Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản

0 nhận xét
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 4.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Hội nghị Cấp cao  Mekong- Nhật Bản lần thứ 4 diễn ra trong hai ngày 20-21/4. Với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ các nước tiểu vùng Mekong và Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao Mekong- Nhật Bản lần thứ 4 tiếp tục khẳng quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững ở Khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng Thủ tướng nước chủ nhà và người đứng đầu Chính phủ các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan kiểm điểm lại kết quả thực hiện các chương trình, dự án thuộc Chương trình động 63 điểm; Sáng kiến hợp tác kinh tế-công nghiệp; Sáng kiến thập kỷ Mekong xanh cũng như thảo luận phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác Mekong–Nhật Bản giai đoạn 2013-2015.

Một trong những vấn đề quan trọng được dư luận quốc tế quan tâm tại hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần này, đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo các nước Mekong và Nhật bản sẽ tập trung thảo luận Chiến lược Tokyo để thay thế Tuyên bố Tokyo tại Hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần thứ nhất cách đây 4 năm.

Chiến lược Tokyo nếu được thông qua tại hội nghị lần này sẽ là nền tảng của sự hợp tác giữa Mekong và Nhật Bản trong giai đoạn mới, với trọng tâm là tăng cường tính kết nối của tiểu vùng, hợp tác cùng phát triển giữa các nước thuộc tiểu vùng Mekong với Nhật Bản, đồng thời nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh con người cũng như tính bền vững của môi trường.

Tại hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật Bản lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có phát biểu quan trọng về phương hướng hợp tác cũng như nêu các ưu tiên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Mekong- Nhật Bản, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Nhằm tăng cường hơn nữa kết nối trong khu vực Mekong, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu một số sáng kiến mới, nhất là phát triển hệ thống vận tải đa phương thức để tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp và hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển.

Sáng kiến này sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực. Không chỉ sẽ khai thác hiệu quả hơn hệ thống đường bộ, hành lang giao thông và giảm tải các trục giao thông chính sáng kiến này còn tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí và thời gian vận tải, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông…

Ngay từ ngày đầu hình thành cơ chế hợp tác Mekong– Nhật Bản năm 2007, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực với nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy cơ chế hợp tác này. Gần 6 năm qua, nhiều dự án quan trọng nằm trong khuôn khổ hợp tác Mekong– Nhật Bản đã được triển khai tại nước ta.

Điển hình như: dự án xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện, Hải Phòng  theo mô hình thí điểm hợp tác công-tư; dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Mekong- Nhật Bản; dự án thành lập Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng tại Việt Nam; dự án Hợp tác khu vực về Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khu vực Mekong; xây dựng một số tuyến đường cao tốc…Việt Nam cũng đã cử nhiều cán bộ trẻ tham dự các chương trình giao lưu nhân dân tại Nhật Bản, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với Nhật Bản và các nước Mekong khác.

Có thể thấy rằng: Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự hội nghị Cấp cao Mekong -Nhật bản lần thứ 4 không chỉ tiếp tục đóng góp tích cực các sáng kiến thúc đẩy hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản mà còn khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu vực và trong cơ chế hợp tác này.

Nhân dịp tham dự hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ có cuộc gặp với các quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản, các tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản nhằm tăng cường sự hiểu biết và đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả./.

Thành Chung/VOVTV
Xem thêm →

Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam

0 nhận xét
Đối tượng có âm mưu tấn công xâm lược Việt Nam, đương nhiên bao giờ cũng hùng mạnh hơn khi so sánh lực lượng mới dám hành động. Nhưng khi xảy ra chiến tranh thì sự so sánh đó chỉ mang tính tương đối.

Để dành thắng lợi trong chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bố trí lực lượng như nào trên cơ sở địa lý để biến lực lượng ít thành nhiều, yếu thắng mạnh.

Bố trí lực lượng ra sao để phục vụ cho lối sở trường hay như lối đánh đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập, vân vân và vân vân. Đó thuộc về nghệ thuật quân sự chỉ huy, mưu kế nhà binh của các tướng lĩnh, sỹ quan QĐND Việt Nam.

Bởi vậy, muốn thực thi nghệ thật quân sự, phải tiến hành tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp đáp ứng với cách thức bố trí và sử dụng lực lượng.

Đây vừa là nội dung, vừa là tiền đề cho nghệ thuật tác chiến đánh thắng kẻ thù. Không xây dựng phát triển lực lượng, thậm chí xây dựng thiếu khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế đất nước thì thất bại là không tránh khỏi.

Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc (BVTQ) một cách bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhạy bén đến thế.

Việt Nam bình tĩnh bởi trước những nguy cơ, thách thức và sức ép cực lớn của các thế lực thù địch hùng mạnh đe dọa sử dụng vũ lực mà không rối trí. Nhân dân Việt Nam vẫn không sợ, không nao núng hay mắc mưu trước những âm mưu hiểm độc của địch.

Việt Nam tự tin bởi trong những lúc đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, máy chém lê khắp miền Nam, miền Bắc thì bầu trời, vùng biển không quân và hải quân địch làm chủ, khống chế.

Hải quân, không quân Việt Nam còn lạc hậu hơn địch hàng trăm lần mà chúng ta vẫn có những trận đánh để đời… và rồi chúng ta đã vượt qua thì ngày nay chúng ta có thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước hết là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Thay vì xây dựng quân đội chính quy từng bước hiện đại, thì trước tình hình an ninh quốc gia đang bị nhiều nguy cơ thách thức, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.


Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Chẳng hạn như ở 3 cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và NATO tiến hành với Nam Tư, I-Rắc, và Ly Bi thì phương thức tấn công đó là:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq.

Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích hoặc không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng không điều kiện.

Việt Nam cũng rơi vào một hoàn cảnh gần tương tự: kinh tế chưa phát triển, khoa học công nghệ còn hạn chế, bờ biển dài…thì phương thức tấn công với 3 bước trên trở nên  hết sức nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến, cùng với toàn quân, toàn dân giáng trả, phá tan từng giai đoạn tiến hành chiến tranh của địch.

Với tinh thần đó, trong một thời gian chưa dài, nhưng Việt Nam đã tích cực xây dựng Hải quân, Phòng không-Không quân - lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, vùng biển và lực lượng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc thực sự hiện đại, có trang bị vũ khí tối tân đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc các chuyên gia quân sự nước ngoài coi Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNA, chúng  ta không hề muốn như thế.

Nhưng ở giác độ nào đó cho chúng ta thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù còn nghèo nhưng dân tộc Việt Nam vẫn sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để tăng cường sức mạnh cho quân đội đủ sức răn đe và giáng trả đích đáng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm bờ cõi.

Kì trước: Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN
Xem thêm →
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Hợp tác quốc phòng là trụ cột của quan hệ Việt-Trung

0 nhận xét
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

-> Đọc thêm: Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Buổi hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN)

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Ngay sau lễ đón trọng thể chiều 16/4, hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao đã có buổi hội đàm dưới sự đồng chủ trì của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và người đồng cấp nước chủ nhà Trần Bỉnh Đức.

Tại hội đàm, hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã cùng phân tích cũng như đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, đồng thời thông báo những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.

Phát biểu tại hội đàm, Tổng Tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức bày tỏ sự phấn khởi được đón tiếp Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cùng Đoàn cán bộ quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức nhấn mạnh chuyến thăm của đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam lần này không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước, mà còn tạo động lực mở ra bước phát triển mới, tốt đẹp và tin cậy hơn nữa giữa hai nước cùng hai quân đội.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức cũng thông báo kết quả phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cho rằng mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song Trung Quốc vẫn đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao.

Về phần mình, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã giới thiệu những thành tựu nổi bật của Việt Nam sau Đại hội XI đến nay, trong đó nổi bật là chính trị xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được củng cố và tăng cường, lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cùng chính phủ tiếp tục được nâng lên. Việt Nam kiên quyết không chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng, việc sửa đổi hiến pháp sắp tới sẽ vẫn khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về quan hệ song phương, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ cũng như giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Quan hệ hữu nghị Việt-Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực.

Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định.

Hai bên hài lòng nhận thấy thời gian qua quan hệ quốc phòng tiếp tục được tăng cường và khẳng định vai trò là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc.

Hai bên đã triển khai có hiệu quả nội dung của Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng ký năm 2003 và các thỏa thuận hợp tác khác, trong đó một số lĩnh vực thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ quốc phòng hai nước.

Quân đội hai nước cũng đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó chú trọng gặp gỡ và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao; tăng cường trao đổi đoàn chuyên ngành; giao lưu sỹ quan trẻ, cựu chiến binh; giao lưu văn hóa, văn nghệ...

Về đào tạo, hai bên đã hợp tác một cách có hiệu quả. Học viên quân sự hai nước sau thời gian học tập đã phát huy tốt kết quả học tập cũng như vai trò cầu nối hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và các quân khu giáp biên giới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thiết thực. Thông qua các hình thức như tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ, phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển... đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.

Các lĩnh vực hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị, phối hợp trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… giữa quân đội hai nước thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh.

Về vấn đề trên Biển Đông, hai bên nhất trí quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Hai bên lưu ý cần cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị ở mỗi nước.

Hai đoàn đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam và PLA thống nhất thời gian tới cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực hợp tác nêu trong Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng; chú trọng tăng cường giao lưu cấp cao; mở rộng giao lưu các cấp, các ngành; giao lưu sỹ quan trẻ và cựu chiến binh; đào tạo cán bộ.

Quân đội hai nước tiếp tục hoàn thiện các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời nghiên cứu một số cơ chế mới bảo đảm cho các hoạt động ngày càng hiệu quả, đưa mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và tin cậy lẫn nhau hơn.

Quân đội hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân và quân đội hai nước; tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là cơ chế ADMM+, qua đó nâng cao vai trò, vị thế của quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, hợp tác và phát triển chung của khu vực.

Cuộc hội đàm đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau, nhận thức và đánh giá đúng, thực chất kết quả hợp tác quốc phòng giữa quân đội hai nước thời gian qua, thống nhất các hình thức giải quyết những vấn đề nảy sinh trên cơ sở nhận thức chung và các thỏa thuận đã được ký kết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Thay mặt Đoàn cán bộ quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức và cán bộ, chiến sĩ PLA đã tiếp đón, dành những tình cảm nồng ấm và quan tâm, tạo mọi điều kiện cho đoàn hoạt động, điều đó thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác gắn bó giữa hai Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước.

Được tận mắt chứng kiến sự phát triển trên đất nước Trung Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã trân trọng mời Thượng tướng Trần Bỉnh Đức cùng các lãnh đạo khác của Quân ủy Trung ương cũng như PLA sang thăm Việt Nam./.

Theo TTXVN
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gặp Thủ tướng Peru

0 nhận xét
Ngày 16/4 (giờ địa phương), tại thủ đô Lima, trong chương trình thăm Cộng hòa Peru, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi gặp Thủ tướng Peru Oscar Eduardo Valdes Dancuart.

hoang trung hai

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việt Nam coi trọng và quyết tâm tăng cường quan hệ với Peru. - Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Oscar Eduardo Valdes Dancuart vui mừng chào đón Đoàn Chính phủ Việt Nam, đánh giá chuyến thăm của Phó Thủ tướng sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động hợp tác thực chất giữa hai nước, góp phần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cảm ơn Thủ tướng và Chính phủ Peru về sự đón tiếp chu đáo dành cho Đoàn như mối quan hệ truyền thống tốt đẹp từ nhiều năm nay giữa hai nước. Việt Nam coi trọng và quyết tâm tăng cường quan hệ với Peru trong tổng thể chính sách của Việt Nam đối với khu vực Mỹ Latinh.

Hai bên nhất trí trong những năm qua, hai nước đều là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, có quan điểm chính trị gần gũi, ngày càng hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC). Đây chính là những điều kiện tốt đẹp để quan hệ mọi mặt giữa hai nước ngày một phát triển.

Thủ tướng Oscar Eduardo Valdes Dancuart và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đề cập việc tăng cường một số lĩnh vực hợp tác trọng tâm trong quan hệ hai nước thời gian tới. Đó là việc Tổng thống Peru Ollanta Humala dự kiến thăm Việt Nam vào giữa năm 2012 cũng như phương hướng tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, việc Peru sớm chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dự định của Peru sẽ mở Đại sứ quán tại Việt Nam trong thời gian tới, sự ủng hộ hợp tác của hai bên trong các diễn đàn quốc tế đa phương.

Về kinh tế, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Peru cho các dự án hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai nước trong những năm gần đây, tạo điều kiện để trao đổi thương mại song phương ngày càng gia tăng, từ 55,3 triệu USD năm 2006 tới 165 triệu USD năm 2011. Việt Nam đang triển khai một số dự án đầu tư quan trọng tại Peru, như các dự án với số vốn khoảng 1,5 tỷ USD của PVN và Viettel.

Thủ tướng Oscar Eduardo Valdes Dancuart khẳng định Chính phủ Peru luôn hoan nghênh và tạo điều kiện cho các dự án hợp tác của Việt Nam tại Peru, đặc biệt với các dự án đang được triển khai của PVN và Viettel, Chính phủ Peru sẽ sớm xem xét để các dự án được đi vào thực tế.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp lãnh đạo Bộ Ngoại giao Peru - Ảnh: Chinhphu.vn

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp lãnh đạo Bộ Ngoại giao Peru, đề cập một số vấn đề liên quan đến việc tăng cường hợp tác, trao đổi các đoàn cấp cao, việc Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp Bộ trưởng về Thương mại – Đầu tư được từ ngày 5- 7/7/2012 nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư với khu vực Mỹ La tinh trong đó có Peru, việc thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao của Peru tại Việt Nam và một số vấn đề hợp tác chính trị, kinh tế khác.
Xem thêm →

Quân đội Nga tập trận bắn đạn thật tại Bắc Cực

0 nhận xét
Lữ đoàn 200 bộ binh cơ giới Nga vừa triển khai tập trận bắn đạn thật tại Murmansk thuộc bán đảo Kola miền Bắc nước Nga, gần biên giới với Na Uy. Đây là lữ đoàn chủ lực mạnh nhất có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khắc nghiệt ở cực bắc địa cầu và là lực lượng phòng thủ chủ yếu mà Moscow xây dựng.

Các phóng viên báo chí được phép tham quan và đưa tin hoạt động diễn tập này và đã có chùm ảnh đẹp và chân thực về hoạt động huấn luyện - tác chiến của quân đội Nga ở địa bàn đặc biệt.







Xem thêm →

Chính quyền Tokyo muốn mua quần đảo Điếu Ngư

0 nhận xét
Ông Shintaro Ishihara (79 tuổi) đã công bố ý tưởng mua những hòn đảo không người ở này từ một chủ sở hữu tư nhân.

Thống đốc Tokyo muốn sử dụng công quỹ để mua hòn đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, một kế hoạch được dự đoán là chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Đảo Senkaku/Điếu Ngư

Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư từ lâu đã trở thành tâm điểm của các tranh chấp lãnh hải giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ông Shintaro Ishihara (79 tuổi) đã công bố ý tưởng mua những hòn đảo không người ở này từ một chủ sở hữu tư nhân và đã được chính quyền thủ đô Tokyo xác nhận hôm 17/4.

Theo tuyên bố của ông Ishihara, chính quyền Tokyo xác định quần đảo này có vị trí "cực kỳ quan trọng" đối với Nhật Bản và có tiềm năng lớn cho phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên và thuỷ sản.

Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết ông không có thông tin nào về kế hoạch và từ chối bình luận.

Thống đốc TokyoShintaro Ishihara

Trong khi đó, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters qua điện thoại rằng Bắc Kinh "không có thông tin" nào về kế hoạch trên.

Trong ngày 17/4, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Ishihara cho biết, các cuộc đàm phán với chủ sở hữu quần đảo đã được tiến hành và rằng có thể sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay.

Ishihara, được bầu làm thống đốc Tokyo nhiệm kỳ thứ tư một năm trước đây. Năm ngoái, ông đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi công khai với dân chúng sau khi nói rằng thảm họa động đất sóng thần là "sự trừng phạt của Thiên Chúa" đối với "sự ích kỷ" của người dân Nhật Bản.
Xem thêm →

Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN

0 nhận xét
Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các lực lượng vũ trang. Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), trong đó xây dựng hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, vững chắc, đủ sức răn đe và giáng trả quân xâm lược là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình dựng xây, gìn giữ đất nước.

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.

Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:

- Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?

- Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?

- Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược

Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.

Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.

Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...

Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.

Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.

Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.

Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.

Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.

Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó.

Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.

Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược.

Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam

Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.

Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.

Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.

Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.

Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by