Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Gửi bác Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

0 nhận xét

Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ.

> Xem thêmNghị định 71/2012/NĐ-CP tăng cường mức xử phạt Luật giao thông


Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải
Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề…

Nếu xét rộng ra, Việt Nam có 87 triệu dân, khoảng 30 triệu người có phương tiện giao thông là ô tô hoặc xe máy, nhưng trong số đó có bao nhiêu người không phải là chủ sở hữu của chiếc xe mình đang đi?

Sinh viên: 90% sinh viên chưa tự kiếm được đủ tiền để có thể mua 1 chiếc xe máy, chỉ là mượn tạm xe của bố mẹ để đi học, nếu sang tên đổi chủ thì sau này trả lại bố mẹ, lại sang tên lần nữa hay sao?

Người đi làm: Có rất nhiều người mua xe cũ để tiết kiệm tiền, có những chiếc xe đã qua 3-4 đời chủ, việc tìm lại chủ cũ là rất khó khăn để có thể sang tên, thậm chí có gặp thì chắc gì họ đã bỏ công đi làm thủ tục sang tên với mình.

Ấy là còn chưa kể chủ cũ đã qua đời, bay ra nước ngoài, hoặc đơn giản là chiếc xe đăng ký ở miền bắc, còn chủ đã bay vào miền Nam sinh sống, lúc ấy phải tìm họ thế nào?

Người lái xe thuê: Lái xe taxi dùng xe của công ty hay tự mua xe? Người lái xe tải đâu có tiền tỉ để mua 1 chiếc xe thùng? Người lái xe buýt tự mua xe và tự lái???

Đó mới chỉ là những trường hợp chung chung, còn thậm chí sẽ có trường hợp cụ thể như:

Mẹ cháu bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng đăng ký ở tỉnh khác để giá đăng ký rẻ hơn, nhưng là tên của người khác. Vậy bây giờ chiếc xe đó là sở hữu của ai?

Cháu muốn mượn xe của bạn để đi 5 phút, cũng phải sang tên đổi chủ hay sao?

Còn rất nhiều trường hợp nữa mà chắc chắn không thể giải quyết ngay được, bác thử nghĩ xem, nếu luật này được áp dụng vào ngày mai thì có bao nhiều người sẽ biết đến luật, khi bị kiểm tra thì khác nào việc đánh úp người dân?

Kể cả tất cả đều có ý thức sang tên đổi chủ đi chăng nữa, liệu trong vài ngày họ có kịp làm thủ tục sang tên đổi chủ? Đồng nghĩa với việc ngày mai 10/11/2012 có hàng triệu người phạm luật giao thông trên đường.

Bức thư này cháu chỉ gửi trên mạng, viết lên bằng sự bức xúc của hàng triệu người dân chứ không chỉ của riêng cháu, việc bác đưa ra luật này là 1 điều vô lý như bao nhiêu luật khác mà bác đã làm, “ngực lép không được đi xe máy”, “đi dép lê không được đi xe máy”, xe máy không được để xe trên vỉa hè”, “thay đổi giờ làm để giảm tai nạn giao thông”, “xe tuk tuk”, …

Bác là 1 người có tài, có ý tưởng và dám táo bạo thực hiện, nhưng những quyết định của bác đưa ra chỉ có thể thực hiện với những người có xe riêng như bác, có chức có quyền như bác, có tiếng nói như bác, còn dân thực hiện ra sao là việc của dân, dân sai ý kiến bác thì có cảnh sát giao thông xử lý… Cháu thấy đáng buồn thay nếu bác vẫn còn ngồi ở chiếc ghế này.

Dù sao thì, là dân thì cháu phải thực hiện thôi.

19h ngày 09/11/2012

(Nguồn: Từ rất nhiều nguồn)
Xem thêm →

Tăng cường mức xử phạt Luật giao thông

0 nhận xét

Bắt đầu từ ngày 10-11, công an Hà Nội sẽ xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán, trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên, đổi chủ. Mức phạt đối với chủ ô tô vi phạm à 6 - 10 triệu đồng/xe; với mô tô, xe máy: một triệu đồng/xe. Đây là quy định cụ thể hóa Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Né thủ tục sang tên


Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ đã đăng ký và chịu sự quản lý của trong đó có trên 459 .000 ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô, xe máy. Tuy nhiên, qua tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Việc làm này không chỉ làm thất thu thuế của nhà nước, khó khăn cho công tác quản lý mà còn gây trở ngại trong công tác điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Trong số nhiều chiếc xe máy nằm tại các điểm giữ xe vi phạm giao thông có những xe là vật chứng một vụ tai nạn giao thông, hoặc là tang vật vụ trộm cắp tài sản được tìm thấy. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đi xác minh theo số khung, số máy của xe thì đành chịu vì chiếc xe đã qua tay không biết bao chủ sở hữu. “Đây thực sự là bài toán khó đối với cơ quan điều tra, xét xử khi xử lý các vụ án hình sự. Nhiều vụ án đã tìm thấy xe nhưng không thể lần ra ai là người chủ thực sự bị mất tài sản”, ông Vũ Việt Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ 1A – VKSNDTC chia sẻ.

Theo quy định mới, chủ phương tiện khi bán xe xong phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên. Những trường hợp không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới sẽ bị xử phạt tiền.

Dân ngơ ngác


Chấn chỉnh lại thói quen “quên” không sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện là đúng đắn, tuy nhiên việc triển khai thực hiện dễ bị vướng vì việc mua bán, chuyển nhượng phương tiện đi lại là quan hệ dân sự.

“Tôi mua xe này lâu rồi, đi mãi có thấy cảnh sát hỏi gì đâu. Kiểm tra giấy tờ đều không nói gì, bây giờ tự nhiên lại bảo là xử phạt. Người chủ trước bán cho tôi đi Mỹ đoàn tụ cùng con cái từ lâu rồi. Tôi biết làm sao được bây giờ. Chẳng nhẽ vì thế mà cứ mỗi lần ra đường tôi lại bị phạt?”, ông Bùi Thanh Phong ở Định Công thắc mắc.

Đối với các phương tiện tham gia giao thông là ô tô, khoản tiền đầu tư khi mua là khá lớn và để cho “chắc ăn”, nhiều người đã làm thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu ngay sau khi làm thủ tục mua bán giữa hai bên. Còn đối với người lao động nghèo chỉ đủ tiền mua sắm xe máy cũ phục vụ việc đi lại, chạy chợ, họ không mấy khi làm thủ tục sang tên đổi chủ. Có những chiếc xe cũ sau một thời gián dài sử dụng không bị cảnh sát “hỏi thăm”, giá trị của xe chắc chưa bằng tiền phạt nên tình thế “bỏ của chạy lấy người” rất dễ diễn ra.

Anh Nguyễn Văn Tú làm xe ôm ở Lương Thế Vinh (Từ Liêm) cho hay: “ Nhà em ở tận Hưng Yên, sang bên này làm xe ôm. Sáng ra tối về. Chiếc xe cà khổ này là cái cần câu cơm duy nhất của cả nhà em đấy. Em mua lâu rồi, ở chỗ mua bán xe cũ tại Cầu Giấy, nào biết chủ trước là ai. Giờ có muốn sang tên đổi chủ cũng chịu. Lại mất thời gian nữa!”.

Đối với nhiều sinh viên mới ra trường, chưa kiếm được nhiều tiền, được cha mẹ cho xe máy để “đi làm cho tiện”, họ cũng cảm thấy lo lắng, thắc mắc.

“Bố mẹ em cho em chiếc xe này, tất nhiên là bố em đứng tên. Mà quê em ở xa lắm, mới đi làm xin nghỉ làm thủ tục lằng nhằng. Nếu cảnh sát có hỏi, em bảo em đi mượn, chắc không sao nhỉ?”, bạn Trần Nam (khu tập thể Thanh Xuân Bắc) chia sẻ.

Cần cơ chế khuyến khích dân làm thủ tục sang tên


Thế mới thấy quy định về việc sang tên đổi chủ không phải là quy định gì mới mẻ nhưng lâu nay việc thực thi và chế tài chưa được thực hiện nghiêm túc nên để lại hậu quả làm nhiều người dân ngơ ngác, thắc mắc… khi biết từ mai sẽ bị phạt nặng.

Ngay cả những người chuẩn bị thực hiện việc xử lý cũng không tránh khỏi lo ngại. Với số lượng phương tiện đông như hiện nay tại các tuyến đường của thủ đô, sẽ rất khó phát hiện và xử phạt những đối tượng không sang tên đổi chủ. Với hàng triệu xe máy và ô tô đang lưu hành, việc dừng lại để kiểm tra, xử lý không phải là đơn giản. Nếu dừng phương tiện kiểm tra, giấy tờ đầy đủ và người điều khiển chống chế “em mượn xe đứa bạn” thì xử lý thế nào? Biện pháp xử này không “kèm” hình thức xử phạt bổ sung là thu giữ phương tiện, dân chưa làm kịp thủ tục trong ngày một ngày hai, vậy cứ bắt được là phạt?

Theo ý kiến của một số chuyên gia và người dân, trước hết cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân đến đăng ký sang tên, tạo điều kiện cho những chủ phương tiện đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp làm thủ tục sang tên đổi chủ. Khi chủ phương tiện đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình thì tạo điều kiện cho họ làm thủ tục sang tên đổi chủ, hạn chế những thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền toái cho dân.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân biết được chủ trương rồi sau đó mới áp dụng xử phạt. Bởi lẽ đa số người dân chưa biết về “ý tưởng” này của cảnh sát giao thông Hà Nội và mục đích cuối cùng của việc làm này là để dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật chứ không phải là nhăm nhăm …thu tiền phạt. Khoản tiền xử phạt một triệu đến 10 triệu là không hề nhỏ, nhất là với những người lao động thì việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi để người dân biết, thực thi sẽ hiệu quả hơn.
Xem thêm →
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bộ trưởng Thăng: Bổ nhiệm ông Dũng để cứu Vinalines

0 nhận xét

"Các đồng chí lãnh đạo Bộ GTVT có trao đổi lại với tôi về tình hình ở Vinalines có thể nói là mất đoàn kết nội bộ từ lâu, chính vì vậy Ban cán sự Đảng quyết tâm đưa ông Dũng khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines".

Ngày 30/5, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng lý giải về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải từ vị trí Chủ tịch HĐQT Vinalines.

Xin Bộ trưởng cho biết, vì sao có một số sai phạm của ông Dương Chí Dũng được nhiều người biết, nhưng ông Dũng vẫn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN?
Trước hết phải nói rằng việc bổ nhiệm ông Dũng là hạ một cấp vì Chủ tịch Hội đồng thành viên là do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và thẩm định của các ban Đảng trung ương có liên quan. Còn bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải là do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm.

Trước khi có kết luận Thanh tra Chính phủ, chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin nào về Vinalines thua lỗ hay ông Dũng sai phạm.

dinhla thang
Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình, đúng quy định, đúng thẩm quyền đã được các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định"

Tôi về Bộ GTVT tháng 8/2011 thì tháng 9 tôi đã làm việc với tập thể Đảng bộ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Sau đó Tổng giám đốc Vinalines và các đồng chí lãnh đạo Bộ GTVT có trao đổi lại với tôi về tình hình ở Vinalines có thể nói là mất đoàn kết nội bộ từ lâu, chính vì vậy Ban cán sự Đảng quyết tâm đưa ông Dũng khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Nhưng vì trước đó chưa có thông tin gì về sai phạm khuyết điểm gì của ông Dũng, thậm chí khi làm thủ tục đưa ông Dũng sang làm Cục trưởng Cục hàng hải thì ông Dũng đang là Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng thành viên, Thường vụ Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương. Và trong tất cả các nhận xét đánh giá cán bộ cuối năm, hàng năm đều được nhận xét đánh giá là rất tốt.

Bộ trưởng Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (ngoài cùng bên phải) khi nhậm chức. Ảnh: Cục Hàng hải
Bộ trưởng Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (ngoài cùng bên phải) khi nhậm chức. Ảnh: Cục Hàng hải

Thực tế đến trước khi có kết luận chính thức của Thanh tra Chính phủ, chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin gì của cơ quan thanh tra hay công an cũng như đơn tố cáo sai phạm của ông Dũng.

Bộ trưởng vừa nói ở thời điểm bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải chưa có thông tin sai phạm của Vinalines, vậy mục đích điều chuyển công tác của ông Dũng từ Vinlines sang Cục hàng hải (Bộ GTVT) lúc đó là gì?

Việc Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Vinalines không thống nhất với nhau về quan điểm về cách làm thì sẽ ngăn cản sự phát triển, nhất là trong bối cảnh Vinalines đang đứng trước khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới.

Chính vì vậy, mục đích là tách Chủ tịch với Tổng giám đốc ở Vinalines để đảm bảo sự đoàn kết trong Vinalines, vì ở đơn vị này có biểu hiện của sự mất đoàn kết nội bộ, đồng thời để đẩy mạnh thực hiện chiến lược biển và đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu Vinalines.

Dư luận đang rất băn khoăn là tại thời điểm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng chưa kết thúc thanh tra. Tại sao Bộ GTVT không đợi kết thúc thanh tra rồi hãy bổ nhiệm?

Như tôi đã nói từ tháng 9 lãnh đạo Bộ đã có chủ trương điều chuyển ông Dũng ra khỏi vị trí khác. Và việc điều chuyển ông Dũng là quyết tâm rất cao của lãnh đạo bộ, của tập thể Ban cán sự sau hơn 1 tháng trời vận động, động viên cuối cùng ông Dũng mới chấp thuận về Cục Hàng hải.

Nếu là thẩm quyền của tôi thì tháng 9 tôi đã quyết định xong rồi chứ không phải đợi đến gần khi có quyết định thanh tra rồi mới bổ nhiệm. Nhưng vì quy trình làm thủ tục quá lâu từ lúc đề xuất tháng 10/2011 nhưng đến tháng 2/2012 mới có quyết định nên mới giáp thời gian có kết quả thanh tra như vậy.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành của nhà nước, hoạt động thanh tra với các đơn vị, các doanh nghiệp thì mọi hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị đều diễn ra một cách bình thường trong đó cả về công tác nhân sự. Và khi đã điều động cán bộ sang vị trí khác thanh tra phát hiện sai phạm thì vẫn phải chấp hành chứ không có nghĩa điều đi là hết trách nhiệm.

Khi về làm Bộ Trưởng Bộ GTVT, ông đã biết gì về năng lực cũng như đạo đức của ông Dũng?

Trước đó tôi biết ông Dũng qua sinh hoạt Đảng uỷ tại khối doanh nghiệp Trung ương.

Cuối năm 2010, tại đại hội Đảng khối doanh nghiệp Trung ương, ông Dũng vẫn được bầu vào Ban chấp hành Đảng uỷ và được Ban chấp hành bầu vào thường vụ Đảng uỷ khối đồng thời còn được bầu là đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về năng lực, đạo đức cán bộ.

Còn hỏi cụ thể về con người ông Dũng thì tôi không biết. Theo tôi việc đánh giá một con người là một quá trình rất phức tạp và phải dựa vào tập thể chứ không thể dựa vào cá nhân được.

Vì sao báo cáo kiểm toán nhà nước báo cáo các năm từ 2007 đến 20010 Vinalines đều làm ăn tốt và có lãi, nhưng kết luận Thanh tra Chính phủ lại nói lỗ?

Bắt đầu từ 2008 xuất hiện khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam đương nhiên cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều bị ảnh hưởng.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu và vận tải biển bị ảnh hưởng lớn nhất, cước vận tải giảm từ 60 đến 90%. Trước tình hình đó một số các doanh nghiệp vận tải biển, trong đó có Vinalines đã báo cáo và được Bộ Tài chính cho phép giãn khấu hao và chênh lệch tỉ giá cho nên căn cứ vào quyết định của Bộ Tài Chính như vậy thì Vinalines đã hạch toán và kết quả là trong các năm đều có lãi.

Cụ thể năm 2007 lãi 943 tỷ đồng, 2008 lãi 1.212 tỷ, 2009 lãi 342 tỷ đồng, 2010 lãi 114 tỷ. Nhưng tôi không hiểu sao thanh tra lại không căn cứ vào văn bản của Bộ Tài Chính để có kết luận phù hợp.

Tại thời điểm hiện này ông Dũng đã có sai phạm qua kết luận của cơ quan điều tra và ông Dũng đang bị truy nã. Nhìn lại việc bổ nhiệm ôngDũng, Bộ trưởng có rút được bài học kinh nghiệp gì không?

Trước hết phải khẳng định việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình, đúng quy định, đúng thẩm quyền đã được các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định kỹ.

Tuy nhiên qua việc này, chúng tôi cũng rút kinh nghiệm sâu sắc là cần phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận.

Còn quy trình quy định bổ nhiệm tôi khẳng định là hoàn toàn đúng đắn. Nếu sai về quy trình, quy định bổ nhiệm ông Dũng tôi xin chịu trách nhiệm.

Việc bổ nhiệm cán bộ Bộ, ngành hiện này về quy trình thủ tục hầu hết đều đúng nguyên tắc, nhưng cán bộ khi được bổ nhiêm vẫn chưa đáp ứng được công việc, hoặc có những sai phạm. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Quản lý nhà nước, bổ nhiệm sử dụng cán bộ thì phải theo quy trình, quy định về công tác cán bộ của Đảng của Nhà nước.

Tập thể lãnh đạo có xem xét nhiều lần đánh giá từ dưới cơ sở đến các cơ quan liên quan. và mình tôi không thể quyết định được. Nếu tôi có quyền quyết định tôi đã quyết định anh Dũng từ Vinalines lên Bộ ngay từ tháng 9/2011, vì nói gì thì nói anh là bí thư Đảng uỷ đơn vị anh để mất đoàn kết ở Vinalines là anh phải chịu trách nhiệm.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào khi các Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ nhiệm Cục trưởng Dương Chí Dũng là bất bình thường?

Đó là quyền của các Đại biểu Quốc hội, tôi hoàn toàn trân trọng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, mỗi người có một cách tiếp cận và đánh giá khác nhau. Việc bổ nhiệm ông Dũng đã theo đúng quy trình quy định của Đảng, Nhà nước. Tôi không thấy có gì bất bình thường.

Uy tín của Bộ trưởng và Bộ GTVT sẽ ảnh hưởng và xấu đi không sau vụ việc này?

Ông Dũng vi phạm khi đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines từ năm 2007, sai phạm khi đang đương chức ở Tổng Công ty cách đây 5 năm chứ không phải là ở vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải.

Cá nhân Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm gì?

Việc ký quyết định bổ nhiệm có sai không? Sai Bộ trưởng mới chịu trách nhiệm. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu tôi sai!
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by