Một mặt, triển khai Lục quân và Không quân bảo vệ biên giới trên bộ ở phía bắc, mặt khác sử dụng Hải quân Ấn Độ phong tỏa tàu thương mại và tàu Quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Sân bay ven biển của Ấn Độ (đặc biệt là ở quần đảo Andaman Nicobar), kề sát các khu vực trọng yếu như eo biển Malacca và các eo biển khác ở Đông Nam Á, eo biển Hormuz ở Tây Á, có thể giúp Hải quân Ấn Độ tạo thành thế bao vây, phong tỏa chí tử đối với Trung Quốc.
Báo Ấn Độ viết, cùng ngày trang mạng báo “Tiên phong” Ấn Độ cho biết, để tăng cường sức mạnh trên biển, Ấn Độ đang mở rộng biên đội tàu ngầm hạt nhân của họ.
Thời gian hoạt động của tàu ngầm hạt nhân có thể vượt 3 tháng, hơn nữa không hề dễ dàng bị phát hiện, bởi vì động cơ của nó chỉ sinh ra một tín hiệu âm thanh tối thiểu, như vậy sẽ không bị máy bay và tàu thăm dò săn ngầm của kẻ thù phát hiện được.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm.
Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân lớp “Kẻ hủy diệt” (Arihanta).
Đối với vấn đề này, có nguồn tin cho biết, xét thấy sức mạnh trên biển ngày càng tăng cường của Trung Quốc, bao gồm không chỉ có tàu ngầm mà còn có kế hoạch chế tạo 2 tàu sân bay, các cơ quan quốc phòng Ấn Độ muốn áp dụng các biện pháp để làm giảm ưu thế của Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh không thể tạo ra mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của New Delhi ở Ấn Độ Dương và biển Ả-rập.
Việc tiếp tục chế tạo 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân kiểu mới không những sẽ mở rộng phạm vi chiến lược cho Hải quân Ấn Độ, mà sẽ còn giúp cho Ấn Độ bước vào liên minh hàng đầu gồm Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Anh – năm nước này đều sở hữu tàu ngầm hạt nhân tinh vi.
Báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết, trong bối cảnh lớn của kiến trúc an ninh toàn cầu hiện nay, tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt” là rất quan trọng.
Trong quá trình thiết kế tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Ấn Độ đã có được công nghệ riêng phát triển loại phương tiện máy móc phức tạp này.
Nhưng, mặc dù 3 năm trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã công khai thông tin về tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, song trên thực tế, trong kế hoạch của New Delhi, thời gian thiết kế và chế tạo tàu ngầm này đã hơn 15 năm, điểm này đã làm nổi rõ mức độ phức tạp của chương trình này.
Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.
Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.
Báo chí Ấn Độ viết, ngoài tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Hải quân Ấn Độ còn nhận được tàu ngầm hạt nhân Cheetah thuê của Nga từ tháng 1/2012, đồng thời sẽ đổi tên của nó thành Chakra.
Tàu ngầm này sẽ đến Ấn Độ vào cuối tháng 3/2012. Ấn Độ bỏ ra 2 tỷ USD, đã có được quyền sử dụng 10 năm chiếc tàu ngầm hạt nhân này. Đây là chiếc tàu ngầm thứ hai Ấn Độ thuê của Nga, chiếc thứ nhất được Ấn Độ thuê cũng trông 10 năm từ năm 1980.
Các nguồn tin tiết lộ, nó sẽ giúp rất nhiều cho Ấn Độ chế tạo, vận hành và duy trì 2 chiếc tàu ngầm mới, tránh xuất hiện tình hình kéo dài thời hạn và vượt chi tiêu theo kế hoạch mà các chương trình như này thường gặp.
Nhưng, nếu tàu chiến Trung Quốc có thể đi từ Bắc Cực vòng xuống Ấn Độ Dương, thì nó có thể đột phá sự phong tỏa trên biển của Ấn Độ, mà hiện nay toàn cầu ấm lên đã làm cho băng ở Bắc Cực tan ra, rất có thể mở ra tuyến đường hàng hải mới cho Trung Quốc.
Ngày 27/2, tại một cuộc hội thảo quốc tế ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại rằng: “Băng Bắc Cực tan ra sẽ có tác động địa chất, vùng biển “có thể hoạt động được” trên thế giới như chúng ta hiểu sẽ thay đổi. Đặc biệt là khu vực châu Á và Ấn Độ Dương, chúng ta có thể phải đánh giá lại khái niệm “tuyến đường giao thông quan trọng hiểm yếu””.
Báo Ấn Độ cho rằng, trong hơn 60 năm qua, nhiệt độ mùa đông ở Bắc Cực đã tăng từ 7 độ trở lên, làm cho lớp băng mỏng vào mùa hè dễ tan chảy hơn.
Tàu phá băng khảo sát cực địa Tuyết Long - Trung Quốc.
Trong mùa hè nóng bất thường năm 2007, mặt băng ở Bắc Cực đã giảm 1.000 km2.Theo dự báo mô phỏng khoa học tiên tiến năm 2007 của Liên minh Vật lý địa cầu Mỹ, mùa hè năm 2013 sẽ xuất hiện Bắc Cực không còn băng.
Băng tan chảy đang mở ra hai tuyến đường biển ở Bắc Cực:
Một là tuyến đường biển Tây Bắc đi từ bắc Đại Tây Dương qua các hòn đảo phía bắc Canada đến bắc Thái Bình Dương. Tháng 9/2008, MV Camilla Desgagnes trở thành con tàu thương mại đầu tiên đi qua tuyến đường này, các thuyền viên báo cáo cho biết “không nhìn thấy một tảng băng nào”.
Hai là tuyến đường biển đông bắc Đại Tây Dương, có liên quan chặt chẽ tới Trung Quốc. Tuyến đường này từ bắc Đại Tây Dương, đi qua Nga đến bắc Thái Bình Dương, sau đó kéo dài xuống biển Đông.
Tuyến đường này không chỉ vượt qua được tất cả các trở ngại mà Ấn Độ thiết lập ở Ấn Độ Dương, mà còn có thể rút ngắn khoảng cách từ Bắc Âu tới Nhật Bản, rút ngắn khoảng trên 40%, rút ngắn từ 21.000 km xuống còn 12.000 km.
Trên thực tế, sự tan chảy băng ở Bắc Cực đang làm cho vận chuyển thương mại có sự thay đổi to lớn. Các công ty hải vận trên thế giới đã chế tạo gần 500 tàu lướt băng, ngoài ra còn đang đặt mua nhiều hơn.
Báo Ấn Độ dẫn bài viết trên tờ “Thời báo Tài chính” tháng 1/2008 của giáo sư Học viện Kinh tế London Robert Wade cho biết, Trung Quốc “gần đây rất quan tâm đến mối quan hệ với Iceland, hòn đảo nhỏ này nằm ở bắc Đại Tây Dương, nằm ở vị trí chiến lược, được biết có thể phát huy vai trò quan trọng trong vận tải trên biển trong tương lai.
Trung Quốc hy vọng bắt đầu vận chuyển container ở phía bắc, hơn nữa coi các cảng nước sâu của Iceland là cơ sở cảng biển tiềm năng”. Trên thực tế, Trung Quốc đã nhận thức được ưu thế chiến lược và quân sự của tuyến đường thay thế vận chuyển thương mại. Họ đã thành lập Văn phòng khảo sát cực địa, thuộc Cục Hải Dương Quốc gia, giám sát các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm cực địa.
Trung Quốc duy trì một tiền đồn gọi là trạm Hoàng Hà ở hòn đảo Spitsbergen của Na Uy. Trung Quốc đã mua của Ukraine tàu khảo sát cực địa Tuyết Long, sau đó bỏ ra 31 triệu nhân dân tệ để cải tạo, làm cho nó có thể thích hợp với hoạt động tại cực địa. Tàu Tuyết Long đã đến Bắc Cực tiến hành 4 lần nghiên cứu quy mô lớn, lần gần đây nhất là vào năm 2011. Báo Ấn Độ viết, vùng biển Bắc Cực tồn tại sự chồng chéo tuyên bố chủ quyền và xung đột rất lớn, cho nên sự hiện diện quân sự ở đó đang gia tăng.
Sau khi Liên Hợp Quốc từ chối tuyên bố chủ quyền của Nga đối với gần 500.000 m2 vùng biển ở Bắc Cực, điện Kremlin đã điều một tàu phá băng động cơ hạt nhân và hai tàu ngầm cắm cờ Nga ở đáy biển Bắc Cực. Sau vài ngày, Nga điều biên đội máy bay ném bom chiến lược tuần tra trên Bắc Băng Dương, đây là lần đầu tiên Nga có động thái này sau Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc dường như đang vấp phải sự kềm kẹp của 2 ông lớn Ấn Độ và Nga. Điều này khiến chính quyền Trung Quốc phải thận trọng trong chiến lược của họ.
Việt Dũng - http://thutuongnguyentandung.net/nga-an-do-tao-the-phong-toa-chi-tu-doi-voi-trung-quoc.html