Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng

0 nhận xét

Ngày 25.6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội (QH) số 1 tiếp xúc cử tri Q.1 và Q.3 (TP.HCM). Trước những quan tâm đặc biệt của cử tri về tình hình biển Đông, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chủ quyền quốc gia là bất di bất dịch, không thể nhân nhượng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Kỳ họp thứ 3, QH khóa 13 vừa qua đã thông qua luật Biển Việt Nam và đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam; phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Trả lời chất vấn của cử tri liên quan đến xử lý tham nhũng, thất thoát ngân sách, Chủ tịch nước khẳng định sắp tới sẽ được làm rõ và có các hình thức kỷ luật, xử lý trách nhiệm cụ thể theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua T.Ư nhận thấy việc tổ chức bộ máy phòng chống tham nhũng có phần không thích hợp nên đã thay đổi lại cơ quan chỉ đạo. Ðảng trực tiếp nắm giữ vai trò chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. QH đề nghị cử tri, cán bộ, đảng viên, nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức vào công cuộc phòng chống tham nhũng để trong sạch hóa bộ máy nhà nước.
Ngày 25.6, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu QH tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri H.Vũ Quang để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Về vấn đề đất đai, Chủ tịch QH cho biết, Kỳ họp thứ 3 của QH cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT về vấn đề này, QH đã yêu cầu đến năm 2013, phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. QH cũng đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ khẩn trương trình dự thảo sửa đổi luật Đất đai, giải quyết cho được những vướng mắc về cơ chế, chính sách, để QH thảo luận, cho ý kiến.
Ngày 25.6, tại TP.Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng các thành viên trong đoàn đại biểu QH khóa XIII TP.Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri tại H.Vĩnh Thạnh và Q.Thốt Nốt.
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Khánh thành cột mốc 314 biên giới Việt Nam – Campuchia

0 nhận xét

Sáng 24/6, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành cột mốc 314, cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.
Buổi lễ được tổ chức tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trach, tỉnh Kampot, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia và “Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen đồng chủ trì sự kiện quan trọng này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; các Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia: Sar Kheng, Men Sam On; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của hai nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương liên quan của hai nước và đông đảo bà con nhân dân thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) và huyện Kom Pong Trach (tỉnh Kampot, Campuchia) cùng dự buổi lễ.
Là công trình có thiết kế đẹp, được ốp bằng đá hoa cương, nằm trên bờ biển giữa hai nước, nơi có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gần khu vực cửa khẩu quốc tế Hà Tiên – Prếch Char, cột mốc 314 sẽ trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn, không những đối với nhân dân của hai nước mà còn đối với bạn bè quốc tế, làm cho nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình đoàn kết, hữu nghị anh em của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Đây là lần thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hunsen tới dự lễ khánh thành các cột mốc biên giới, điều này thể hiện mạnh mẽ các cam kết, sự quyết tâm và nỗ lực chung của Chính phủ hai nước trong việc thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về công tác biên giới lãnh thổ để hai bên sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là một sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc biệt, đánh dấu thắng lợi chung của hai nước, hai dân tộc trong việc chung sức cùng nhau xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đáp ứng lợi ích căn bản và lòng mong muốn của nhân dân hai nước, đồng thời tạo xung lực mới để hai nước cùng quyết tâm sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Việc khánh thành cột mốc biên giới số 314 trực tiếp tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và tạo sự ổn định cho người dân hai tỉnh Kiên Giang và Kampot nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh giáp biên của hai nước nói chung.
Nhấn mạnh trong thời gian tới, để hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, cả hai bên còn rất nhiều công việc phải làm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước phải hết sức nỗ lực và tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau, nhằm sớm đưa đường biên giới chung của hai nước thành một đường biên giới hòa bình, hữu nghị đặc biệt, ổn định và phồn vinh.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Hunsen nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan quan trọng, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của 2 nước, 2 dân tộc trong việc xây dựng đương biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng Mekong nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
Những kết quả đạt được trong công tác phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia thời gian qua là một chương lịch sử mới trong quan hệ giữa hai nước, Thủ tướng Hunsen nói.
Thủ tướng Hunsen cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng hai nước đã dồn hết tâm sức, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước có những bước tiến nhịp nhàng, đều đặn.
Thủ tướng Hunsen khẳng định, Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong xây dựng được một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước; đồng thời cũng sẽ đặc biệt chú trọng tới các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân ở khu vực biên giới giữa 2 nước.
Thủ tướng Hunsen mong muốn nhân dân hai nước cùng nhau bảo vệ các cột mốc nhằm biến khu vực biên giới thành khu hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững mãi mãi.
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia thay mặt Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc hai nước báo cáo kết quả công tác phân giới, cắm mốc và quá trình xây dựng cột mốc 314; nhấn mạnh Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới hai nước đã tích cực thực hiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và đã đạt được những thành quả hết sức to lớn.
Tính đến nay, hai nước đã cắm được 238 vị trí tương ứng với 287 cột mốc (đạt khoảng 76% khối lượng công việc), phân giới được khoảng 653 km đường biên giới (đạt khoảng 51% khối lượng công việc), các cột mốc có tính chất quan trọng đã được ưu tiên hoàn thành, trong đó có cột mốc có số thứ tự cuối cùng số 314 này. Thành quả trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý biên giới chung; góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống của cư dân khu vực biên giới hai nước.
Xem thêm →

‘Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển’

0 nhận xét

"Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định.
- Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/6. Bộ trưởng nói rõ về mục đích và ý nghĩa của văn bản luật này?
- Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản luật về biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Phan Lê
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Phan Lê
- Bộ trưởng cho biết khái quát về quá trình xây dựng và những nội dung chính trong Luật Biển Việt Nam?
- Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII. Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực.
Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
- Luật Biển Việt Nam quy định như thế nào về chức năng nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành?
- Quản lý nhà nước về biển là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Hiện nay, phạm vi thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, các lực lượng tham gia quản lý biển được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy liên quan và được đặt dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ.
Luật Biển Việt Nam là một luật khung quy định các nguyên tắc lớn đối với các vấn đề liên quan đến biển nên không nêu cụ thể, chi tiết chức năng của từng bộ, ngành tham gia quản lý biển. Luật khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. Các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo được thể hiện thế nào trong Luật Biển Việt Nam?
- Phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam.
Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta. Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan.
- Việt Nam còn có một số bất đồng, tranh chấp về biển, đảo với một số nước láng giềng. Trong Luật Biển Việt Nam, vấn đề này được đề cập như thế nào, thưa Bộ trưởng?
- Luật Biển Việt Nam quy định rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng. Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; năm 2003, cùng Indonesia phân định thềm lục địa…
Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế. Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Theo Chinhphu.vn
Xem thêm →
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục

0 nhận xét

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục

* Một thành tích không thể ngờ (trên 97%) học sinh tốt nghiệp THPT. khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Vui vì nhiều học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp, từ đó có thể giúp các em tiếp tục con đường học vấn cao hơn hoặc chí ít các em cũng có thể đi học nghề để tạo dựng cuộc sống cho mình. Buồn là vì chất lượng phản ánh chưa đúng sự thật, có nhiều hiện tượng gian lận trong thi cử chưa chứng tỏ được ngành giáo dục nước nhà có bước phát triển vững chắc. Cùng với tỉ lệ tốt nghiệp cao chưa từng có như vậy, Tôi cũng đặt dấu hỏi đến các ngành chức năng, quan trọng nhất là Bộ Giáo dục- đào tạo, và cả năng lực học tập của học sinh về kiến thức: nó có đáp ứng như kết quả hiện tại đã đạt được hay không? Chắc có lẽ cũng có nhiều thông tin trái ngược nhau về vấn đề này.
Những tiêu cực trong phòng thi không dễ phanh phui. Và sự việc ở Bắc Giang có lẽ là đỉnh điểm bức xúc tiêu cực trong khâu coi thi khi chính thí sinh chọn cách làm đầy rủi ro cho bản thân để phơi bày chuyện gian lận, dối trá bên trong phòng thi. Những tiêu cực dạng này cũng râm ran từ hàng chục năm và ở nhiều địa phương nhưng chưa có một giải pháp phòng chống hiệu quả.
* Mới đây thôi, Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện một vụ bê bối trong đào tạo và cấp bằng vào lọai lớn nhất từ trước đến nay, kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và bằng thạc sĩ do Đại học Kinh tế cấp. Một vụ việc rúng động dư luận.
Gian lận thi cử còn bởi “căn bệnh” sính bằng cấp đang hoành hành. Bằng cấp dường như là “tấm vé” để người ta đi suốt đoạn đường còn lại của cuộc đời nên ai cũng phải cố cho có. Một thực tế khác rất phổ biến trong xã hội bây giờ đó là mọi người Việt Nam đều thích bằng cấp. Nhà nhà người người chạy đua nhau cái danh hão, họ tập trung vào những tấm bằng giấy chứ không phải là những kiến thức vàng, những giá trị học tập chân chính. Thật đáng buồn khi phải nói lên điều này, bởi chính bản thân tôi và không ít người cảm thấy nhỏ bé khi không thể nói lên những gì mình chứng kiến, những gì vẫn âm thầm xảy ra. Bởi sao? bởi vì chính những người như thế đang bị chính cái dòng chảy vô hình đó cuốn đi không tiếc nuối. Một xã hội như vậy thì bao giờ mới hết cái thời đại chạy theo bằng cấp đây?

Chữa tận gốc

Gian lận, quay cóp, đào tạo chui, mua bằng…là những hành vi lệch chuẩn nhưng đã trở thành phổ biến và trở nên bình thường này không chỉ làm hỏng một hay nhiều kỳ thi mà còn làm hư mỗi con người và nhiều thế hệ, khiến nhiều người lo ngại gọi nó là quốc nạn. Vậy nên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cần có những giải quyết để chữa trị quốc nạn này, cũng là để chữa trị tận gốc những căn bệnh nan y của giáo dục, không thể chỉ bằng những cải cách nửa vời, chắp vá, thiếu nhất quán hay những giải pháp tình thế, cục bộ, bề nổi.
Xem thêm →

Luật Biển Việt Nam: Cái tát vào tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

0 nhận xét


“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.
Đó là nội dung được khẳng định ngay trong Điều 1 của dự thảo Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua sáng 21-6 với tỉ lệ 99,2%. Có thể nói, đây là dự luật nhận được sự đồng thuận đặc biệt cao của các vị đại biểu (ĐB) nhân dân.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về dự thảo Luật Biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay: “Qua thảo luận, hầu hết ý kiến của các ĐBQH tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo luật”.
Về đề nghị quy định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và là lãnh thổ Việt Nam tại Điều 19, theo Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH), khái niệm lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả đất liền các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời. Điều này đã được tuyên bố trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Biên giới quốc gia. “Việc tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” trong luật này là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo” - ông Lý nhấn mạnh.

Không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng

Liên quan đến nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển cũng có khá nhiều ý kiến quan tâm góp ý. Cụ thể có ĐB đề nghị thay cụm từ “biện pháp hòa bình” bằng “đối thoại hòa bình”.
Về đề nghị này, ông Phan Trung Lý giải thích: “Biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên. Do đó, đối thoại hòa bình chỉ là một hình thức của đàm phán, thương lượng mà chưa bao quát hết các biện pháp hòa bình mà ta có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp về biển, đảo với quốc gia khác”.
Thấy trong dự thảo không đề cập đến quyền phòng vệ chính đáng của quốc gia, có ĐB đã lên tiếng đề nghị bổ sung quyền này trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo. Tuy nhiên theo ông Lý, việc ghi nhận nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển bằng biện pháp hòa bình hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta.
“Khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật đã quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khoản 1 Điều 5 cũng quy định chính sách của ta trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết (bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng) nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo. Các quy định này đã hàm ý Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp vũ lực, phòng vệ chính đáng khi cần thiết” - ông Lý nói.

Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài

Theo Điều 41 của dự luật về quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Ngoài ra, quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương, 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012

Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thành lập thành phố Tam Sa - thực hiện mưu đồ khống chế Biển Đông

Trung Quốc có hành động bành trướng mới khống chế Biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 21/6 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).
Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh
Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh

Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.
Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.
Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được./.
Theo PHÁP LUẬT TPHCM / BỘ NGOẠI GIAO / TỔ QUỐC
Xem thêm →
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Trung Quốc lên án Việt Nam tuần tiễu Trường Sa

0 nhận xét

Trung Quốc phản đối Việt Nam đưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa, gọi đây là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền".
Một chiếc Su-27 hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị hạ cánh - Ảnh: T.T.Duyên
Một chiếc Su-27 hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị hạ cánh
Người phát ngôn của Bắc Kinh, Hồng Lỗi, nói tại cuộc họp báo ngày 19/6: "Máy bay chiến đấu của không quân Việt Nam tiến hành cái gọi là hành động 'tuần sát' tại quần đảo Nam Sa, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc."
"Trung Quốc bày tỏ bất bình mạnh mẽ về việc này. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam thiết thực tuân thủ nhận thức chung Trung-Việt và tinh thần 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Nam Hải'," ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Trung Quốc dùng từ Nam Sa để chỉ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này.
Hôm 15/6, Việt Nam cho biết lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra "tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa".
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940, được dẫn lời nói đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung.
Ông nói đã từng có các chuyến bay khác nhưng xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Hồng Lỗi nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần đó".
Trước đó, Bấm vào đầu tháng Năm, một nguồn khả tín cho BBC hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi một đoàn đại biểu đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa.
Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba 1/5 với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc ngày 28/4, ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn phía trên tàu".
Theo BBC
Xem thêm →
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Việt Nam đề nghị mua 18 chiếc Su-30K

0 nhận xét

Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.
Rosoboronexport đã tìm thấy một khách hàng tiềm năng để mua các máy bay chiến đấu Su-30K đang được sửa chữa tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichy (Belarus), một nguồn tin giấu tên B tiết lộ với tờ Kommersant.
Theo nguồn tin này, một đoàn chuyên gia quân sự của Việt Nam đã tới thăm nhà máy 558 và bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng.
Nếu Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán cụ thể về hợp đồng này, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi thành lập nhà xuất nhập khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronexport, có 2 công ty vũ khí của Nga phải cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
Trước đây, việc cung cấp các máy bay Su-30 cho Không quân Việt Nam đều được thực hiện ở nhà máy sản xuất máy bay ở Hiệp hội hàng không Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tổng công ty Hàng không quốc gia Nga (UAC). Còn 18 máy bay Su-30K đang nằm ở Belarus và thuộc sở hữu của Tập đoàn hàng không Irkut, và công ty này không thuộc bộ phận của UAC.
Thực tế, vào giữa tháng 5/2012, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến Belarus để thảo luận, Kommersant dẫn nguồn tin B.
Cũng theo nguồn tin này, các chuyên gia Việt Nam đã thể hiện mong muốn được kiểm tra một vài máy bay chiến đấu, và sau đó công việc sẽ được bắt đầu khi có một lời đề nghị từ phía Nga. Các chuyên gia đánh giá rằng, Su-30K không phải là hoàn hảo, nhưng vẫn đủ tốt.
Nguồn tin B của nhà máy 558 tiết lộ thêm, đại diện phía nhà máy cố gắng thuyết phục họ (Việt Nam) rằng, nhà máy này có đủ tất cả những khả năng để thực hiện việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K theo yêu cầu cụ thể của Việt Nam.
Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.
Su-30K sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với sức mạnh không chiến vượt trội. Ảnh minh họa.
Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng hai bên chưa thảo luận về việc mua lại. "Chúng tôi mong muốn sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán", ông này nói.
Đối với 18 máy bay Su-30K ở Belarus, Nga dự định sẽ bán với giá trị ít nhất là 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD đối với một máy bay đã được hiện đại hóa), nếu so sánh với giá trị hiện tại của 18 chiếc Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) thì đây sẽ là một con số rất khiêm tốn.
Nguồn B cũng tiết lộ, trong số các quốc gia có hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC) thể hiện quan tâm tới việc mua lại 18 máy bay Su-30K không chỉ có Việt Nam, còn cả Sudan, và Belarus. Họ có xu hướng sử dụng nguồn ngân quĩ tài chính tối thiểu để nâng cấp cho các phi đội không quân của mình, đặc biệt để thay thế cho các loại máy bay đã lỗi thời như MiG-21, Su-22 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn tin B dẫn lời từ Tổ hợp công nghiệm hàng không Nga cho biết, Bộ tài chính Nga đã từ chối không cấp khoản vay tín dụng cho Minsk (Belarus) để mua máy bay và yêu cầu phải thanh toán hợp đồng mà không phụ thuộc vào Belarus.
Giai đoạn thực tế để bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với Việt Nam và Sudan được xem như một giải pháp dự phòng.
Nga đã cố gắng xoay sở để tìm được một khách hàng mua lại 18 máy bay Su-30K, và họ không thể vui mừng hơn khi đã có khác hàng là Việt Nam, nước mà trước đây chỉ mua các máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.
Ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược đánh giá, giá trị của hợp đồng này là cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam và họ (Việt Nam) có khả năng thực hiện được mong muốn mua 18 máy bay Su-30K với mức giá hấp dẫn.
Nếu hợp đồng mua 18 chiếc Su-30K thuận lợi, việc tiếp nhận những máy bay đầu tiên sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn.
Nếu hợp đồng mua 18 chiếc Su-30K thuận lợi, việc tiếp nhận những máy bay đầu tiên sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn.
Theo Kommersant, việc Irkut muốn bán số máy bay Su-30K mà không thông qua UAC chính là nguyên nhân để các lãnh đạo cấp cao của UAC phản đối việc thực hiện hợp đồng, họ cố gắng để bảo vệ được vị trí cung cấp các sản phẩm hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam.
Tuy nhiên, UAC sẽ rất khó khăn để thuyết phục được Việt Nam từ bỏ việc mua 18 máy bay Su-30K của Irkut - chủ yếu là do mức giá "quá hấp dẫn".
Ngoài ra, nguồn tin B tiết lộ thêm, Rosoboronexport đã xác định sẽ thực hiện hợp đồng Su-30K trong thời gian nhanh nhất.
Tuy nhiên, tiết lộ gây "sốc" của nguồn tin B nói rằng, vẫn còn 4 máy bay Su-30MK2 đang được sản xuất tại nhà máy ở đây. Bởi theo báo chí trước đó đưa tin, thì chỉ còn 1 chiếc máy bay Su-30MK2 được sản xuất để bù lại chiếc đã mất cho Không quân Việt Nam.
Nguồn tin B nhắc lại rằng, cuối tháng 11/2011, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển các máy bay Su-30K bằng máy bay vận tải quân sự chuyển về nhà máy 558 ở Belarus, nơi số máy bay này sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN trước khi bán cho khách hàng thứ hai.
Năm 1996, công nghệ Nga lúc đó chưa đủ để tạo ra 18 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MKI mà Ấn Độ đã đề nghị mua. Vì vậy Nga đã sản xuất với cấu hình rút gọn là Su-30K. Nhưng sau đó Ấn Độ đã yêu cầu thay thế số máy bay Su-30K này bằng một số lượng tương tự máy bay Su-30MKI cấu hình cao cấp hơn và trả lại 18 chiếc Su-30K cho Tổng Công ty Irkut. Tuy nhiên, số máy bay này không được chuyển về Nga mà tới nhà máy sửa chữa 558 ở Baranavichy ở Belarus, nguồn tin B nói rằng việc này là để công ty nga tránh phải trả thuế hải quan khi nhập khẩu máy bay trở về Nga.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by