Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Campuchia bán đứng láng giềng gần

0 nhận xét


Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) dường như "tự thể hiện mình" được rất ít, khi mà trước đấy các ngoại trưởng đã xem tới 18 dự thảo Thông cáo chung về Hội nghị AMM-45, nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ vì các bên không thống nhất với nhau về câu chữ.

Tuần qua, các ngoại trưởng ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt quan điểm của các nước thành viên đối với những vi phạm gần đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đã không thành.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: ASEAN không ra được thông cáo chung là "vô trách nhiệm". Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều "bí mật công khai" khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn (trước) nước chủ nhà Campuchia (!).

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "sự ủng hộ bền bỉ và kiên định" của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Đừng biến nạn nhân thành tội phạm!


Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Thế nhưng, thế lực nào đó đứng sau quên mất rằng, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, và giờ đây thật khó cho những ai muốn đẩy quan hệ quốc tế trở lại thời trung cổ, nghĩa là các quốc gia chỉ có thể nói chuyện với nhau, duy nhất bằng võ biền!

Thông tấn xã Kyodo hôm 12/7 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu ASEAN phải có lời lẽ cụ thể để phản ánh quan điểm của hai nước này đối với những vi phạm mới đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Campuchia (lại giấu tên) mô tả lập trường của Việt Nam và Philippines là "bắt nạt" (bullying) nước khác. Campuchia, chủ tịch ASEAN năm nay đã không hài lòng với đòi hỏi này của hai nước thành viên.

Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm
Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu Thông cáo nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, và 10 nước ASEAN đã không thống nhất được nội dung Thông cáo, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao như thông lệ. Campuchia cũng đã cảnh báo từ trước rằng, nếu tình trạng bất đồng tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ Thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã diễn ra khá gay gắt. Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên ASEAN đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông (?).

Cũng theo thông tấn xã AFP ngày 12/7 trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị cho biết, đã có sự nổi nóng giữa các giới chức tham gia thảo luận. Quan sát viên này nói: "Đa số các đại diện ASEAN thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, tỏ ra muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận. Ngoại trưởng Natalegawa nói với báo giới: ông vô cùng thất vọng khi hội nghị ASEAN lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

Thông cáo của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cuối ngày 12/7 đã tóm tắt lập trường của Việt Nam. Ngoại trưởng Việt Nam "bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC".

Trách nhiệm Trung Quốc và các nước lớn


Diễn đàn an ninh khu vực ARF-19 cùng các cuộc hội nghị ASEAN, ASEAN+3 trước đó dường như ít mang lại được điều gì mới mẻ trong việc thúc đầy đàm phán một bộ COC. Đặc biệt là báo chí Trung Quốc hoàn toàn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.

Thậm chí, tờ "Hoàn cầu thời báo", một phiên bản tiếng Anh của báo đảng ở Trung Quốc, ngày 10/7 còn đưa ra lời khuyên: "Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á". "...Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á".

Với tư duy từ thời chiến tranh Lạnh như thế, xem ra việc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào cuối năm nay như ASEAN trông đợi.

Trong khi đó thì Hoa Kỳ và châu Âu ngay sau hội nghị đã ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông, rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong UNCLOS; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".

"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác".

Trong khi đó thì ba trong số năm cường quốc thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được kỳ vọng sẽ ký vào bản "Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân" (SEANWFZ) đã quyết định rút lui. Pháp, Anh và Nga cho biết họ muốn bảo lưu về một số điểm trong hiệp ước. Pháp và Nga do dự chưa muốn ký hiệp ước này vì tính đến quyền tự vệ của họ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Moscow còn đề cập tới quyền của các tàu thuyền và máy bay nước ngoài thâm nhập vào khu vực không vũ khí hạt nhân. Còn Anh dẫn ra các mối đe dọa trong tương lai có thể cần họ phải vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân qua khu vực Đông Nam Á.

Như vậy là cả 3 văn kiện đều đã không được ký lần này tại Phnom Penh. Đó là Tuyên bố ASEAN về Nghị định thư đối với Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (đáng ra phải ký vào ngày 9/7 vừa qua); Ghi nhớ Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về hiệp ước liên quan tới SEANWFZ (theo kế hoạch ký kết vào ngày 10/7); và Nghị định thư về Hiệp ước liên quan tới SEANWFZ do nhóm 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an LHQ ký kêt vào ngày 12/7. Dù sao mặc lòng, ASEAN vẫn hy vọng, theo như lời của Tổng thư ký Surin, việc ký các văn bản này sẽ được hoàn tất cùng lúc vào tháng 11 tới đây trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21".

Tương lai vẫn tiếp tục phải chờ đợi!
Xem thêm →

Không còn là “tàu lạ”

0 nhận xét


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Xem thêm →
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Sự thật về "lòng yêu nước" của Lê Quốc Quân

0 nhận xét

Liên tiếp trong hai ngày chủ nhật vừa qua (1 và 8-7), một số người đã tụ tập, tuần hành, biểu tình với danh nghĩa phản đối Trung Quốc. Những hành vi này gây mất ANTT, TTATGT, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt bình thường của người dân Thủ đô. 

Nguy hiểm hơn, những hành vi đó bị kích động bởi một số đối tượng có động cơ chống đối chế độ, đòi lật đổ chính quyền. Một trong những kẻ đó là Lê Quốc Quân (sinh năm 1971, trú tại tổ dân cư 64, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy…

Đại diện người dân phường Yên Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Bảo Lâm
Đại diện người dân phường Yên Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Bảo Lâm

Đối với vấn đề chủ quyền biển đảo, trước tiên phải khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển đất nước. Nhằm bảo đảm và duy trì ANTT trên địa bàn TP, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, thực hiện tốt đường lối quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước, giữ gìn hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, ngày 18-8-2011, UBND TP đã ban hành thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn.

Cần phải khẳng định những cuộc biểu tình gần đây chắc chắn không làm cho đất nước mạnh lên, trái lại còn khiến tình hình ANTT mất ổn định, tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không những thế, đó còn là cái cớ để các thế lực thù địch ráo riết lợi dụng tiến hành các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước. Những kẻ kích động, lôi kéo người dân đi biểu tình chắc chắn không vì những mục tiêu cao cả như chúng rêu rao, mà chỉ nhằm lợi dụng những sự kiện này để hướng tới ý đồ phá hoại sự ổn định của đất nước...

Là người hiểu biết về pháp luật, thế nhưng Lê Quốc Quân lại đã liên tục vi phạm pháp luật Việt Nam, là một nhân vật thường xuyên xuất hiện tại các đám đông gây rối trật tự công cộng, với vai trò kích động, lôi kéo. Năm 2008, Lê Quốc Quân đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ tại khu vực 42 Nhà Chung (quận Hoàn Kiếm) và 178 Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa). Tháng 4-2011, Quân cùng một số người gây rối trật tự công cộng bên ngoài phiên tòa xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ, bị CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo. Chưa dừng ở đó, từ tháng 7-2011 đến nay, Lê Quốc Quân còn nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước, biểu tình phản đối Trung Quốc để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công cộng. Tháng 11-2011, cũng vì tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), Lê Quốc Quân tiếp tục bị CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo.

Căn cứ Nghị định 163/CP và hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CA quận Hoàn Kiếm đối với Quân về hành vi gây rối trật tự công cộng, ngày 13-1-2012, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa đã ký quyết định đưa Lê Quốc Quân vào diện giáo dục tại xã, phường trong thời hạn 6 tháng, để chính quyền và nhân dân giáo dục, giúp đỡ Quân tiến bộ. Thế nhưng, trong thời hạn áp dụng quyết định trên, Quân tiếp tục có những hành vi vi phạm, bất hợp tác với chính quyền nhân dân, vi phạm Luật Cư trú đối với người đang thuộc diện quản lý, giáo dục tại xã, phường theo Nghị định 163/NĐ-CP. Quân thường xuyên trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin sai sự thật cho một số cơ quan truyền thông nước ngoài; đăng tải những thông tin chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cá nhân và tổ chức trên blog cá nhân. Gần đây nhất, bất chấp các quy định của pháp luật, ngày 8-7, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, lợi dụng danh nghĩa yêu nước, Quân tiếp tục tham gia lôi kéo người dân tụ tập, kích động gây rối trật tự công cộng.

Tối 13-7, UBND phường Yên Hòa đã tổ chức họp tổ dân cư nơi Lê Quốc Quân cư trú để công bố quá trình 6 tháng thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường theo Nghị định 136/CP đối với Lê Quốc Quân. Dù được chính quyền mời họp nhưng một lần nữa, Lê Quốc Quân thể hiện thái độ bất hợp tác, coi thường pháp luật, coi thường chính quyền bằng việc tuyên bố từ chối dự họp. Tại buổi họp, đại diện cán bộ, nhân dân tổ dân phố nơi công dân Lê Quốc Quân cư trú đã thẳng thắn phê phán thái độ ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường chính quyền và nhân dân của Lê Quốc Quân. Ông Nguyễn Duy Khoắc khẳng định, quyết định của UBND phường Yên Hòa là hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thời gian qua, Lê Quốc Quân thực hiện nghĩa vụ công dân chưa tốt, chưa có ý thức chấp hành pháp luật. Ông Nguyễn Trọng Tình, tổ trưởng dân phố, người được chính quyền phân công trực tiếp giáo dục Quân cho biết thêm: Quá trình 6 tháng thực hiện quyết định của UBND phường Yên Hòa về giáo dục Lê Quốc Quân tại xã, phường, Lê Quốc Quân hoàn toàn bất hợp tác, không khai báo tạm vắng, không chấp hành giấy triệu tập làm việc của chính quyền, không viết kiểm điểm, không những thế còn tham gia gây rối trật tự công cộng.

Bức xúc về thái độ coi thường pháp luật, coi thường chính quyền và nhân dân nơi cư trú của Lê Quốc Quân, bà Hồ Kiều Oanh, công dân tổ dân cư 64 phường Yên Hòa, phát biểu: Lê Quốc Quân cũng như chúng tôi, đều là công dân Việt Nam và phải chấp hành pháp luật Việt Nam. Anh ta đã làm ảnh hưởng đến cả tổ dân cư chúng tôi. Ông Nguyễn Minh Anh cũng chung quan điểm trên và nhấn mạnh: Nhân dân ở tổ dân cư rất bức xúc và thấy rằng cần phải có biện pháp tiếp tục giáo dục Lê Quốc Quân. Trước những hành vi của Lê Quốc Quân, nhiều người dân tại địa bàn nơi công dân này cư trú đều cho rằng, Lê Quốc Quân là phần tử góp phần gây mất ổn định, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, đã có nhiều ý kiến kiến nghị chính quyền nên có biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn để giáo dục Lê Quốc Quân. Bà Nguyễn Thị Thanh nhận xét và kiến nghị: Là người hiểu biết pháp luật nhưng Lê Quốc Quân không tôn trọng người dân trong khu dân cư, không tôn trọng pháp luật thì không thể là đại diện cho người dân, vì vậy đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng phải có biện pháp nghiêm khắc hơn để buộc Lê Quốc Quân tôn trọng pháp luật…

Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo "yêu nước" nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ... Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật.
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thành lập Viện Biển Đông

0 nhận xét

Theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Học viện Ngoại giao có thêm đơn vị mới là Viện Biển Đông.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, Học viện Ngoại giao có 17 đơn vị trực thuộc thay vì 16 đơn vị trực thuộc như hiện nay. Trong đó, Học viện Ngoại giao có thêm một đơn vị mới là Viện Biển Đông (*).

Việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Học viện Ngoại giao và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2012.

Quyết định mới này sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 82/2008/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao.

(*) 16 đơn vị trực thuộc khác của Học viện Ngoại giao được giữ nguyên như cơ cấu tổ chức trước đó gồm: 1- Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao; 2- Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ đối ngoại; 3- Trung tâm Thông tin, Tư liệu; 4- Văn phòng; 5- Phòng Quản lý Khoa học; 6- Phòng Đào tạo; 7- Phòng Công tác chính trị, quản lý sinh viên; 8- Khoa đào tạo sau Đại học; 9- Khoa Lý luận Chính trị; 10- Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao; 11- Khoa Kinh tế Quốc tế; 12- Khoa Luật Quốc tế; 13- Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại; 14- Khoa Tiếng Anh; 15- Khoa Tiếng Pháp; 16- Khoa Tiếng Trung Quốc.
Xem thêm →
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Đâu phải thời Chiến quốc

0 nhận xét


“Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại”, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cảnh cáo như vậy trong bài xã luận phát đi lúc 0g20 sáng thứ tư 11-7, sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Bài xã luận bắt đầu bằng răn đe rằng Việt Nam sẽ đớn đau nếu dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, và kết thúc bằng bức bách rằng nếu muốn sống, Việt Nam phải chọn Trung Quốc!

Hoàn Cầu Thời Báo quá tự tin khi đánh giá rằng “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” để rồi vừa khuyên, vừa “nhát ma” rằng “Để cho Mỹ quay trở lại (châu Á), Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu như Đông Á bị chìm trong các rối loạn chính trị”! Có một điều cơ bản mà Hoàn cầu Thời báo đã quên hay không biết, đó là suốt trong mấy ngàn năm Việt Nam vẫn tồn tại như là Việt Nam chính là nhờ dựa trên nền tảng tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo).

Cũng thế khi hù dọa rằng các giá trị phương Tây sẽ biến Việt Nam thành nạn nhân đầu tiên khi Đông Á rối rắm, có lẽ Hoàn cầu Thời báo đã quen e ngại phe đối lập Trung Quốc vốn sốt ruột mơ “giấc mơ hoa”, mà không biết rằng người Việt đủ tri thức và từng trải để hiểu rằng “giấc mơ Mỹ” không như trong sách vở. Cho dù hiến pháp Mỹ đã bãi bỏ nạn nô lệ từ năm 1865, song 1 triệu người Mỹ (trên tổng dân số Mỹ năm đó là 35 triệu người) đã phải chết và bị thương trong bốn năm nội chiến vì vấn nạn nô lệ này. Một thế kỷ sau, người Mỹ da đen vẫn cứ phải sống trong cảnh phân biệt màu da,“separate but equal” (bình đẳng song tách biệt với nhau). Mãi đến 20-4-1971, Tối cao pháp viện Mỹ mới phán quyết đen trắng bình đẳng lên xe buýt! Thế cho nên, Hoàn cầu Thời báo, nếu có lo sợ chuyện “dân chủ, nhân quyền” thì hãy lo cho bên xứ mình trước đã.

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Đã là thế kỷ thứ 21 rồi chớ đâu phải thời Chiến quốc cách đây hai mươi mấy thế kỷ để cứ đòi chinh phạt, quy phục chư hầu tranh ngôi bá chủ! “Bài binh bố trận ngăn chặn Trung Quốc” ở đâu chưa thấy, song đã thấy Trung Quốc giương bản đồ “lưỡi bò” chiếm gần hết biển Đông, xua tàu bè húc đuổi thiên hạ, thôn tính lãnh hải và tài nguyên thiên hạ khơi khơi khai thác, thậm chí đem rao bán! Và giờ đây ra tối hậu thư: “Để sống còn hãy là (tiền) đồn chống Mỹ, bằng không sẽ đau đớn đó nhe!”.

Hoàn cầu Thời báo quên nhiều điều lắm và nhất là quên mô tả viễn tượng sau: thần phục Trung Quốc rồi “cái đường lưỡi bò” đó vẫn cứ tròng vào cổ Việt Nam và các nước khác, và rằng “liên doanh khai thác” dầu khí lúc đó bất quá cũng chỉ là làm phu phen cho “ông chủ lớn” là Tập đoàn dầu khí hải dương, Trung Quốc, và ra khơi đánh cá ngừ đại dương là dưới sự cho phép của Cục Ngư chính và Cục Hải giám Trung Quốc hoặc của chính quyền thành phố Tam Sa! Viễn tượng đó “sung sướng” hay “đớn đau”, cứ đi hỏi đứa con nít sẽ rõ.

Xem thêm →
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Báo TQ dọa VN 'sẽ đau đớn nếu thân Mỹ'

0 nhận xét

Một tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc đăng xã luận cảnh báo Việt Nam đừng làm thân với Mỹ, ngay sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa có các cuộc gặp ở Hà Nội.

Không ít người ở Trung Quốc khó chịu khi Hoa Kỳ và Việt Nam tỏ vẻ làm thân với nhau
Không ít người ở Trung Quốc khó chịu khi Hoa Kỳ và Việt Nam tỏ vẻ làm thân với nhau

Global Times, bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo, nói quan hệ song phương Việt – Mỹ chỉ là “cuộc hôn nhân gượng ép”.

“Việt Nam phải từ bỏ con đường phát triển hiện nay nếu nước này muốn dựa vào ủng hộ của Mỹ,” bài xã luận đăng trên mạng nói.

Bài xã luận giải thích đường đi hiện nay của Việt Nam.

“Về chính trị, Việt Nam đang theo con đường của Trung Quốc, có được phát triển nhanh chóng nhờ cải cách từ từ.”

“Các giá trị phương Tây chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Ảnh hưởng của đối lập chính trị còn kém hơn nhiều so với ở Trung Quốc.”

“Một giai cấp tinh hoa đi theo phương Tây chưa hình thành ở Việt Nam. Nhưng xu hướng này đang bắt đầu trước khi nó kịp tác động sâu đến không gian chính trị trong nước tại Hà Nội.”

Xã luận với tựa "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại" nói tiếp: “Hiện nay biểu tình chống chính phủ thật hiếm ở Việt Nam.”

“Vài vụ rải rác dường như đều nhắm vào chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, họ có thể thay đổi mục tiêu trong tương lai,” tờ này dường như cảnh báo giới lãnh đạo Hà Nội.

Theo tờ báo, tình cảm dân tộc chủ nghĩa “đang giúp đoàn kết xã hội Việt Nam, nhưng cũng đang đầu độc liên hệ chính trị của Hà Nội với Trung Quốc”.

“Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị.”

Bài xã luận nói Việt Nam vừa đi theo Trung Quốc về chính trị, nhưng cũng muốn nhờ Mỹ chống Trung Quốc.

“Tuy vậy, chiến lược này cần duy trì cân bằng giữa Trung Quốc, Mỹ và các thế lực chính trị trong nước.”

“Sẽ thật khó để cứ mãi duy trì điều này,” tờ báo nhắc nhở.

‘Cột trụ chống Mỹ’


Sau phần phân tích cho độc giả Việt Nam, bài xã luận đưa ra “giải pháp”.

"Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị."
Global Times

“Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.”

“Tranh chấp lãnh thổ không nên biến thành thù nghịch. Thay vì là mắt xích trong dây chuyền của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á,” bài báo đề nghị.

Như để rõ ràng hơn, tờ báo viết thêm Việt Nam “rất có thể sẽ nằm trong số nạn nhân đầu tiên nếu Đông Á bị bất ổn chính trị chôn vùi”.

Vừa răn đe cũng vừa vuốt ve, bài xã luận kết thúc: “Cả Trung Quốc và Việt Nam đang tiến bộ trong việc tạo ra của cải và tự do cho nhân dân.”

“Clinton và các đồng sự nên giữ lại khẩu hiệu và hãy lo chứng minh cho thế giới rằng họ có thể đưa Mỹ và phương Tây ra khỏi cơn hỗn loạn tài chính.”

Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'...

Giới ngoại giao và học giả Trung Quốc thường nhấn mạnh tờ báo chỉ phản ánh lập trường của một bộ phận dân chúng, chứ không phải tiếng nói của chính phủ.

Tuần rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói nước ông “chưa bao giờ thèm muốn việc khống chế tình hình trong vùng”.

Chưa rõ truyền thông nhà nước tại Việt Nam sẽ đăng các bài phản ứng trước giọng điệu cứng rắn của Global Times hay không.

Mấy tuần gần đây, căng thẳng dấy lên ở Biển Đông đã khiến nhiều tờ báo ở Việt Nam công khai đăng bài chỉ trích Trung Quốc.

Hai ngày Chủ nhật 1/7 và 8/7 cũng chứng kiến cuộc tuần hành ngắn phản đối chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam.

Theo BBC
Xem thêm →
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

0 nhận xét

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.

Bài vết của blogger Bao Anh Thai
Bài vết của blogger Bao Anh Thai

“Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản tình nguyện theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: Cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “Có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống”. Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết.

Tôi hỏi ông: “Đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazoka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?”

Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm Samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại.

Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen).

Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972.

Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu.

Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước.

Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ.

Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975″.

Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước.

Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều, hồi chiến tranh, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã Việt Nam không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết?

Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Nhiều chiến sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc – tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ chưa có đủ vũ khí để chống lại những con tàu lớn. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm.

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước.

Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.

BẢO ANH THÁI
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by