Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông

0 nhận xét
“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.


Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.


Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.


Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
Xem thêm →

Dư âm Nguyễn Bá Thanh

0 nhận xét
Từng được Financial Times, một tờ báo danh tiếng của nước ngoài ví von là Lý Quang Diệu của Việt Nam, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng bởi những phát ngôn thẳng thắn, quyết liệt mà không phải vị cán bộ nào cũng dám nói.

“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu”

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố như vậy trong buổi nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012, được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Đà Nẵng.


Tại buổi nói chuyện này, ông Nguyễn Bá Thanh đã thắng thắn đề cập đến những vấn đề gai góc, tế nhị, nhạy cảm, khó nghe nhất nhưng cũng thiết thực nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, chạy chức quyền. Cụ thể, ông Thanh khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Ngoài ra, ngay sau tuyên bố trên, ông Thanh đưa ra lời khuyên đối với người làm công tác cán bộ: “Người làm công tác cán bộ phải vô tư, phải tự đi tìm cán bộ để bổ nhiệm chứ đừng để cán bộ tìm tới mình. Khi người ta chạy tới nhà các đồng chí đem cái này, cái khác tới biếu để được bổ nhiệm... những cán bộ như thế nếu được bổ nhiệm chỉ có hại cho Đảng, cho chế độ. Tôi xin nói thật là những ai đã làm được việc thì họ không bao giờ chạy chọt, xin xỏ đâu”.

Tuy nhiên, tại đây ông Thanh cũng không ngại thừa nhận công tác cán bộ tại một số nơi tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu công bằng: “Hiện công tác đánh giá cán bộ là khâu khó nhất. Nhưng các đồng chí yên tâm, cố gắng làm tốt sẽ được đề bạt, bổ nhiệm, được thăng tiến, chứ không phải chạy chọt, chung chi là lên chức đâu”.

Tuyên bố của Bí thư thành ủy Đà Nẵng diễn ra trong bối cảnh, sau ba năm liên tiếp dẫn đầu cả nước (2008, 2009 và 2010) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2011 Đà Nẵng rớt xuống vị trí thứ 5. Theo ông Thanh, nguyên do là một biểu hiện của việc một bộ phận cán bộ thành phố thiếu tâm huyết, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. Do đó, Tuyên bố của Bí thư Thành ủy ngay trong buổi nói chuyện đầu năm được đánh giá là có tác dụng khích lệ tinh thần cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng phấn đấu công tác nhằm đề giữ vững vị thế là môt cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam của Đà Nẵng và theo đà này, giúp thành phố tiếp tục phát triển hơn nữa.

“Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”

Ông Thanh đã từng nhận xét, “Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”. Đúng là nhờ những khát vọng và mong muốn đưa quê hương ngày càng phát triển mà đến nay, sau hơn 16 năm từ khi tách tỉnh, Đà Nẵng đã trở thành địa phương đạt nhiều “cái nhất” trong cả nước. Từ quy hoạch tốt nhất, giải tỏa nhiều nhất với hơn 97 nghìn hộ dân, nhiều cầu độc đáo nhất, được công nhận là thành phố sạch nhất, các công trình đạt kỷ lục thế giới, ba năm “nhất” về PCI, về ứng dụng công nghệ thông tin…đến những “cái nhất” đậm chất nhân văn như chương trình “5 không”, “ba có” độc đáo nhất; lo Tết cho dân và cho phụ nữ nghèo chu đáo nhất; miễn thủy lợi phí sớm nhất; đối thoại với nhân dân rộng rãi nhất; hoàn thành chương trình mổ tim cho trẻ em nghèo bất hạnh sớm nhất; xây dựng Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ nữ, Bệnh viện Sản – Nhi lớn nhất; Quỹ vay vốn cho người hoàn lương, chương trình chạy thận nhân tạo miễn phí độc đáo nhất…

Nhưng với những người làm lãnh đạo, làm công bộc cho nhân dân thì “Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”, ông Bí thư Thành ủy tự hào chia sẻ trong buổi nói chuyện thân mật kéo dài tới ba tiếng với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012.

Lý giải cho những thành quả đáng tự hào đã đạt được của thành phố Đà Nẵng ông Thanh nói: “Đà Nẵng đã tạo nên cái được lớn nhất là được lòng dân, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Tất cả những việc đó dần dần qua năm tháng đã tạo nên thương hiệu cho Đà Nẵng. Chúng ta có quyền tự hào về những việc làm được trong 15 năm qua, đã hình thành nên một Đà Nẵng hấp dẫn và lôi cuốn hơn”.

Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân một chuyến về thăm và làm việc tại Đà Nẵng cũng đánh giá: “...Đà Nẵng với những thay đổi rất đáng khâm phục. Những con đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mãnh liệt của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp”..

"Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải là thành phố chán sống trong tương lai”

Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã tuyên bố như vậy với báo chí trong bối cảnh dư luận xôn xao bàn tán quanh việc chính quyền Đà Nẵng “cấm cửa” dân nhập cư. Mọi chuyện bắt đầu từ việc Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 23, trong đó ghi rõ “Trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là việc quản lý sau đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, nhà ở nhờ”.

Giải thích lý do Đà Nẵng ra Nghị quyết 23, ông Thanh tuyên bố: “Tôi khẳng định chính quyền Đà Nẵng không có chuyện “cấm cửa” dân nhập cư. Nghị quyết trên xuất phát từ tình hình một bộ phận lớn dân nhập cư không có nhà cửa, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị thuộc loại cao nhất cả nước hiện nay, làm sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải; tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, gần 50% các vụ phạm pháp hình sự thời gian qua không phải là dân địa phương. Trước những bức xúc đó, HĐND TP mới có một nghị quyết như vậy”.

Cuối năm 2011, Đà Nẵng vinh dự nhận danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN. Đây là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tâm huyết xây dựng “Thành phố môi trường” luôn được thắp lửa bởi ý chí từ phía lãnh đạo thành phố.

Điều đó giải thích lý do vì sao Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng thẳng thừng từ chối tiếp nhận dự án hàng tỷ USD bởi những lo ngại ảnh hưởng về môi trường. Hành động này được coi là thông điệp khẳng định rằng lãnh đạo thành phố đang và sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường xanh, sạch, đẹp, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống” với sự phát triển bền vững về môi trường.

“Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”

Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thay gây ấn tượng bất ngờ khi đề cập đến một khái niệm được đánh giá là “khá lạ lẫm” nhưng cũng “rất chí lý và thấm thía” đó chính là “văn hóa xấu hổ”. Chuyện xuất phát từ việc “hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu” hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nhấn mạnh: “Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”.

Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng sao, không dễ gì bị mất chức.

 “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ”

Đây là một phát biểu đáng nhớ, thể hiện rõ khí phách quyết liệt khi làm quan của ông Thanh trong buồi nói chuyện về Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu” năm 2011 của Đà Nẵng.

Buổi nói chuyện trên gây được nhiều tiếng vang, tạo được nhiều ấn tượng đối với tất cả những người tham dự khi ông tuyên bố: “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ. Bí thư cấp quận, huyện đến Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, chi hội phụ nữ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của quỹ và vào cuộc quyết liệt!”.

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của Đà Nẵng là một chương trình hành động mang ý nghĩa nhân văn, được phát động trong các chi hội phụ nữ các cấp ở Đà Nẵng, theo đó, mỗi năm, mỗi phụ nữ sẽ đóng góp 500.000 đồng vào quỹ thuộc chi hội của mình, ai có  điều kiện thì đóng góp cao hơn. Một điều đặc biệt là, những hộ phụ nữ nghèo thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đóng góp giúp đồng thời ngân sách thành phố cũng sẽ hỗ trợ khoản tiền tương đương để từ đó hình thành một quỹ trong mỗi tổ, mỗi chi hội phụ nữ. Quỹ này sẽ được dùng trong trường hợp bất cứ thành viên nào trong tổ, chi hội phụ nữ, gặp khó khăn, gặp chuyện khẩn cấp cần vay  tiền nóng hoặc cần vốn làm ăn… thì khỏi phải chạy vạy đi vay nặng lãi, mà đến ngay với quỹ để mượn tiền với lãi suất rất thấp là 0,5%.

Cũng trong buổi nói chuyện thân mật trên, ông Thanh cũng mạnh mẽ cam kết các cấp ủy Đà Nẵng sẽ nỗ lực hết sức trong việc giúp đỡ các hội viên phụ nữ khó khăn, các hộ phụ nữ nghèo đơn thân bằng nhiều hành động thiết thực, không để họ cô độc trong cuộc sống. Theo Bí thư Thành ủy, không có gì là có ngay từ đầu; chủ trương đúng rồi thì cứ làm, có gì chưa đúng thì điều chỉnh. Vấn đề là phải hành động, hành động và hành động quyết liệt hơn nữa.

Cuối cùng, vị Bí thư thành ủy bày tỏ tin tưởng về sự thành công của mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo mà Đà Nẵng đang phát động và tích cực triển khai: “Không biết tôi có lạc quan quá hay không, nhưng quan sát chung thì tôi tin quỹ này sẽ có lợi, sẽ giải quyết được nhiều việc lắm. Tôi có niềm tin về hiệu quả của cách làm này. Nếu làm tốt, không chừng đây sẽ là mô hình tốt cho phụ nữ cả nước làm theo!”.

Bạch Dương (tổng hợp)
Xem thêm →
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Tiểu sử, lý lịch Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh

0 nhận xét
[Chuyên mục tiểu sử lãnh đạo]  trả lời cho câu hỏi ông Lê Hồng Anh là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh

Trân trọng giới thiệu tiểu sử tóm tắt Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính Trị, Thường trực Ban bí Thư Trung ương Đảng.

Le Hong Anh


Họ và tên: Lê Hồng Anh
Sinh ngày 12/11/1949.
Quê quán : Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Dân tộc: Kinh.
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 2-3-1968.
Trình độ học vấn: Đại học Luật.
Lý luận chính trị: Cử nhân.
Tóm tắt quá trình công tác
Năm 1960: Tham gia cách mạng năm 1960.
1960-1968: là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
1969-1977: là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang.
1978-1980 : Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
1981: là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.
1986-1991: giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Châu Thành, rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Tháng 1/2003: thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tháng 1/2005: được phong cấp hàm Đại tướng an ninh nhân dân.
Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010.
Ngày 2/8/2007: tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công An.
Tháng /8/2011: Đại tướng Lê Hồng Anh được Đảng và Nhà nước phân công giữ chức Thường trực Ban bí Thư Trung ương Đảng.
- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.

 
Xem thêm →
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại sứ Đông Uruguay

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Đại sứ Carlos Irigaray hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình tại Việt Nam.

Chiều 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ nước Cộng hoà Đông Uruguay Carlos Irigaray tới chào xã giao và nhận nhận nhiệm vụ công tác mới tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển hết sức tích cực trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Đông Uruguay, nhất là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Năm 2011, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Đông Uruguay tăng gấp đôi so với năm 2010.

Nhấn mạnh tiềm năng và lợi thế hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là sẽ nỗ lực hết mình để cùng với Đông Uruguay tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa 2 nước ngày càng đi vào thiết thực, sâu rộng và hiệu quả. Cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ tổ chức một Hội nghị cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam với các nước khu vực Mỹ la tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đông Uruguay cử Bộ trưởng sang dự Hội nghị quan trọng này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn Đông Uruguay sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; đồng thời mong muốn 2 nước luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Đại sứ Carlos Irigaray hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Về phần mình, Đại sứ Carlos Irigaray khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng của Việt Nam triển khai những nội dung công việc theo gợi ý nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; cũng như sẽ nỗ lực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến các chương trình hợp tác mới giữa 2 nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa-giáo dục…

Đại sứ Carlos Irigaray cho biết, Đông Uruguay luôn tạo các điều kiện thuận lợi để hàng hóa của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Đông Uruguay, đồng thời cũng nhấn mạnh Đông Uruguay sẵn sàng là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nam Mỹ./.

Theo Chinhphu.vn
Xem thêm →

Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”

0 nhận xét
Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.

Tập chí Defense News của Mỹ mới đây dẫn lời một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Nhật Bản, Phó giáo sư Narushige Michishita tiết lộ:

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.

Tàu khu trục Aegis lớp Diamond và tàu ngầm Black Dragon của Hải quân Nhật Bản

Ông Michishita cũng nhấn mạnh, để bảo vệ vùng lãnh hải, không phận và những mối đe dọa thường trực từ phía Nam, quân đội Nhật Bản đã không ngừng tăng cường khả năng giám sát và xây dựng lực lượng không quân, hải quân tinh nhuệ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, Nhật Bản vẫn còn thiếu một sách lược tổng thể.

Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế biển lớn thứ 7 thế giới và hầu hết các nguồn tài nguyên đều được nhập khẩu qua đường biển.

Mặt khác, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường khả năng ngăn chặn trước việc Mỹ có mưu đồ can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan và những ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.

Theo Đề cương Chương trình Quốc phòng quốc gia Nhật Bản (2010), đến năm 2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ biên chế thêm cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển 13 tàu chiến nữa.

Hạm đội tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản

Trong đó có 2 tàu khu trục Aegis, như vậy Nhật Bản sẽ có tổng cộng 6 tàu khu trục Aegis và 3 tàu khu trục khác, cùng 5 tàu ngầm và 26 máy bay trực thăng để tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng chống ngầm, bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 115 tỷ yên (1,4 tỷ USD) để xây dựng một tàu khu trục chống ngầm thế hệ mới, có khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, có tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và có trọng lượng rẽ nước 19.500 tấn, dùng để thay thế cho tàu khu trục Kurama.

Cùng với đó là dự án có giá trị 54,7 tỷ yên để xây dựng một tàu ngầm hiện đại với hệ thống chống ngư lôi tiên tiến nhất.

Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ cho các tàu khu trục, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch bổ sung thêm 4 máy bay trực thăng SH-60K với giá trị khoảng 22,9 tỷ yên.

Theo chương trình mở rộng quy mô cho Hải quân lần này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống radar để theo dõi khu vực phía nam Okinawa.

Để thành lập các trạm quan sát tại khu vực ven biển phía Tây Nam Yonaguni, Nhật Bản cũng sẽ mua thêm 88 hệ thống tên lửa chống tàu, các máy bay trực thăng vận tải, ngư lôi thông minh và các hệ thống sonar (sóng âm) mới.

Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”?

Ông Michishita cho biết: “Những hành động này sẽ giúp Nhật Bản đối phó tốt hơn trước sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và duy trì được ưu thế về chất lượng của quân đội mình, đặc biệt là các tàu khu trục Aegis có khả năng chống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm của Trung Quốc”.

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khí đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một chiếc quan tài sắt”. Ông nhấn mạnh thêm.

Chuyên gia Chính trị quốc tế Đại học Kanagawa, Phó giáo sư Ryo Sahashi cho biết, tăng cường sức mạnh quân sự là nhu cầu bảo vệ bờ biển kéo dài của Nhật Bản.

 Để đối phó vói “chủ nghĩa bành trướng” của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải phát triển một chương trình chiến lược tương ứng.
Xem thêm →

Phải chăng Triều Tiên đã phóng tên lửa thất bại ?

0 nhận xét
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok và các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo lúc 7:39 ngày 13/6 theo giờ địa phương.

Yonhap ngày 13/4 dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo hôm nay.

Ảnh: Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng được kênh truyền hình YTN (Hàn Quốc) đăng tải.

"Chúng tôi hiện đang theo dõi đường đi của tên lửa" - nguồn tin trên cho biết.

Hiện chính quyền Bình Nhưỡng vẫn chưa tiết lộ thời gian chính xác sẽ tiến hành phóng tên lửa Unha-3 mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo, nhưng cho biết nó có thể được phóng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến trưa bất kỳ ngày nào trong khoảng từ ngày 12-16 nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Trong ngày 12/4, Triều Tiên đã không phóng tên lửa. Trước đó, các chuyên gia Hàn Quốc dự đoán, Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa trong 14/5, một ngày trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành do ngày 16/4 sẽ có mưa.

Trong khi đó, trong một bản tin cập nhật của Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc  Kim Min-seok và các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo lúc 7:39 ngày 13/6 theo giờ địa phương.

Theo nguồn tin trên, hiện giới chức Mỹ và Hàn Quốc đang theo dõi lộ trình của tên lửa và xem vụ phóng có thành công hay không. 

Reuters cho biết, một nguồn tin từ chính phủ Mỹ đã xác nhận thông tin Triều Tiên đã khởi động tên lửa.

Trong khi đó, BBC dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ và Nhật Bản cho biết, "có tiếng nổ lớn" sau khi tên lửa khởi động" và có thể vụ phóng đã thất bại ngay sau khi tên lửa rời bệ phóng.

Hiện Triều Tiên vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ phóng tên lửa. 

7:00 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Vào lúc 8:48 theo giờ Seoul ngày 13/4/2012: Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka cho biết, tên lửa Unha-3 của Triều Tiên đã rơi xuống đại dương chỉ hơn 1 phút sau khi rời bệ phóng.
Tuyên bố trên của ông Tanaka được đưa ra ngay sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng cho biết Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa vào lúc 7:39 sáng nay theo giờ địa phương.

Tên lửa của Triều Tiên không ảnh hưởng tới lãnh thổ Nhật Bản - ông Tanaka nói thêm. 

7:10 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Yonhap đưa tin cho biết, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seook đã lên tiếng xác nhận thông tin tên lửa Unha-3 đã rời bệ phóng Tongchang-ri lúc 7:39 theo giờ địa phương và cho biết dường như nó đã tách ra thành nhiều mảnh trước khi rơi xuống biển vài phút sau khi rời mặt đất.

Giới chức Hàn Quốc và tình báo Mỹ đều tin rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã thất bại. 

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã triệu tập một cuộc họp gồm các bộ trưởng an ninh vào lúc 9h sáng nay theo giờ Seoul để thảo luận về các biện pháp đối phó với tình hình sau sự kiện trên. 

7:20 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Tên lửa Unha-3 tại bệ phóng Tongchang-ri.

CNN dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết, tên lửa của Triều Tiên đã gặp sự cố trong quá trình phân tách ở giai đoạn 3 dẫn tới việc rơi xuống biển. 

Trong khi đó, Telegraph đưa tin cho  biết, Hàn Quốc đã cử ít nhất 2 tàu chiến và máy bay trực thăng tới khu vực được tính toán là nơi tên lửa Unha-3 đã rơi để tìm kiếm các mảnh vỡ có thể cung cấp cho họ những thông tin quý giá về khả năng và sự tiến bộ trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Tuy nhiên, động thái này có thể khiến quân đội Hàn Quốc giáp mặt với quân đội Triều Tiên cũng đang cố gắng tìm kiếm các mảnh vỡ của tên lửa. 

8:43 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội:

Theo các hãng tin Reuters, Tân Hoa xã và AFP dẫn nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc ngày 13/4 cho biết mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống ngoài khơi cách thành phố Kunsan bên bờ biển phía Tây Hàn Quốc từ 190 đến 210km. 

Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản thì đưa tin tên lửa của Triều Tiên đã bay đến độ cao 120km trước khi vỡ thành bốn mảnh và rơi xuống Hoàng Hải.
Xem thêm →
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Tên lửa Nga 'băm nát' đối phương trong cuộc chiến giả định

0 nhận xét
Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.

Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.

Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch (>> chi tiết).

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal (>> chi tiết) sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển


Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch (>> chi tiết). Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E (>> chi tiết).

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F


Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 (>> chi tiết) cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả


Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương (>> chi tiết).

Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.


Các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga sản xuất hoàn toàn đánh bại đối phương trên mọi mặt trận.


Vẫn còn “sạn”


Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by