Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp ASEAN 20

0 nhận xét
[Chuyen muc hoat dong] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đóng góp hiệu quả về Biển Đông tại HNCC ASEAN -20

Tuy không nằm trong nghị trình chính thức nhưng vấn đề biển Đông vẫn được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và đưa vào Tuyên bố Phnom Penh. Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.


Dù cho phía Trung Quốc tìm đủ mọi cách để kìm hãm việc ASEAN và nước tiến tới những quy định ràng buộc, mang tính pháp lý hơn về ứng xử trên Biển Đông như là COC. Vẫn không ngăn cản được tình hình diễn ra ngoài ý muốn của Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2012 ở Phnom Penh. Bởi nhiều quốc gia ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia lâu dài, liên tục và tìm kiếm sự đồng thuận cao ở cấp thượng đỉnh trong việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.

Tại Hội nghị, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vẫn kêu gọi ASEAN cần tiến đến đồng thuận chung trong việc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và hoàn tất dự thảo trước khi đàm phán với Trung Quốc. Theo ông, việc mời Trung Quốc tham dự soạn thảo COC ngay từ đầu như ý kiến của một số nước có thể làm chậm tiến độ.

Về phía Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự ủng hộ hết mình chủ đề của Hội nghị năm 2012 là xây dựng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ không những là lợi ích chung của khu vực mà còn là mục tiêu chiến lược của các nước thành viên. Nhấn mạnh sự tham gia của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trên thực tế đã có quá trình lịch sử lâu dài, đáp ứng được lợi ích của tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc. Tăng cường sự tham gia của một ASEAN năng động, đoàn kết, không làm suy yếu lợi ích hợp pháp của bất cứ bên nào mà ASEAN đang cố gắng thực hiện sẽ “đem giá trị đến với tất cả, thậm chí bao gồm cả những nước không có yêu sách đối với các địa hình đất hay quyền tài phán trên Biển Đông, mà có một lợi ích trong hòa bình, ổn định ở khu vực và tự do hàng hải ở đây”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bảo đảm tôn trọng, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC. ASEAN cần tiếp tục duy trì tiếng nói chung này, nhất quán, thể hiện vai trò xây dựng, chủ đạo của mình vì mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực. Hoan nghênh việc thông qua bản Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN sớm thống nhất về các thành tố cơ bản của COC để làm cơ sở đối thoại với Trung Quốc.

Kết thúc phiên họp toàn thể, hội nghị thông qua Tuyên bố Phnom Penh, nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và khẳng định sẽ tiến tới COC.

Mộc Lan
Xem thêm →

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Việt Nam – Iraq cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao

0 nhận xét
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai nước tăng cường quan hệ trao đổi đoàn cấp cao; hợp tác nhiều hơn nữa giữa hai Quốc hội và Chính phủ hai nước; tích cực phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ngày 3/4, tại trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Đại sứ Iraq Faris Al-Ani tới chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đại sứ Iraq Faris Al-Ani

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Ngài Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng những thành tựu của nhân dân Iraq đã đạt được trong việc ổn định tình hình chính trị, tái thiết đất nước và phát triển nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước tăng cường quan hệ trao đổi đoàn cấp cao; hợp tác nhiều hơn nữa giữa hai Quốc hội và Chính phủ hai nước; tích cực phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội mong Ngài Đại sứ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Đại sứ Al-Ani bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan Việt Nam trong nhiệm kỳ công tác. Đại sứ khẳng định, Iraq luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam bởi đây là mối quan hệ truyền thống, lâu đời. Nhân dân Iraq luôn ngưỡng mộ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đánh giá cao những tiềm năng của Việt Nam, Ngài Al-Ani mong muốn với kinh nghiệm sẵn có, Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào công cuộc tái thiết Iraq. Đại sứ Al-Ani khẳng định, sẽ tiếp tục dành những tình cảm tốt đẹp, luôn ủng hộ, tham gia vào việc củng cố quan hệ hợp tác giữa hai đất nước, hai dân tộc ngày càng thu được những thành tựu mới trong tương lai vì hòa bình và thịnh vượng./.

Theo VOV
Xem thêm →

Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích khi xảy ra xung đột với Trung Quốc

0 nhận xét
Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…

Ngày 29/3, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Singh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.


Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:

Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.


Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.

Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:

Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.

Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.

Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.

Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.

Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.

Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,

tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).

“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”


Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.

Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.


Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.

Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:


Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,

cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.

Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.


Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.


Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,

thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".

Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;

Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;

Mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.

Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.


Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.


Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.

Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.

“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”


Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:

Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.

Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.


Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.


Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.

Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.

Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.

Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.

Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.

“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”


Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,

mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”,

mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”,

mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.

Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.


Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.


“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.

Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.

Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay,

cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.

Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.

Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.


Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.


Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.

Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.

Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.

Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.


Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Đông Bình (Theo báo Phương Đông)








Xem thêm →

Báo Trung Quốc đăng hình ảnh bữa ăn chiến sĩ quân đội Việt Nam

0 nhận xét
Trang sina.com.cn, một trang báo mạng Hoa ngữ khá lớn ngày 6/4 đăng tải một chùm ảnh về bữa ăn của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam tạo sự tò mò và thu hút không ít độc giả. Theo lời bình của tờ báo điện tử này, hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam được các độc giả chuyên mục Quân sự của mạng sina.com.cn quan tâm đặc biệt.

Theo Sina, Quân đội Nhân dân Việt Nam trước đây vốn khá "kín tiếng" với thế giới bên ngoài, ít khi có những thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Lục quân Việt Nam (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng có xu hướng mở rộng thông tin, truyền thông về các hoạt động của mình.

Độc giả chuyên mục Quân sự của mạng sina đã từng biết đến nhiều thông tin về hệ thống vũ khí, trang bị, khí tài mới của Việt Nam, tuy nhiên những thông tin liên quan đến cuộc sống của quân nhân Việt Nam cũng được quan tâm và chú ý đặc biệt.

Bữa ăn của quân nhân Việt Nam thể hiện qua những hình ảnh này được độc giả trang sina.com.cn đánh giá là "khá ổn", một bữa ăn hợp lý về dinh dưỡng cũng như cơ cấu khẩu phần dành cho quân nhân.

Theo tìm hiểu, đây là những hình ảnh được cóp nhặt từ các diễn đàn của Việt Nam. Những hình ảnh chụp các bữa ăn theo tiêu chuẩn bình thường, ngày lễ của các đơn vị quân đội và cảnh sát tại các trường đào và các cơ sở huấn luyện.









Xem thêm →
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Đồng chí Lê Hồng Anh: Bình Thuận tập trung phát triển 4 ngành kinh tế

0 nhận xét
Nhằm nắm tình hình năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; công tác xây dựng Đảng năm 2011 và kết quả thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sáng nay ngày 16/3, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận.

le hong anh

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng tại buổi làm việc với tỉnh Bình Thuận

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Hồng Anh biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt có bước phát triển kinh tế – xã hội nhanh sau 20 năm tái lập tỉnh. Điển hình thu ngân sách trong năm 2011 đạt 7.820 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước; sản xuất công nghiệp ổn định, tăng 10,2%, trong đó một số sản phẩm tăng cao như nước mắm, may mặc, nhân hạt điều… Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, thu hút trên 2,8 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm trước chất lượng giáo dục được giữ vững, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm.

Đồng chí Lê Hồng Anh cũng đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Đồng chí lưu ý Bình Thuận cần quan tâm phát triển toàn diện các ngành mũi nhọn của tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển 4 ngành kinh tế là: năng lượng sạch; du lịch; nông, lâm, thủy sản và sản xuất chế biến. Đặc biệt cần tích cực đưa công nghệ mới vào sản xuất nâng cao chất lượng hiệu quả, tăng cường sự cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhất là những sản phẩm ưu thế của tỉnh… Ngoài ra, cần rà soát lại công tác quy hoạch trong thời gian qua, đề ra những chính sách mới nhằm thu hút các nhà đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Bình Thuận cần quan tâm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo và đẩy mạnh các giải pháp giảm nghèo cho dân.

le hong anh

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng tại buổi làm việc với tỉnh Bình Thuận

Trong công tác xây dựng Đảng, ngoài nhiệm vụ thường xuyên, tỉnh cần tập trung cao độ cho việc học tập, quán triệt và triển khai tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đối với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tỉnh cần quán triệt sâu sắc trong cấp ủy, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm →

Bóc trần 'giá trị thật' của Hội nghị An ninh Hạt nhân

0 nhận xét
Dù không đạt được thỏa thuận chung, Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân (NSS) ở Seoul kết thúc với việc chỉ ra giá trị cốt lõi mà các quốc gia châu Á quan tâm: an ninh và an toàn hạt nhân nhằm ngăn ngừa một thảm họa tương tự như Fukushima (Nhật Bản) chứ không phải chống khủng bố hạt nhân.

Vấn đề cốt lõi: An ninh và an toàn hạt nhân


Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận, có tới 24 vụ mất trộm hoặc thất lạc các vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, số lượng, chủng loại lượng vật liệu bị mất không được báo cáo rõ ràng nên chưa ai rõ về việc chúng đã được đưa ra chợ đen hay chưa.

Nối tiếp sau đó là sự thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung của các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân về việc áp dụng và thực thi pháp luật nhằm ngăn cản những kẻ khủng bố, tội phạm hình sự có thể tiếp cận, mua bán những vật liệu hạt nhân này.


Hội nghị thượng định tại Seoul hướng tới an ninh, an toàn hạt nhân chứ không phải khủng bố hạt nhân. Ảnh minh họa: Diplomat.

Tuy nhiên, trước khi Hội nghị NSS diễn ra, các chuyên gia kỳ vọng nó sẽ thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước châu Á về vấn đề an ninh, an toàn với vật liệu hạt nhân. Tuy nhiên, khu vực này sẽ phải đối mặt với những thuốc thử quan trọng mới khẳng định được vị thế của mình với vấn đề hạt nhân này.

Thứ nhất, đó là về con số chính xác khối lượng các vật liệu hạt nhân nguy hiểm thật sự tồn tại.

Từng quốc gia thông thường không công khai quy mô của lượng vật liệu hạt nhân đang nắm giữ.

Khoảng 1.600 tấn Uranium làm giàu mức độ cao (HEU) và 500 tấn Plutonium đã được sản xuất trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo tính toán, để có thể sản xuất một quả bom nguyên tử giống như quả bom đã thả xuống Hiroshima, cần ít nhất 50-60 kg HEU và một nửa con số trên với quả bom thả xuống Nagasaki.

Thứ hai, đó là các luồng quan điểm khác nhau của các nước về rủi ro từ chủ nghĩa khủng bố sử dụng hạt nhân. Ví dụ, Trong Hội nghị NSS, Mỹ tuyên bố đơn giản rằng: “Chủ nghĩa khủng bố hạt nhân đặt ra mối đe dọa và ngay lập tức với an ninh toàn cầu, đòi hỏi những cam kết mạnh mẽ và lâu dài trong hành động của mỗi nước và trên toàn thế giới”.

Trong khi đó, nhiều chính phủ khác lại xem xét, nguy cơ tiềm ẩn của khủng bố hạt nhân là vấn đề trừu tượng, xa xôi hoặc không thể xảy ra. Nhận thức này được phản ánh trong Thông cáo mơ hồ với những diễn đạt chung, không đưa ra mẫu số chung cho những người tham dự hội nghị thượng đỉnh, không đưa ra các mục tiêu có thể đo lường hoặc bất kỳ biện pháp thực thi nào.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á cũng ngày càng nhận thức rõ, họ dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa an ninh hạt nhân như bất cứ quốc gia nào khác, ngay cả với những nước không có chương trình điện hạt nhân, không nằm gần các quốc gia có tài sản hạt nhân lớn, lò phản ứng hạt nhân hoặc vật liệu phóng xạ nguy hiểm.

Các lãnh đảo cũng hiểu, những tổ chức khủng bố, tội phạm hình sự đều có thể sử dụng lãnh thổ của bất kỳ nước nào để buôn lậu vật liệu hạt nhân thông qua mạng lưới phi pháp của chúng.

Do đó, kết quả thực sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul là giải quyết hai vấn đề được nhiều nước châu Á quan tâm hơn: an toàn, an ninh với các nguồn phóng xạ và các vấn đề an ninh có liên quan đến tai nạn hạt nhân, thay vì chủ nghĩa khủng bố hạt nhân.

Kiểm soát nguồn vật liệu hạt nhân dân sự


Nguồn phóng xạ dân sự, là các vật liệu phóng xạ được sử dụng thường xuyên trong các thiết bị chuyên ngành tại các cơ sở dân sự, chẳng hạn như các bệnh viện sử dụng cho điều trị ung thư.

Các thiết bị dân sự ít được đảm bảo an toàn giống như các cơ sở hạt nhân như lò phản ứng hay tại cơ sở quân sự. Không chỉ bị đặt trong bảo đảm an ninh yếu hơn, việc chuyển giao và buôn bán các nguồn phóng xạ dân sự này không được kiểm soát tốt, đặc biệt là việc vận chuyển qua biên giới quốc tế không được giám sát.

Chính nguồn phóng xạ “mồ côi” này là đối tượng của các vụ mất cắp, thất lạc hay bị bỏ lại trong các bãi chôn lấp thiếu an ninh. Điều này đặt ra mối nguy hiểm nếu những kẻ khủng bố sử dụng chúng để làm bom bẩn hay các thiết bị nổ tức thì (IED) hạt nhân.

Khi phát nổ, các loại bom tự chế này có thể phát tán chất phóng xạ trên một khu vực địa lý mục tiêu, gây ra số thương vong lớn do ảnh hưởng từ phóng xạ thay vì tác động nổ thông thường.


Kiểm soát các  thiết bị dân sự sử dụng vật liệu hạt nhân bị buông lỏng. Ảnh minh họa: todaysdrum.

Điều này có thể gây hoảng loạn đại chúng và phá vỡ hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Hơn nữa, chế tạo một quả bom dạng này không yêu cầu chuyên môn đặc biệt. Đồng vị phóng xạ phù hợp cho các loại bom này dễ kiếm hơn nhiều so với các vật liệu phân hạch ở cấp độ chế tạo vũ khí hạt nhân đặc biệt.

Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh đã kêu gọi các chính phủ tăng cường theo dõi vị trí, tình trạng của tất cả các nguồn phóng xạ trên lãnh thổ của mình cũng như loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu HEU trong sản xuất đồng vị y. Thay vào đó, nên sử dụng Uranium làm giàu mức độ thấp (LEU).

Năm 2011, vụ khủng hoảng của một số lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản đã đặt ra vấn đề an toàn hạt nhân vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Seoul.

Hệ quả của việc đảm bảo an ninh hạt nhân, chính là việc thúc đẩy các nước ngăn chặn hoạt động phá hoại hạt nhân và tăng cường khả năng đáp ứng các trường hợp khẩn cấp hạt nhân với bất kỳ nguyên nhân nào. Thảm họa của Nhật Bản đã giúp mọi người nhận ra, những kẻ khủng bố có thể tạo ra  một thảm họa tương tự một lần nữa và sẽ gây ra hậu quả đáng kể.

Hội nghị còn nhấn mạnh vào sự đối thoại thường mong manh giữa những cộng đồng chuyên gia chịu trách nhiệm về an ninh hạt nhân và những người tham gia vào hoạt động này. Thành viên của các nhóm này thường suy nghĩ, làm việc độc lập, nên trong trường hợp khẩn cấp cần tăng  cường sự phối hợp thay vì đưa ra những giải pháp mâu thuẫn.

Một vấn đề đặt ra là sự căng thẳng giữa vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân. Điều này cần đánh giá đúng mức. Ví dụ, nếu tăng cường an toàn hạt nhân đòi hỏi việc cho phép người dân tại một địa điểm bị thiết hại có thể chạy trốn khỏi khu vực  thảm họa một cách dễ dàng nhất có thể.

Trong khi đó, tăng cường an ninh đòi hỏi phải hạn chế bất kỳ kẻ phá hoại, ngăn chặn các hành vi trộm cắp hoặc loại bỏ các vật liệu hạt nhân.

Vì thế, giải pháp lý tưởng nhất cho một sự cân bằng phù hợp giữa tiêu chuẩn an toàn và an ninh hạt nhân là xây dựng các cơ sở hạt nhân mới.

Lời hiệu triệu từ các quốc gia tham dự Hội nghị


Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thể hiện mong muốn tăng cường nhận thức về sự an toàn của điện hạt nhân trong Hội nghị thượng đỉnh Seoul là “giảm nhẹ những tranh cãi về chủ quyền” như điều kiện cơ bản để khôi phục lại niềm tin của công chúng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đặc biệt là sau thảm họa tại Fukushima.

Cũng là lần đầu tiên, Sở Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ (một cơ quan bí mật và kín tiếng) đã mời nhóm thanh tra từ IAEA cùng hỗ trợ  chính phủ Ấn Độ trong tiến hành đánh giá công khai về các biện pháp an toàn hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Singh cho biết, những đánh giá này nhằm tăng cường tính minh bạch và tăng cường niềm tin của công chúng về khả năng hạt nhân của Ấn Độ.


Thủ tướng Ấn Độ bày tỏ mong muốn minh bạch hóa quy trình hạt nhân ở nước này dưới sự giám sát của IAEA. Ảnh minh họa: Reuters.

Trong tuyên bố của quốc gia, Pakistan cũng nhấn mạnh rằng: "An ninh hạt nhân trong một nước là trách nhiệm quốc gia. Trong khuôn khổ này, cộng đồng quốc tế cần tạo ra không gian thích hợp cho việc hợp tác an ninh hạt nhân thông qua sự tự nguyện trong hành động quốc gia và nghĩa vụ quốc tế".

Tuyên bố của Pakistan chỉ rõ 4 trụ cột an ninh hạt nhân của mình gồm:hệ thống kiểm soát mạnh mẽ và được xác định chuẩn mực; chế độ quy định nghiêm ngặt; chế độ kiểm soát xuất khẩu toàn diện và hợp tác quốc tế.

Chính phủ Pakistan còn đề xuất mở rộng yếu tố cuối cùng bằng cách thành lập các trung tâm khu vực, toàn cầu cung cấp việc đào tạo an ninh hạt nhân.

 Một điều gây tranh cãi hơn là việc chính phủ Pakistan còn đề nghị “cung cấp các dịch vụ chu trình nhiên liệu hạt nhân dưới các biện pháp bảo vệ của IAEA” và " tham gia vào bất kỳ cơ chế đảm bảo chu trình nhiên liệu hạt nhân mang tính không phân biệt đối xử”.

Tuy nhiên, ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các quốc gia khác đều tỏ ý không sẵn sàng cấp cho Pakistan một đặc quyền quốc tế về hạt nhân giống như đã dành cho Ấn Độ. Lí do cho việc này chính là hồ sơ an ninh hạt nhân đầy rủi ro, đặc biệt đây là nơi trú ẩn của mạng lưới phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp của A. Q. Kahn.

Về phần mình, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề xuất  rằng, IAEA nên cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khu vực- những đối tượng có vai trò quan trọng trong an toàn và an ninh hạt nhân.

Ông còn cho biết, hỗ trợ này đặc biệt quan trọng trong một khu vực mà nhiều nước đang bắt tay vào thực hiện các chương trình năng lượng hạt nhân đầu tiên của mình.

Ví dụ, trong trường hợp của khu vực Đông Nam Á, IAEA sẽ cung cấp các chương trình an ninh và an toàn hạt nhân của mình thông qua ASEAN. Bởi lẽ, với nhiều nước thành viên ASEAN với mật độ dân số đông, phụ thuộc nhiều vào thương mại nước ngoài, ngay cả một sự cố hạt nhân nhỏ sẽ có thể đưa tới thảm họa lớn cho nền kinh tế và an ninh của họ.


Các quốc gia tại Hội nghị thưởng đỉnh cần chú trọng hơn tới nguy cơ về an ninh hạt nhân, hợp tác để ngăn ngừa thảm họa tương tự Fukushima. Ảnh minh họa: Malaysia Times.

Thủ tướng Australia, ông Julia Gillard gợi ý rằng, giải pháp hữu ích là các chính phủ thực hiện các đánh giá ngang hàng một cách thường xuyên về các thỏa thuận an ninh hạt nhân của họ nhằm đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát tốt lẫn nhau, từ đó đối phó tốt hơn với thách thức này”.

Nhiều quốc gia đã chấp nhận việc đánh giá định kỳ các lò phản ứng hạt nhân dân sự của mình.

Với những vấn đề trên, tiền là một vấn đề. Cung cấp thêm các khoản tài trợ bổ sung trong những năm tới trước tình hình ngân sách nói chung gặp khó khăn, là điều cần thiết để duy trì sự tiến bộ trong đảm bảo an ninh với các vật liệu hạt nhân.

Để đạt được tiến bộ lâu dài trong việc đảm bảo an toàn cho các vật liệu hạt nhân, các nước cần một cơ chế hợp lý hóa và thể chế hoá với những nhà lãnh đạo quan tâm thực sự tới an ninh hạt nhân ở châu Á.

Nhờ đó, các nước có thể tập hợp các nguồn lực cùng sự phối hợp cần thiết để ngăn chặn một thảm họa hạt nhân luôn tiềm ẩn.
Xem thêm →
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Thứ trưởng Tô Lâm tiếp Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore

0 nhận xét
Chiều 29/3/2012, tại Hà Nội, Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore.

Phát biểu tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, Thứ trưởng Tô Lâm chào mừng ông Eric Yap Wee Teach đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Thứ trưởng Tô Lâm bày tỏ vui mừng trước sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả trên các lĩnh vực giữa hai nước nói chung, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore nói riêng.

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore tại buổi tiếp

to lam

Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ông Eric Yap Wee Teach, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ dân sự, Bộ Nội vụ Singapore tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Thứ trưởng Tô Lâm mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; hợp tác về công tác đào tạo cán bộ; chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm phòng chống tội phạm…

Ông Eric Yap Wee Teach cảm ơn sự đón tiếp chân thành, trọng thị mà Thứ trưởng Tô Lâm đã dành cho ông; bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore sẽ tiếp tục phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, vì lợi ích của mỗi quốc gia./.

Việt Hưng (mps.gov.vn)
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by