Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

CTN Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1,3

0 nhận xét
Ngày 2/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

truong tan sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 3.

Chia sẻ với cử tri về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, Chủ tịch nước cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng hiện là vấn đề hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến cử tri cả nước để tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng tốt hơn, hoạt động phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả hơn”.

Theo ý kiến của các cử tri, mặc dù quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí là rất lớn, nhưng thực tế diễn ra vẫn nhức nhối, phức tạp, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết cử tri đều không tán thành mô hình tổ chức như hiện nay, khi thủ trưởng đơn vị lại là người đứng đầu bộ máy phòng, chống tham nhũng.

Cử tri Nguyễn Hữu Châu (cán bộ hưu trí quận 3) bày tỏ: “Nạn tham nhũng chính là cản trở lớn nhất cho công cuộc thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở nước ta". Do đó, đề nghị nên lập ủy ban chống tham nhũng với người đứng đầu và các thành viên là chuyên trách và ủy ban này có tính độc lập tương đối.

Cử tri Bùi Đức Tráng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) nhận xét, hiện chưa có cơ chế thực sự rõ ràng để người dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước khẳng định Trung ương đang lấy ý kiến về tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng, tổ chức chỉ đạo công tác này sao cho hoạt động hiệu quả. Hiện nay, còn nhiều luồng ý kiến khác nhau như giữ nguyên bộ máy hiện tại; thay đổi bộ máy theo hướng thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Trung ương Đảng; hay tham khảo các nước trên thế giới làm tốt về chống tham nhũng để lập một ủy ban độc lập hoàn toàn. Nhưng dù theo mô hình tổ chức nào thì bộ máy mới phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, cụ thể và rõ rệt hơn so với trước; đồng thời công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay phải gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng.

Trước những ý kiến cử tri về Quốc hội vẫn chưa “tự làm luật” mà phần lớn luật do Chính phủ xây dựng sau đó trình Quốc hội; tình trạng luật sau khi ban hành gặp nhiều khó khăn khi đưa vào cuộc sống.

Chủ tịch nước khẳng định, để Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò giám sát tối cao của mình, rất cần cử tri hiến kế, góp ý nhiều hơn nữa để chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi ngày càng hiệu quả. Công tác tiếp xúc cử tri hiện đang được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng như tiếp xúc tại văn phòng, theo nhóm, cá nhân, gặp riêng từng đại biểu Quốc hội, tiếp xúc cử tri tại cơ sở, khu phố, phường… Các đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe, tiếp thu, làm sao để tâm tư, nguyện vọng của cử tri, ý kiến từ cơ sở được phản ánh đầy đủ lên diễn đàn Quốc hội.

Theo TTXVN
Xem thêm →

Sức mạnh không quân Nga 2020

0 nhận xét
Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu.

Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.

Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020.

Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại.

Máy bay tiêm kích


Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc.

Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị.

Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc.

Máy bay cường kích


Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34.

Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140.

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35.

Máy bay cảnh báo sớm


Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc.

Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể".

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có.

Máy bay ném bom tầm xa


Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M ​​sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc.

Máy bay huấn luyện


Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng.

Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại.

Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140.

Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga.

Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020:

MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn.

MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m.

Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton.

Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+.

Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga.

Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi  PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.


Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển.

Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng.

Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.

IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76.


An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo.

An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra.

A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không.

Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa.


Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen.


Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ.

Hoàng Ngân (theo Topwar)
Xem thêm →
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng

0 nhận xét
Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

-> Đọc thêm: Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html

Xem thêm →

Kiều bào ủng hộ quân dân Trường Sa

0 nhận xét
Hôm qua (1/5), tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao – đã diễn ra lễ tiếp nhận tiền của một số cá nhân, tổ chức người Việt Nam tại các nước Mỹ, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thái Lan gửi ủng hộ quân dân Trường Sa.


Hưởng ứng đợt phát động "Vì biển đảo thân yêu" của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban), liên tục trong thời gian qua, nhiều cá nhân và tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài đã thông qua Uỷ ban tích cực ủng hộ chia sẻ với quân dân huyện đảo Trường Sa.

Nhân dịp về tham dự cùng Đoàn công tác của Ủy ban ra thăm quân dân huyện đảo Trường Sa, một số cá nhân, tổ chức người Việt Nam tại Mỹ, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thái Lan đã chuyển tới Ủy ban số tiền tương đương 516 triệu VNĐ (theo tỷ giá ngày 1/5) để nhờ gửi ủng hộ quân dân Trường Sa.

Thay mặt lãnh đạo Ủy ban, ông Trần Công Thịnh - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban - đã tiếp nhận số tiền trên. Ông Thịnh cảm ơn tình cảm, sự sẻ chia của các cá nhân và tổ chức kiều bào và hứa sẽ chuyển số tiền trên tới quân dân Trường Sa trong thời gian sớm nhất.

Hải Yến
Xem thêm →

PTT Nguyễn Thiện Nhân: phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

0 nhận xét
Nghị định số 38/2012/NĐ của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành ngày 25/4. Trước đó, Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn 2030 cũng đã được phê duyệt. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

* Phóng viên (PV): Thưa Phó Thủ tướng, chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại thu hút sự quan tâm đặc biệt, không chỉ của dư luận mà cả của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Những vấn đề thiết thân hàng ngày, tưởng là nhỏ như việc ăn uống của người dân, đã trở thành vấn đề nghị sự quốc gia, xin Phó Thủ tướng chia sẻ ý kiến về vấn đề này?

* Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (Phó Thủ tướng): Bản chất chế độ xã hội của chúng ta là chăm lo cuộc sống cho toàn dân. Bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, việc làm thế nào để đảm bảo bữa ăn ngon, an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi gia đình và cả quốc gia. Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn rất nhiều vấn đề ngổn ngang mà dư luận xã hội rất quan tâm. Ý nghĩa của an toàn vệ sinh thực phẩm không phải là chuyện nhỏ mà là vấn đề rất lớn. Quốc hội vừa thông qua Luật an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó ngày 4/1/201, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn 2030.

* PV: Xin Phó Thủ tướng cho biết, tại sao trong Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm có tính đến tầm nhìn 2030?

* Phó Thủ tướng: Chính phủ phải định hướng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ đến năm 2020 mà kéo dài đến tận 2030, cho thấy những khó khăn, bất cập của vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm không thể giải quyết nhanh một sớm một chiều, mà phải có Tầm nhìn dài hạn. Gần đây nhất, ngày 25/4 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và chỉ sau 01 ngày Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn về sinh thực phẩm đã tổ chức họp định kỳ thông qua cầu truyền hình, với khoảng 1000 cán bộ quản lý nhà nước các cấp đã tham gia cuộc giao ban trực tuyến này.

* PV: Phó Thủ tướng là Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm, Phó Thủ tướng có nhận xét và đánh giá như thế nào sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm?

* Phó Thủ tướng: Ban chỉ đạo Quốc gia an toàn thực phẩm đã hoạt động được 4 năm và thời gian trước đó, cho thấy sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các đoàn thể đã ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những khó khăn cần giải quyết, cũng nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu năm 2011, số vụ ngộ độc, số người ngộ độc và số người tử vong do ngộ độc thực phẩm đều đã giảm, đặc biệt số người tử vong vì ngộ độc thực phẩm giảm gần một nửa so với thời gian trước đó. Điều này hết sức có ý nghĩa vì không gì có thể thay đổi, đo đếm được bằng tính mạng người dân. Bên cạnh đó, số vụ thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất chăn nuôi, chế biến thực phẩm đã diễn ra thường xuyên và công tác giám sát cũng liên tục được mở rộng về quy mô, năm sau cao hơn năm trước nhiều lần. Kết quả đánh giá năm 2011 cho thấy nhận thức của người chế biến và tiêu dùng: thế nào an toàn thực phẩm đã đạt trên 80%. Từ nhận thức đúng về an toàn thực phẩm, các địa phương đang triển khai một số mô hình khá hiệu quả. Ví dụ tại TP.Hồ Chí Minh đã hình thành hệ thống các chuỗi liên kết 3 NHÀ, từ cung cấp đến chế biến và ra chợ cho 3 mặt hàng chính là rau, thịt, cá. Hoặc Hà Nội có mô hình thực phẩm đường phố an toàn từ 74 xã, phường, đến nay là hơn 100 đơn vị tham gia và sẽ tiếp tục triển khai.

* PV: Thưa Phó Thủ tướng, những chính sách và giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm chúng ta đang triển khai đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra? Nguyên tắc an toàn thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” được triển khai thực hiện như thế nào nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu?

* Phó Thủ tướng: Nhóm giải pháp thứ nhất là: Chiến lược quốc gia về An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn 2030 ra đời cùng Nghị định, các thông tư liên tịch, nhằm hướng dẫn cụ thể thi hành Luật an toàn thực phẩm, cho thấy chưa bao giờ hệ thống luật pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm của chúng ta lại đồng bộ và đầy đủ như bây giờ. Theo đó, tại cuộc giao ban về an toàn thực phẩm vừa qua, Chính phủ yêu cầu từ nay đến quý III/2012, tất cả các tỉnh, thành phố phải hoàn thành xây dựng Kế hoạch 4 năm về an toàn vệ sinh thực phẩm, giai đoạn 2011-2015. Từ đó xác định mục tiêu cụ thể của mỗi địa phương về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là cơ sở rất quan trọng để các địa phương quyết định giải pháp trọng điểm và phối hợp với các ban, ngành trong thực hiện mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2015-2020.

Nhóm giải pháp thứ hai là: Chúng ta cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Trên cơ sở kinh nghiệm đã làm vừa qua để thực hiện sự phối hợp tốt hơn nữa, đặc biệt giữa các Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

Nhóm giải pháp thứ ba là: Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi về an toàn thực phẩm và cụ thể hóa theo từng điều kiện địa phương. Đề nghị năm nay các địa phương tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là rau an toàn và thực hiện cuộc vận động Nói không với sản xuất rau không an toàn để người dân đi chợ yên tâm; Không buôn bán dưới mọi hình thức những phụ gia thực phẩm bị cấm kinh doanh và không an toàn; Nói không với giết mổ không an toàn. Đề nghị Bộ Công Thương từ việc làm thí điểm mô hình chợ an toàn tại 6 tỉnh giáp biên giới, trong năm nay tiếp tục nhân rộng mô hình chợ an toàn; tăng cường lực lượng chuyên trách làm công tác an toàn thực phẩm, nhất là trong quản lý nhà nước, đặc biệt những người làm thanh tra; đồng thời thực hiện công bố xếp hạng Chỉ số an toàn thực phẩm cấp địa phương và quốc gia. Chúng ta coi trọng sức khỏe của người dân Việt Nam, đồng thời coi trọng sức khỏe người dân các nước mà Việt Nam xuất khẩu. Vừa qua, chúng ta bắt đầu triển khai cam kết là thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam phải được công bố xuất xứ hàng hóa và ngược lại hàng hóa Việt Nam cũng chấp nhận các quốc gia kiểm tra công khai xuất xứ hàng hóa. Theo Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm, Việt Nam xác định, địa phương nào có dân số từ 2 triệu người trở lên phải có phòng thí nghiệm kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; tỉnh nào ở biên giới phải có phòng thí nghiệm, cùng với làm tốt công tác vận động đăng ký sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

* PV: Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng./.
Nhật Minh (thực hiện)
Xem thêm →

Mỹ và Nga thiết lập đường dây nóng cho các cuộc tấn công không gian mạng

0 nhận xét
Trung tâm giảm thiểu thảm họa hạt nhân (NRRC) được thành lập năm 1988 bởi Bộ Ngoại giao Mỹ đã cung cấp một đường dây trực tiếp liên lạc giữa Mỹ và Nga. Nó được thiết kế để ngăn chặn những hiểu lầm giữa hai cường quốc hạt nhân trong thời kì chiến tranh lạnh. Tuy nhiên giờ đây tình hình đang thay đổi,an ninh mạng đang trở nên rất nóng đặc biệt giữa các cường quốc bởi các cuộc tấn công xuyên quốc gia diễn ra gần như hàng ngày. Mới đây NRRC đã cung cấp thêm một kênh liên lạc mới cho việc trao đổi thông tin về các cuộc tấn công không gian mạng.


Các kênh liên lạc an toàn này sẽ cho phép hai quốc gia nắm rõ tình hình các cuộc tấn công mạng giữa hai nước để tránh tình trạng tấn công leo thang, tuy vậy chỉ có những cuộc tấn công nhằm vào chính phủ hai nước mới thuộc nhiệm vụ của NRRC. Ý tưởng này ban đầu cho phép một kênh liên lạc song phương giữa ba nước Mỹ,Nga,Trung Quốc nhưng việc đàm phán với Trung Quốc diễn ra chậm chạp và có vẻ Trung Quốc không mặn mà lắm. Hiện tại các thỏa thuận giữa Mỹ và Nga đã sẵn sàng và sẽ được hoàn tất trong vài tuần tới.

Theo: TheVerge
btahdvnbits@HDVNbits
Xem thêm →

Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận lỗi với dân

0 nhận xét
Sau khi bị hàng loạt đại biểu chất vấn chuyện thu phí đường bộ, Bộ trưởng GTVT khẳng định không đi ngược lợi ích người dân, đồng thời nhận lỗi về chất lượng công trình.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dân ủng hộ mới thu phí

Trong phiên chất vấn sáng 24/4, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thị Minh đều cho rằng quỹ bảo trì đường bộ là cần thiết để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông. Đến buổi chiều, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đọc to tin nhắn của một cử tri gửi ông nhờ chuyển đến Bộ trưởng Thăng:

“Sao không bắt những chủ đầu tư làm cầu, đường kém chất lượng để hư hỏng tự bỏ tiền ra sửa, mà lại thu tiền của dân? Dân khổ quá rồi, đừng thu thêm phí nữa!”

ĐB Phùng Văn Hùng, Ủy viên UB Kinh tế QH cũng chỉ ra một loạt vướng mắc sẽ nảy sinh khi thu phí: phí cao khiến dân ngại mua xe, nhà sản xuất có hạ giá cũng không bán được, thuế nộp vào ngân sách giảm; người dân dùng nhiều loại ô tô, mới, xịn cũng có mà cũ, rẻ cũng có, đều phải nộp phí như nhau.

Như Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Hà Thị Liên nói thì “có gia đình chắt bóp mới mua được một cái ôtô ‘còi’ mà mỗi năm nộp phí 20-50 triệu đồng, số tiền không nhỏ, sẽ rất khó khăn”.

ĐB Dương Trung Quốc thì thắc mắc trong khi số lượng ô tô tăng lên là một hướng đúng, cần khuyến khích thì lại thu phí để hạn chế.

Ông Phùng Văn Hùng nhận định nếu ô tô tăng dẫn đến các vấn đề giao thông thì là do quy hoạch, quản lý kém, “là lỗi của nhà nước chứ đâu phải lỗi của dân, xe mua về đã chịu thuế cao, giờ lại gánh thêm phí”.

Ông Hùng cảm thấy Bộ GTVT và các bên liên quan “chưa cân nhắc thực sự kỹ lưỡng” khi xây dựng chính sách này.

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình rằng tất cả các giải pháp Bộ GTVT đang triển khai là để thực hiện các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Ông Thăng dẫn một loạt nghị quyết từ năm 2002 đến nay, cũng như nghị quyết của QH đồng tình với các giải pháp giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông mà Chính phủ báo cáo.

Tuy nhiên, ông Thăng nhấn mạnh tất cả mới chỉ là chuẩn bị, việc thực hiện phải đúng quy trình, quy phạm pháp luật cũng như phải đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân. “Các văn bản đưa ra phải được lấy ý kiến người dân, dân đồng tình ủng hộ mới triển khai thực hiện”.

“Bộ GTVT không làm gì trái với quy định pháp luật, cũng như không đi trái lại nguyện vọng chính đáng và lợi ích của người dân”, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.

Nhận lỗi trước dân về chất lượng công trình


ĐBQH Dương Trung Quốc

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh lấy tình trạng xuống cấp của mặt cầu Thăng Long để đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình giao thông của Bộ GTVT.

“Cầu, đường do nước ngoài làm từ những năm 1960 đến nay vẫn tốt, sao cầu, đường ta làm mới vài năm đã xuống cấp trầm trọng?”, ông Quốc Anh nhận định chất lượng công trình giao thông đã trở thành “đại vấn đề”, không khắc phục được thì “thu bao nhiêu phí bảo trì cũng vô ích”.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, ủy viên UB Quốc phòng - An ninh QH, chỉ ra tình trạng các công trình giao thông thi công không đảm bảo các yêu cầu an toàn, dẫn đến những tai nạn thương tâm và tâm lý bức xúc trong dư luận.

Trả lời vấn đề này, trước hết Bộ trưởng Thăng cung cấp thông tin về tình hình sửa chữa cầu Thăng Long: cây cầu nằm trong 5 công trình lớn qua kiểm tra tổng thể chất lượng có phát hiện vấn đề. Nguyên nhân sơ bộ xác định là do công nghệ và vật liệu thi công thiếu đồng bộ.

Ông Thăng cho biết Bộ đang tìm mọi biện pháp để khắc phục, nhưng nhận định đây là vấn đề kỹ thuật khó, nan giải. Bộ GTVT “xin phép” tiếp tục nghiên cứu để sớm tìm cách xử lý.

Bộ trưởng Thăng thừa nhận chất lượng công trình giao thông đang là vấn đề bức xúc, Bộ GTVT đã nhận thức được tồn tại này, đã lấy hai năm liên tiếp từ 2011 làm Năm chất lượng công trình giao thông.

“Tôi thay mặt Bộ GTVT nhận lỗi trước nhân dân là còn để tình trạng tiến độ công trình chậm, chất lượng công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu”, ông Thăng nói. “Chúng tôi đang từng bước khắc phục để sử dụng tiền ngân sách nhà nước, tiền nhân dân đóng góp vào đúng chỗ”.

Phiên giải trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng trước UB Pháp luật QH đã có 14 ĐB đặt 40 câu hỏi. Ông Thăng và đại diện các cơ quan liên quan đã trả lời hết, tuy còn nhiều câu chưa rõ ràng như người chủ trì, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý, nhận định.

Có ý kiến nhận xét “vấn đề gì Bộ trưởng cũng nói đang xây dựng đề án”, song theo ông Lý, các vấn đề của ngành giao thông không thể giải quyết ngày một ngày hai, hay một mình Bộ GTVT, một mình Bộ trưởng Thăng có thể giải quyết, mà cần cả xã hội vào cuộc với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Chung Hoàng - Ảnh: Quang Khánh
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by