Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản

0 nhận xét
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 4.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Hội nghị Cấp cao  Mekong- Nhật Bản lần thứ 4 diễn ra trong hai ngày 20-21/4. Với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ các nước tiểu vùng Mekong và Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao Mekong- Nhật Bản lần thứ 4 tiếp tục khẳng quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững ở Khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng Thủ tướng nước chủ nhà và người đứng đầu Chính phủ các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan kiểm điểm lại kết quả thực hiện các chương trình, dự án thuộc Chương trình động 63 điểm; Sáng kiến hợp tác kinh tế-công nghiệp; Sáng kiến thập kỷ Mekong xanh cũng như thảo luận phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác Mekong–Nhật Bản giai đoạn 2013-2015.

Một trong những vấn đề quan trọng được dư luận quốc tế quan tâm tại hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần này, đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo các nước Mekong và Nhật bản sẽ tập trung thảo luận Chiến lược Tokyo để thay thế Tuyên bố Tokyo tại Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần thứ nhất cách đây 4 năm.

Chiến lược Tokyo nếu được thông qua tại hội nghị lần này sẽ là nền tảng của sự hợp tác giữa Mekong và Nhật Bản trong giai đoạn mới, với trọng tâm là tăng cường tính kết nối của tiểu vùng, hợp tác cùng phát triển giữa các nước thuộc tiểu vùng Mekong với Nhật Bản, đồng thời nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh con người cũng như tính bền vững của môi trường.

Tại hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có phát biểu quan trọng về phương hướng hợp tác cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong- Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Nhằm tăng cường hơn nữa kết nối trong khu vực Mekong, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu một số sáng kiến mới, nhất là phát triển hệ thống vận tải đa phương thức để tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp và hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển.

Sáng kiến này sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực. Không chỉ sẽ khai thác hiệu quả hơn hệ thống đường bộ, hành lang giao thông và giảm tải các trục giao thông chính sáng kiến này còn tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí và thời gian vận tải, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông…

Ngay từ ngày đầu hình thành cơ chế hợp tác Mekong– Nhật Bản năm 2007, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực với nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy cơ chế hợp tác này. Gần 6 năm qua, nhiều dự án quan trọng nằm trong khuôn khổ hợp tác Mekong– Nhật Bản đã được triển khai tại nước ta.

Điển hình như: dự án xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng  theo mô hình thí điểm hợp tác công-tư; dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Mekong- Nhật Bản; dự án thành lập Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng tại Việt Nam; dự án Hợp tác khu vực về Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực Mekong; xây dựng một số tuyến đường cao tốc…Việt Nam cũng đã cử nhiều cán bộ trẻ tham dự các chương trình giao lưu nhân dân tại Nhật Bản, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với Nhật Bản và các nước Mekong khác.

Có thể thấy rằng: Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần thứ 4 không chỉ tiếp tục đóng góp tích cực các sáng kiến thúc đẩy hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản mà còn khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu vực và trong cơ chế hợp tác này.

Nhân dịp tham dự hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ có cuộc gặp với các quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản, các tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản nhằm tăng cường sự hiểu biết và đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả./.

Thành Chung/VOVTV
Xem thêm →
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo đảm tiến độ trục Nhật Tân - Nội Bài

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Hà Nội và các đơn vị liên quan phải bảo đảm tiến độ xây dựng đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài và cầu Nhật Tân để giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện nay.

Ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Hà Nội về quy hoạch xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài. Buổi làm việc cũng là bước cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng duyệt.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đảm bảo tiến độ trục Nhật Tân - Nội Bài (ảnh Nhật Bắc)

Báo cáo với Thủ tướng, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, thành phố đang rất tích cực triển khai quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời đẩy mạnh việc lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, Hà Nội luôn luôn quan tâm tới việc xây dựng nét đặc trưng cho đô thị, trong đó việc xây dựng các thảm cây xanh, khu đô thị xanh, hành lang xanh sẽ là những điểm nhấn.

Đến nay, Hà Nội đã lập hơn 30 phân khu trong quy hoạch chung, từ đó lựa chọn 17 phân khu để đầu tư trước mắt, 11 phân khu đã được phê duyệt, dự kiến trong tháng 5 sẽ phê duyệt 6 phân khu còn lại. Cùng với đó là 5 đô thị vệ tinh, hiện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch chung và giao cho các đơn vị triển khai đồ án. 14 quy hoạch chung của huyện hiện đã phê duyệt xong thiết kế.

Tại buổi làm việc, quy hoạch phân khu bắc sông Hồng, trong đó quy hoạch chi tiết hai bên đường cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài cũng được sự quan tâm của các đại biểu. Nhiều người cho rằng, trục giao thông Nhật Tân - Nội Bài được khởi công từ tháng 8/2011 sẽ là dự án kết nối hàng loạt đô thị khu vực bắc sông Hồng và mở ra hướng phát triển mới cho Thủ đô. Đây được coi trục động lực phát triển kinh tế quan trọng của Hà Nội và khu vực lân cận. Khi hoàn thành trục đường sẽ tạo ra một hệ thống giao thông mới hỗ trợ giảm áp lực quá tải trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, tích cực những bước tiếp theo sau khi phê duyệt quy hoạch chung. Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh việc xây dựng các quy hoạch, Hà Nội cần đặc biệt lưu ý tới việc quản lý quy hoạch. Trong thời gian tới, Thủ tướng giao Hà Nội cùng với các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng quy chế quản lý quy hoạch.

Thủ tướng ghi nhận việc xây dựng cũng như triển khai quy hoạch chi tiết hai bên đường cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài khá tốt. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch cần bám sát quy hoạch chung đã được phê duyệt, hướng tới mục đích xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại.

Thủ tướng yêu cầu thành phố sớm hoàn thiện quy hoạch chi tiết, xây dựng trục đường cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài là một trục đường chính, trục đường ngoại giao của Thủ đô. Thủ tứng lưu ý Hà Nội phải quyết tâm không để tiếp diễn đường xây xong đã có nhà hai bên như đã xảy ra tại một số tuyến đường.

Với vị trí thuận lợi, Thủ tướng gợi ý Hà Nội xây dựng trung tâm tài chính, trung tâm triển lãm tại khu vực này. Hà Nội cũng cần đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt là nguồn lực tài chính để triển khai nhanh nhất quy hoạch này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Hà Nội và Bộ Giao thông phải làm quyết liệt, hoàn thành đúng tiến độ các công trình hạ tầng quan trọng trên tuyến Nhà ga T2, cầu Nhật Tân và đường cao tốc để tạo động lực cho các nhà đầu tư tham gia vào dự án này.

Quang Phong
Xem thêm →
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại sứ Đông Uruguay

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Đại sứ Carlos Irigaray hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình tại Việt Nam.

Chiều 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ nước Cộng hoà Đông Uruguay Carlos Irigaray tới chào xã giao và nhận nhận nhiệm vụ công tác mới tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển hết sức tích cực trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Đông Uruguay, nhất là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Năm 2011, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Đông Uruguay tăng gấp đôi so với năm 2010.

Nhấn mạnh tiềm năng và lợi thế hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là sẽ nỗ lực hết mình để cùng với Đông Uruguay tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa 2 nước ngày càng đi vào thiết thực, sâu rộng và hiệu quả. Cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức một Hội nghị cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam với các nước khu vực Mỹ la tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đông Uruguay cử Bộ trưởng sang dự Hội nghị quan trọng này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn Đông Uruguay sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; đồng thời mong muốn 2 nước luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Đại sứ Carlos Irigaray hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Về phần mình, Đại sứ Carlos Irigaray khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng của Việt Nam triển khai những nội dung công việc theo gợi ý nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; cũng như sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến các chương trình hợp tác mới giữa 2 nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa-giáo dục…

Đại sứ Carlos Irigaray cho biết, Đông Uruguay luôn tạo các điều kiện thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Đông Uruguay, đồng thời cũng nhấn mạnh Đông Uruguay sẵn sàng là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nam Mỹ./.

Theo Chinhphu.vn
Xem thêm →
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cách chức quan chức dùng bằng giả

0 nhận xét
Nghị định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, nhấn mạnh quy định viên chức quản lý dùng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm sẽ bị cách chức.

Nghị định nêu rõ các hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức; Vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập; Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực  pháp luật; Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ bị áp dụng một trong 3 hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; buộc thôi việc. Viên chức quản lý còn có thể bị cách chức.


Viên chức dùng bằng giả, mua bằng sẽ nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất.

Đối với viên chức quản lý, hình thức kỷ luật cách chức được áp dụng trong trường hợp: 1- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 2- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; 3- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; 4- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến viên chức.

Ngoài ra, Nghị định còn các quy định đáng chú ý khác như, viên chức bị khiển trách nếu có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây mất đoàn kết trong đơn vị…

Viên chức “chơi” ma túy sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo, bị xác định là nghiện sẽ phải buộc thôi việc.

Về trách nhiệm bồi thường, viên chức làm mất, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập phải có nghĩa vụ bồi thường.

Nghị định cũng quy định cụ thể trong thời gian tạm giam, tạm giữ phục vụ công tác điều tra, tạm đình chỉ công việc để xem xét kỷ luật, viên chức được hưởng 50% lương.

Các quy định chính thức có hiệu lực thi hành từ 25/5 tới.

P.Thảo
Xem thêm →
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Festival Huế 2012

0 nhận xét
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Năm Du lịch Quốc gia các tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ và Festival Huế 2012.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai mạc. Nguồn: Vnexpress.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 là cơ hội cho các địa phương trong vùng phát huy thế mạnh về di sản, văn hóa để phát triển du lịch. Trong những năm qua, các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng đã không ngừng nỗ lực, vượt mọi khó khăn để vươn lên trở thành một vùng có kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; đã bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, di sản đậm đà, giàu bản sắc.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước huy động nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức thành công liên tiếp các kỳ Festival với nhiều hoạt động thiết thực, hướng về cội nguồn, tôn vinh những giá trị văn hóa, di sản quý báu mà ông cha ta đã dày công xây dựng và từng bước trở thành một trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc. Festival Huế là dịp để bạn bè khắp năm châu tụ hội, trình diễn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mình để từ đó mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị, cùng xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng trên nền tảng văn hóa đa sắc màu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế, các địa phương trong vùng cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành của Trung ương phát huy tốt nhất mọi lợi thế và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè cả trong và ngoài nước, khắc phục những khó khăn, vướng mắc để tập trung tổ chức thành công các hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012, từng bước khẳng định thành phố Huế là một trung tâm văn hoá du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival của Việt Nam.

nguồn: http://thethaovanhoa.vn/133N20120408093915570T0/thu-tuong-nguyen-tan-dung-du-khai-mac-festival-hue-2012.htm
Xem thêm →
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về chế độ cho cựu chiến binh

0 nhận xét
Theo thông báo số 128/TB-VPCP ngày 5/4 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho những cán bộ Hội Cựu chiến binh cơ sở không có lương hưu được hưởng chế độ lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ sau 5 năm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ, đối với cán bộ Cựu chiến binh hưởng hệ số 1 được chuyển lên hệ số 2 như các đoàn thể chính trị – xã hội khác.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với hội cựu chiến binh Việt Nam vào ngày 13/3.

Cũng tại Thông báo số 128/TB-VPCP, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Cựu chiến binh ban hành hướng dẫn và thủ tục giám định để thực hiện chính sách đối với nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin bảo đảm thuận lợi, chính xác, đúng đối tượng, tránh mọi phiền hà, tiêu cực.
Trước mắt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam khẩn trương xử lý các điểm nóng về hồ sơ, giải quyết các trường hợp cụ thể bảo đảm đúng chế độ, chính sách cho những đối tượng nhiễm chất độc hóa học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam.

Để Hội có điều kiện để làm tốt chủ trương, chính sách đối ngoại nhân dân, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với Trung ương Hội Cựu chiến binh xây dựng dự toán ngân sách hàng năm phù hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với đề nghị hỗ trợ 10.000 tờ Báo Cựu chiến binh và Thông tin Cựu chiến binh để cấp miễn cho các Chi hội và Hội viên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Thông tin Cựu chiến binh vào danh mục ấn phẩm ban hành theo Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh rà soát, đề xuất bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Xây dựng và Trung ương Hội Cựu chiến binh xây dựng Đề án xóa nhà dột nát cho các Hội viên Cựu chiến binh nghèo (Cựu chiến binh là thương binh, là nạn nhân chất độc hóa học/dioxin, là người tham gia kháng chiến chống Pháp đã già yếu), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh nghiên cứu đề xuất cụ thể về việc xây dựng bệnh viện, cơ sở điều dưỡng cho Cựu chiến binh./.

Theo VGP
Xem thêm →
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp ASEAN 20

0 nhận xét
[Chuyen muc hoat dong] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp hiệu quả về Biển Đông tại HNCC ASEAN -20

Tuy không nằm trong nghị trình chính thức nhưng vấn đề biển Đông vẫn được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và đưa vào Tuyên bố Phnom Penh. Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.


Dù cho phía Trung Quốc tìm đủ mọi cách để kìm hãm việc ASEAN và nước tiến tới những quy định ràng buộc, mang tính pháp lý hơn về ứng xử trên Biển Đông như là COC. Vẫn không ngăn cản được tình hình diễn ra ngoài ý muốn của Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012 ở Phnom Penh. Bởi nhiều quốc gia ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia lâu dài, liên tục và tìm kiếm sự đồng thuận cao ở cấp thượng đỉnh trong việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.

Tại Hội nghị, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vẫn kêu gọi ASEAN cần tiến đến đồng thuận chung trong việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và hoàn tất dự thảo trước khi đàm phán với Trung Quốc. Theo ông, việc mời Trung Quốc tham dự soạn thảo COC ngay từ đầu như ý kiến của một số nước có thể làm chậm tiến độ.

Về phía Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ hết mình chủ đề của Hội nghị năm 2012 là xây dựng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ không những là lợi ích chung của khu vực mà còn là mục tiêu chiến lược của các nước thành viên. Nhấn mạnh sự tham gia của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trên thực tế đã có quá trình lịch sử lâu dài, đáp ứng được lợi ích của tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc. Tăng cường sự tham gia của một ASEAN năng động, đoàn kết, không làm suy yếu lợi ích hợp pháp của bất cứ bên nào mà ASEAN đang cố gắng thực hiện sẽ “đem giá trị đến với tất cả, thậm chí bao gồm cả những nước không có yêu sách đối với các địa hình đất hay quyền tài phán trên Biển Đông, mà có một lợi ích trong hòa bình, ổn định ở khu vực và tự do hàng hải ở đây”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bảo đảm tôn trọng, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC. ASEAN cần tiếp tục duy trì tiếng nói chung này, nhất quán, thể hiện vai trò xây dựng, chủ đạo của mình vì mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hoan nghênh việc thông qua bản Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.

Kết thúc phiên họp toàn thể, hội nghị thông qua Tuyên bố Phnom Penh, nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và khẳng định sẽ tiến tới COC.

Mộc Lan
Xem thêm →
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

6 đề xuất quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 20

0 nhận xét
Phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “ASEAN: Một Cộng đồng, một Vận mệnh”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những đề xuất quan trọng về xây dựng cộng đồng ASEAN, phong trào ôn hoà toàn cầu, hướng tới một ASEAN không ma túy vào năm 2015…Nhằm phát huy vai trò và tiếng nói của ASEAN ở khu vực và trên trường quốc tế.

ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung ở Biển Đông


Ngày 3-4, Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ngay sau lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã tiến hành Phiên họp toàn thể, bàn về các vấn đề trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội, bao gồm: xây dựng Cộng đồng, triển khai kết nối, liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN, phối hợp lập trường của ASEAN tại Cấp cao G-20.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ đề của năm 2012 như nước Chủ tịch Campuchia đã xác định. Một ASEAN đoàn kết, vững mạnh và liên kết chặt chẽ không những là lợi ích chung của cả khu vực, mà còn là mục tiêu chiến lược của các nước thành viên. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để ASEAN phát huy vai trò và tiếng nói ở khu vực và trên trường quốc tế.

-Về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia trong khối ASEAN cần đề ra biện pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng; làm tốt công tác phối hợp, điều phối giữa các trụ cột và phát huy vai trò của Hội đồng Điều phối; đề cao hơn nữa “văn hóa thực thi”, tính hiệu quả cũng như dành nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện Lộ trình; thúc đẩy triển khai hiệu quả lộ trình liên kết ASEAN, gắn với thực hiện Kế hoạch công tác triển khai sáng kiến liên kết ASEAN giai đoạn 2 (2009-2015) và các chương trình hợp tác tiểu vùng.

-Đề nghị triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị – An ninh (APSC), tập trung vào 14 lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục phát huy tác dụng của công cụ và cơ chế hợp tác hiện có, tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống; ASEAN cần làm sâu sắc hơn quan hệ với đối tác, tạo điều kiện cho các đối tác tham gia tích cực, đóng góp xây dựng vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN. Nhấn mạnh, trong bối cảnh khu vực có nhiều biến chuyển nhanh chóng, Hiệp hội cần tăng cường phối hợp lập trường về các vấn đề thuộc quan tâm và là lợi ích chung của khu vực.
-Đồng thời, đề xuất cần tiếp tục coi kết nối ASEAN là một ưu tiên trong hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó quyết tâm thực hiện những cam kết trên cả cấp độ khu vực và quốc gia nhằm tăng cường kết nối về hạ tầng, thể chế và người dân. ASEAN cần sớm hiện thực hóa hai dự án hạ tầng quan trọng là mạng lưới đường bộ ASEAN và tuyến đường sắt Singapore – Côn Minh; triển khai kết nối các cảng biển của ASEAN, thúc đẩy việc nghiên cứu khả năng triển khai Thẻ đi lại và dành cửa xuất nhập cảnh riêng cho công dân ASEAN.


Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20

-Về thu hẹp khoảng cách phát triển và triển khai thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Việt Nam hoan nghênh các tiến bộ đã đạt được của ASEAN trong việc thực hiện Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn II. Tuy nhiên, các nước Campuchia – Lào – Mianma – Việt Nam (CLMV) cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất các chương trình, dự án thiết thực cho việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước CLMV với phần còn lại của ASEAN.

-Về Phong trào Ôn hòa toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sáng kiến Phong trào Ôn hòa toàn cầu của Malaixia; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức bàn cụ thể để ASEAN có thể tham gia thích hợp sáng kiến này, trong đó cần đề cao và phát huy các thế mạnh, giá trị truyền thống của ASEAN như đoàn kết và thống nhất trong đa dạng, đối thoại và hòa hợp.

-Đề cập về hướng tới một ASEAN không ma túy vào năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các quốc gia cùng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận, trong đó có Kế hoạch về đấu tranh chống sản xuất, vận chuyển và sử dụng ma túy, đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực từ ASEAN, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của đối tác bên ngoài; tăng cường lồng ghép với các chương trình quốc gia, song phương, tiểu vùng và sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ đề của năm 2012 như nước Chủ tịch Campuchia đã xác định; nhất trí Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 sẽ thông qua Tuyên bố Phnom Penh “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh.”

Kết thúc Phiên họp toàn thể, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh về “ASEAN – Một Cộng đồng, một Vận mệnh”, Nghị sự Phom Penh về xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố về ASEAN không ma túy vào năm 2015. Các Tuyên bố khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Hiệp hội chung tay xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và liên kết chặt chẽ. Tuyên bố Phnom Penh cũng nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung đã được quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), và khẳng định sẽ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Lãnh đạo các nước ASEAN đã gặp đại diện Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), các tổ chức xã hội (CSOs) và thanh niên ASEAN.
Tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Bên lề Hội nghị, chiều 3/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng nhất trí sớm ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh, kiểm dịch, động thực vật nhằm thúc đẩy xuất – nhập khẩu hàng nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp của Singapore đầu tư vào đảo Phú Quốc cũng như tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Hai Thủ tướng khẳng định cần củng cố lập trường chung về Biển Đông, nhất là trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Mộc Lan
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Singapore ông Lý Hiển Long

0 nhận xét
Bên lề Hội nghị Cấp cao SEAN lần thứ 20, chiều 3/4, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực thời gian qua; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho nhau về thương mại, đầu tư thời gian tới.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Trên tinh thần  đó, hai Thủ tướng nhất trí sớm ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh, kiểm dịch động thực vật nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng nông sản, khuyến khích các doanh nghiệp của Singapore đầu tư ở đảo Phú Quốc, tích cực triển khai Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore.

Hai Thủ tướng khẳng định cần củng cố lập trường chung về  Biển Đông, nhất là trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới COC.

Theo (chinhphu)
Xem thêm →
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Vai trò thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các sự kiện báo chí

0 nhận xét

Vai trò của Thủ tướng Chính phủ trước các sự việc báo chí nêu thời gian qua


Trước hàng loạt những vụ việc nóng của xã hội được báo chí đưa ra ánh sáng thời gian gần đây như: vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng), sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi, sự cố thuỷ điện sông Tranh 2, nữ doanh nhân xuất cảnh để lại món nợ lớn... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ, đã có những văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, góp phần ổn định và củng cố lòng tin của nhân dân cả nước. Thôn làm báo xin nêu tóm tắt một số vấn đề nóng mà dư luận xã hội đang quan tâm và hướng về thủ tướng như sau:

tien lang

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đã có khoảng 1.200 bài viết trên báo in và báo điện tử về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện, Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng gây xôn xao dư luận cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai. Đồng thời, hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.


Kiểm tra thông tin về nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao ở Phú Yên: Việc Báo Người lao động số ra ngày 12/3/2012 phản ánh nguy cơ mất rừng từ dự án ca cao tại xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.


"Cơn lốc dự án BT": Báo Tiền phong, ra các ngày từ 14-17/3/2012, đăng loạt bài "Cơn lốc dự án BT" phản ánh tình hình quản lý và triển khai thực hiện các dự án BT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, rà soát tình hình thực hiện các dự án BT trên địa bàn, kiểm tra vấn đề báo nêu, nếu đúng phải có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.



Các khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Hà Nội: Trên Báo Đời sống và Pháp luật số ra các ngày từ 13-15/3/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng khu "đất vàng" bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội và những tiêu cực diễn ra xung quanh việc quản lý những khu đất này.

Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng phải có giải pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật các khu đất đã giao còn để hoang phí, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2012.


Sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi: Báo Thanh niên trong các ngày 5/3/2012 và 27-29/2/2012 đăng loạt bài phản ánh tình trạng sử dụng chất độc hại trong chăn nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai gây tác hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Về việc trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/3/2012.


Về việc 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp tại Malaysia: Trước sự việc nêu trên báo Người lao động ra ngày 17/3/2012 phản ánh các nhà chức trách Malaysia phát hiện 42 phụ nữ Việt Nam đang thất nghiệp, sống chen chúc qua ngày trong nhiều tháng qua tại Malaysia.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an kiểm tra sự việc báo Người lao động nêu, nếu đúng phải có biện pháp khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Malaysia đưa số lao động trên về nước. Đồng thời, điều tra làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2012.


Kiểm tra thông tin nêu trên Báo Nông nghiệp Việt Nam: Báo Nông nghiệp Việt Nam ra ngày 20/2/2012 đăng bài "Hà Tĩnh: Nguy cơ giải thể một đơn vị Anh hùng", phản ánh về việc UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng của các lâm trường, khiến nhiều công nhân phải nghỉ việc...

Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự việc báo nêu trên, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 29/3/2012.


"Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn": ngày 7-3-2012, trên Báo Thanh Niên có đăng bài "Nữ đại gia xuất cảnh để lại món nợ lớn", phản ánh bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình An, nợ tiền thu mua thủy sản của bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến nay không trả được. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ kiểm tra sự việc báo nêu, nếu đúng phải có biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-3-2012.


Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2: Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo phản ánh của báo chí những ngày qua, ở khu vực bờ đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2, xuất hiện vết nứt, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước, khiến nhiều người dân xã Trà Dân, huyện Bắc Trà My hoang mang, lo lắng. Ngày 19/3, Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho rằng, công trình trên vẫn an toàn và “nằm trong tầm kiểm soát”.

Mộc Lan
Xem thêm →
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Toàn cảnh tham dự Hội nghị An ninh hạt nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hàn Quốc

0 nhận xét
Phát biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2, tại Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định quyết tâm của Việt Nam phát triển Chương trình điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng quốc gia. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng đã gặp và trao đổi với các vị nguyên thủ, người đứng đầu, đại diện Chính phủ các nước. Qua đó khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam cả trên phương diện song phương và quốc tế.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng, Phu nhân và Đoàn Việt Nam đến Seoul, Hàn Quốc

Chung sức vì một thế giới an toàn hơn


Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2, sáng 27/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam mong thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia và phát huy vai trò trung tâm của các thể chế đa phương toàn cầu như Liên Hợp Quốc, IAEA trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân; tăng cường mối liên kết giữa hệ thống ứng phó an ninh an toàn hạt nhân quốc tế và hệ thống điều phối nhân đạo quốc tế để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp. Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước nhất trí Thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị

Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước


Bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các buổi tiếp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Pháp Francois Fillon

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Francois Fillon nhất trí hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế để tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle nhất trí hai nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các dự án và thỏa thuận nêu trong Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Đức và kế hoạch hành động chiến lược.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal

Trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt ưu tiên hợp tác hàng đầu trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước mà Hà Lan là đối tác chiến lược của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  đề nghị EU có cách tiếp cận phù hợp, linh hoạt để hai bên có thể sớm chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA), sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam…

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.

Phát biểu tại buổi tiếp Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngài Tổng thống tiếp tục ủng hộ các chương trình hợp tác giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng gặp Thủ tướng New Zealand, Ngài John Key.

Trao đổi với Thủ tướng New Zealand John Key, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh của hai nước và trên các diễn đàn quốc tế như: Liên hợp quốc, ASEAN, EAS, ASEM, APEC…

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Australia Julia Gillard

Tiếp Thủ tướng Autsrailia Julia Gillard, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Autsrailia hiện là đối tác thương mại thứ 13 của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 5 tỷ USD năm 2011, đề nghị hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế – thương mại.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt.

Gặp Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Đan Mạch trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Pakixtan, Ngài Yousuf Raza Gilani

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani, hai bên bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác giữa hai nước đang được đẩy mạnh, trong đó kim ngạch thương mại tăng nhanh và đạt 325 triệu USD năm 2011.

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Phó Thủ tướng Anh, Ngài Nick Clegg

Tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Anh Nick Clegg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường đối thoại, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm tại các cơ chế song phương và các diễn đàn đa phương, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục…

Thủ tướng Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Lee Myung Bak đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác.

Tại buổi hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Lee Myung-bak đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác: Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển trong lĩnh vực tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn quốc, hợp tác xây dựng Vườn ươm công nghệ và Thoả thuận về việc tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Tri thức Hàn quốc.

Bạch Dương
Xem thêm →
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác hàng đầu ở châu Âu

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp, đối tác ưu tiên của Việt Nam tại châu Âu và trên thế giới.

Chiều 26/3, bên lề hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Pháp Francois Filon. Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt đẹp trên con đường tiến tới đối tác chiến lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Pháp Francois Fillon
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Pháp Francois Fillon

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp, đối tác ưu tiên của Việt Nam tại châu Âu và trên thế giới. Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Pháp trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, hàng không, vũ trụ, hạ tầng giao thông, nhà ở…

Hai Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa phong phú giữa hai nước trong thời gian qua đã góp phần thiết thực vào việc củng cố tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc, thúc đẩy giao lưu kinh tế và gắn kết cộng đồng người Việt tại Pháp với sự phát triển chung của quan hệ hai nước.

Hai Thủ tướng nhất trí hai bên tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện trong Năm Pháp – Việt 2013; đẩy mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt về khoa học và công nghệ. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, Pháp ngữ, UNESCO và cùng nhau chia sẻ quan điểm về các cơ chế quốc tế và khu vực…
Xem thêm →
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Hoạt động, điều hành nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tuần 3/3/2012

0 nhận xét
[Chuyên mục hoat dong, điều hành trong tuần của thủ tướng Nguyen Tan Dung] Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp và làm việc với lãnh đạo các nước Nhật Bản, Séc, Chile, Argentina, Hoa Kỳ. Và Yêu cầu PetroVietnam ngừng thực hiện tháp dầu khí, ký quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu…Những hoạt động, văn bản chỉ đạo điều hành nổi bật của Thủ tướng từ 18 – 24/3/2012 đã nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của nhân dân.

Lấy đất lúa phải được Thủ tướng đồng ý


Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày 19-20/3, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Một vấn đề được nhiều ý kiến tham gia thảo luận là dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học.

Theo đó, các thành viên Chính phủ đều cho rằng, xây dựng nghị định này là yêu cầu cấp bách, nhất là để giữ 3,812 triệu ha đất lúa theo mục tiêu đã được Quốc hội thông qua. Về vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ: “Dứt khoát các dự án lấy đất lúa phải có quy hoạch đã được thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trước khi phê duyệt quy hoạch. Về trường hợp buộc phải sử dụng diện tích đất lúa vì mục tiêu quốc gia, Thủ tướng đồng tình quan điểm phải có biện pháp bù đắp diện tích ngay tại địa phương đó.

Việt Nam hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước


Tiếp Nguyên Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama đang có chuyến thăm Việt Nam ngày 20/3, tại Trụ sở Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước. Cảm ơn Chính phủ Nhật Bản trong điều khiện khó khăn nhưng vẫn tiếp tục dành viện trợ ODA cho Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein.

Thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mê Công


Tại buổi hội kiến với Tổng thống cộng hoà Liên bang Myanmar Thein Sein, chiều 20/3, tại trụ sở Chính Phủ, Thủ tướng đề nghị hai bên duy trì cơ chế tham khảo chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao, thúc đẩy hợp tác trong tiểu vùng sông Mê Công (CLMV).Đồng thời, hai bên đẩy mạnh triển khai các chương trình, các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất. Khẳng định quan điểm của Việt Nam là ủng hộ để Myanmar đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg.

Doanh nghiệp Séc muốn tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam


Ngày 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg. Và bày tỏ mong muốn Séc hỗ trợ Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời khẳng định quan điểm của Việt Nam ủng hộ Séc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Karel Schwarzenberg nhấn mạnh việc các doanh nghiệp của Séc luôn coi trọng và muốn tìm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Nguyen Tan Dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Chile

Tại buổi tiếp Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique, chiều 22/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam luôn mong muốn cùng với Chile đưa quan hệ 2 nước phát triển sâu rộng, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Do đó 2 bên cần tiếp tục dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác mà tiềm năng, lợi thế còn lớn, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Chile, đưa kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước trong 5 năm tới tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Argentina và Hoa Kỳ


Chiều 23/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina và Thị trưởng thành phố New York.

Tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina, Thủ tướng khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Argentina, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai nước tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn hợp tác đa phương; thúc đẩy mạnh mẽ thương mại hai chiều, đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Argentina cao hơn con số 1 tỷ USD so với hiện nay.

Nguyen Tan Dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg.

Tiếp Thị trưởng thành phố New York, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những kết qủa tích cực trên các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Thương mại 2 chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tăng nhanh qua các năm, đạt 21 tỷ USD năm 2011, đồng thời Hoa Kỳ là nhà đầu tư đứng thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này của Thị trưởng sẽ đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Một số ý kiến, chỉ đạo Thủ tướng Nguyen Tan Dung ban hành


1. Chỉ đạo kiểm tra việc phá rừng tại Hà Tĩnh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra sự việc nêu trong bài báo “Phá rừng chắn sóng, dân thiệt, ai lợi?” đăng trên Báo Tiền Phong, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28/3/2012
2. Lập Ban tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 320/QĐ-TTg về thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11/6/1912 – 11/6/2012). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban Ban tổ chức.
3. Yêu cầu PetroVietnam ngừng thực hiện tháp dầu khí
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) không tiếp tục thực hiện Dự án “Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.
4. Bắc Ninh chuyển mục đích sử dụng đất cho 7 dự án
Ngày 20/3, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Bắc Ninh chuyển mục đích sử dụng 11,8 ha đất để thực hiện 7 dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Kiểm tra thông tin báo nêu về khu “đất vàng” bỏ hoang tại Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng kiểm tra sự việc nêu trên Báo Đời sống và Pháp luật trong loạt bài phản ánh tình trạng các khu “đất vàng” bị bỏ hoang từ nhiều năm nay trên khắp các địa bàn của Hà Nội.
6. Sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh Nam Định
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. Duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) 1 thành viên Xổ số kiến thiết Nam Định và các Cty TNHH 1 thành viên Khai thác công trình thủy lợi: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Xuân Thủy, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Thành.
7. Hỗ trợ 9 địa phương phòng, chống dịch bệnh
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 100.000 liều vắc xin LMLM type O; 52.000 liều vắc xin LMLM tam giá; 50.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 5.000 lít hóa chất Han-Iodine; 90 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 9 địa phương phòng, chống dịch bệnh.
8. Đánh giá việc thực hiện bảo lưu quyền mở dịch vụ phân phối dược phẩm
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO về nội dung bảo lưu quyền mở cửa dịch vụ phân phối dược phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài, đề xuất hướng xử lý.
9. Viện trợ 84,6 triệu USD cho dự án “Mô hình trường học mới tại Việt Nam”
Thủ tướng vừa phê duyệt danh mục Dự án “Mô hình trường học mới tại Việt Nam” do Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) viện trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB).
10. Điều chỉnh Dự án quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về khả năng cân đối vốn đối ứng cho dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội -Thái Nguyên từ kế hoạch ngân sách hàng năm và chịu trách nhiệm toàn diện về tính hiệu quả của dự án.
11. Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng” nhằm điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên than phần đất liền bể sông Hồng làm cơ sở để lựa chọn các diện tích thăm dò tiếp theo.
12. Phân bổ lại vốn dự án “Kế hoạch loại trừ Methyl Bromide”
Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc phân bổ lại vốn cho Dự án “Kế hoạch loại trừ Methyl Bromide” do Ngân hàng Thế giới (WB) viện trợ không hoàn lại.
13. Khung chính sách tái định cư Dự án Quản lý Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung chính sách tái định cư Dự án Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo Chủ đầu tư dự án phối hợp với UBND các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị ảnh hưởng của dự án theo đúng quy định.
14. Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Theo đó, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu gồm 22 thành viên do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm Chủ tịch Ủy ban.

Mộc Lan
Xem thêm →
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Chile

0 nhận xét
Chiều 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastian Pinera Echenique đang thăm chính thức Việt Nam .

Nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Sebastian Pinera Echenique sang thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Chile thời gian qua; cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Sebastian Pinera Echenique sẽ là dấu mốc quan trọng, góp phần đưa quan hệ hai nước lên bước phát triển mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Chile
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastian Piñera Echenique.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ quý báu mà Chile đã đã dành cho Việt Nam nhất là trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; khẳng định Việt Nam luôn mong muốn cùng với Chile đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, hiệu quả trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước.

Đề cập tới quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Chile, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hai bên cần tiếp tục dành ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác mà tiềm năng, lợi thế còn lớn, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung của Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Chile; đưa kim ngạch thương mại hai chiều trong 5 năm tới tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định quan điểm ủng hộ Chile mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, đề nghị hai bên triển khai mạnh mẽ hơn cơ chế hợp tác liên Chính phủ hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Chile trên các lĩnh vực nhất, là hợp tác về kinh tế.
Vui mừng được sang thăm Việt Nam, Tổng thống Sebastian Pinera Echenique bày tỏ tình cảm và lòng ngưỡng mộ đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, truyền thống, văn hiến cũng như lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng thống khẳng định Chile sẽ nỗ lực hết mình để Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam-Chile được thực thi có hiệu quả; đồng thời sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam dễ dàng hơn trong thâm nhập vào thị trường Chile.

Bên cạnh tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, Chile mong muốn tăng cường hơn nữa hoạt động đối thoại chính trị, văn hóa với Việt Nam .

Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm hai nước cần tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, phát sinh trong quá trình hợp tác, đầu tư; tăng cường hoạt động xúc tiến các chương trình hợp tác mới giữa hai nước trên các lĩnh vực./.

Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)
Xem thêm →
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Ý kiến gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chiến lược giáo dục, đào tạo

0 nhận xét
Một bài viết rất tâm huyết của một độc giả trung thành website http://thutuongnguyentandung.net/ đã gửi cho ban biên tập, Thôn làm báo xin trích đăng lại những bức xúc cũng như trăn trở của 1 người dân Việt Nam đứng trước nền giáo dục hiện tại

Kính gửi:  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

                   Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận

Tôi là phụ huynh của 2 đứa con hiện đang học phổ thông và đại học, nhưng gia đình tôi đang rất bức xúc trước việc các cháu phải học thuộc lòng quá nhiều. Ngoài ra, các cháu còn phải học thêm ở nhà. Mỗi tháng vợ chồng tôi phải bỏ ra 3 đến 4 triệu đồng thuê thầy dạy các môn mà ở lớp đã học. Người nông dân nghèo thì lấy tiền đâu để học hành như vậy? Theo tôi tìm hiểu ở lớp thì hần như tất cả các em học sinh, gia đình nào cũng phải cho con đi học thêm chính các môn cơ bản đã học ở lớp. Vậy chất lượng học ở lớp thế nào? khi Nhà nước tốn bao nhiêu tiền để trả lương cho thầy cô giáo, xây trường lớp, đóng học phí…

Cuộc sống luôn đặt ra câu hỏi cho chúng ta phải giải quyết, phải trả lời

Tôi xin gửi đến các Ngài ý kiến cá nhân của tôi về nền giáo dục, đào tạo hiện nay của nước ta như sau:

Hiện giáo dục, đào tạo của chúng ta quá thiên về học thuộc lòng, thiếu tư duy lô-gích, thiếu giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra. Và đây là lý do mà tôi cho là nguyên nhân chính dẫn tới chất lược giáo dục, đào tạo của nước ta quá lạc hậu và rất thấp so với các nước. Học thuộc quá nhiều làm cho học sinh dễ dẫn đến quay cóp khi đề thì yêu cầu học thuộc. Tạo ra thế hệ dối trá, hình thức, thụ động. Không có bản lĩnh giải quyết vấn đề.

Tôi đề xuất nên thay đổi chương trình giảng dạy của tất cả các cấp, từ tiểu học, phổ thông đến đại học và sau Đại học.

Mục đích của giáo dục đào tạo là gì?

Là tạo ra các thế hệ con em biết tư duy, biết cách giải quyết các vấn đề của cuộc đời đặt ra!

Học môn Văn không phải là học “biết để chơi” mà là “biết để làm”. Môn Văn không chỉ là môn “bồi dưỡng tâm hồn” mà quan trọng hơn là “công cụ” để học sinh có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống tâm hồn như làm ra các bài thơ, câu chuyện, kịnh bản phục vụ cuộc sống, công việc và sự nghiệp.

Học môn Toán không phải suốt ngày bắt học sinh trình bày định nghĩa, trình bày khái niệm. Làm như thế, môn Toán sẽ là một môn học rất khô khan và khiến học sinh ghét. Mà chúng ta nên dạy Toán thông qua những ví dụ, những bài toán rất gần gũi mà cuộc sống đang đặt ra cho học sinh.

Học đại số đề làm gì? nếu chỉ dạy đại số thì học sinh sẽ ngán. Nhưng nếu đưa ra 1 vấn đề sinh động trong thực tế, buộc học sinh phải tìm hiểu đại số, và vận dụng đại số. Lúc đó học sinh mới thấy ý nghĩa của đại số. Học hình học để làm gì? nếu chỉ dạy hình học, học sinh sẽ ngán. Nhưng đưa ra vấn đề đo độ cao của ngôi nhà của bạn, buộc học sinh phải tìm hiểu hình học để giải quyết bài toán thực tế trên. Lúc đó học sinh sẽ thấy ý nghĩa của hình học.

Chương trình giáo dục phổ thông và đào tạo bậc Đại học, chúng ta nên giảng dậy cho học sinh, sinh viên là “tại sao?”, “giải quyết như thế nào”, hơn là “trình bày”, “nêu khái niệm”. Làm cách này sẽ giảm tải cho học sinh, sinh viên, và công sức của giáo viên rất nhiều. Sẽ bớt đi phần học thêm đang đè nặng con em chúng ta. Chính cách giảng dạy này đang tiêu tốn đi nguồn lực rất lớn trong xã hội.

Cuộc đời luôn đặt ra những bài toán khó cần phải giải quyết

Học sinh trước khi thi Đại học, bò lăn bò lộn để ôn thi học thuộc với khối lược kiến thức cực lớn, có em còn bị thần khinh khi thi trượt Đại học. Khi thi xong rồi thì xả hơi, quên cho bằng hết. Suốt 4 đến 5 năm trời mài ghế giảng đường Đại học, vẫn là học thuộc là nhiều, tư duy thì ít! Thi vẫn “đề đóng” là nhiều! Cuối cùng, khi tốt nghiệp ra trường, các doanh nghiệp vẫn kêu la là yếu kém, doanh nghiệp phải đào tạo lại các kỹ năng. Có sinh viên còn không viết nổi bản xin việc, hoặc lý lịch cho mình, không biết thuyết trình một đề tài nào ra hồn. Tất cả là do cách giảng dạy của chúng ta bắt con em học thuộc quá nhiều hơn là tư duy.

Chúng ta đang biến cái đầu của con em chúng ta thành cái “ổ cứng” để nhớ, chứ không phải là “CPU” biết xử lý, biết giải quyết các bài toán cuộc đời đặt ra.

Đối với Học sinh thì không phải là học thuộc 1 bài thơ, bài văn. Mà là cảm nhận bài thơ đó nhưu thế nào? biết phân tích nó, và hơn hết là biết làm ra 1 bài thơ, 1 bài văn! Khi lớn lên, biết viết cách viết 1 bài báo, biết viết 1 kịch bản phim chuyện hay, biết phổ biến văn hóa Việt ra thế giới.

Nhiều em học sinh đi học khoác cặp sách to hơn người vì phải mang quá nhiều sách vở tới trường, nhìn mà thấy tội nghiệp. Có em không mang nổi phải nhờ bố mẹ mang cặp giúp mình.

Đối với Sinh viên thì không phải hãy trình bày, nêu định nghĩa….Mà hiểu vấn đề đó như thế nào? và tại sao? muốn trả lời được tại sao, buộc sinh viên phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để trả lời cho thuyết phục!

Đối với Luật sư là khi bào chữa vụ án, không ai cấm nghiên cứu tài liệu, không ai cấm nghiên cứu các Bộ luật. Vấn đề là tìm tòi, nghiên cứu các điều luật, các chứng cứ, các tình tiết để giải quyết được việc bào chữa chính xác khách quan đem lại công bằng cho thân chủ.

Đối với Kỹ sư thì không ai cấm anh ta nghiên cứu tài liệu, không ai cấm anh ta học hỏi, tìm tòi những người đi trước. Vấn đề là với những thứ đó, anh vận dụng thế nào để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật tốt, có giá trị cao. Kỹ sư ô tô thì tạo ra các chiếc xe hơn tốt. Kỹ sư đóng tàu thì tạo ra các tàu chiến, tàu khách hiện đại, phục vụ cho chính cuộc sống đang đặt ra.

Đối với nhà lãnh đạo đất nước, không ai cấm vị lãnh đạo tìm hiểu tài liệu. Vấn đề là Lãnh đạo xử lý thế nào? điều hành ra sao? quyết định và phán đoán thế nào? trước những vấn đề đặt ra của đất nước!

Hạn chế học thuộc, mà tập trung giải quyết vấn đề sẽ tiết kiệm công sức cho giáo viên, và giảm tải cho học sinh, sinh viên.

Tất cả những gì tiết kiệm được, Nhà nước bỏ ra để trả lương cao, đầu tư chất lượng cho thầy cô giáo, để hạn chế dạy thêm, mà tập trung dạy cho tốt, giúp học sinh sinh viên giải quyết được các bài toán cuộc đời đặt ra.

Tôi xin Thủ tướng và Bộ trưởng xem xét lại chương trình Giáo dục và Đào tạo hiện nay của nước ta. Nếu ta thay đổi, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực rất lớn cho xã hội. Tạo ra các thế hệ con em tài giỏi, biết giải quyết vấn đề, đưa đất nước ta tiến lên.

Nguyễn Văn Trí

Tp.HCM
Xem thêm →
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc

0 nhận xét
Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Lee Myung Bak và Phu nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3 và thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 28-29/3.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc

Ngày 11/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang Sik nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Seoul.

Một trong những nội dung thảo luận giữa lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc và Việt Nam bên lề Thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2012 tại Seoul tới đây là khả năng xúc tiến hợp tác trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tiếp theo ở Việt Nam.

Bên lề các hoạt động chính thức của hội nghị Thượng đỉnh, lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ có cuộc tiếp xúc song phương nhằm trao đổi rộng rãi về hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa

4 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong 2 ngày 19 và 20/3, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.

Chính phủ đã thảo luận về Báo cáo kết quả xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII; Tình hình triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012; Các giải pháp nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.

nguyen tan dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học.

Chính phủ nghe, thảo luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ–CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Báo cáo về việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.

Về kết quả xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, tình hình triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII và năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, công tác xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều cố gắng, góp phần xây dựng thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ năm 2007 đến năm 2011, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 75/89 dự án luật, pháp lệnh mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua (chiếm 84,26%). Riêng năm 2008, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 27 dự án, chiếm 93,1% tổng số các dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

nguyen tan dung
Toàn cảnh phiên họp

Tuy nhiên, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, hệ  thống thể chế luật pháp vẫn còn không ít bất cập, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn dài trải, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hiện nay, việc hoàn thiện thể chế được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những khâu khâu đột phá chiến lược.

Nêu rõ quan điểm cần tiếp tục đổi mới việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, có tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống, được thẩm tra chặt chẽ, khoa học; cương quyết đưa ra khỏi chương trình những dự án luật, pháp lệnh chưa hội đủ các điều kiện cần thiết.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, chuẩn bị các dự án luật có tính cấp bách để bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, 2013 và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Thảo luận về nội dung này, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh và các thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và trách nhiệm của người đứng đầu.

Đề cập đến dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng đất trồng lúa, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Nghị định, đồng thời đề nghị Bộ chủ trì soạn thảo Nghị định bổ sung các ý kiến đóng góp của các thành viên Chính phủ liên quan đến các điều, khoản của Nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa; việc quy định các trường hợp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Nhấn mạnh đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tinh thần chung trong Nghị định là phải giữ ổn định đất lúa. Khi lập quy hoạch có “đụng chạm” đến đất lúa, dứt khoát phải được thẩm định, phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Sau khi nghe các thành viên Chính phủ thảo luận về  các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong khi chờ có Luật Đất đai sửa đổi, tinh thần chung của Chính phủ kiến nghị Quốc hội là khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất vào năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật quy định, trong đó có quyền được cầm cố, thế chấp.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo này để trình Chính phủ trong phiên họp Chính phủ tới.

nguyen tan dung
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh.

Đề cập đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo theo hướng có kế thừa các quy định hợp lý, bổ sung quy định mới nhưng bảo đảm tính ổn định, không làm xáo trộn, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Tại phiên họp, Chính phủ cũng xem xét, thảo luận về các dự án luật: Luật Dự trữ quốc gia, Luật Thư viện, Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Thủ đô, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các Bộ chức năng chủ trì soạn thảo phối hợp các Bộ, ngành cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn chỉnh các dự án luật nêu trên để trình Quốc  hội.

Theo Chinhphu
Xem thêm →

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét
Thời gian qua trên mạng Internet có đăng tải bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng”. Với nội dung mang tính chất xuyên tạc, từ nội dung trên đã kích động làm lệch lạc suy nghĩ của người dân cả nước về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bất bình trước sự việc trên, độc giả Nguyễn Văn Trung (Hà Nội) đã có bài viết phản hồi đính chính về “Sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Gần đây, trên website “http://thietkewebbatdongsan.com”, có đăng tải bản cải chính thông tin của Nguyễn Hồng Hải (Giám đốc công ty TNHH phần mềm I-LAND) về sự thật lâu đài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trích đoạn: “Ngày 10/3/2012, với ý tưởng viết bài về biệt thự của người nổi tiếng, trên trang “bietthuviet.vn”, vì muốn thu hút số lượng người truy cập vào website, nhân viên Phạm Duy Khánh đã truy cập vào website phản động “một góc nhỏ”, sao chép toàn bộ nội dung bài viết “Ngắm biệt thự mới xây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” rồi đăng tải lại trên trang “bietthuviet.vn”. Với nội dung và chú thích ảnh được cho là ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất là hình ảnh cung điện Benazir Bhutto ở Dubai. Sau khi bài viết đăng lên, hàng loạt những hệ luỵ sau đó diễn ra, các blog, website đã lợi dụng, liên tục phát tán bài viết với nội dung xuyên tạc, phản động. Xét thấy hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nay chúng tôi xin cải chính thông tin và gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng Chính phủ cùng bạn đọc cả nước”.

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cải chính thông tin về ngôi biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguồn tin: http://thutuongnguyentandung.net/cai-chinh-thong-tin-ve-ngoi-biet-thu-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung.html

Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by