Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Không thể mãi lịch sự với kẻ cướp!

0 nhận xét

“Khi có tên cướp đột nhập vào nhà cướp tài sản. Nếu không đủ sức và không thể nện cho tên cướp một trận, tôi sẽ báo cơ quan công an đến can thiệp, giải quyết theo pháp luật”… Một bạn đọc đã gửi ý kiến như trên sau khi đọc bài “Trung Quốc lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa”, đăng trên báo điện tử Người Lao Động ngày 5-11.
Bài báo đã thu hút hơn 9.000 lượt người truy cập, gần 500 bạn đọc đã gửi ý kiến, bày tỏ thái độ của mình trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thực hiện các mưu đồ biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành cái gọi là thành phố Tam Sa. Với nhiều bạn đọc, hành động ngang ngược trên chẳng khắc nào của một kẻ cướp.
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo
Phần lớn ý kiến bạn đọc cho rằng, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục đường lối ngoại giao mềm mỏng nhưng kiên định trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng chúng ta càng mềm mỏng Trung Quốc càng lấn tới. Với thái độ bức xúc, bạn đọc Vũ Bằng cho rằng: “Không phải đến bay giờ Trung Quốc mới lộ rõ mưu đồ xâm phạm Hoàng Sa. Thực tế năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng sa rồi. Chẳng những xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc còn đánh chiếm một số đảo, bãi đá ngầm Trường Sa của ta và còn tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam sa với ý đồ trong tương lai sẽ thôn tính nốt các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam”. Bạn đọc Dang nói thêm: “ Từ ngàn năm, dân tộc Việt Nam có bao giờ đuợc sống yên ổn với người láng giềng phương Bắc? Lịch sử còn đó, bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu bảo vệ đất nước vẫn còn đó”.
Nếu search vào google tên “thành phố Tam Sa”, chỉ trong 0,39 giây sẽ cho ra 4,1 triệu kết quả, ngược lại “đảo Phú Lâm” là 4,67 kết quả và “Hoàng Sa” là 13,6 triệu kết quả. Hầu hết các kết quả trên đều chỉ dẫn đảo Phú Lâm hay quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên thực tế, lịch sử hai nước cũng như các tài liệu có giá trị quốc tế cũng đã chứng minh quần đảo Hoàng Sa, trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Như vậy, cái gọi là thành phố Tam Sa rõ ràng chỉ là một thành phố “chui”, không có giá trị pháp lý quốc tế. Trớ trêu thay, Trung Quốc với “đường lưỡi bò” do mình tự vẽ đang mưu đồ biến tất cả các vùng tranh chấp trên biển Đông thành cái của riêng mình.
Dù nhận thức rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng mọi người dân Việt Nam yêu nước đều hiểu rằng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc không đơn giản như cách xử của chủ nhà với một kẻ cướp. Đây là quá trình đấu tranh lâu dài và quan điểm của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam là nỗ lực ngoại giao để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
“Chúng ta có lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta không thể mãi “lịch sự” với kẻ cướp vào nhà mình”. Đó là lý do mà nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần phải có những hành động thực tế, mạnh mẽ hơn.
Duy Quốc (NLĐ)
Xem thêm các bài viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa – Trường Sa tại http://truongsahoangsa.info
Trường Sa - Hoàng Sa: Việt Nam!
Trường Sa – Hoàng Sa: Việt Nam!

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/11/08/khong-the-mai-lich-su-voi-ke-cuop/
Xem thêm →
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Không khinh mới lạ

0 nhận xét

Là mình nói về mấy chí  vừa kí cọt thư khẩn gửi chủ tịch nước xin giải cứu cho “bé” Phương Uyên.

Dân gian có câu xúi trẻ con ăn cứt gà sáp. Già  xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho,  nhét cứt gà sáp vào mồm. Vụ này, còn đầy nguyên  mồm luôn.

Tuần chay nào cũng có nước mắt.

Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.

Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô ngọng chả ra ngọng.

Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.

Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.

Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang  chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ đòn xoay chế độ như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.

Theo Blog Beo: http://blog.yahoo.com/_JMCFTDFGFUQKVYBNPFJFEJZ4WY/articles/848747/index
Xem thêm →

Bé Uyên của các nhà "Rân trủ"

0 nhận xét

Câu chuyện như sau:

Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước gài bên hông thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số truyền đơn này được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và bỏ vào một thùng cạc tông được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ sáng ngày 10/10/2012 thì số truyền đơn được bung xuống con đường dưới thành cầu An Sương .
Nguyễn Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Vụ rải truyền đơn này đưa tới việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai chính là người đứng phía sau lưng tổ chức nầy mà Bộ Công An cho là của một tổ chức đang sinh hoạt trên Paltalk.
Từ đó rộ lên những thông tin về việc Nguyễn Phương Uyên bị "bắt cóc", bị bắt vì "làm thơ chống Trung Quốc", rồi chuyện gia đình cô bé này lên BBC, RFA để tố công an bắt người trái phép và tuyên bố “gia đình tôi khẳng định chắc chắn con tôi Nguyễn Phương Uyên không thể là “tội phạm hình sự”, nếu có chăng chỉ là hành vi “thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC” chưa đúng theo định hướng!” ".
Rất nhiều bạn ngây thơ tin ngay vào cái luận điệu này của tụi rận. Từ cái luận điệu này có thể thấy được bản chất hèn hạ, dám làm mà không dám chịu của chúng. Vì sao ư? Hãy xem "truyền đơn chống Trung Quốc" của chúng là như thế này đây...

Thùng truyền đơn được rải ngày 10/10/2012
Thùng truyền đơn được rải ngày 10/10/2012

Dưới đây là những nội dung của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012:

“Hỡi đồng bào Việt Nam, hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy nhược giống nòi Việt Nam. Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm miền Nam với danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn, đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

Thay lời bình luận của  Beo: Dùng luôn luật Mỹ cho ra người rân trủ

Điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển” quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.

Nguồn: http://blog.yahoo.com/_JMCFTDFGFUQKVYBNPFJFEJZ4WY/articles/848564
Xem thêm →
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Sửa Hiến pháp: Quyền lực Thủ tướng cũng mạnh hơn

0 nhận xét

Với việc sửa Hiến pháp, không chỉ Chủ tịch nước được trao thêm quyền mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn.

Quan điểm của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đưa ra khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ngày 29/10.

TS Đinh Xuân Thảo
TS Đinh Xuân Thảo

- Dự thảo Hiến pháp có một số thay đổi, trong đó vai trò của Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, theo quan điểm của ông thế nào?

- Trong bộ máy Nhà nước lâu nay chúng ta không theo tổ chức nhà nước phân quyền nhưng có sự phân công cụ thể giữa 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp. Nhưng trước đây Hiến pháp không quy định rõ. Chính phủ chỉ nói là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Lần này mới nói rõ Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp, Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện tư pháp.

Phòng họp của Chính phủ không có ghế Chủ tịch nước

“Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc” - TS Đinh Xuân Thảo

Chủ tịch nước không thuộc 1 trong 3 cơ quan đó, nhưng có thẩm quyền đối với cả 3 nhánh trên. Chủ tịch nước xác định là người đứng đầu Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Tinh thần là giữ như cũ kể cả tên chương, nhưng làm cho rõ hơn, sâu sắc hơn như vai trò Chủ tịch nước là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh.

Ví dụ như thống lĩnh lực lượng vũ trang có nghĩa là anh nắm lực lượng vũ trang, liên quan tới việc phong hàm tướng lĩnh. Trước đây trong Hiến pháp cũng quy định như thế, nhưng trong việc thực hiện thì phân cấp cho Chính phủ (Thủ tướng), Chủ tịch nước chỉ phong từ mức Thượng tướng, đại tướng thôi. Lần này, sỹ quan cấp cao (cấp tướng) đều do Chủ tịch nước nước phong.

Quy định chung là trên tinh thần rõ hơn thôi, chứ không có gì mang tính đột biến so với chế độ hiện hành.

- Quan điểm của ông như thế nào về việc Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền triệu tập Chính phủ những vấn đề liên quan tới Chủ tịch nước?

- Về nguyên tắc, Thủ tướng do ông Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Như vậy vị trí của ông Chủ tịch nước rõ ràng cao hơn rồi. Lẽ ra Chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn.

Thế nhưng ở nước ta, do quy định không rõ, như Chủ tịch nước có quyền đến dự cuộc họp của Chính phủ hay không, và đến dự thì với tư cách nào. Như ở các nước, ví dụ tổng thống tới dự họp của nội các Chính phủ thì phải có ghế ngồi hẳn hoi ở vị trí chủ tọa, chủ trì.

Còn ở nước ta, ngay như trong phòng họp của Chính phủ, làm gì có cái ghế nào của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước đến thì có thể có ghế ngồi đối diện với Thủ tướng. Chủ tịch nước không thể ngồi cạnh hoặc ngang hàng với Thủ tướng được. Cái này thể hiện sự không rạch ròi trong phân quyền giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng, chỉ là ghế ngồi thôi, chưa nói đến công việc.

Có ý kiến đề nghị Chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì thế chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: Chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì Chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà Chủ tịch nước chủ trì.

Có những trường hợp đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho Chủ tịch nước là người quyền cao nhất đất nước về đối nội đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, nhỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao?

- Rõ ràng lần này quyền của Chủ tịch nước tăng lên nhiều?

- Không chỉ riêng Chủ tịch nước, mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề, nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện được sức mạnh hơn.

Hay như Thủ tướng chẳng hạn, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn.

Chủ tịch nước cũng mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị. Chứ không phải ông này mạnh lên có nghĩa là bớt đi quyền lực của ông kia. Tất cả đều mạnh qua quy định cụ thể.

Người ta nói “Chỉ có phân công một cách rõ ràng, rạch ròi chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người thì mới làm tốt việc giám sát lẫn nhau” vì anh A biết việc này của anh B thì cứ thế làm và giám sát. Không rạch ròi thì không biết trách nhiệm của ai, cuối cùng hòa cả làng.

Trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại Quốc hội sáng ngày 29.10, tại Chương VI quy định về Chủ tịch nước quy định rõ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Trong đó Điều 94 sửa đổi, bổ sung Điều 103 của Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Đáng chú ý, cũng theo điều này, Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn: Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân…
Xem thêm →

Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng

0 nhận xét

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Đây là một trong những điểm nổi bật được nêu trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội sáng nay 29/10.

Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Đặc biệt, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn một số thẩm quyền của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết…;

Điều 94 của Hiến pháp sửa đổi cũng quy định: “Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết: trong việc thống lĩnh lực lưỡng vũ trang, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: về vấn đề này, có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại Điều 55 của Dự thảo.

Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”, dự thảo nêu.
Xem thêm →
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

"Cõng rắn cắn gà nhà"

0 nhận xét

Mới 8 giờ sáng, ngày cuối tuần, điện thoại của anh Bảy đã rung lên ầm ĩMở máy thấy hình Sáu hiện lên chàm oàm cùng cái giọng đã thấm mùi... cay đắng: "Anh Bảy ơi! Tới quán nhậu dzới em đi. Em đang chán đời nè." 
Hoảng hốt, Tưởng thằng Sáu bị vzợ la nhiều nên tính quẫn chí muốn đi  quyên sinh, Bảy bỏ ghế, chạy tới tụt cả dép mò tời tính an ủi thằng em. Tới nơi, thấy thằng em mặt đã phừng đỏ. Dưới chân 5 cái vỏ chai beer nằm lăn lóc. Còn trên bàn, nguyên con gà cùng hơn chục chai nữa chưa kịp khui....


-Nè Sáu! Có chuyện gì mà mầy nhậu sớm vậy? Hay là hôm qua đi nhậu với tao về trễ, bị vợ la nên tính chuyện?

-Vợ em thì có gì quan trọng đâu anh! Nó la vì nó thương em thui. La chán nó lại kêu em về ngay đó mà. Em buồn là vì chuyện này nè. Chị em nhà họ Đặng có THẺ XANH của Mỹ đàng hoàng nghe. Vậy mà vẫn được làm ông bà Nghị ở nước mình đó chớ.

"À! Tưởng chuyện gì!"- Bảy thở phào

-Rồi! Tao vừa nghe nói hồi hôm qua. Chuyện nghe kể cũng lạ! Mà bà cựu Nghị Chim  không phải có quốc tịch bình thường đâu! Bà ấy được chính phủ Mỹ cấp thẻ công dân ưu tú đàng hoàng nghe. Được đi ra vô Mỹ như đi chợ, lại còn được quyền bảo lãnh cho nhiều người không quốc tịch vô Mỹ, cái này là ngon à nghe?

-Dạ! Bà ý đã bảo lãnh hơn 100 người qua Mỹ, rồi còn làm ăn kinh doanh đất đai ở bên, nghe nói lời lãi cao lắm, đển cả mấy chục triệu đô để đem về Việt Nam đó nghe. 

-Chú tin lời bà ý tới thế kia à?

-Thì em cũng nghe bà ý nói khi lên VTV phỏng vấn cái hồi... Người đương thời.

-Bà ý nói xạo! Bảy tám năm nay giá nhà đất Mỹ đã xuống không dốc không phanhđầu tư đất đai ở bển giờ chỉ .... âm vố chớ lấy đâu mà đem về. Rồi thuế nhà đất ở bển nữa, cao tới ấy phần trăm giá trị, ôm bất động sản nhiều Chính phủ bên ấy nó đánh thuế cho cũng đủ chết.

-Vậy bả lấy tiền đâu ra để mà làm cái tập đoàn Tàn Tàn hoành tráng tới thế?

-Cái đó thì anh chịu! Một con mẹ mà đến tên Bộ trưởng cũng nói sai, rồi còn cười rúc rích trước cả hàng ngàn người cùng cái camera đang truyền hình trực tiếp thì chẳng hiểu có tập đoàn nào chịu trả tiền để tư vấn, may ra thì có mấy thng ở CIA?

-CIA! Anh Bảy nói giỡn chơi! Chả lẽ CIA lại trả tiền cho bà Yến tư vấn? Mà tư vấn về cái gì?

-CIA cần gì tư vấn. Nghề của tụi nó là moi thông tin quốc  gia để chống phá. Nhiệm vụ chúng nó từ mấy chục năm nay sau khi bị tống cổ về nước nó vẫn thực hiện chiến lược là đập nát tan chế độ cộng sản. Mục tiêu của bà Chim là cái ghế trong Quốc hội, tức là tiếp cận được nhiều nguồn tin thuộc loại “tốp – xé - rịt”. Mà trước khi vào chính trường chị em nhà bà ấy đã có sẵn quan hệ với VIP rùi. Cái phí tư vấn và những ưu ái được đối xử đặc biệt bọn Mẽo dành cho chính là việc bà ta lấy thông tin cung cấp cho CIA đó.

-Kinh khủng quá! Vậy là CIA gài người tới tận Quốc Hội nhà mình.

-Có thể nói như thế! Mày không nhớ những sự kiện trước đây rồi. Sau 1975, nó có cả kế hoạch cắm người cho mười mấy năm sau và sau đó là mình phát hiện được, nếu không lúc đó cũng có cuọc nội chiến sắp diễn ra giống như Hội nghị trung ương 6 vừa rồi. 

Cái gọi là  “trung tâm thông minh của nhân loại” ấy, không những gài người mà còn cung cấp cả ngân sách. Như trường hợp của chị em nhà bà Chim, nó sẵn sàng chi chi tiền để chị em nhà bà ta đầu cơ đất đai, dựng những công trình ảo để gom tiền thiên hạ tại Việt Nam, thậm chí còn đưa cả nhóm tư vấn người Mẽo qua để tổ chức hoạt động. Chưa hết, cái trường Đại học Tàn Tàn của bà ta, có bao nhiêu sinh viên đâu mà có cả nhóm chiên – gia Mẽo qua nghiên cứu làm việc. Thằng em của bả cũng đầu tư trường đại học…..Tất cả dường như chỉ muốn phục vụ người Mẽo.  Như thế thì không hình thành một trung tâm đầu não "in – theo – lí –gền" cho bọn CIA đàng hoàng tại Việt Nam rồi còn gì. 

-Trời ơi là trời! Vậy sao Chính phủ mình không bắt luộc chúng nó đi? 

-Đối mặt với CIA thì không thể đùa được đâu chú mầy! Phải từ từ, thu gom bằng chứng cụ thể đã rồi mới làm rõ được chớ. Nhưng chú mầy an tâm đi, kinh nghiệm đối phó với CIA thì Việt Nam ta có từ lâu đời rồi. Cỡ bà Chim chớ cở cả Tổng giám đốc CIA có nhúng tay vô thì vẫn bị bại lộ thui. Mà Sáu nè, mày có nghe người đời nóithiên địa nhân hòa không? Phải đến lúc thì kim giấu đâu cách mấy cũng bại lộ, giờ nó đã lòi ra rồi thì mấy hồi mà kim nó không bị lấy mậy.

-Anh Bảy nói làm em đỡ lo phần nào! Lỡ kêu mời kêu beer kêu mồi rồi, anh Bảy ngồi lai rai với em luôn đi nha?

- Rồi! Nhưng mà nói trước à nghe! Nhậu thì nhậu nhưng phải sao để con vợ nó khỏi cằn nhằn. Rồi tới tai vợ tao, nó cũng cằn nhằn tao luôn thì mầy hết ngồi với tao đó.

-Em hiểu rồi! Em chỉ đưa bà Chim ra doạ nó thì nó thua luôn thôi mà.

-Ý mầy là đưa bà Chim doạ ra sao?

-Thì em nó với vợ em là cỡ bà Chim cao thủ vậy mà còn có cách xử lý thì mấy bà là cái gì? Xử được hết!

-Thôi tao lạy mầy! Mầy đưa bà Chim ra doạ vợ mầy, nó không nổi điên lấy ghế đập đầu mầy  thì tao là ...con gián.

-Anh Bảy cho em hỏi câu nữa! Tại sao nghe tới bà Chim, vợ em sẽ nổi điên vậy?

-Không phải chỉ vợ mày nổi điên đâu! Còn cả vợ tao, còn cả vô số đàn bà nước Nam nầy cũng sẽ nổi điên. Ai lại cùng là đàn bà con gái với nhau, không lo tề gia nội trợ, gìn giữ mồ mả cha ông lại bày đặt đi làm chánh trị, mà lại có ý đồ hoang tưởng là muốn soán ngôi nữa chứ. Mà đằng này ăn nằm với ngoại bang thì chẳng là bán nước, cõng rắn cắn gà nhà hả mầy. Thôi vô đi mầy.!

Tám (Chiên gia phá mồi) ghi

Nguồn: http://quanlambao111.blogspot.com/2012/10/cong-ran-can-ga-nha.html
Xem thêm →
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng nhẹ "nợ" khi rời ghế Trưởng ban chống tham nhũng

0 nhận xét


Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này.



Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa.
Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với 3 phương án sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ.
Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhất trí với việc sửa đổi này và cho rằng: "Việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng".
Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập, Chính phủ nêu 2 ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, đối tượng kê khai gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên; ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng kê khai cần quy định tất cả những người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 1 của Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện theo ý kiến thứ nhất.
Theo Ủy ban Tư pháp, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quan điểm kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với tính hợp pháp về tài sản, thu nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, qua Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cũng như qua kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Cả hai phương án được cơ quan thẩm tra đánh giá chưa khắc phục hết các khó khăn, bất cập song đã mở rộng được phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Đối với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, dù được quy định với 5 khoản trong một điều (điều 68) song, qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm. Ví dụ như khái niệm về người đứng đầu, khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hay Bộ trưởng...
Bên cạnh đó, ngay trong dự án Luật có những quy định còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau, đó là “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 68) và “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” (khoản 1 Điều 72).
"Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý. Thủ trưởng càng tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét.
Ngoài ra, dù bổ sung quy định quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng song quy định chung như trong dự luật chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn tới sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an và Viện KSND tối cao. Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Để khắc phục được các nhược điểm trong quá trình thực thi luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị, các nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định; bảo đảm các quy định phải toàn diện, cụ thể.
Về phạm vi sửa đổi, nhiều ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện, nhưng cũng có ý nhiều kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hóa kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.
Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.



Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by