Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt

0 nhận xét
Nhắc đến cuộc chiến đã  lùi xa, cựu TT Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Lúc đó, không phải ai cũng chia sẻ với ông suy nghĩ ấy. Nhưng, những ai biết những nỗi đau cá nhân mà ông Kiệt từng chịu đựng, mới thấy, đây không chỉ là ý kiến của một nhà chính trị, đây còn là sự sẻ chia rất con người.

Để làm nên chiến thắng 30.4.1975, những người con đất Việt không chỉ hi sinh xương máu. Có những sự hiến dâng không thể đặt tên. Có những nỗi đau không thể nói bằng lời. Và những mất mát, đau thương cũng có hàng ngàn diện mạo....

Trong đó nỗi đau chia ly Bắc - Nam của những gia đình  phải chia cắt cùng vĩ tuyến 17. Kể cả khi giang sơn thống nhất rồi thì vết cắt chia ly vẫn chưa hẳn đã được lành lặn. Trong số đó, có những người con tập kết, họ đã vượt lên trên nỗi đau riêng tư để từng bước cùng đất nước hồi sinh và vươn dậy. Nhân dịp kỷ niệm 30/4 - ngày thống nhất đất nước, Bee xin đăng lại những câu chuyện cảm động về những gia đình, những người con mà nghị lực của họ vượt lên trên cả sự thử thách của chiến tranh, của chia ly, của số phận.

...Hôm qua, 15/6 ( 15/6/2008 - bài viết được đăng tải trên Sài gòn Tiếp thị vào dịp Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Để giữ nguyên tính chân thực của câu chuyện, chúng tôi xin giữ nguyên những chi tiết  liên quan tới thời gian trong bài -  Bee.net.vn) ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.

Đồng chí Võ Văn Kiệt tại vùng căn cứ U Minh

Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.

Đầu năm nay, ông viết, “tôi có cảm giác như vợ và các con đang đợi tôi”. Bác sĩ riêng thời chiến tranh của ông, ông Huỳnh Hoài Nam, kể: “Trong suốt những năm ở trong rừng, ông luôn mang theo một tấm hình và hai bộ đồ của vợ”. Sau ngày 30.4, khi tình hình tạm ổn, ông đã tìm đến khúc sông ấy, đứng nhiều giờ để cố tìm xem, vợ và các con ông đang thực sự yên nghỉ ở đâu. Bác sĩ Nam nói: “Trên đường về, hàng giờ, ông không nói một lời nào cả”.

Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.

Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”. Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.

Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. Nhưng, đêm về, bác sĩ Nam kể, thì nỗi cô độc không thể nào kể xiết. Ông lặng lẽ một mình, kêu bác sĩ Nam, “Cho tao ly chà và”, từ ông dùng để chỉ cà phê đen. Bác sĩ Nam nói: “Tôi đưa cà phê cho ông và biết, lại thêm một đêm ông không ngủ”.


Bà Trần Kim Anh


Võ Dũng

 Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.

Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. Ngày cha con gặp nhau, ông đang ở một căn cứ gần kênh Biện Nhị, xã Khánh Lân, Cà Mau. Ông đợi con, lâu lâu lại hỏi: “Nó tới đâu rồi?”. Gặp nhau, bác sĩ Nam kể: “Hai cha con ôm nhau nửa tiếng, không nói một lời, rồi cả hai cùng khóc. Chúng tôi, cũng ra phía sau, ngồi khóc”.

Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.

Tôi đã không ít lần gặp chị Võ Hiếu Dân, người con duy nhất còn lại của bà Trần Kim Anh, hy vọng nghe từ chị những ký ức về mẹ mình. Nhưng, chưa bao câu chuyện có thể tiếp tục. Cho tới tận bây giờ, chị Hiếu Dân vẫn không thể nào cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về mẹ.

Gần đây, ông đã có rất nhiều nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những người chết trong thời gian học tập cải tạo; gặp gỡ lãnh đạo hai địa phương, Bình Dương và TP.HCM để bàn về vấn đề nghĩa trang của những người lính Sài Gòn cũ. Mấy năm trước, khi cô cháu ngoại mang về cho ông mấy cuộn phim do người Việt ở nước ngoài làm về những thuyền nhân vượt biên trong những năm sau 1975, ông xem, xúc động và có rất nhiều trăn trở.

Khi ông nói, “yêu nước có thể bằng nhiều con đường”, là ông nói bằng chính từ nỗi đau của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông nhấn mạnh: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.

Từ năm 1995, ông đã kiến nghị: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”. Trong buổi làm việc cuối cùng, chiều 23.5, ông nói với tôi về ý định sẽ viết chung một cuốn sách với một người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn. Ông coi đó như là một biểu tượng của tinh thần hoà giải. Năm 1997, khi vừa nhận chức, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tôi, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

Từng là một nhà lãnh đạo chiến tranh xuất sắc, đúng như lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ít ai có thể so sánh bản lĩnh chính trị với ông. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của Võ Văn Kiệt không phải là những giá trị giáo điều. Chính trị “tối cao” đối với ông là “Dân”. Điều gì có thể đoàn kết mọi người dân Việt Nam. Điều gì có thể nhanh chóng đưa lại cơm no áo ấm cho mọi người Việt Nam là ông chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt đề nghị “giương cao ngọn cờ dân tộc” không phải từ một ý tưởng xuất hiện tình cờ.

Ông đúc kết điều đó qua sự trải nghiệm bằng máu của chính ông, của những đứa con, của người vợ mà ông vô cùng yêu dấu.

Theo Sài Gòn tiếp thị/ Bee.net
Xem thêm →

Trung Quốc yêu cầu Nga rút khỏi biển Đông

0 nhận xét
Sau khi “cảnh báo” Ấn Độ về việc thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc hôm qua lại có động thái tương tự với Nga.

Khi được hỏi về việc các công ty Việt Nam và Nga ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở biển Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định: các công ty không liên quan tới tranh chấp khu vực hãy tránh xa nơi này.

Hồng Lỗi chém gió

Ông tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi ở biển Đông. Chúng tôi hy vọng tranh chấp có thể giải quyết thông qua đối thoại giữa các nước liên quan. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể thỏa hiệp và tránh việc để nước ngoài can thiệp vào tranh chấp”.

Ngoài Nga, Trung Quốc cũng khẳng định các công ty không phải của các quốc gia ở biển Đông tránh liên quan tới tranh chấp trong khu vực. Về tranh cãi tại Hoàng Sa và các vùng nước liền kề, ông Lưu khẳng định Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp và tham vấn với các nước liên quan trên cơ sở tôn trọng lịch sử và luật pháp quốc tế.

Đây không phải là những động thái mới của Trung Quốc. Trước đó, họ cũng hành động tương tự khi Ấn Độ muốn thăm dò dầu khí ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Vu Lan (theo Times of India)
Xem thêm →
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Hình ảnh Việt Nam đánh bật quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979

0 nhận xét
Những hình ảnh chân thực về những ngày đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (tháng 2-1979).

Thám báo Trung Quốc bị bắt khi đột nhập vào Việt Nam

Chiến sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Lê Đình Chinh bị lính Trung Quốc sát hại khi ngăn cản các hành vi khiêu khích, thời điểm trước 17-2-1979

Trước Ải Nam Quan

Lính TQ vượt sông tràn vào VN

Xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam (17-2-1979)

Hỏa lực của lính Trung Quốc tấn công, đánh chiếm điểm cao Hà Giang

Thị xã Lạng Sơn bị lính Trung Quốc phá hủy (2-1979)

Đạn pháo Trung Quốc tàn phá Cao Bằng.
Lính Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng (17-2-1979)

Bệnh viện Trùng Khánh ( Cao Bằng) đổ nát

Thay quân lên chốt (Cao Bằng 1979)

Gùi nước tiếp tế cho đồng đội trên điểm cao (Vị Xuyên, Hà Giang 1980)


Cầu Kỳ Cùng (Lạng Sơn) bị đánh sập (2-1979)

Lính TQ phá đường tàu.

Điểm danh quân số trước khi hành quân lên chốt (Lào Cai, 1979)


Nữ chiến sĩ thông tin đảm bảo liên lạc tại trận địa Lào Cai (1979)

Nữ dân quân Móng Cái, Quảng Ninh sẵn sàng giáng trả địch

Quân dân Hà Nội sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc

Và họ phải đền tội

Người chết ngổn ngang trên núi Lão Sơn



Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra, chỉ huy bộ đội trên biên giới

Tổ nuôi quân theo sát chiến sĩ lên chiến hào

Vạn chuyển vũ khí cho trận địa bằng trực thăng

Chuyển hàng lên biên giới

Dùng không quân chuyển quân từ chiến trường K ra tiếp viện cho biên giới phía Bắc (2-1979)

1 lính Trung Quốc bị bắn gục khi định cắm cờ chiếm điểm cao tại Lạng Sơn

Lính sơn cước Trung Quốc bị tiêu diệt trên đường mòn sang Việt Nam

Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt tại mặt trận Cao Bằng (2-1979)


Máy bay Mig của Trung Quốc xâm nhập không phận Việt Nam và bị bắn hạ


Lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (1979)

Tù binh Trung Quốc bị bắt sống tại mặt trận Hoàng Liên Sơn

Lại là tù binh Trung Quốc


Tù binh TQ- bài học mà Đặng Tiểu Bình muốn dạy Việt Nam là thế này chăng?
Xem thêm →

Tình hình Châu Á tháng 04/2012

0 nhận xét
Tin đồn quân đội đảo chính ở Trung Quốc và Ấn Độ cùng kế hoạch hợp tác hạt nhân giữa Mỹ và Iran là những sự kiện quân sự nổi bật tuần qua tại châu Á.

Đảo chính ở Trung Quốc và Ấn Độ?


Tờ India Decade trong tuần qua đưa tin về những tin đồn trên truyền thông nước này rằng quân đội Ấn Độ đang toan tính một cuộc đảo chính cùng với hoạt động trái phéo của hai đơn vị tiến về thủ đô. “Những lời đồn đó là bịa đặt từ những suy nghĩ ngu ngốc”, Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ V.K.Singh khẳng định.

Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là nước duy nhất đối mặt với tin đồn đảo chính trong tuần qua. Tờ báo quân sự chính của Trung Quốc phải đăng bài viết nhằm “chấn chỉnh” tư tưởng cho quân nhân nước này.

“Lực lượng vũ trang không nên bối rối trước các tin đồn xung quanh, không nên suy nghĩ trước những hành động phá ngầm. Ở bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào, quân đội cũng luôn tuyệt đối tuân thủ sự chỉ huy của lãnh đạo đảng, ủy ban quân sự trung ương và của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào”.

Ấn Độ và Pakistan hâm nóng quan hệ


Trong kế hoạch tăng cường quan hệ, Pakistan tuyên bố Tổng thống Asif Ali Zardari tới thăm Ấn Độ ngày 8/4. Đây là chuyến thăm của nhà lãnh đạo cao nhất của nước này tới Ấn Độ, kể từ năm 2005. Hầu hết thành viên đoàn ngoại giao này là người trong gia đình ông Zardari.

Thú vị hơn, việc tăng cường quan hệ ngoại giao này diễn ra giữa thời điểm Ấn Độ đang có những xáo trộn. Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ đã bày tỏ thất vọng với chính phủ khi tuyên bố các lực lượng vũ trang nước này không đạt tiêu chuẩn tham gia chiến tranh. (>> chi tiết) Ấn Độ cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ nhóm nổi loạn được cho là thân Trung Quốc..

Trung Quốc khai thác và dè chừng mạng internet


Trung Quốc có thể có một bức tường lửa khổng lồ để lọc các nội dung “nhạy cảm” trên internet nhưng Bộ Công nghệ thông tin và Công nghiệp vẫn tuyên bố các kế hoạch tăng tốc độ và giảm giá thành cho những người sử dụng mạng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Có lẽ, Bộ là cơ quan đầu tiên cần đưa mọi việc vào trật tự bởi vẫn có những nhóm tin tặc tấn công vào các trang mạng Chính phủ Trung Quốc.

Hợp tác Trung-Mỹ


Lu Xiaoqing và Conor Savoy thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã cùng hợp tác trong nghiên cứu về sự phát triển các chiến lược hỗ trợ của Mỹ và Trung Quốc, nhấn mạnh khả năng xảy ra xung đột giữa hai quốc gia nhưng cũng chỉ ra những cơ hội hợp tác phát triển quốc tế.

Họ viết: “Có thể hiểu được rằng, phát triển quốc tế như một nguồn hợp tác không phải là ưu tiên hàng đầu cho Bắc Kinh và Washington. Mỹ và Trung Quốc từng thảo luận về sự phát triển ở cấp độ cao và có một số hợp tác hạn chế ở cấp độ quốc gia, đáng chú ý nhất là đánh giá tình trạng y tế chung tại Liberia.

Phan Anh (theo The Diplomat)
Xem thêm →

Trần Thủ Độ: công hay tội ?

0 nhận xét
Hậu thế mãi mãi ghi nhớ câu nói khí phách ngất trời của Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ chớ có lo gì”, nhưng ít ai chú ý đến những chuyện rất độc đáo khác về vị Thái sư này.

Có thể nói, cuộc "đảo chính" cung đình êm ả và hữu hiệu vào cuối năm 1225 đầu 1226 đã chấm dứt 215 năm trị vì của Vương triều Lý để chuyển ngôi vị sang một triều đại mới do dòng họ Trần nắm giữ. Đạo diễn và thực hiện cuộc đảo chính này là Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (1194 - 1264).


Sách Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: "Quả có đúng như những lời hắn nói thật. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho".

Theo sách Việt sử giai thoại, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc kể với Thủ Độ rằng: "Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư ?". Trần Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa". Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.

Có lần Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!". Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó, không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.

Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng, Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.


Lăng mộ Trần Thủ Độ ở tỉnh Thái Bình. Ảnh minh họa

Về con người Trần Thủ Độ, hầu hết các nhà sử học phong kiến và hiện đại luôn nhận xét hai mặt: vừa khen lại vừa phê phán. Khen vì những công trạng, những việc ông làm cho nhà Trần, nhưng lại phê phán vì những việc ông làm với nhà Lý. Nhưng chẳng phải đợi đến một nghìn năm, mà chỉ hơn 600 năm sau, năm 1905, tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, chính tại nơi mà sử chép Trần Thủ Độ đặt bẫy giết hại họ Lý, nhân dân đã dựng một ngôi đình Thái Bình để thờ Lý Chiêu Hoàng ngồi giữa, Trần Cảnh và Trần Thủ Độ ngồi hai bên.

Bà Ngô Vũ Hải Hằng, Viện Sử học, từng cho rằng: “Dưới con mắt của nhân dân, Trần Thủ Độ hoàn toàn khác với những nhận định của các sử quan phong kiến. Nhân dân biết ơn ông đã cứu đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, và nhờ có tài thao lược, khí phách hiên ngang, tinh thần kiên quyết của ông mà Đại Việt mới thoát khỏi cảnh nô lệ ở nửa sau thế kỷ 13”.
Xem thêm →

Su-35S thực sự mạnh?

0 nhận xét
Trong tuyên bố mới, Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A".

Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp chuyến bay thứ 500 của Su-35S. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của Không quân Nga.

Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 Km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 Km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 Km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km.

Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng sự vượt trội của Su-35S ở khả năng cơ động linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, tính điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Lời khẳng định không rõ ràng?


Một mặt, có thể vui mừng vì công nghiệp hàng không Nga có thể sản xuất ra những máy bay “hạng nhất”. Mặt khác thì tuyên bố của Sukhoi đặt ra nhiều câu hỏi.

Thứ nhất, không rõ vì sao máy bay triển vọng của Mỹ F-35 Lightning II mà quá trình nghiên cứu chế tạo sẽ hoàn tất vào 2016-2018 lại được quy về máy bay được cải tiến?

Vì chiếc máy bay này được chế tạo không phải trên cơ sở máy bay tiêm kích sẵn có, mà thực tế là từ con số không, tuy có sử dụng kinh nghiệm có được khi nghiên cứu chế tạo F-22 Raptor.


Sukhoi phải chăng đã "lỡ mồm" PR mạnh cho Su-35.

Thứ hai, Sukhoi đã không chỉ rõ, những dữ liệu nào về máy bay của nước ngoài đã được sử dụng để so sánh tính năng.

Nếu như về F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và Super Hornet các tính năng cơ bản từ lâu đã được công khai và được biết đến, thì F-35 và F-22 hiện không rõ ràng. Đặc biệt về F-22, chiếc máy bay thậm chí bị cấm xuất khẩu vì lo ngại rò rỉ các công nghệ bí mật.

Thứ ba, trong thông cáo báo chí của Sukhoi không chỉ rõ, cụm từ “các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay“ có nghĩa là gì. Nghĩa là hiện nay Su-35 chưa vượt qua các máy bay tương tự của nước ngoài và sẽ có thể vượt qua chúng chỉ sau khi được hiện đại hoá? Hoặc điều đó có nghĩa, việc thử nghiệm máy bay vẫn chưa kết thúc và các nhà nghiên cứu chế tạo vẫn còn chưa hình dung được đầy đủ chiếc máy bay này có thể làm được những gì?

Và cuối cùng, không rõ làm thế nào để có thể so sánh các máy bay chiến đấu các loại khác nhau: Su-35S hạng nặng và F-16 và F/A-18 hạng nhẹ.

Ai cũng đánh bại được F-22? 


Theo phân loại máy bay chiến đấu các máy bay tiêm kích hạng nhẹ gồm những chiếc có khối lượng cất cánh từ 10 - 17 tấn, hạng trung từ 17-25 tấn và hạng nặng hơn 25 tấn.

Gần đây nhiều chuyên gia đã gộp hai loại máy bay tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm một, chúng thực chất không khác nhau cả về thông số kỹ thuật, cả về các loại nhiệm vụ có thể thực hiện.

Năm 2009, trang Ausairpower đã công bố công khai bảng "Sự phù hợp của các máy bay tiêm kích hiện đại" đối với các tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo bảng này, máy bay tiêm kích Sukhoi T-50 đạt điểm cao nhất (+5), hơn máy bay Mỹ F-22 ba điểm. Su-35S được +2 điểm; bằng F-22. Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).

Việc so sánh đã được thực hiện căn cứ vào sự phù hợp với 14 yêu cầu đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, gồm tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ bộc lộ thấp, độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng sử dụng vũ khí khi có tốc độ vượt âm.


Không hẳn Sukhoi mới PR mạnh, bản thân các máy bay Châu Âu như Rafale - EF2000 cũng tự đánh giá rằng có đủ khả năng đối chọi F-22.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì máy bay bị – 1 điểm, nếu đáp ứng tốt thì được 0 điểm, còn nếu vượt yêu cầu thì được + 1 điểm. Nếu Sukhoi cũng lập một bảng như vậy thì có thể thấy rõ và dễ hiểu hơn đối với “người trần mắt thịt”.

Năm 2010 tập đoàn Eurofighter đã lập một bảng như vậy khi cố gắng chứng minh ưu thế của Typhoon so với máy bay tiêm kích F-35. Hãng này đã lấy các yêu cầu cơ bản đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, được Lockheed Martin Mỹ (hãng sản xuất F-22 và nghiên cứu chế tạo F-35) đưa ra đầu những năm 2000 làm cơ sở để lập và so sánh tính năng.

Các tiêu chí là độ bộc lộ thấp, tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ cơ động linh hoạt siêu hạng, độ tập trung mạng và 5 tính năng nữa. F-22, theo số liệu của Eurofighter, đáp ứng 8/9 yêu cầu, F-35 chỉ được 3, còn Typhoon là 8. Vậy, nói theo cách của Sukhoi, Typhoon ưu việt hơn nhiều máy bay tương tự của nước ngoài và có thể “đối đầu máy bay F-22A”.

Các hãng Dassault của Pháp và  Boeing của Mỹ trước đây đã công bố những báo cáo tương tự. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các báo cáo này đều nói về ưu thế của Rafale và F/A-18 so với đối thủ và so với các “máy bay tương tự của nước ngoài”.

Phải coi tất cả những tuyên bố tương tự chỉ như những bước đi khôn khéo và không thương mại cho lắm, những bước mà trong tương lai phải cho phép bán trang bị kỹ thuật không quân thành công hơn.

Ý đồ của Sukhoi


Ngày 28/3/2012 Phó Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin tuyên bố: "Su-35S có thể quay trở lại tham gia đấu thầu FX-2 ở Brazil để bán 36 máy bay chiến đấu và chuyển giao giấy phép để lắp ráp 84 máy bay nữa".

Brazil đã công bố gói thầu FX-2 để mua các máy bay tiêm kích mới năm 2008. Máy bay Su-35S của Nga đã bị loại ngay từ giai đoạn đầu, và đến nay F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thuỵ Điển và Rafale của Pháp còn tham gia đấu thầu.

Vậy tuyên bố của Sukhoi về tính ưu việt của Su-35S thể hiện rõ ý đồ chuẩn bị cơ sở để bắt đầu bán máy bay mới này ra thế giới, chiếc máy bay được cho là sẽ thay thế Su-27.

Cuối cùng, không nên quên rằng bất kỳ trang bị kỹ thuật quân sự nào cũng được nghiên cứu chế tạo để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng chủ yếu – giới quân nhân.

Họ, về phần mình, đưa ra các yêu cầu đối với trang bị kỹ thuật sao cho phù hợp với những nhiệm vụ mà trang bị đó phải thực hiện và với chiến lược quân sự.

Ví dụ, F-22, về bản chất từng là tiếng vọng của chiến tranh lạnh, là máy bay tốt nhất trong loại của nó khó bị phát hiện, nhanh, cơ động linh hoạt siêu hạng, được trang bị tổ hợp vũ khí và thiết bị tiên tiến.


Mục đích của Sukhoi thực sự muốn đưa Su-35S ra thị trường thế giới, trước nhất là trở lại gói thầu của Brazil.

Năm tháng qua đi, học thuyết quân sự của Mỹ đã có thay đổi và hoá ra, Raptor không phải là tốt nhất: nó không thể liên lạc với các máy bay khác, việc sử dụng nó để đánh mục tiêu trên mặt đất rất hạn chế, mà danh mục vũ khí thì quá hẹp đến mức tệ hại. Bây giờ, Lầu Năm Góc chi hàng tỷ USD để hiện đại hoá chiếc máy bay chưa bao giờ tham chiến này.

Tính đến học thuyết hiện nay của Bộ Quốc phòng Nga, Su-35S thật sự là một trong những máy bay tốt nhất cho Không quân. Là một trong số vì không nên xem xét nó đơn lẻ – nó đứng trong đội ngũ cùng với các máy bay chiến đấu khác:

Su-27 đã được cải tiến nâng cấp, Su-30 mới và T-50. Và Su-35 sẽ giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra trong sự phối hợp với các máy bay tiêm kích khác của Không quân Nga.

Đồng minh Mỹ đánh giá cao

Tuy vậy, tiềm năng của máy bay tiêm kích Nga đã được đánh giá cao ở nước ngoài.

Cụ thể, đầu tháng 2/2012 ở Australia đã có cuộc họp của Uỷ ban hợp nhất về ngoại giao, vũ trang và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân Australia.

Các đại diện của cơ quan phân tích trang Ausairpower và hãng RepSim chuyên đưa ra những việc mô phỏng đã phát biểu tại cuộc họp này. Cả hai tổ chức này đều tuyên bố F-35 là “máy bay sai lầm”, không nên mua máy bay này.

Những người tham dự cuộc họp đã khẳng định phát biểu của mình bằng kết quả trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S.

Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trong số 240 F-35 chỉ có 30 chiếc “sống sót”.

Họ cũng mô phỏng không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất có 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn, trong trận mô phỏng thứ hai toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.
Xem thêm →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW

0 nhận xét
Ngày 9/4, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã họp phiên thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW, chủ trì Phiên họp thứ 5. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã nghe lãnh đạo Đảng ủy Công an Trung ương báo cáo kết quả xây dựng đề án tổ chức lại cơ quan điều tra; lãnh đạo Quân ủy Trung ương báo cáo kết quả xây dựng các đề án đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quân đội; Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao báo cáo kết quả chuẩn bị thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát Nhân dân khu vực theo tinh thần Kết luận số 79 của Bộ Chính trị; Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp báo cáo đề xuất về việc nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chủ trương thống nhất quản lý công tác thi hành án.

Phát biểu kết luận, về Đề án tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, Chủ tịch nước cho rằng đề án đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu và phương hướng, nhiệm vụ của cải cách tư pháp nêu trong Kết luận 79-KL/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW và các văn kiện của Đảng. Quá trình xây dựng đề án đã thực hiện theo đúng quy trình, bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy Công an Trung ương. Tuy nhiên đề án cũng cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa lại một số nội dung về mục tiêu, quan điểm và nhiệm vụ như ý kiến tham gia của các thành viên và Thường trực Ban Chỉ đạo.

Mô hình tổ chức lại cơ quan điều tra sau năm 2015, cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu như đề xuất của các thành viên và Thường trực Ban Chỉ đạo. Đi kèm với mô hình trên cần nêu rõ các điều kiện về tổ chức, con người, điều kiện vật chất để chuẩn bị thực hiện theo lộ trình của giai đoạn sau 2015.

Về Đề án “Hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” và Đề án “Mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam,” Chủ tịch nước nêu rõ, đề án cần bổ sung nội dung về quan điểm chỉ đạo xây dựng Đề án và cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quân đội, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội với việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung theo tinh thần Nghị quyết 49.

Về việc chuẩn bị thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát Nhân dân khu vực, Chủ tịch nước cho rằng, việc thực hiện chủ trương tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 49-NQ/TƯ và Kết luận 79-KL/TƯ của Bộ Chính trị là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong tiến trình cải cách tư pháp.

Cùng với nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương nêu trên, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao cần tiếp tục trao đổi với các cấp ủy đảng để tháo gỡ vướng mắc, thống nhất phương án thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát Nhân dân khu vực đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết đối với cán bộ các cơ quan tư pháp về công tác cải cách tư pháp nói chung và về chủ trương thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát Nhân dân khu vực nói riêng.

Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng phương án để bảo đảm điều kiện sinh hoạt, chỗ ở của cán bộ các cơ quan tư pháp tại một số địa bàn có diện tích rộng, địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa.

Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao cần đẩy nhanh, bảo đảm đúng tiến độ xây dựng các đề án chi tiết có liên quan phục vụ cho việc triển khai thực hiện việc thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát Nhân dân khu vực đã được xác định trong Chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương năm 2012 để Ban Chỉ đạo cho ý kiến làm cơ sở báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

Theo TTXVN
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by