Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Lào Cai tiên cảnh chốn nhân gian

0 nhận xét
Cuối xuân, cảnh mây bồng bềnh luồn qua các khe núi bao phủ quanh mái nhà ở huyện Y Tý (Lào Cai) lại khiến nhiều người thốt lên khen ngợi.







Xem thêm →

Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân thăm hỏi bà con tránh bão ở Cần Giờ

0 nhận xét
Sáng 1-4, các đồng chí: Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND TP kiêm Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) TP; cùng lãnh đạo các sở ngành TP đã họp với Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện Cần Giờ và kiểm tra thực tế tình hình ứng phó bão số 1 ở huyện Cần Giờ.

Đồng chí Nguyễn Văn Đua chỉ đạo UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn huyện và ban nhân dân các ấp, khu phố các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra việc chằng chống nhà cửa. Vận động người dân không chủ quan với tình hình bão số 1, đặc biệt vận động người dân sống ven biển xã Long Hòa đến nơi trú ẩn an toàn, chú trọng di dời người già, phụ nữ và trẻ em; tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực sơ tán dân. Đồng chí yêu cầu chính quyền địa phương rà soát tại các nhà hàng, điểm dừng chân, kiên quyết vận động khách du lịch nhanh chóng rời khỏi Cần Giờ.

le hoang quan


Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân thăm bà con tránh bão ở Cần Giờ.

Trước đó, UBND huyện Cần Giờ đã di dời hơn 3.200 nhân khẩu ở vùng ven biển (nhất là vùng xã đảo Thạnh An), vào 4 địa điểm tập trung trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh gồm: Trung tâm Văn hóa huyện, Liên đoàn Lao động huyện, Nhà Thiếu nhi huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện. Tính tới 17 giờ cùng ngày, 1.391 phương tiện với 4.108 ngư dân đã ngưng hoạt động và neo đậu an toàn. Hơn 300 du khách đã rời khỏi Cần Giờ vào tối 31-3 và sáng 1-4.

15 giờ ngày 1-4, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN TPHCM có công điện khẩn chỉ đạo: Sở GTVT TP và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu nhà hàng không được xuất bến hoạt động từ 16 giờ ngày 1-4 cho đến khi có lệnh mới. Các chủ bến và chủ phương tiện chủ động tổ chức các biện pháp phòng tránh, ứng phó bão; khẩn trương sắp xếp đảm bảo an toàn các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến.

Lúc 17 giờ ngày 1-4, ngay sau khi bão số 1 đổ bộ vào Cần Giờ, các đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, Phó ban Chỉ huy PCBL-TKCN TPHCM cùng Thường trực Huyện ủy – UBND và các ban ngành, đoàn thể huyện Cần Giờ đã tiến hành kiểm tra các tuyến đường và bến đò tại địa bàn thị trấn Cần Thạnh.

le hoang quan

Sơ tán người dân Cần Giờ vào nơi an toàn.

Sau buổi kiểm tra, các đồng chí lãnh đạo đã tổ chức buổi họp nhanh đánh giá thiệt hại cơn bão số 1. Tính tới thời điểm 17 giờ 30, trên địa bàn huyện có 4 căn nhà bị sập, 16 căn nhà bị tốc mái, 11 chiếc ghe máy nhỏ bị chìm, 1 tàu bị trôi và có người trên tàu đã được cứu hộ an toàn, 14 cây xanh bị ngã đổ và 1 trụ hệ thống điện bị ngã.

Do ảnh hưởng của bão số 1, cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh xảy ra vào chiều tối 1-4 tại TPHCM đã làm hàng chục ngôi nhà tốc mái, cây xanh ngã đổ. Mưa lớn kèm gió lốc đã làm nhiều cây xanh trên các tuyến đường ở trung tâm TPHCM như: Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Thủ (quận 1), Nguyễn Trãi (quận 5) bị ngã đổ… Đã xảy ra các vụ sập giàn giáo xây dựng tại số 11 Thái Văn Lung (quận 1), đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức)… Tại phường Phước Long B, quận 9; phường 9, quận Phú Nhuận… nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hại hoàn toàn.

Ngoài ra, Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM cho biết: Cơn mưa lớn trên diện rộng, gió lớn xảy ra vào chiều tối qua 1-4 có vũ lượng 102mm đã gây ngập 8 điểm gồm: Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Hòa Bình, Âu Cơ (Tân Phú), Bàu Cát, Đồng Đen (Tân Bình), Tỉnh lộ 43 (Thủ Đức), Đỗ Xuân Hợp (quận 9), Nguyễn Văn Quá (quận 12) nước ngập sâu từ 10 – 30cm. Riêng đường Hòa Bình, Âu Cơ (Tân Phú), Bàu Cát, Đồng Đen (Tân Bình) ngập do ảnh hưởng của dự án nâng cấp đô thị, chặn dòng thi công kênh Tân Hóa.

Theo (sggp)
Xem thêm →
Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Hình ảnh biệt đội cảnh sát đặc nhiệm của Gruzia

0 nhận xét
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm là một trong những đơn vị hành động tinh nhuệ và bí mật nhất của cảnh sát Gruzia. Rất ít khi lực lượng này lộ diện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dưới đây là một số hình ảnh được báo chí Nga thu thập và đăng tải.


































Xem thêm →

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh làm việc với lực lượng vũ trang Phú Yên

0 nhận xét
Ngày 1/4, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên.

phung quang thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm và động viên các phi công trẻ Trung đoàn 910

Tại buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên cần phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc giữ vững tình hình an ninh, chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát huy thế mạnh của địa phương trong xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội.

phung quang thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tham quan Buồng tập máy bay TL - 39

Đồng thời làm tốt hơn nữa chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng niềm tin vững bền trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

phung quang thanh

Bộ trưởng thăm và làm việc tại Bộ CHQS tỉnh Phú Yên

Cùng với tập trung công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trước mắt các đơn vị phải chuẩn bị thật tốt cuộc diễn tập PT-12 sắp đến, bảo đảm đạt mục đích, yêu cầu đặt ra.
Trước đó, ngày 31/3, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đến thăm cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Không quân 910 (Trường Sĩ quan Không quân).

phung quang thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm hỏi, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh – cựu thuyền trưởng tàu không số năm xưa

Trung đoàn Không quân 910, qua 54 năm xây dựng và phát triển đã đào tạo được 73 khóa học, với hơn 1.000 phi công, kịp thời bổ sung lực lượng cho Quân chủng. Trung đoàn đã tích cực, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch huấn luyện bay chặt chẽ, phù hợp với điều kiện khí tượng của địa phương. Công tác đào tạo phi công không những vừa đáp ứng về số lượng mà còn bảo đảm về chất lượng. Tỉ lệ học viên tốt nghiệp đạt 100%, hầu hết đạt loại giỏi. Đặc biệt, đã có 5 năm liên tục Trung đoàn giữ được an toàn bay và vững mạnh về mọi mặt.

Đánh giá cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Trung đoàn, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh yêu cầu, thời gian tới, Trung đoàn cần tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, làm chủ giáo trình góp phần huấn luyện, đào tạo nên đội ngũ phi công có bản lĩnh, chuyên môn tốt, làm chủ bầu trời.

Nam Minh
Xem thêm →

Ghi nhận thiệt hại đầu tiên do bão số 1 ở các tỉnh, thành Nam bộ

0 nhận xét
Bão số 1 đã gây ra các thiện hại đầu tiên, khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bão số 1 bao gồm từ phía nam tỉnh Bình Thuận đến Bà Rịa – Vũng Tàu và Bến Tre. Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc những ghi nhận của nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ.

Bão số 1 thành áp thấp nhiệt đới đang gây ra mưa to ở các tỉnh, thành Nam bộ. Từ trưa 1-4, gió thổi mạnh lên ở các địa phương ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại TP.HCM, phà Bình Khánh tạm ngưng hoạt động.


Phó bí thư thành ủy Nguyễn Văn Đua trực chiến chỉ đạo phòng chống bão tại UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng


Mặc mưa to kèm gió lớn tại thị xã Bà Rịa, hai người đàn ông này dọn sạp hàng tránh bão - Ảnh: Tiến Thành

PV Tuổi Trẻ ghi nhận tình hình tại Vũng Tàu và Cần Giờ (TP.HCM).

Dọc đường đi, chúng tôi cảm nhận được sức gió ngày càng mạnh, thổi quất vào người không thể đi được. Những hàng cây dọc hai bên đường ven biển bị gió đánh tơi tả, nhiều cành rơi xuống đường. Một số vật dụng như: mái hiên di động, bảng quảng cáo đã bị gió thổi bay, sập. Có khá nhiều ôtô du lịch cỡ lớn hối hả chở khách rời các khu du lịch về nhà.

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tâm áp thấp nhiệt đới sẽ nằm ở xã Bình Châu, H.Xuyên Mộc. Chúng tôi cố gắng đến xã này nhưng vì gió quá lớn, không thể đi được nên đành trú bão tại trụ sở UBND thị trấn Phước Hải.


Gió to kèm mưa lớn khiến dây điện giăng mắc lòng đường Nguyễn Thanh Đằng, thị xã Bà Rịa chiều 1-4 - Ảnh: Tiến Thành

Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại lúc 13g ngày 1-4, bà Lê Kim Lựu, bí thư đảng ủy xã Bình Châu, H.Xuyên Mộc, cho biết bắt đầu từ hơn 12g, gió thổi mạnh dần lên làm bay nóc hai phòng học của ngôi trường tiểu học cấp 4 Nguyễn Thị Định. Ngoài ra, gió còn thổi tung nóc nhà của 10 hộ dân khác.
Tại thị trấn Phước Hải, ông Trần Văn Tài, chủ tịch UBND thị trấn, cho biết toàn thị trấn có chín điểm cho người dân tránh bão, gồm các trường học, trạm biên phòng, dinh thờ…


Ngư dân đưa đá ra ủ cá tại cảng cá Phước Tĩnh sáng 1-4 - Ảnh: Đông Hà

Đêm 31-3, chính quyền thị trấn đã đưa khoảng 300 người dân đến các điểm trên nhưng vào sáng 1-4, có một số người đã về nhà. Đến khoảng 12g, khi gió mạnh lên, nhiều bà con quay trở lại nơi trú ẩn. Chính quyền thị trấn đã bố trí và thuê năm chiếc xe khách để chở người dân đến nơi trú ẩn. Chính quyền thị trấn cũng cho xe chạy quanh các khu dân cư để đón người dân.


Bản thông báo phà Bình Khánh (Nhà Bè) ngừng hoạt động được dán ngay đường vào quầy vé lúc 15g ngày 1-4 - Ảnh: Sơn Lâm

Trước đó, vào sáng 1-4, có mặt tại cảng cá Phước Tĩnh, gió và sóng cũng rất mạnh. Trên các ghe cá neo đậu tại đây không có người. Tại cảng ở ấp Phước Tân, có khoảng 10 người đang chuyển đá ra ghe để phủ lên cá, chống ươn thối. Chủ ghe cho biết ghe vừa vô bờ nhưng vì trời dông bão phải ủ cá, chờ mai mốt chủ hàng đến lấy cá.


Một em nhỏ ăn cơm trưa do chính quyền phát miễn phí tại Trung tâm Văn hóa huyện Cần Giờ - Ảnh: Thuận Thắng

Vào khoảng 12g30 ngày 1-4, nhiều xã của các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc đã bị cắt điện.

Trong khi đó, tại Vũng Tàu, gió và sóng biển mạnh dần lên nhưng không mạnh bằng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Trí, phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, cảnh báo: “Chỉ khi bão suy yếu và vào đất liền mới suy giảm thành áp thấp nhiệt đới. Trong khi bão số 1 vẫn ở ngoài biển và ven biển thì rất nguy hiểm. Bà con và mọi người không nên chủ quan”.


Lực lượng thanh niên xung phong được tăng cường từ các quận phát cơm miễn phí cho bà con xã đảo Thạnh An vào đất liền tránh bão - Ảnh: Thuận Thắng

Cần Giờ: 2.300 dân rời nhà đi tránh bão

Từ sáng 1-4, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã có mặt tại trụ sở UBND huyện Cần Giờ trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão. Ông Nguyễn Văn Đua nhiều lần nhắc các đơn vị không được chủ quan và triển khai lực lượng xuống địa bàn tiếp tục giúp dân chống bão, vì người dân còn chủ quan thiếu kinh nghiệm chống bão.


Người dân neo thuyền tại bến Cầu Đò, huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Đầu giờ chiều 1-4, các lực lượng bộ đội, dân quân, đơn vị cứu nạn cứu hộ, thanh niên xung phong tiếp tục mang nhiều bao cát, dây thừng xuống các khu vực ven biển như bến Cầu Đò, Cầu Đen, bãi tắm 30-4, chợ thị trấn huyện Cần Giờ và công viên huyện Cần Giờ để chằng lại nhà cửa, biển báo.
Đến chiều 1-4, đã có 2.295 người dân của hai xã và thị trấn ven biển huyện Cần Giờ là xã Thạnh An, xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh đến nơi trú bão an toàn.


Một người đàn ông đang tìm cách neo thuyền khi sóng gió bắt đầu lớn đầu giờ chiều 1-4 - Ảnh: Thuận Thắng

Trong đó, 3 điểm tiếp nhận 1.545 người dân xã Thạnh An gồm: Trung tâm văn hóa huyện Cần Giờ: 670 người; nhà thiếu nhi huyện Cần Giờ: 665 người; Liên đoàn lao động huyện Cần Giờ: 210 người.
Tại xã đảo Thạnh An, phần lớn người dân đã được di dời vào nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, nhà thi đấu của huyện… Tại đây chỉ còn lực lượng bộ đội, dân quân, cảnh sát và một số thanh niên khỏe mạnh ở lại để trông coi tài sản và tiếp tục che chắn nhà cửa, cầu cảng.

Ba điểm tiếp nhận 500 người dân thị trấn Cần Thạnh gồm: Trường THPT Cần Thạnh: 227 người; Trường tiểu học Cần Thạnh: 200 người, ngoài ra các trường mầm non và bệnh viện tiếp nhận 73 người.


Một chiếc thuyền bị gió thổi nghiêng khi đang di chuyển tránh bão - Ảnh: Thuận Thắng

Bốn điểm tiếp nhận 250 người dân xã Long Hòa gồm: Trường tiểu học Long Thạnh: 170 người; nhà văn hóa ấp Đông Hòa: 40 người; trường tiểu học Hòa Hiệp: 25 người; Đồn biên phòng 562: 15 người.

Số hàng cứu trợ trong và ngoài huyện Cần Giờ cũng đã được tập trung sẵn sàng hỗ trợ người dân chống bão với 700 thùng mì gói, 106 thùng mì ly, 1.300 bình nước uống loại 5 lít, 190 thùng nước loại 20 lít, 50 thùng xúc xích và 500 cái mền. Ngoài ra, ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ còn hỗ trợ người dân gần 7.000 phần ăn sáng, trưa, chiều trong ngày bão đổ vào.

Đến 16g cùng ngày, mưa to kèm theo gió giật mạnh vẫn kéo dài.

Tại trung tâm thị trấn huyện Cần Giờ, người dân đã không đi ra đường. Nhiều người ở các ngôi nhà yếu, lụp xụp và các gia đình sống ven biển được lực lượng chính quyền vận động đi lánh tại các trung tâm phòng tránh bão hoặc các nhà kiên cố.

Ở các bến, những chiếc thuyền cuối cùng đã được người dân di chuyển neo đậu vào nơi an toàn nhất có thể để sẵn sàng đón bão.

Theo tuoitre.vn
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by