Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ tưởng niệm 14 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

0 nhận xét
Nhân 14 năm ngày mất của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998-27/4/2012), chiều qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên tại nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư, thôn Yên Phú, xã Giai Phạm huyện Yên Mỹ.

Truong Tan Sang

Cùng dự lễ dâng hương có ông Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Thông, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên.

 Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, cán bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ đã dâng hương bày tỏ lòng thành kính sâu sắc đối với người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất đã đóng góp nhiều công lao to lớn cho quê hương, đất nước.

Cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mãi mãi gắn liền với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng đem hết sức lực cống hiến cho Đảng và nhân dân, đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết.

Cả cuộc đời hoạt động và cống hiến cho cách mạng, dù bận lo công việc chung cho đất nước, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn dành sự quan tâm, theo dõi từng diễn biến của quê hương Hưng Yên. Mỗi lần về thăm quê nhà, ông động viên cán bộ và nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, tăng cường đoàn kết, làm tốt công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  đã dành thời gian hỏi thăm tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên, nói chuyện với lãnh đạo tỉnh và cán bộ, nhân dân địa phương./.

Thu Hòa

Xem thêm →

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại đảng viên trẻ Thủ đô

0 nhận xét
Tối 22-4, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt 1.000 đảng viên trẻ Thủ đô xuất sắc và tuyên dương 100 đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu. Dự buổi gặp mặt này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng. [Thôn làm báo] Hà nội mới xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Trước hết, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các đồng chí và qua các vị đại biểu, các đồng chí đến toàn thể thế hệ trẻ Thủ đô thân yêu của chúng ta lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất.

Tôi rất hoan nghênh Thành đoàn Hà Nội đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp mặt 1.000 đảng viên trẻ xuất sắc của Thủ đô, nhằm tôn vinh, biểu dương các đảng viên tốt và khích lệ phong trào phấn đấu gia nhập Đảng, tham gia công tác xây dựng Đảng, đúng vào dịp toàn Đảng, toàn dân ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".


Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng. Ảnh: Viết Thành

Tôi được biết các đồng chí đã hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khá sớm. Hội nghị Trung ương 4 họp từ ngày 26 đến 31-12-2011. Ngày 6-1-2012, Ban Thường vụ Thành đoàn đã thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 4 và bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư đến cán bộ chủ chốt của Thành đoàn và các cơ sở trực thuộc. Lúc bấy giờ chưa có Nghị quyết chính thức của Trung ương. Sau khi có Nghị quyết, ngày 12-3 các đồng chí đã tổ chức quán triệt nội dung, tinh thần Nghị quyết đến toàn thể cán bộ cơ quan Thành đoàn, chỉ đạo Ban Thường vụ Thành đoàn nghiên cứu sâu nội dung Nghị quyết. Ngày 25-3 đã tổ chức tọa đàm "Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay". Điều đó thể hiện sự nhạy bén của Thành đoàn, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, thể hiện tình cảm đối với Đảng và trách nhiệm của Đoàn với công tác xây dựng Đảng. Tôi đánh giá cao tinh thần và việc làm này của các đồng chí.

Tôi biết Hà Nội hiện nay có 34 vạn đảng viên; 62 vạn đoàn viên, thanh niên; 2,4 triệu thanh niên, thế mà chúng ta chỉ chọn được có 1.000 đảng viên trẻ xuất sắc, như vậy chắc là phải lựa chọn cẩn thận lắm. Các đồng chí ngồi đây thực sự là những hạt giống quý của Đảng, là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của thế hệ trẻ Thủ đô. Có phải thế không? Tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương các đồng chí - những chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mình. Tôi nghĩ, đã là đảng viên cộng sản thì không có sự phân biệt trẻ hay già, nam hay nữ, không phân biệt cấp bậc, chức vụ, cương vị công tác... Dù ở vị trí nào, làm công việc gì, tất cả đều có một mẫu số chung, tiêu chí chung để đánh giá, đó là có thực sự đóng được vai trò tiên phong, gương mẫu không? Trong Điều lệ Đảng đã xác định, đảng viên trước hết phải tiên phong, gương mẫu. Tiên phong có nghĩa là đi đầu; gương mẫu tức là làm mẫu, làm gương cho người khác noi theo. Tiên phong cả về tư tưởng, sự hiểu biết và về hành động thực tế; những nơi nào khó khăn nhất, gian khổ nhất, hy sinh nhiều nhất cần có mặt của đảng viên. Gương mẫu cả trong việc làm, trong đời sống thường ngày, từ phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, cư xử đều phải gương mẫu. Ai làm được điều đó thì đều là vẻ vang.

Các đồng chí được tuyên dương lần này đều là những đảng viên trẻ, cao nhất cũng mới ngoài 30 tuổi, nhiều đồng chí mới ngoài 20 tuổi, rất trẻ, đang ở giai đoạn hết sức sung sức, triển vọng phát triển còn rất dài. Các đồng chí còn nhiều cơ hội, điều kiện để cống hiến, trưởng thành, để đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chắc các đồng chí cũng nghĩ như tôi, đây mới chỉ là cố gắng bước đầu, chặng đường trước mắt còn gian nan lắm, còn dài lắm, cho nên ta không thỏa mãn với những gì đã làm được mà phải tiếp tục học tập, rèn luyện, tu dưỡng nhiều lắm. Nếu làm khoa học, làm quản lý, làm lãnh đạo thì phải lao tâm khổ tứ, ngày đêm suy nghĩ, trăn trở, tìm mọi cách sáng tạo để thúc đẩy công việc. Nếu là người lao động bình thường thì hết lòng, hết sức tận tụy để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất, đóng góp được nhiều nhất.

Một điều hết sức có ý nghĩa nữa là hôm nay chúng ta tổ chức buổi gặp mặt này đúng vào ngày 22-4, kỷ niệm 142 năm Ngày sinh của V.I.Lenin và sắp tới là kỷ niệm 122 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chắc không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta biết, Lenin là lãnh tụ thiên tài, một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị lỗi lạc, nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Lenin đã bổ sung, phát triển học thuyết của Marx và Engels về chủ nghĩa xã hội khoa học và đề ra lý luận về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về xây dựng Đoàn Thanh niên và nhiệm vụ của thanh niên. Lenin đặc biệt nhấn mạnh, trong điều kiện đảng cầm quyền, phải đề phòng và chống được hai nguy cơ lớn nhất: đó là sai lầm về đường lối chính trị và sự quan liêu, xa rời quần chúng. Sau này Bác Hồ cũng nhiều lần cảnh báo như vậy. Đây là hai nguy cơ lớn nhất sẽ làm tiêu vong Đảng và mất luôn cả chế độ. Chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, chính là làm theo lý luận Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Còn riêng đối với Đoàn Thanh niên và nhiệm vụ của thanh niên, Lenin cũng nhiều lần căn dặn: Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên là giúp Đảng đào tạo thế hệ những người cộng sản trẻ tuổi để mang lá cờ của Đảng đến đích cuối cùng; Đoàn Thanh niên là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Có người hỏi Lenin nhiệm vụ của thanh niên là gì thì Lenin trả lời chỉ có một chữ thôi. Đó là: Học! Người còn nhấn mạnh: "Học, học nữa, học mãi!". Chống bệnh "kiêu ngạo cộng sản". Tôi hiểu nội dung học tập là học tập chủ nghĩa Marx - Lenin, chủ nghĩa xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Học trong nhà trường, học trong thực tiễn cuộc sống, học quần chúng, học nhân dân và học chính những tấm gương tốt trong đời sống thường ngày. Đoàn Thanh niên phải tập hợp, thu hút thanh niên tham gia các phong trào hành động cách mạng để rèn luyện, giáo dục chứ không phải học chay. Các đồng chí có mặt ở đây hôm nay phải nêu gương cho người khác học và chúng ta học tập lẫn nhau. Đặc biệt là học Lenin, học Bác Hồ, vừa học vừa làm theo, để chúng ta trở thành những người có ích. "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!". Chắc các đồng chí hát mãi bài này rồi phải không, trước đây các chiến sĩ cách mạng hát cả trong nhà tù. Điều mà Lenin dạy sâu sắc lắm, hôm nay được các đồng chí trao đổi vấn đề này, tôi rất phấn khởi, rất xúc động.

Nhiệm vụ sắp tới còn nặng nề lắm, chúng ta có biết bao nhiêu việc phải làm. Rất hoan nghênh Đoàn Thanh niên nói chung trong đó có Đoàn Thanh niên của Hà Nội nói riêng, trong thời gian vừa qua đã hưởng ứng rất tích cực Nghị quyết của Đại hội XI, các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của thành phố, triển khai các công việc với nhiều sáng kiến sáng tạo. Các phong trào Thanh niên tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông... và nhiều phong trào lớn lao khác của Thủ đô đang rất tốt, đang có khí thế. Nếu các đồng chí hưởng ứng nhiệt tình tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 thì tôi rất hoan nghênh. Tôi đề nghị việc tuyên dương 1.000 đảng viên trẻ xuất sắc cũng như phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" của Thủ đô ta cần được nhân rộng để mọi người cùng học tập, cùng làm theo, lồng trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ mà Trung ương và Thành ủy Hà Nội đang tích cực chỉ đạo thực hiện.

Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn đặt niềm tin yêu vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có thanh niên Thủ đô Anh hùng của chúng ta. Đồng thời cũng đòi hỏi, kỳ vọng Đoàn phải làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đào tạo lớp lớp thanh niên trở thành những chiến sĩ tiên phong, mang lá cờ của Đảng và Bác Hồ tới đích cuối cùng.

Với tất cả niềm tin yêu, hy vọng, thân thiết nhất, một lần nữa xin chúc mừng các đồng chí được vinh danh là đảng viên trẻ xuất sắc, đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu; mong rằng sắp tới các đồng chí sẽ đạt được nhiều thành tích to lớn hơn nữa, tiến bộ hơn nữa để buổi gặp mặt hôm nay của chúng ta thật sự có ý nghĩa và tác dụng thiết thực. Chúc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội xung kích của cách mạng; thanh niên là rường cột của dân tộc, là người chủ tương lai của nước nhà! Nhất định các đồng chí phải làm chủ nước nhà một cách chắc chắn nhất.
Xem thêm →
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Đại thắng Mùa xuân 1975: Thắng lợi của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh

0 nhận xét
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy oanh liệt mùa xuân 1975 là một trong hai sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX. Chỉ trong 57 ngày đêm (4-3 đến 30-4) tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đã đập tan đội quân tay sai Mỹ đông hơn một triệu tên, đánh đổ chính quyền Ngụy đã từng tồn tại 21 năm, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thắng lợi to lớn này đã khép lại một giai đoạn lịch sử chia cắt đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Việt Nam: Dân tộc được độc lập, Tổ quốc được thống nhất, hòa bình, trường tồn, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam, một nước nhỏ và nghèo, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và hiện đại của một siêu cường là đế quốc Mỹ, làm chấn động địa cầu, là sự kiện chưa từng có, khiến cho nước Mỹ bàng hoàng, thế giới kinh ngạc. Mỹ chưa bao giờ thừa nhận chúng thua, nhưng khi ta giải phóng hoàn toàn miền Nam trong mùa xuân 1975 đại thắng, thì Ních Xơn, một trong năm Tổng thống Hoa Kỳ, chua chát thú nhận: “Tấn thảm kịch Việt Nam đã làm tổn thương nước Mỹ, làm tổn hại chúng ta trong con mắt bạn bè nước ngoài, hạ thấp chúng ta trong con mắt đối phương. Nhưng nó làm tổn thương chúng ta nhiều nhất ở trong nước. Sự thất bại của chúng ta ở Việt Nam làm hổ thẹn một nước mà không mấy khi thất bại”. Và ngày nay “nước Mỹ đang trong cơn đau dữ dội của Hội chứng Việt Nam”(1).

Quân giải phóng vào Buôn Mê Thuột

Người chiến thắng, kẻ thua trận đã được minh định rõ ràng, chứ không phải chỉ Việt Nam tuyên truyền là mình chiến thắng. Có điều lạ là kẻ thua không biết vì sao họ thua, vì sao Việt Nam chiến thắng? Câu hỏi này cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ đối với một số nhà chính trị, quân sự, chuyên gia Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa, trái hẳn với nhân đạo, đối lập với nhân dân. Đã phi nghĩa thì những chiến lược gia Mỹ dù có thông thái, tài ba đến đâu cũng không thể giúp cho chính quyền Oasinhtơn vạch ra được một chiến lược, một kế hoạch đúng đắn. Vì họ luôn duy ý chí, không nắm được quy luật khách quan của chiến tranh và bị quy luật ấy chi phối, tác động, khiến binh lính Mỹ ở chiến trường luôn luôn bị động, phải hành động theo sự điều khiển của đối phương, phải đánh theo cách đánh của đối phương trong suốt cuộc chiến tranh. Song, yếu tố nào, nguyên nhân nào đưa nhân dân, dân tộc Việt Nam đến chiến thắng vẻ vang mang tầm vóc thời đại và ý nghĩa quốc tế to lớn đó?

Sư đoàn 2 tiến vào Đà Nẵng

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố chính tạo nên sức mạnh Việt Nam và cũng là nguyên nhân quyết định nhất của chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, chiến thắng 30-4-1975 nói riêng. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là Người đã vận dụng bài học lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa để huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến và cùng với Đảng, Người đề ra đường lối giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do một Đảng lãnh đạo, một Nhà nước điều hành thống nhất. Đó là sự sáng tạo đặc sắc về Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng ta, dân tộc ta. Tiếp thu những kinh nghiệm của người xưa, chắt lọc, tìm ra cái mới đúng với quy luật được cả xã hội và bạn bè trên thế giới đồng tình ủng hộ, để đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng hội tụ sức mạnh chiến thắng ngày 30-4-1975, làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, là một sự sáng suốt rất không đơn giản. Từ trong đường lối chung đó, Đảng ta mà tập trung là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đề ra nghệ thuật của cuộc kháng chiến là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện; thắng địch từng bước, quân sự, chính trị song song trên ba vùng chiến lược, kết hợp nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, đánh Mỹ, nhưng phải bảo vệ hậu phương chiến lược miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa…

Quân giải phóng tiến vào Huế

Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng của mọi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Không có nền tảng đó thì không có chiến thắng ngày 30-4. Nền tảng đó đã giáo dục, động viên toàn dân tộc đoàn kết thống nhất, phát huy cao độ nội lực, tự nguyện kháng chiến chống giặc ngoại xâm, diệt trừ nội phản, vì một lẽ sống còn: Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Cũng chính nền tảng ấy đã tạo ra sức mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương tại chỗ miền Nam, huy động được sức mạnh quốc tế và sức mạnh thời đại kết hợp với sức mạnh dân tộc thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc Mỹ. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế và thời đại là một yếu tố mà nếu thiếu nó thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn không dễ vượt qua. Chính trên cái nền tảng ấy mà Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân, toàn quân nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, đánh bại địch từng bước, đẩy lui chúng từng phần để tạo ra những thời cơ mới có lợi cho cuộc kháng chiến. Năm 1972, sau khi đánh bại quân chủ lực Ngụy Sài Gòn ở Quảng Trị, Đắc Tô – Tân Cảnh, Lộc Ninh và đánh thắng cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội – Hải Phòng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, ta đã tạo ra tình thế cách mạng trực tiếp rất thuận lợi. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương tiếp tục cuộc tiến công, đánh chiếm Thượng Đức (Quảng Nam) và Phước Long, qua đó rèn luyện bộ đội ta, thử sức quân chủ lực Ngụy, thăm dò thái độ của Mỹ khi ta đánh lớn. Cuộc tiến công Thượng Đức và Phước Long thắng lớn, tạo ra thời cơ mới, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định nắm lấy thời cơ tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong hai năm 1975, 1976; mở đầu đánh ở Tây Nguyên, mục tiêu then chốt là Buôn Ma Thuột. Nhờ quyết định và hành động đúng thời cơ, nên chỉ trong 33 tiếng đồng hồ từ ngày 10 đến 11 tháng 3, ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột – một trung tâm chính trị, quân sự của Mỹ, Ngụy ở Cao nguyên Trung phần.

Cuộc nổi dậy của nhân dân Mỹ Tho

Hai ngày sau giải phóng Buôn Ma Thuột, quân ta tiếp tục tiến công địch từ ngày 14 đến 17-3, quân ta tiêu diệt Sư đoàn 23 Ngụy, giải phóng tỉnh Đắk Lắk. Ngụy quyền, Ngụy quân Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, vội vã rút chạy khỏi Tây Nguyên, mở đầu bước suy sụp mới của địch. Trận Buôn Ma Thuột từ thắng lợi của một chiến dịch trở thành thắng lợi chiến lược. Ngày 18-3, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định bổ sung phương án giải phóng miền Nam trong năm 1975 thay cho phương án giải phóng miền Nam trong hai năm trước đây và ra lệnh tiến công Huế, Đà Nẵng. Ngày 25-3, ta giải phóng Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi; cùng trong ngày này, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. Bốn ngày sau giải phóng Huế, ta giải phóng Đà Nẵng. Các ngày 30, 31 tháng 3 và ngày 1, 2, 3 tháng 4 ta giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, quân cảng Cam Ranh. Dải đất miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và Tây Nguyên sạch bóng quân thù, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng chiến lược hoàn toàn có lợi cho cách mạng miền Nam. Địch sa sút và tan rã lớn. Ta càng đánh càng mạnh. Cuộc chiến tranh cách mạng đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt một ngày bằng 20 năm.

Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Xuân Lộc

Thời điểm mở cuộc Tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch đã chín muồi, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn – Gia Định trong thời gian sớm nhất – chậm nhất là trong tháng 4-1975 không thể để chậm. Thực hiện quyết tâm của Đảng, ngày 7-4, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho 5 cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Các cánh quân của ta trong đêm 7-4 đã tăng tốc độ hành quân cả đêm và ngày đến vị trí tập kết chiến dịch đúng quy định. Ngày 9-4, Quân đoàn 4 bắt đầu tiến công địch trong thị xã Xuân Lộc; địch phản kích quyết liệt, buộc các đơn vị của ta phải thay đổi chiến thuật, rút khỏi Xuân Lộc, đánh vòng ngoài, diệt địch ở Túc Trưng, Kiệm Tân, theo đường 20 phát triển đánh địch ở ngã ba Dầu Dây, cắt đường số 1 về Sài Gòn. Ngày 14-4, cánh quân hướng Đông tiến công vào tuyến phòng thủ Phan Rang đến ngày 16 chiếm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Ngày 19-4, Quân đoàn 2 giải phóng Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận, thần tốc tiến vào Long Khánh, phối hợp với Quân đoàn 4 giải phóng Xuân Lộc. Cánh cửa thép hướng Đông đã mở. Trên các hướng Bắc, Tây Bắc, Đông và Tây Nam, quân ta dồn dập tiến công tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch phòng thủ vòng ngoài, áp sát lực lượng vào vùng ven đô. Nắm vững thời cơ và hành động đúng thời cơ thì sức ta một hóa thành mười, thành trăm, đánh đâu được đó, thắng như chẻ tre. Cùng trong ngày 14-4, Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh, do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm chính ủy. Ngày 22-4, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng điện chỉ đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch: “Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi về quân sự chính trị. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ lớn chúng ta nhất định toàn thắng”. Và Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn-Gia Định trước ngày 30-4-1975.

Sư đoàn 10, quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Giữa lúc quân đội, chính quyền Sài Gòn đang trong cơn hoảng loạn, thì phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc máy bay F5E của Mỹ, ném bom Dinh Độc Lập và sau đó anh dẫn đường cho phi đội không quân ta dùng 5 máy bay A37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Trận bom của Nguyễn Thành Trung làm tăng thêm nỗi lo sợ và rối loạn nội bộ Mỹ, Ngụy. Tổng thống Mỹ G.R.Pho lập tức hủy bỏ chiến dịch di tản bằng máy bay có cánh cố định, chuyển sang di tản bằng máy bay lên thẳng mang mật danh “người liều mạng”. 5 giờ 30 phút ngày 30-4, Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt đã lựa chọn trong nội đô: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng Nha cảnh sát đô thành, Biệt khu thủ đô. Từ bốn hướng Đông, Bắc và Tây Bắc, Tây Nam, quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy, đến 11 giờ 30 phút ta làm chủ các mục tiêu và cắm cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng lên Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Cùng với cuộc Tổng tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định, quân ta đánh chiếm, giải phóng các đảo và quần đảo ở ven biển miền Trung và Trường Sa. Quân và dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tiến công và nổi dậy diệt và làm tan rã Quân đoàn 4 Ngụy, giải phóng các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu, đảo Phú Quốc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 1-5, ta tiếp tục giải phóng các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Tường, Sa Đéc, Côn Đảo. Đến ngày 1-5-1975, toàn bộ các tỉnh, thành phố trên đất liền và các đảo, quần đảo ở biển Đông trên toàn miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Mũi tấn công của Quân đoàn 2 vào Dinh độc lập

Thắng lợi to lớn, toàn diện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh để lại cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có những bài học sau đây:

Một là, xây dựng Đảng vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra vô cùng ác liệt, phức tạp trên nhiều mặt quân sự, chính trị và ngoại giao, trong nước và quốc tế. Kẻ địch có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh nhất thế giới, chúng tiến hành cuộc chiến tranh “Tăng cường tư bản”, sử dụng những vũ khí hiện đại nhất để chống lại nhân dân ta. Trong hoàn cảnh đó, Đảng ta đã bình tĩnh, kiên định mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đánh giá đúng kẻ thù và so sánh đúng lực lượng đôi bên đối kháng, hạ quyết tâm chính xác, đề ra đường lối kháng chiến chiến lược và phương pháp cách mạng đúng, sáng tạo phù hợp với các thời kỳ biến chuyển của cuộc chiến tranh. Đường lối, chiến lược kháng chiến và phương pháp cách mạng đúng đắn đó đã dẫn dắt quân và dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, thu giang sơn về một mối. Để lãnh đạo quân và dân kháng chiến, trước hết và trên hết, Đảng ta luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn chỉnh đốn, tổ chức Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức, mà hạt nhân là xây dựng “chi bộ 4 tốt” (miền Bắc), “3 tốt” (miền Nam), xây dựng đội ngũ đảng viên, cấp ủy các cấp trung thành với sự nghiệp của đảng, của dân, cần cù, dũng cảm, sáng tạo, gương mẫu, gian khổ không ngại, ác liệt không sờn, luôn luôn đi đầu trong chiến đấu và công tác, dẫn dắt quần chúng noi theo. Đó là những yếu tố tạo nên sức mạnh của Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hai là, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện

Dựa vào dân, phát huy lòng yêu nước của nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng là giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà và đi lên chủ nghĩa xã hội là quan điểm cơ bản của Đảng và Hồ Chủ tịch. Cuộc kháng chiến chống Mỹ phức tạp, khó khăn và quyết liệt trên nhiều mặt, chỉ có sức mạnh của toàn dân mới vượt qua được. Hồ Chủ tịch luôn dạy chúng ta bất kỳ tình huống nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân. Đảng ta dựa vào dân với niềm tin tưởng tuyệt đối “việc gì khó dân liệu cũng xong”. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi đã minh chứng hùng hồn hiệu quả của sức mạnh toàn dân. Dựa vào dân, Đảng ta đã giáo dục, giác ngộ chính trị cho nhân dân, tổ chức họ vào những đoàn thể kháng chiến, thực hiện phương châm toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc. Đồng thời, Đảng ta luôn chăm lo bồi dưỡng sức dân, làm cho đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân ngày càng nâng cao. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trong mọi lĩnh vực: xây dựng, củng cố vùng giải phóng, đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận. Trên những lĩnh vực đấu tranh này, nhân dân là người sáng tạo, sáng kiến những phương pháp đấu tranh hay, hiệu quả, góp vào truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc những kinh nghiệm quý.

Ba là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và tính kỷ luật tự giác cho toàn quân, toàn dân


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông và trí thức. Ở miền Bắc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ở miền Nam xây dựng Mặt trận Dân tộc giải phóng. Tuy hai mặt trận nhưng chỉ là cùng một nhiệm vụ đoàn kết toàn dân đánh Mỹ, xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam. Đảng ta đã tập hợp được các lực lượng yêu nước vào một mặt trận chung, khối đoàn kết liên minh công - nông - trí thức luôn phát triển, củng cố vững chắc, đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến. Trên cở sở liên minh công – nông và trí thức do Đảng lãnh đạo, sức mạnh dân tộc được phát huy cao độ đã đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và cuối cùng làm nên một Mùa Xuân 1975 đại thắng. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất, đồng thời với mở rộng dân chủ, làm cho mọi người tự giác chấp hành mệnh lệnh, kỷ luật. Nhờ tính kỷ luật tự giác đó, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các lực lượng quân sự, chính trị đã phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, đúng thời gian quy định nên đã đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nhanh chóng giành thắng lợi./.

Đại tá Nguyễn Văn Minh

-----------

(1) Richard Nixơn – 1999: Chiến thắng mà không cần chiến tranh, Nxb. Simon and Schuster.

Nguồn: http://www.tuyengiao.vn/Home/lyluanthuctientutuong/2012/4/40884.aspx
Ảnh: http://lhu.edu.vn/?CID=117&NewsID=10824
Xem thêm →

Chiến thắng 30/4/1975 - Thành quả vĩ đại của dân tộc

0 nhận xét
Chiến thắng 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, ghi dấu ngày toàn thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi 30/4/1975 đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài trên 100 năm của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trên đất nước ta. Đó cũng là thắng lợi tất yếu, là thành quả vĩ đại của dân tộc ta suốt hơn một thế kỷ bền bỉ, anh dũng, kiên cường chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ giữa đêm trường nô lệ, ngay từ cuối thế kỷ XIX cho đến sau này, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam đã không ngừng được thể hiện qua các phong trào, các cuộc vận động yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp như phong trào Cần Vương, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông Du, cuộc vận động Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Yên Bái… Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã tạo ra bước nhảy về chất cho phong trào yêu nước, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một chính đảng chân chính lãnh đạo - chính đảng mác xít luôn kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã được tôi luyện qua nhiều cao trào cách mạng. Và tháng Tám năm 1945, khi thời cơ đến, toàn dân tộc ta đã nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân ta đã bước tiếp con đường đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng để đi tới ngày toàn thắng 30/4/1975.

Nhân dân Sài Gòn dự mít-tinh mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng. ảnh TL

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Từ đây mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, non sông được thu về một mối, cả nước đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta toàn thắng đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thắng lợi này có tính thời đại sâu sắc, bởi đã chứng minh trong thời đại ngày nay, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông, kinh tế còn kém phát triển, nhưng biết đoàn kết muôn người như một, kiên quyết đứng lên dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít chân chính chiến đấu chống ngoại xâm thì hoàn toàn có thể đánh thắng những kẻ xâm lược hùng mạnh. Chiến thắng 30/4/1975 thực sự là bản hùng ca toàn thắng bất diệt, là nguồn động lực tinh thần to lớn hôm nay và mãi mãi về sau cho lớp lớp thế hệ người dân đất Việt.

Chiến tranh đã lùi xa. Sau 37 năm, từ hoang tàn đổ nát và bao đau thương mất mát do chiến tranh mang lại, từ một nền kinh tế kém phát triển của một đất nước đói nghèo lạc hậu vì chiến tranh liên miên tàn phá và hàng trăm năm bị thực dân đô hộ, lại phải gánh chịu những khó khăn to lớn do việc Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, vượt qua những hạn chế, sai lầm trong tư duy quản lý và thực tiễn điều hành đất nước, Việt Nam đã vươn mình trỗi dậy làm nên những kỳ tích. Nhất là từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đất nước. Nền kinh tế đất nước liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng và từng bước được hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng được xây mới và nâng cấp. Nước ta đã vượt qua ngưỡng đói nghèo, có sự ổn định về chính trị, trật tự an ninh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Nền kinh tế nước ta vừa giữ vững độc lập tự chủ, vừa hội nhập sâu vào khu vực và thế giới… Những thành tựu to lớn nêu trên đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, giúp cho thế và lực của đất nước ta ngày càng vững mạnh.

Sôi động trên đại công trường thủy điện Sơn La. ảnh gdtd.vn

37 năm qua, đồng hành cùng với cả nước, nền giáo dục của nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản và to lớn. Đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân với đầy đủ các cấp học, các trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Nền giáo dục của chúng ta đang vững bước trên con đường đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng để giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát huy tinh thần chiến thắng 30/4/1975 bất diệt, mặc dù trước mắt còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực to lớn phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vào cuộc sống, nhất định toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta sẽ khắc phục được mọi trở ngại, tiếp tục đưa đất nước ta đi lên trên con đường phát triển để sớm trở thành một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Giáo dục & Thời đại
Xem thêm →

Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ

0 nhận xét
Trong 13 giờ, 2 tàu Cảnh sát biển số 2007 và 2008 của Việt Nam đã cùng 2 tàu tuần tra của Trung Quốc tiến hành 300 hải lý tuần tra chung nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân hai nước trên vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ.

Đúng 8 giờ sáng ngày 24-4, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2007 và 2008 cùng 2 tàu mang số hiệu 301 và 46013 của Tổng đội Ngư chính khu Nam Hải thiết lập đội hình tại điểm 21 của đường phân định Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Đông đảo Cồn Cỏ, để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp trong vùng đánh cá chung tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ


Trước đó, từ 4 giờ sáng ngày 24-4, từ khu vực biển Cồn Cỏ, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam đã nhổ neo, hướng về vị trí 21 trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ, để thiết lập đội hình tuần tra cùng 2 tàu của Trung Quốc. Đúng 8 giờ sáng, các tàu CSB 2007 và CSB 2008 có mặt tại vị trí 21. Ảnh: Tàu 2007 chuẩn bị rời sông Bạch Đằng tham gia cuộc tuần tra chung với Trung Quốc


Tại đây, thủy thủ đoàn Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Trung Quốc cùng lên boong tàu, thực hiện nghi lễ chào hỏi thủy thủ đoàn của nhau. Sau phần nghi lễ chào hỏi, 4 tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam và phía Trung Quốc thiết lập đội hình tuần tra, theo thứ tự: kỳ hạm 301, kỳ hạm 2007, tàu kỳ viên 46013 và tàu kỳ viên 2008, tiến vào vùng đánh cá chung phía Trung Quốc. Ảnh: 2 tàu 2007 và 2008 đến khu vực biển đảo Cồn Cỏ chiều ngày 23-4


Đến tọa độ đã định, kỳ hạm 2007 vượt lên dẫn đầu đội hình, tiếp đến là kỳ hạm 301, kỳ viên 2008 và kỳ viên 46013, tiến vào vùng đánh bắt cá chung phía Việt Nam. Việc tuần tra liên hợp lần này được thực hiện lần lượt trên vùng đánh bắt cá chung phía mỗi nước, với diện tích tương đương nhau. Ảnh: Tàu 2007 tại khu vực biển đảo Cồn Cỏ


Theo đánh giá của Đại tá Nguyễn Quang Đạm - Phó Cục trưởng, Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Trưởng đoàn tuần tra phía Việt Nam - các tàu cá của ngư dân 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều có biển đăng ký phương tiện, biển dấu hiệu nhận biết, treo cờ theo đúng quy định và đều hoạt động trong vùng đánh bắt cá chung. Ảnh: Tàu 2008 cũng đã neo đậu sát đảo Cồn Cỏ chuẩn bị tham gia tuần tra chung


Tàu 301 của Trung Quốc đến khu vực bắt đầu tuần tra chung


Tàu 46013 của Trung Quốc tham gia cuộc tuần tra chung


Cảnh sát biển Việt Nam lên boong tàu chào thủy thủ đoàn phía Trung Quốc trước cuộc tuần tra chung


Thủy thủ đoàn tàu 301 của Trung Quốc chào cảnh sát biển Việt Nam


Tàu Việt Nam và Trung Quốc lập đội hình tuần tra chung


Tàu đánh cá của ngư dân trong vùng đánh cá chung trên Vịnh Bắc Bộ


Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Trưởng đoàn tuần tra chung phía Việt Nam

Xem thêm →

Thượng tướng Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri tại Ninh Bình

0 nhận xét
Ngày 24/4, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đã tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn và cử tri ba xã Khánh Công, Khánh Trung, Khánh Mậu thuộc huyện Yên Khánh. Cùng dự có đồng chí Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình và đại diện HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành chức năng của tỉnh và các huyện Kim Sơn, Yên Khánh.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Dự khuyết TW Đảng, Bí thư huyện ủy Yên Khánh, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Ninh Bình đã báo cáo  nội dung, chương trình, thời gian diễn ra kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII.

Tại Hội nghị, đại diện cử tri đã sôi nổi phát biểu ý kiến bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đất nước cũng như của tỉnh trong thời gian qua; tin tưởng khi thấy thời gian qua, các vị đại biểu Quốc hội của tỉnh đã luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của nhân dân, trên cơ sở đó kịp thời tiếp thu và giải trình những thắc mắc, kiến nghị của cử tri. Cử tri đánh giá đây là đổi mới của các đại biểu Quốc hội tỉnh nhà, đồng thời bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động, sâu sát cử tri hơn nữa.

Cử tri cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, có những quyết sách và giải pháp cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, tăng kinh phí đầu tư cho dự án xây dựng nông thôn mới để hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; quan tâm hơn nữa về chế độ, chính sách và phụ cấp đối với cán bộ xã, phường, người có công. Cử tri cũng đề nghị nên gia hạn kéo dài thời gian giao đất để người dân yên tâm lao động, sản xuất; quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục, đào tạo và lĩnh vực y tế…


Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an với các cử tri Ninh Bình.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Thượng tướng Trần Đại Quang đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến, kiến nghị của đại diện cử tri và hứa sẽ cùng với các đại biểu Quốc hội tiếp thu, nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất với Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất chính đáng của cử tri.

Thượng tướng Trần Đại Quang cũng đã thông báo với cử tri tình hình và những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại mà đất nước đạt được trong thời gian qua.

Cùng ngày, Thượng tướng Trần Đại Quang đã đến thăm, làm việc với Huyện ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc huyện Yên Khánh

Thanh Thủy - Bằng Giang
Xem thêm →

Bắt giữ Nguyễn Quốc Quân về tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân"

0 nhận xét
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Quân để điều tra về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự.

Đối tượng Nguyễn Quốc Quân. - Ảnh: VNA

Ngày 17/4/2012, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các cơ quan chức năng kiểm tra, làm thủ tục nhập cảnh cho công dân Mỹ tên Richard Nguyen hộ chiếu số 469267405.
Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Richard Nguyen, tên thật là Nguyễn Quốc Quân, sinh năm 1953, nơi ở số 8276, Oakbark, Ct ElkGrove CA 95785, Hoa Kỳ, về hành vi tổ chức hoạt động khủng bố.

Tiếp đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quốc Quân để điều tra về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như đã biết, năm 1980, tại Califorlia, Hoa Kỳ, Hoàng Cơ Minh, nguyên là phó đô đốc Hải quân ngụy, đã thành lập tổ chức “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” tập hợp thành phần là ngụy quân, ngụy quyền của chế độ cũ với mục đích hoạt động vũ trang phá hoại, tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6/1981, Hoàng Cơ Minh lập “căn cứ kháng chiến” tại Udon để thu nạp số thanh niên vượt biên đang ở các trại tị nạn Thái Lan, Indonesia… huấn luyện vũ trang để đưa về Việt Nam hoạt động phá hoại.

Ngày 10/9/1982, tại Udon, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra Cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của Mặt trận có tên gọi là “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng”, gọi tắt là “Việt Tân”, thành viên Ban chấp hành trung ương Việt Tân đồng thời cũng là thành viên Ban lãnh đạo “Mặt trận”. Cương lĩnh của “Việt Tân” xác định mục tiêu của tổ chức là phá hoại nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1982 đến nay, “Việt Tân” tổ chức đưa hàng trăm tên xâm nhập vũ trang và không vũ trang về nước, thực hiện các đợt “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3”, “Sang sông” hoạt động bạo loạn, khủng bố phá hoại nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng đều bị Cơ quan An ninh phát hiện, xử lý.

Lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những năm qua, “Việt Tân” tiếp tục cử hàng trăm tên xâm nhập về nước hoạt động dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, tiêu biểu như: Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Hải (Khunmi Somsăk), Trương Leon, Phạm Minh Hoàng, Võ Hồng, Lê Kin… để thực hiện nhiệm vụ của “Việt Tân” như: huấn luyện, tập hợp lực lượng, tuyên truyền chống nhà nước và các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây rối trật tự an ninh, tán phát truyền đơn nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Mặc dù đã bị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra truy tố, xét xử về tội phản bội tổ quốc, hoạt động phỉ và tội khủng bố vào các năm 1987, 1988, 1990, 2008 nhưng tổ chức “Việt Tân” vẫn không từ bỏ hoạt động vũ trang, kích động bạo loạn, biểu tình chống phá Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công an đã đưa tổ chức “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố và đã thông báo cho phía Hoa Kỳ biết vào ngày 4/4/2007.

Tháng 6/1986, Nguyễn Quốc Quân tham gia tổ chức “Việt Tân” tại Mỹ và đã được giao nhiều nhiệm vụ hoạt động cho tổ chức như: xây dựng phần mềm tin học quản trị đoàn viên và hồ sơ nhân sự, tham gia thành lập “Hội chuyên gia Việt Nam” do Vũ Quý Kỳ làm chủ tịch, huấn luyện phương pháp đấu tranh bất bạo động, phát triển người cho tổ chức thông qua giảng dạy kỹ năng mềm…..

Tháng 8/2006, Nguyễn Quốc Quân được phân công tham gia kế hoạch “sang sông”, lấy tên giả Ly Seng, trực tiếp xâm nhập về Việt Nam qua Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh để chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Nguyễn Hải cùng đồng bọn tán phát truyền đơn của “Việt Tân” trên đường trốn chạy sang Campuchia đến Tây Ninh thì bị bắt giữ.

Ngày 13/5/2008, Nguyễn Quốc Quân đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 6 tháng tù về tội khủng bố và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Từ cuối năm 2008 đến 2011, Nguyễn Quốc Quân thường xuyên sang Malaysia, Thái Lan để huấn luyện cho thành viên “Việt Tân” về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.

Ngày 17/4/2012, thực hiện ý đồ của tổ chức khủng bố “Việt Tân” Nguyễn Quốc Quân đã xâm nhập về Việt Nam bằng tên Richard Nguyen thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố.

Hành vi nêu trên của Nguyễn Quốc Quân đã phạm vào tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự. Thái độ của Nguyễn Quốc Quân đã được đánh giá là thành khẩn, cộng tác với cơ quan điều tra và thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Quốc Quân và đồng bọn để xử lý trước pháp luật.

Theo VNA
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by