìn là nhiệm vụ của Chính phủ và là trăn trở của hơn 80 triệu dân Việt Nam".

Nhắc đến hậu quả của bom mìn sót lại sau chiến tranh, dù đã qua đi gần 40 năm, Phó thủ tướng dẫn con số hơn 40.000 người chết (trong đó tới 30.000 trẻ em) và 60.000 người bị thương. “Chính phủ Việt Nam sẽ huy động tối đa nguồn lực để khắc phục hậu quả chiến tranh song cũng rất cần sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là Mỹ, để đẩy nhanh tiến độ”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, giao lưu tại chương trình, ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (một trong 6 tỉnh có mật độ bom mìn dày đặc) cho biết, người dân có thể gặp bom mìn khi cuốc ruộng, đào móng nhà, làm thủy lợi, thậm chí cả khi mò hến. Tuy địa phương đã có nhiều nỗ lực trong tìm kiếm, rà phá bom mìn, song kết quả vẫn rất hạn chế.

Còn anh Hồ Văn Lữ (bản Của, xã Hưng Tân, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tuy sinh ra sau chiến tranh song luôn bị ám ảnh bởi bom mìn. Anh từng tận mắt chứng kiến hai vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ xảy ra ở địa phương khiến nhiều cháu nhỏ thiệt mạng. “Tôi chỉ mong muốn Nhà nước, các tổ chức quốc tế quan tâm rà phá hết bom mìn, làm sạch đất đai để bà con yên tâm sinh sống và canh tác”, anh Lữ chia sẻ.

Ngay trong buổi tối, 34 tổ chức trong nước đã tài trợ 7,5 tỷ đồng và 9 tổ chức quốc tế tài trợ 15 triệu USD cho Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Trong đó, riêng Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) ủng hộ 6,3 triệu USD.

Tháng 4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chương trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mình sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn; đẩy nhanh tốc độ rà phá bom mìn.

Hiện cả nước còn khoảng 6,6 triệu ha đất (trên 21% diện tích đất nước) bị ô nhiễm bởi 800.000 tấn bom mìn các loại, chưa kể số còn sót lại trên biển. Ban chỉ đạo 504 đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ giải phóng diện tích này trong khoảng thời gian dưới 100 năm. 5 năm tới, việc rà phá, làm sạch sẽ tập trung ở 6 tỉnh có mật độ bom mìn còn sót lại nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ngoài ra, trước năm 2015, Ban chỉ đạo cũng cần lập xong bản đồ ô nhiễm bom, mìn trên toàn quốc.
Xem thêm →

Vai trò thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các sự kiện báo chí

0 nhận xét

Vai trò của Thủ tướng Chính phủ trước các sự việc báo chí nêu thời gian qua


Trước hàng loạt những vụ việc nóng của xã hội được báo chí đưa ra ánh sáng thời gian gần đây như: vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng), sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi, sự cố thuỷ điện sông Tranh 2, nữ doanh nhân xuất cảnh để lại món nợ lớn... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, đã có những văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, góp phần ổn định và củng cố lòng tin của nhân dân cả nước. Thôn làm báo xin nêu tóm tắt một số vấn đề nóng mà dư luận xã hội đang quan tâm và hướng về thủ tướng như sau:

tien lang

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đã có khoảng 1.200 bài viết trên báo in và báo điện tử về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện, Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng gây xôn xao dư luận cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai. Đồng thời, hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.


Kiểm tra thông tin về nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao ở Phú Yên: Việc Báo Người lao động số ra ngày 12/3/2012 phản ánh nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao tại xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.


"Cơn lốc dự án BT": Báo Tiền phong, ra các ngày từ 14-17/3/2012, đăng loạt bài "Cơn lốc dự án BT" phản ánh tình hình quản lý và triển khai thực hiện các dự án BT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn, kiểm tra vấn đề báo nêu, nếu đúng phải có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.



Các khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội: Trên Báo Đời sống và Pháp luật số ra các ngày từ 13-15/3/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng khu "đất vàng" bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội và những tiêu cực diễn ra xung quanh việc quản lý những khu đất này.

Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng phải có giải pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khu đất đã giao còn để hoang phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.


Sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi: Báo Thanh niên trong các ngày 5/3/2012 và 27-29/2/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai gây tác hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Về việc trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2012.


Về việc 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp tại Malaysia: Trước sự việc nêu trên báo Người lao động ra ngày 17/3/2012 phản ánh các nhà chức trách Malaysia phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp, sống chen chúc qua ngày trong nhiều tháng qua tại Malaysia.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an kiểm tra sự việc báo Người lao động nêu, nếu đúng phải có biện pháp khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Malaysia đưa số lao động trên về nước. Đồng thời, điều tra làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2012.


Kiểm tra thông tin nêu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam: Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 20/2/2012 đăng bài "Hà Tĩnh: Nguy cơ giải thể một đơn vị Anh hùng", phản ánh về việc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng của các lâm trường, khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc...

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 29/3/2012.


"Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn": ngày 7-3-2012, trên Báo Thanh Niên có đăng bài "Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn", phản ánh bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình An, nợ tiền thu mua thủy sản của bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay không trả được. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ kiểm tra sự việc báo nêu, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-3-2012.


Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2: Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo phản ánh của báo chí những ngày qua, ở khu vực bờ đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2, xuất hiện vết nứt, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước, khiến nhiều người dân xã Trà Dân, huyện Bắc Trà My hoang mang, lo lắng. Ngày 19/3, Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho rằng, công trình trên vẫn an toàn và “nằm trong tầm kiểm soát”.

Mộc Lan
Xem thêm →

Vỡ òa giây phút cựu binh Úc trao kỷ vật của người lính Việt Nam

0 nhận xét
Đúng 10h sáng nay, ngày 3/4, cựu binh Úc Laurens Wildeboer - người đã lưu giữ cuốn sổ ghi chép và khăn quàng của liệt sĩ Phan Văn Ban - đã trao những kỷ vật đó cho người thân liệt sĩ. Những kỷ vật ấy đã được ông gìn giữ suốt 40 năm qua.


Cựu binh người Úc trao trả những kỷ vật của liệt sĩ Ban cho gia đình

Giây phút xúc động mà nhiều người chờ đợi đã đến. Cầm trên tay từng món kỷ vật của liệt sĩ Phan Văn Ban (tên khác là Phan Thành Nhơn và Phan Thanh Hưng, quê ở ấp 2, xã Long An, Long Thành, Đồng Nai), người cựu binh Mỹ trân trọng trao cho mẹ ruột của liệt sĩ Ban.

Trong dòng cảm xúc bị dồn nén, ông Wildeboer gửi đến gia đình liệt sĩ lời xin lỗi, bày tỏ sự hối tiếc về những gì đã xảy ra trong quá khứ. “Ông Ban và những lính Việt Nam rất tuyệt vời. Họ thật tuyệt khi làm tất cả vì đất nước” - ông Wildeboer chia sẻ.

Sau giây phút cảm động, ông Wildeboer lần lượt trao lại cuốn số ghi chép và chiếc khăn quàng cổ mà ông đã lấy được tại chiến trường Việt Nam năm xưa.

Nghẹn ngào, cảm động, người thân liệt sĩ Ban cũng bày tỏ lời cảm ơn tới nghĩa cử đẹp của người cựu binh Úc. “Thật xúc động khi chiến tranh qua đi đã lâu mà các ông vẫn giữ lại những gì của con trai tôi. Tất cả đã là quá khứ nhưng tình cảm giữa con người thì mãi vẫn còn” - mẹ liệt sĩ Ban xúc động.

Dân trí xin gửi đến độc giả những hình ảnh đầu tiên của cuộc hành trình trao trả kỷ vật của cựu binh Úc Laurens Wildeboer:







Xem thêm →

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

0 nhận xét
Chiều 1/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương.

Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đánh giá cao tiềm năng phát triển của tỉnh Vân Nam và mong muốn tỉnh Vân Nam sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương nước ta, trong đó có TPHCM, qua đó góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và tình hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Le Thanh Hai

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Lý Kỷ Hằng

Bí thư Lê Thanh Hải cũng mong muốn TPHCM và Vân Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế, đầu tư hạ tầng để phát huy hơn nữa các thế mạnh của hai bên cũng như đưa sự hợp tác tiến triển và gặt hái kết quả cao hơn.

Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Kỷ Hằng chân thành cảm ơn Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Ông cho biết chuyến thăm nhằm phát triển và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Đồng thời bày tỏ mong muốn được tăng cường hợp tác với TPHCM trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và đặc biệt là hợp tác về du lịch, lĩnh vực mà TPHCM và tỉnh Vân Nam đều có thế mạnh.
Xem thêm →

Phim vạch trần vụ lừa dối thế kỷ về tự thiêu Thiên An Môn

0 nhận xét
Lửa giả” (False Fire), bộ phim vạch trần vụ lừa dối thế kỷ về tự thiêu trên Thiên An Môn do La Cán đạo diễn và chế tạo, hiện đã được dỡ bỏ lệnh cấm và tìm kiếm được trên mạng Baidu tại Đại Lục. Giới quan sát bên ngoài cho rằng, cuộc đấu tranh nội bộ kịch liệt chưa từng có tại cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện nay đang nhắm vào tử huyệt của phe cánh Giang Trạch Dân — tội ác phản nhân loại.

"Lửa giả", bộ phim vạch trần vụ lừa dối thế kỷ về tự thiêu trên Thiên An Môn do La Cán đạo diễn và chế tạo, hiện đã được giải cấm và tìm kiếm được trên mạng Baidu tại Đại Lục.

Vụ lừa dối thế kỷ do La Cán chế tạo bị vạch trần

Bộ phim tài liệu “Lửa giả” (http://www.falsefire.com) phân tích sự kiện xảy ra vào chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001 trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, tức cái gọi là “tự thiêu tại Thiên An Môn”. Bộ phim đã đoạt giải thưởng Liên hoan phim Quốc tế Columbus lần thứ 51, một trong những giải thưởng điện ảnh uy tín nhất thế giới.
Toàn bộ quá trình của cái gọi là “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn” đều được phía chính phủ Trung Quốc ghi lại, không chỉ chất lượng rõ nét, mà từ đầu tới cuối không sót chi tiết nào. Điều này không khỏi khiến người ta nghi ngờ vụ án này là một giả án được dày công mưu tính.

Các nhân sĩ chuyên nghiệp phân tích, ống kính cự ly xa được đặt trên cao, đầu ống kính lại di động, chứng tỏ toàn bộ sự kiện này đã được lên kế hoạch từ trước.

Bộ phim “Lửa giả” là do Đài truyền hình Tân Đường Nhân chế tác, một kênh thông tấn lấy phương châm là ủng hộ chính nghĩa và nhân quyền. Bộ phim tài liệu đã phân tích có hệ thống các điểm nghi hoặc này. Sau khi đoạt giải, bộ phim đã thu hút sự quan tâm cao độ của quốc tế về sự chà đạp nhân quyền và hãm hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Tuy sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” đã gây chấn động cả trong và ngoài nước, nhưng tới nay nhiều người Trung Quốc vẫn chưa biết chân tướng. Tuy nhiên, nhờ học viên Pháp Luân Công nói rõ sự thật về “vụ tự thiêu” trong nhiều năm, rất nhiều dân chúng Trung Quốc đã nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ. Dưới mệnh lệnh “giết không tha” của Giang Trạch Dân, rất nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn không quản nguy hiểm để nói rõ sự thật, bất chấp bị kết án nặng, hay bị tra tấn.

Bối cảnh xuất hiện “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”

Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, từ đó đạt đến bình hòa và hoàn thiện về tự ngã. Pháp môn tu tâm dưỡng tính cổ xưa này được truyền ra từ năm 1992 tại thành phố Trường Xuân bởi ông Lý Hồng Chí, và tới năm 1999 đã phổ biến tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, giúp hàng triệu người thu được lợi ích.

Tuy nhiên, do số người tập Pháp Luân Công ngày càng nhiều tại Trung Quốc, nên tháng 7 năm 1999, cựu Bí thư ĐCSTQ là Giang Trạch Dân cảm thấy khủng hoảng bất an, và đã phát động một cuộc vận động trấn áp tàn khốc Pháp Luân Công. Để trốn tránh sự lên án của dư luận thế giới, Giang Trạch Dân đã lợi dụng mọi quyền lực trong tay, bất chấp thủ đoạn để tiến hành cuộc bức hại — đầu tiên là đàn áp, sau đó lại ngụy tạo chứng cứ giả để che đậy chân tướng.

Dưới sách lược của Giang Trạch Dân, màn kịch xấu xa nhất có thể kể đến chính là sự kiện “tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn ngày 23 tháng 1 năm 2001. Hiển nhiên, mục đích tập đoàn Giang Trạch Dân đạo diễn sự kiện tự thiêu tập thể này là để kích động sự phẫn hận trong dân chúng, đem Pháp Luân Công và tà giáo tự sát giết người liên hệ với nhau. Mục đích là khiến dân chúng thù hận Pháp Luân Công, hủy hoại hình tượng lý trí, ôn hòa, phi bạo lực của Pháp Luân Công trên trường quốc tế.

Vụ án thế kỷ khiến người ta kinh hãi này chính là sản phẩm biên tạo bởi La Cán, một trong những hung thủ chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp của ĐCSTQ, người tâm phúc của Giang Trạch Dân.


Theo tindachieu
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by