Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Vạn Lý Hỏa Thành của Trung Quốc

0 nhận xét

Năm 2012, ngân sách của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa “giữ vững ổn định” lên tới 701.7 tỉ NDT ( tức 110 tỉ USD) lớn hơn cả ngân sách quốc phòng với 670.2 tỉ NDT ( tức 106 tỉ USD). Do đó, những người “chống cộng” cho rằng hóa ra kẻ địch lớn nhất của Chính phủ Trung Quốc chính là nhân dân Trung Quốc, mà không phải là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hay đối thủ cạnh tranh Mỹ.

Để duy trì ổn định chính quyền, ngoài những biện pháp duy trì trật tự an ninh xã hội thường thấy, Trung Quốc còn muốn khống chế một mặt trận quan trọng hơn. Mạng internet đã tạo ra không gian tồn tại cho những “ ý kiến khác biệt” với tuyên truyền của nhà nước, bắt đầu từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu thắt chặt kiểm soát ngôn luận trên mạng, giới cầm quyền đã thực thi ít nhất 37 pháp lệnh để tăng cường khống chế.

“Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) trên mạng internet duy trì ổn định chính quyền

 “Vạn Lý Hỏa Thành” duy trì ổn định đất nước.
“Vạn Lý Hỏa Thành” duy trì ổn định đất nước.
Trung Quốc lần đầu tạo dựng “Vạn lý Trường Thành tường lửa” (Great Firewall) vào năm 1998 với một hệ thống kiểm tra, giám sát và những bộ lọc thông tin để ngăn cách cộng đồng mạng trong nước với những thông tin “không hữu hảo” đối với chính quyền Trung Quốc.
Từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã cho thành lập bộ phận giám sát hệ thống mạng tại hơn 700 tỉnh thành trên khắp đất nước. Năm 2002 Trung Quốc nghiên cứu phát triển thành công bộ lọc ngăn chặn các từ khóa tìm kiếm. Năm 2003, Trung Quốc quy hoạch các công ty mạng vào một công ước với cái tên “Công ước tự tôn trọng pháp luật của các công ty Internet Trung Quốc” với tất cả những công ty có tên tuổi lớn như Sina, Sohu, Yahoo chi nhánh Trung Quốc… Những công ty này kí vào “công ước” phải cam kết không phổ biến thông tin phi pháp, cũng như không được đăng tải, sáng tác những các văn bản, thông tin gây bất lợi đối với sự ổn định của chính quyền.

Từ năm 2003, Trung Quốc có hơn 200.000 tiệm internet, trong đó có hơn một nửa phải đóng cửa vì các hoạt động trấn áp “tự do ngôn luận” trên mạng, một nửa còn lại thì bị cài các phần mềm giám sát. Vì vậy, năm 2009 xuất hiện một thông tư “quái đản” gây bức xúc trong dư luận quy định máy tính bán ra được tặng kèm phần mềm “an toàn” với tên “Green Dam Youth Escort – 绿坝 – con đập xanh”.
Vạn Lý Hỏa Thành - Great Firewall
Vạn Lý Hỏa Thành - Great Firewall
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu thực hiện đề án “Golden Shield – 金盾工程. Năm 2003, Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD thành lập cơ quan nhà nước với tên “Công trình tấm chắn vàng thuộc Hệ thống thông tin hóa công tác công an toàn quốc” thuộc đề án Golden Shield và được hoàn thành vào năm 2006. Giai đoạn 2 của “công trình” này vẫn đang được ráo riết tiến hành.

Golden Shield gồm các kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ, dùng tự động giám sát, nghe trộm nội dung các cuội gọi điện thoại, xem trộm, cắt đứt các hoạt động trên mạng của người dùng, thậm chí có thể giám sát, ăn trộm nội dung thông tin từ các kết nối Bluetooth hay Wireless…( chú thích: Các nguồn tin phương Tây cho rằng Vạn Lý Hỏa Thành là một công trình thuộc Golden Shield, tuy nhiên 2 chương trình này không phải cùng một Bộ phần điều hành. Golden Shield thuộc Bộ công an quản lí, còn Great Firewall thì được cho là thuộc Bộ an ninh quốc gia 国家安全部 và Ban tuyên truyền Trung ương 中共中央宣傳部quản lí)
Great Firewall
Great Firewall

Đội quân đánh thuê trên mạng

Theo nghiên cứu năm 2004 của Berkman Center thuộc Đại học Harvard, trung tâm này đã thử nghiệm 203,217 trang web, trong đó có 18,931 ( 9.3%) đã bị khóa bởi hệ thống tường lửa của Trung Quốc. Cư dân mạng Trung Quốc vì muốn thoát ra khỏi bức tường, đã sử dụng các phần mềm tương tự như Freegate – 自由门 để vượt qua sự kiểm duyệt.

Lấy BBS làm ví dụ, ở Đại học Bắc Kinh có giao diện diễn đàn với tên “rối như canh hẹ-一塌煳涂” thường bàn luận các vấn đề phủ bại của Chính phủ cũng như thường có các ý kiến về dân chủ, nhân quyền, tới năm 2004 thì bị đóng cửa. Sau đó những diễn đàn có từ ngữ liên quan như “一塌 煳 涂” ” 煳涂” “一塌” “ytht” “yitahutu” đều bị đóng cửa bởi bộ lọc kiểm duyệt, đồng thời các trường đại học ở Trung Quốc cũng công bố cấm thảo luận tới vấn đề “rối như canh hẹ” này.

Để gia tăng khống chế các diễn đàn BBS của các trường đại học, Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu đổi các diễn đàn BBS thành nơi giao lưu của các thành viên trong trường với danh tính thật, đồng thời áp dụng BBS của đại học Thanh Hoa là “Thanh Đại Thủy Mộc” làm mẫu, sau đó chính quyền tiếp nhận quyền quản lý diễn đàn này. Với tình hình đó, các diễn đàn BBS của các trường đại học khác không còn cách nào khác là đóng cửa.

Dùng công nghệ, kĩ thuật vào việc kiểm soát thông tin nhằm giữ ổn định cho chế độ là không xuể, đơn giản vì thế giới mạng là không có biên giới. Cho nên, Trung Quốc cũng đầu tư một lướng lớn nhân lực vào cuộc chiến khống chế tự do trên mạng.

Tháng 6/2012,một nghiên cứu của đại học Harvard có tên "How Censorship in China Allows Government Criticism but Silences Collective Expression" đã chỉ ra: Chính phủ Trung Quốc đã huy động từ 20.000 tới 50.000 cảnh sát mạng cùng 250.000 tới 350.000 thành viên của “Ngũ Mao Đảng – Đảng 5 hào” sử dụng cho các chiến dịch trấn áp, khống chế trên mạng.

Những thành phần được gọi là “Đảng 5 hào” là tên gọi châm biếm của những “bình luận viên trên mạng” được chính phủ trả công cho công việc bút chiến. Mỗi còm trên mạng cho những bài văn có lợi cho chính quyền được trả công 5 hào( ½ RMB). Công việc của họ là chuyên phát tán những bài văn ca ngợi đảng hoặc chĩa mũi dùi, phê bình những ý kiến hoặc bài văn bất đồng chính kiến, phản đối. Mục đích là để thế giới mạng đạt tới mức độ “hài hòa”.

Ngoài nhân lực giám sát trên các trang mạng, còn phối hợp chặt chẽ với bên an ninh. Ví dụ vụ scandal của Bạc Hy Lai hồi tháng 3 đã dấy lên những bình luận náo nhiệt trên mạng. Trung Quốc đã khóa chức năng bình luận của nhiều trang mạng lại, đồng thời bắt giữ hàng nghìn blogger có phát ngôn “ảnh hưởng ổn định xã hội”. Năm 2011, họ cũng đã ngăn chặn mọi tin tức về cách mạng hoa Nhài ở Bắc Phi và các nước Arab không những trên báo chí, truyền thông mạng mà còn cả email, tin nhắn điện thoại. Thậm chí những bào báo có chữ “hoa nhài” cũng bị cắt bỏ.
Vạn lí trường thành trên mạng của Trung Quốc
Vạn lí trường thành trên mạng của Trung Quốc
Như vậy có thể thấy chính phủ Trung Quốc không chỉ trấn áp những tiếng nói trong nước, nghiên cứu của Harvard còn cho thấy Trung Quốc cũng trấn áp những tiếng nói từ bên ngoài. Bao gồm cả trang web của nhật báo Apple ở Hongkong.

Trung Quốc đổ nhiều tiền của vào công cuộc theo dõi, ngăn chặn mạng internet, mục đích là để trấn áp bất cứ tiếng nói khác biệt với chính quyền của bất cứ ai trên không gian mạng. Một ví dụ là trang mạng có liên hệ mật thiết với phần lớn chúng ta là facebook. Có thể bạn không tưởng tượng được mỗi ngày chúng ta đều cập nhật trạng thái mới nhất của bạn bè thì người Trung Quốc đa phần không biết gì về trang này. Chỉ có một số ít thông qua các phần mềm vượt tưởng lửa như Freegate để truy cập một cách chập chờn. Trung Quốc cũng có phiên bản nội địa hóa của mình là Renren.com nhưng lại phải dùng danh tính thật để đăng kí, quy định này cũng đại diện cho chế độ kiểm duyệt mạng ở nước này.

Trung Quốc cũng giống như Taiwan thời trước với chế độ kiểm duyệt báo chí gắt gao, chính quyền muốn đăng tin nào thì dân chúng chỉ được xem cái đó. Trung Quốc hiện không chỉ kiểm soát bao chí trong nước, họ còn quyết định xem những hãng tin nào được phép vào nước này, như từ chối cho nhật báo Apple của Hongkong và Taiwan vào nước này, tất nhiên là đi kèm với việc ngăn chặn trang web của báo này trên mạng. (còn nữa)
Lược dịch từ bài của Hứa Kiện Vinh trên Thinking Taiwan
http://www.thinkingtaiwan.com/public/articles/view/146

Xem thêm: Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Xem thêm →

Sự thật 'Công hàm Phạm Văn Đồng'

0 nhận xét

Bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Theo từ điển Wiktinorya tiếng Việt: Công hàm là công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác...(trao đổi công hàm giữa hai nước). Ví dụ như: Ngày 15/1/1950, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao Nước Việt Nam DCCH Hoàng Minh Giám gửi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai với nội dung tuyên bố công nhận Chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo (1-10-1949) và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và trao đổi Đại sứ với Chính phủ nhân dân Trung Quốc. Ngày 18/1/1950, Bộ trưởng Ngọai giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai đã gửi công hàm phúc đáp thông điệp.
Còn bức thư ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng, lúc đó ở cương vị Thủ tướng, không thể đại diện cho nhà nước VNDCCH, và hình thức cũng như nội dung chỉ là thư trao đổi giữa hai cá nhân với nhau trên tình đồng chí.
Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mười ngày sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi một bức thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Nhiều người còn nhớ, trước sự thua đau của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 7-5-1954, cộng sản từ Liên Xô phát huy thế thắng, mở rộng đến Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.
Nhìn lại bối cảnh năm 1958, Việt Nam mới qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Đất nước còn nghèo, lại bị Mỹ phản lại Hiệp định Genève 20-7-1954, dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Trước đó, ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.
Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày23-8-1958, Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), cái mà Trung Quốc gọi là “Công hàm” 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam dân chủ cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thực chất chính phủ Hà Nội lúc đó nêu quan điểm ủng hộ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là muốn cho Hạm đội 7 của Mỹ tôn trọng vùng biển như tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không gây hấn phức tạp trên biển Bắc bộ, nhằm tránh sự xô xát, tranh chấp phức tạp để VN yên tâm bảo vệ nền hòa bình mới được lập lại trên miền Bắc và xây dựng cuộc sống mới.
Về vấn đề này, ngày24-1-2008 phóng viên đài BBC (Tiếng Việt) đã phỏng vấn Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Theo Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo.
Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này. Cái mà Trung Quốc gọi là “công hàm” thực chất chỉ là một lá thư ngắn, mà ông Phạm Văn Đồng gửi cho cá nhân Thủ tướng Chu An Lai, gọi thân mất, hữu nghị là “Đồng chí Tổng lý”, rằng: "Chúng tôi xin trân trọng báo tin...", hoàn toàn không phải là Tuyên bố của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có đủ giá trị về mặt pháp lý.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện. Nếu Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ thì suốt thập kỷ 60 họ đã đánh chiếm hai quần đảo này, không để cho quân đội VNCH chiếm giữ. Nhưng TQ không dả động gì. Năm 1973 Mỹ rút khỏi miền Nam VN, Trung quốc mới ra chiếm đảo Hoàng sa vào ngày 19-1-1974, nhưng cũng chưa dám đụng đến Trường Sa, có lẽ còn sợ Mỹ quay lại…
Bức thư ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Điều tất nhiên là khi Pháp rút, Mỹ can thiệp vào Đông Dương, thì hai nước theo đường lối XHCN Trung-Việt phải thực sự hòa hiếu, đoàn kết để chống kẻ thù chung. Việc trao đổi thư giữa các vị lãnh đạo hai nước bày tỏ tình cảm và quan điểm là chuyện đương nhiên. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan là có sự liên quan cả đến sự an nguy của Việt Nam. Hơn nữa, vùng biển vịnh Bắc bộ của VN tiếp giáp với TQ, khi vùng biển này theo Tuyên bố của TQ rộng 12 hải lý thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấy cần ủng hộ để được yên phía Biển Đông.
Thực chất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc mà trực tiếp là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam. Nội dung bức thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Namđối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thấy cần có động thái viết thư trao đổi riêng với Thủ tướng Chu Ân Lai. Đây là thư trao đổi riêng giữa hai vị đồng cấp của hai nước vào thời điểm lịch sử lúc đó là “cùng phe XHCN”, là “láng giềng thân thiện”, hoàn toàn không phải là hiệp định được quốc hội mỗi nước phê chuẩn. Thế nên, nó càng không có giá trị pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nói đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như không có một chữ nào công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Trung Quốc. Một lý do nữa là ông Phạm Văn Đồng lúc đó không thể thay mặt nhà nước gửi “công hàm” về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa của Tổng thông Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên. Đọc thư thấy có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Nếu chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất thư ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng “Công hàm 1958” đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Namvới sự mượn cớ bức thư riêng ngày14-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên là không có hiệu lực.
Tại Hội nghị San Francisco1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự, kể cả Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến hiện nay, Việt Namcó đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1956, Liên hợp quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.
Cho nên, một lần nữa cần xác định cho rõ: Các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như thư của ông Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan như đã nêu và phân tích trên đây.
Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam có Mỹ bảo trợ, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo, đưa các đơn vị hải quân ra giữ đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên công nhận việc bảo vệ chủ quyền của lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa, mà không có ý kiến gì. Chắc một phần là sợ Mỹ, một phần là tự thấy không đủ căn cứ pháp lý. Nay không còn ai để phải sợ, Trung Quốc lại “bắt nạt” Việt Nam để tranh giành chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Một bức thư riêng chỉ có 127 chữ với nội dung trao đổi giữ hai vị thủ tướng hai nước có tính chất "hữu hảo" cùng lý tưởng Cộng sản nếu có chăng chỉ đơn thuần về mặt ngoại giao thời điểm, thế mà gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là “Công hàm”, rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói, giải thích xuyên tạc bức thư 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhận xét về quan điểm của Trung Quốc, Giáo sư Đại Học Paris III Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể từ bỏ ở cái mà người ta không có chủ quyền…”.
Chúng ta thấy rằng, về phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc bấy giờ không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.Vào ngày30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.
2. Sự diễn giải của Trung Quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung “Công hàm” ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bức thư đó như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức chủ quan và thể hiện rõ sự tìm mọi cớ thực hiện dã tâm xâm lấn Biển Đông, hoàn toàn xa lạ với diễn tiến lịch sử, nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời, không thể coi là văn bản pháp lý để đưa ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Sắp tới, Nhà nước Việt Nam chính thức ban hành Luật Biển theo biểu quyết thông qua của 99,2% số phiếu tán thành tại Kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XIII), ngày 21-6 mới là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam về chủ quyền biển-đảo. Luật Biển của VN lần này sẽ thực sự chấm dứt mối nghi ngờ và lắm ý kiến nhiều chiều về bức thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Luật Biển mà Việt Nam sắp ban hành cũng dựa trên những giá trị các chứng cứ lịch sử đó và đúng với Công pháp Quốc tế về Luật biển năm 1982.
(BÙI VĂN BỒNG BLOGPOST)
Xem thêm →

Dân mạng Việt Nam quá ngây thơ trước các tin đồn

0 nhận xét

Gần đây, có rất nhiều tin đồn “từ trên trời rơi xuống” kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi khi cơ quan ngôn luận lên tiếng mới chịu vỡ lẽ.
Từ khi các trang mạng xã hội ra đời, nó đã mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích. Không phải ngẫu nhiên mà người dùng, đặc biệt là giới trẻ lại mê tít việc sử dụng facebook, twitter,… Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích không thể chối cãi của mạng xã hội thì mặt trái của nó gây ra cũng không hề nhỏ. Trong nhiều trường hợp, còn ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Một trong số đó chính là việc không thể kiểm soát được hàng triệu thông tin được share đi mà không biết đúng hay sai. Điểm hạn chế khó khắc phục của Facebook đó là chỉ cần một người share thông tin và sau đó lợi dụng tính dây chuyền để lan truyền những tin đồn thất thiệt thì những tin đồn này rất nhanh chóng được cư dân mạng “tin sái cổ” mà không kiểm chứng sự thật.
Gần đây, có rất nhiều sự việc chỉ vì một vài tin đồn “từ trên trời rơi xuống” mà đã kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi một thời gian sau khi cơ quan ngôn luận chính thống lên tiếng rồi mới chịu vỡ lẽ. Thế nhưng, có vẻ như sự việc như thế này sẽ vẫn chưa chịu dừng lại.

Từ việc share hàng loạt tin đồn không kiểm chứng

Tăng giá xăng là tin đồn thất thiệt

Tháng 6 vừa qua, cư dân mạng được một phen “nháo nhào” khi đua nhau truyền thông tin giá xăng tăng 2900 đồng/lít. Sự việc này bắt nguồn từ một trang web giả mạo đưa ra nguồn thông tin giả về văn bản của Bộ Tài Chính với nội dung “Theo văn bản vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 1/6, kể từ 20h ngày 2/6/2012, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.900 đồng lên 25.600 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng…”
Tuy nhiên, đáng nói là những người lan truyền thông tin này đều không để ý kỹ mà chỉ đua nhau share, khiến cho rất nhiều người hoang mang. Ngay sau đó, thông tin này đã được xác nhận là không chính xác. Thế nhưng chờ đến khi được xác nhận thì cộng đồng mạng cũng được một phen hoảng hốt rồi. Thiết nghĩ, nếu đây không phải là tin đồn sai lệch về giá xăng, mà là một sự việc nào đó nghiêm trọng hơn, chắc người dùng cũng dễ bị “lừa” chán chê rồi mới phát hiện ra (!?)

Hoang mang tin đồn “Đỉa có trong sữa”

Thời gian gần đây một số trang báo mạng xã hội, diễn đàn và blog cá nhân có đăng thông tin trong sữa bò có đỉa và vi sinh vật lạ. Thông tin này được nhanh chóng truyền đi với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang, lo lắng cho hàng triệu người bởi vì sữa là một thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Thậm chí trên một số diễn đàn, nhiều member còn đưa ra “dẫn chứng” như thật, rằng một số gia đình đã… bắt được đỉa trong sữa, hay “Một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang bị đau bụng và được đưa đi bệnh viện, được các bác sĩ ở đây chụp chiếu thì phát hiện có rất nhiều sinh vật lạ và đã tiến hành phẫu thuật. Vị bác sĩ này đã ngất ngay tại chỗ vì khi vạch bụng bệnh nhân ra toàn là đỉa”. Thế nhưng khi phóng viên tới kiểm chứng thông tin thì bệnh viện cho biết không hề tiếp nhận một bệnh nhân nào như thế cả.
Cuối cùng, mới đây, Cục trưởng cục chăn nuôi cùng như nhiều giáo sư, tiến sĩ trong ngành đã khằng định đây chỉ là tin đồn thất thiệt, nhảm nhí. “Đỉa không thể nào sống trong một môi trường ngọt, đậm đặc và được đóng kín như sữa”. Thế nhưng tin đồn này đã khiến cho ngành sữa Việt Nam đang gặp khó khăn lại thêm muôn phần trắc trở, tất cả là vì sự lan truyền quá ghê gớm của mạng xã hội.

Đến những hình ảnh share nhầm ý nghĩa

Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép

Ngày lễ Trung Thu đã qua được gần một tuần nhưng những “dư âm” của nó thì dường như vẫn còn đọng lại. Không chỉ vì những ý nghĩa tuyệt vời của nó mà còn vì trong những ngày này có quá nhiều cơn “dư chấn”. Một trong số đó là bức ảnh một cô gái bị đánh ở một con phố được cho là Hãng Mã (Hà Nội), kèm với bức ảnh là dòng caption "giải thích": "Kết quả của việc chụp hình lưu niệm trung thu khi chưa xin phép chủ cửa hàng".
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bị đánh vì… chụp ảnh không xin phép
Bức hình này được cư dân mạng share liên tục kèm theo nhiều lời cảnh báo khiến dân tình lên phố không dám chụp ảnh, đi chơi mà cũng nơm nớp lo sợ gặp phải tình huống như trên. Thế nhưng sau khi lên sóng được ít ngày, dân tình mới chịu vỡ lẽ ra sự thật rằng đây là vụ xô xát giữa các chủ cửa hàng lưu niệm chứ không hề liên quan đến việc chụp hình. Vậy mà hàng ngàn lượt share với ý nghĩa sai lệch đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lý nhiều người.

Và cả những “chuyện cũ viết lại”

Không hiếm những câu chuyện, những bức ảnh mặc dù đã ra đời và dậy sóng cách đây từ rất lâu, thế nhưng vài ba năm sau đó, người ta lại đưa nó ra, truyền tay nhau share kinh hoàng giống như là mới xảy ra, khiến hàng nhiều bức xúc, phẫn nộ.
Đầu tháng 8 năm 2012, bức ảnh về một một nam thanh niên quỳ giữa hai tượng cụ rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), trên lưng cõng tấm biển "Xin đừng sờ đầu rùa" bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội. Chỉ sau khoảng một giờ xuất hiện trên Facebook đã thu hút gần 2.000 lượt chia sẻ, cùng với lượt like chóng mặt là rất nhiều những chia sẻ bày tỏ sự đồng tình.
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Xin đừng sờ đầu rùa
Vì trước đó có một số hành động không đẹp tại Văn Miếu nên mọi người đều cho rằng bức ảnh mới được chụp giống như một lời cảnh tỉnh những hành động bột phát, bất kính. Thậm chí cư dân mạng còn rất tò mò về nhân vật này.
Thế nhưng, sự thật là bức ảnh này đã được chụp cách đây 2 năm vào ngày 8/7/2010. Người đàn ông này là họa sĩ Phạm Huy Thông, sinh năm 1981 và đây là một màn nghệ thuật trình diễn (performance) của họa sĩ Phạm Huy Thông diễn ra cũng trùng với kì thi Đại học, Cao Đẳng năm 2010.
Không dừng lại ở đó, ngày 16/8, lại thêm một bức ảnh gây bức xúc và phẫn nộ nữa. Bức ảnh một đứa trẻ trần truồng nằm vật vã trên tấm bìa giấy sũng nước, thỉnh thoảng còn bị một đứa trẻ lớn hơn bắt nằm bẹp xuống, đánh đến khóc thét, lấy lòng thương từ người qua đường.
Bức ảnh này đã gây được hiệu ứng khủng khiếp từ cư dân mạng khi có hàng ngàn thành viên lên tiếng về hành động bạo lực này. Nhưng có một vấn đề là vụ việc này từng được đưa lên báo chí từ năm 2009 và trên facebook “Góc Yêu Thương” chứ không phải mới đây.
Những bức ảnh thế này tuy không phải là ảnh giả, cũng không phải là thông tin giả, thế nhưng việc trích dẫn thiếu thông tin, rồi đưa lại những sự việc xảy ra từ rất lâu và nói là vừa xảy ra đôi khi sẽ khiến dư luận hoang mang. Một cư dân mạng bình luận: “Những sự việc này hiện giờ đã không còn nữa rồi, sao vẫn đưa lại thế này?”.

Phải chăng độc giả đang bị động trước thông tin?

Một câu hỏi đặt ra, đó là phải chăng độc giả, cũng như các thành viên trong mạng xã hội luôn là những người bị động khi nhận thông tin? Bất cứ một thông tin nào khi đưa lên diễn đàn, facebook, chỉ cần đánh trúng tâm lý người dùng là sẽ được lan truyền như siêu virus, mặc cho nó đúng hay sai, thừa hay thiếu, mới xảy ra hay đã lâu,… Nguyên nhân của sự việc này đó là ở chỗ, người dùng chúng ta quá chủ quan, nhẹ dạ khi tiếp nhận thông tin. Bất kỳ một thứ gì khi được share và nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người, chúng ta thường tin rằng đó là đúng mà không cần kiểm tra lại hay không mảy may nghi ngờ.
Chính tính chất thông tin được lan truyền theo xu hướng dây chuyền vô tội vạ như thế này mà nhiều khi lòng tin của mỗi người đôi khi lại bị lợi dụng. Không hề ít những trường hợp sử dụng nhiều bức ảnh đáng thương, lợi dụng sự cảm thông của cư dân mạng để tư lợi hay đạt mục đích tuyên truyền một vấn đề nào đó mà cần đến sự ủng hộ, cổ vũ của đám đông. Phải chăng, đôi khi bởi vì thông tin của mình là sai, nên mới mất tự tin, mới cần sức mạnh từ quân số đến thế (?!)
Chính vì vậy, ngay từ lúc này, mỗi người dùng hãy thận trọng trước những thông tin được share và lan truyền trên facebook hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác. Đành rằng trên facebook cũng có rất nhiều thông tin tốt, hữu ích, tuy nhiên thông tin thất thiệt, gây nhiễu dư luận, lợi dụng hiệu ứng đám đông, thậm chí làm sai lệch vấn đề cũng vô cùng nhiều. Do đó, khi tiếp cận thông tin, hãy tỉnh táo thận trọng trước khi ủng hộ hay phản bác. Mặt khác, cũng nên tìm đọc thông tin từ những cơ quan chính thống để tránh bị nhiễu thông tin.
Dĩ nhiên, trong xã hội này, chúng ta không thể tránh được những rủi ro thông tin, thế nhưng khi tiếp nhận bất kỳ một thông tin nào đó, hãy suy xét, tìm hiểu kỹ, nhìn nó dưới nhiều góc độ, phương diện, không nên chỉ nghe một phía rồi lại lan truyền rộng rãi, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người khác, rộng hơn nữa là xã hội, bạn nhé!
Theo TTVN / Tin Quân Sự
Xem thêm →
Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nguyễn Tấn Dũng – Vị Thủ tướng trong lòng dân tộc

0 nhận xét

Vào Google, gõ từ “Nguyễn Tấn Dũng” mà toàn thấy mấy cái tin bịa đặt, bêu xấu Thủ tướng, thậm chí còn có những bài viết ngôn ngữ tục tỉu được đặt lên trên hàng đầu, trong khi các tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì được xếp sau sau cùng. Rồi từ đó, người ta lại tò mò “search” (tìm kiếm) này nọ, lao vào đọc mấy cái blog phản động để biết thông tin.

Từ cái chuyện nhà Ông Nguyễn Tấn Dũng có biệt thư to lắm, xa xỉ lắm, để rồi bịa chuyện là Ông tham nhũng,… soi mói cả gia đình, rồi đến chuyện con cái này nọ, thật không thể tưởng tượng nổi, đúng là một đám người “rảnh rỗi sinh nông nổi”. Còn tụi blog phản động ấy thừa nước đục thả câu, lợi dụng đất nước đang có một số sự kiện và biến động về tài chính, kinh tế… mà từ đó dựng lên biết bao nhiêu chuyện thị phi, hạ thấp uy tín của Thủ tướng, hạ thấp uy tín của Đảng cũng như đánh cắp lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật của năm 2010

Ấy thế mà ngẫm lại! quái sao mấy cái tin chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thấy nổi lên! Những đóng góp mà Ông đã cống hiến cho đất nước trong những năm khi Ông làm Thủ tướng thì không thấy đâu. Mấy cái blog của văn phòng Chính phủ thường ít có dám khen Thủ tướng, vì như thế chẳng khác gì là con nấu mẹ khen ngon cả…

Thế nhưng hỏi mấy ngòi bút chính nghĩa đâu? Họ phải lên tiếng bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng và bảo vệ Thủ tướng đi chứ. Cơ quan ngôn luận thoáng nhìn nhận thì nó không đóng vai trò quan trọng nhưng mà ngẫm lại giờ nó đang đánh một đòn chí mạng vào Chính phủ Việt Nam. Còn gì nghiêm trọng hơn khi quần chúng nhân dân không còn tin vào Đảng, khi uy tín của Thủ tướng đi xuống. Từ đó nhân dân tự diễn biến, bạo loạn như thế thì Việt Nam còn hòa bình nữa đâu, đất nước này liệu có yên ấm.

Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.
Ngay sau khi kết thúc phần báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội sáng 20/10 Thủ tướng đã lên trực thăng đi thị sát rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) và tổ chức cuộc họp khẩn triển khai cứu hộ, cứu nạn, trợ giúp đồng bào.

Tôi xin viết đôi dòng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dưới một con mắt khách quan nhất. Vì sự cống hiến của Ông không phải chỉ riêng Việt Nam thừa nhận mà cả nước ngoài cũng thừa nhận

Trong vai trò của một người Thủ tướng, một người đồng đội, một người bình thường. Ông là người luôn sống tình cảm với chan chứa tình yêu thương. Cuộc sống của Ông giản dị, đời thường như bao người khác không xa hoa. Cuộc sống đó vừa đủ để Ông đảm nhiệm hết trách nhiệm cao cả trên vai đối với đất nước. Coi dân như con đẻ của mình, đã có phút giây nào Ông ngừng nghĩ về nhân dân đâu. Với Ông tất cả những người dân trên mảnh đất chữ S đó là những người thân yêu nhất trong cuộc sống của Ông.

Nếu dân không ấm no, nếu dân không hạnh phúc thì cuộc sống của Ông cũng không bình yên. Đã bao giờ trong trong một phút nào đó trong đời Ông là không lo nghĩ đâu. Trách nhiệm đối với đất nước trong Ông nặng hơn núi, hết ngày này tháng nọ phải tìm sách lược, chiến lược chính sách… suy nghĩ làm thế nào tốt nhất cho dân, làm thế nào Việt Nam đứng vững trên cường quốc, làm thế nào để cuộc sống nhân dân được cải thiện…

Nếu ai đó, đặt mình vị thế của một Thủ tướng như Ông thì liệu họ có kham nổi không? hay là chỉ một ngày thôi họ sẽ lại chóng mặt và bó tay từ ghế Thủ tướng. Đã có ai từng nghĩ đâu? loay hoay một vòng? thì nghĩ lại họ vẫn có ngày chủ nhật cùng gia đình, có những phút giây ấm áp bên người thân. Liệu một Thủ tướng như Ông có nhiều thời gian rảnh như thế không? Câu trả lời là không? vì Ông phải suy nghĩ cho hàng triệu con người, phải lo cho cuộc sống cho từng người dân việt. Đã bao giờ, những kẻ bêu xấu Thủ tướng biết Ông đã phải làm việc như thế nào không? hay giỏi chỉ soi mói chuyện đời tư, từ đó tung hô, bịa đặt mà thôi… Những kẻ như thế chắc là cũng vì mấy đồng tiền làm mờ mắt mà bán rẻ đất nước.

Liệu Thủ tướng có cho ai trong đoàn lính của Ông, cho những người viết báo, truyền hình ca ngợi Ông không? tất nhiên là không rồi, vì Ông là một người khiêm tốn và là người lãnh đạo của đất nước là của dân. Bọn blog phản động có có bôi xấu hay soi mói cuộc đời Ông thì vẫn phải im lặng thôi. Thế nên, người lên tiếng phải là nhân dân đứng về phía Chính phủ và Đảng. Điều quan trọng Ông là một người do quần chúng nhân dân bầu chọn và người xuất sắc như Ông không làm điều sai trái với nhân dân.

Một tờ báo nước ngoài mà tôi đọc được có viết về Ông như sau: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội. Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định. Ông cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với cử tri huyện Thủy Nguyên

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam; luôn đưa ra các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .

Người nước ngoài còn viết được như thế về Ông, ấy thế mà mấy cái blog phản động: vua làm báo, quan làm báo… nói xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước . Vì thế mà các độc giả thân mến khi đọc các tin về Nguyễn Tấn Dũng các độc giả nên chú ý và chọn lọc và trước tiên, quần chúng cần có một niềm tin vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên suy nghĩ những việc mà ông đã làm cho đất nước này trước khi soi mói mọi thông tin không chính xác về ông.

Theo http://vietnamngayve.blogspot.com
Xem thêm →
Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Áp giải Dương Chí Dũng về Hà Nội

0 nhận xét

Sáng nay 5.10, nguồn tin của Thanh Niên Online từ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) xác nhận, ông Dương Chí Dũng được đưa từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay số hiệu VN1166.

Theo đó, Dương Chí Dũng có mặt trên chuyến bay số hiệu VN1166, với chỗ ngồi số 38A, không có hành lý và được ghi rõ là “tội phạm kinh tế”, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), hạ cánh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào lúc 7 giờ 30 sáng 5.10.

Tại sân bay Nội Bài, Dương Chí Dũng được dẫn giải qua cổng số 4 với sự tham gia của nhiều cảnh sát.

Dương Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 4.9.2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế
Dương Chí Dũng đã bị bắt vào ngày 4.9.2012 sau gần 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã quốc tế

Dương Chí Dũng, 55 tuổi, trú tại phường Thành Công (Hà Nội), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện là bị can trong vụ án liên quan đến hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Vinalines.

Ngày 17.5, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng Dương Chí Dũng. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phê chuẩn, trước khi cơ quan điều tra triển khai thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17.5.2012 Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.

Ngày 18.5, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc và sau đó phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng…

Sau gần 3 tháng truy nã gắt gao, ngày 4.9, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã bắt giữ được Dương Chí Dũng.

Liên quan đến việc khởi tố Dương Chí Dũng, đầu năm 2012, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an xác định có dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M (hợp phần thuộc dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam do Vinalines làm chủ đầu tư). Từ đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố 4 bị can về tội tham ô tài sản.

Trong quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT xác định Dương Chí Dũng có liên quan đến nhiều sai phạm của dự án này; làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, khi còn làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng khi chưa có sự phê duyệt của Thủ tướng. Dự án này sau đó đội lên thành 6.489 tỉ đồng.

Dương Chí Dũng cũng đã cùng cấp dưới quyết định mua ụ nổi No83M với mức đầu tư 14,136 triệu USD. Trong đó chi phí mua, sửa chữa tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD nhưng khi đưa về nước thì đội lên thành 24,3 triệu USD. Đặc biệt, ụ nổi No83M sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.

Ngoài ra, lãnh đạo Vinalines trình, phê duyệt, tổ chức mua khi chưa được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy. Chính vì điều này, ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, dẫn đến hậu quả là đến tháng 4.2010, Vinalines phải chi 30 tỉ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỉ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa, gây thiệt hại 100 tỉ đồng.

Thái Uyên – Mai Hà – T.D (TNO)
Xem thêm →
Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Dân nên… từ chức đi!

0 nhận xét

Hình như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.
Do dân trí, tập quán Việt Nam chưa cao...
Do dân trí, tập quán Việt Nam chưa cao...
Phát biểu gây động đất 3.8 độ richter
Phát biểu gây động đất 3.8 độ richter

Chưa cần luật biểu tình...
Chưa cần luật biểu tình...
Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc...
Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc...

Nói chung là... dân trí ta còn thấp!
Nói chung là... dân trí ta còn thấp!
Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “hình như”. Mà hình như là khó thật.
Có vị chê dân trí thấp nên phải nuôi mấy ngân hàng xấu, có vị khác thì bảo dân trí thấp nên mới... hổng chịu làm đường sắt cao tốc như ông nghị ở Hà Nam, lại có vị bảo dân phải hy sinh cho thủy điện. Thực tình dân cũng không biết phải làm gì ngoài đóng thuế để các vị quản lý và giải quyết các loại sự vụ xảy ra trong cái xã hội nhiều rắc rối rất nhức đầu này. Thậm chí dân Quảng Nam ngày đêm lo lắng tưởng như chết đến nơi, có vị tiến sĩ còn bảo, đại khái là, mới có động đất một tí mà đã nháo nhác hết cả lên.
Ngày xưa dân mình làm gì có thủy điện. Đến thời Pháp thuộc chúng ta mới có vài cái thủy điện nhỏ. Ngày trước vì không có thủy điện, nên chẳng có cái gọi là động đất kích thích, nứt đập sông đập suối này nọ. Đâm ra chẳng có cán bộ nào mắng dân là mới có thế đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Cũng vì thế mà chẳng có cán bộ nào bảo dân phải “chia sẻ và hy sinh” cho cái thủy điện không biết vỡ đập lúc nào. Dân Quảng Nam hồi đó, về cơ bản là không bị mắng, cũng không có thiệt hại gì vì một cái thủy điện.
Đầu năm, ông nghị Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Chưa cần luật biểu tình, vì dân trí ta còn thấp”. Cuối năm, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lại cho rằng: “Do dân trí thấp, nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng xấu”. Ngày xưa dân mình cũng chẳng mấy khi đến ngân hàng. Mãi năm 1951 mới có Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên không thấy có bằng chứng lịch sử nào ghi lại lời một quan chức ngân hàng chê dân trí thấp nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng làm ăn thua lỗ. Chưa hết, trên lĩnh vực văn hóa, trước tình trạng chân dài váy ngắn hở hang biểu diễn, ông cục trưởng quản lý biểu diễn lên TV tuyên bố "nói chung là dân trí chúng ta còn thấp..." đến nỗi một nhà văn hóa chịu hết thấu phải lên tiếng: Việc quản lý của ông ấy thấp nên mới để xảy ra tình trạng âm nhạc như thế. Nhờ sống chung với cái dân trí thấp nên nay ông cục trưởng đã... thăng chức thứ trưởng (!).
Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp thì không làm được cách mạng. Tình trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn mòn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.
Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của mình. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “bình dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi thì cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.
Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ thì họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!

Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng’

0 nhận xét

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ đề cập thế nào tới tội phạm tài chính, ngân hàng và kết quả điều tra liên quan tới việc khởi tố các cựu quan chức của Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tại phiên họp lần này, tuy không tập trung nhiều vào nội dung liên quan tới tội phạm thâu tóm ngân hàng, nhưng Thủ tướng cũng quán triệt những vấn đề cơ bản trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là việc sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới hành vi thâu tóm ngân hàng. “Cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức về việc khởi tố một số bị can từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nằm trong chỉ đạo của Thủ tướng nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã tính tới các giải pháp để đảm bảo cho sự ổn định của ngân hàng, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền”, Bộ trưởng Đam khẳng định và nói thêm: “Ông Giá khi bị khởi tố đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nên việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB”.

Nói thêm về vụ việc, cụ thể là hành vi của HĐQT ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền và USD với tổng trị giá 719 tỉ đồng vào 29 ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đam cho biết: tinh thần của Chính phủ là chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ gửi tiền vào 29 ngân hàng không có nghĩa là phải xử lý cả 29 lãnh đạo của các ngân hàng đó. Có khi hành vi gửi tiền chỉ liên quan tới một nhân viên của ngân hàng đó mà thôi. Sai đến đâu sẽ chấn chính, xử lý đến đấy.

Về việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, hệ thống và rõ ràng đối với hàng loạt vụ khởi tố các cá nhân liên quan tới hoạt động ngân hàng, tài chính vừa qua để nhân dân nắm rõ và yên tâm với hoạt động ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam đồng tình nhưng cũng cho rằng: Các vụ án đều phải làm từng bước một. Làm tới bước nào cơ quan điều tra công khai ngay bước đó để báo chí, nhân dân biết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng khá phức tạp và không dễ để tìm hiểu toàn bộ hoạt động của nó. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ thực hiện việc điều tra nghiêm minh.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by