Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Nghị sĩ Mỹ: ‘Trung Quốc khiêu khích Việt Nam’

0 nhận xét

Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cho rằng các lô dầu khí mà Trung Quốc vừa mời thầu thăm dò trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và hành động mời thầu đó là nhằm khiêu khích.
Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Ảnh: AP
Thượng nghị sĩ Joe Lieberman. Ảnh: AP

Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.
"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sỹ Lieberman nói.
Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington trong hai ngày 27 và 28/6.
Ông cho rằng một điều thực sự quan trọng là ASEAN phải cố gắng để có được một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông, nhằm làm giảm khả năng leo thang trong khu vực, cho phép giải quyết một cách hòa bình, có lợi cho tất cả các bên, theo luật quốc tế các tranh chấp trước khi nó có thể dẫn đến những hiểu lầm, luôn có khả năng khiến tình hình không chỉ dừng lại ở mức dùng lời lẽ mà trở thành bạo lực thực sự.
Về các tranh chấp trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Lieberman cho rằng tất cả các bên cần thừa nhận rằng các bất đồng chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật quốc tế.
Ngược lại, ông nói, "việc cố giải quyết tranh chấp dựa trên các tuyên bố lịch sử theo kiểu đấu tay đôi là một công thức cho bất đồng triền miên, tiếp tục căng thẳng và rủi ro bạo lực."
Trước đó, trong các phiên thảo luận ngày 27/6, việc CNOOC mời thầu tại 9 lô trên Biển Đông cũng được một số học giả bàn thảo, trong đó khẳng định các lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Xem thêm →

'Yêu cầu Trung Quốc hủy ngay việc mời thầu sai trái'

0 nhận xét

Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, việc phía Trung Quốc mời thầu thăm dò, khai thác 9 lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông là vi phạm công ước Luật biển năm 1982.
Ngày 28/6, sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò, khai thác tại 9 lô trên biển Đông, Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; đồng thời cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.
Theo Hội Luật gia Việt Nam, việc làm của CNOOC đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (tại các Điều 58, Điều 76, Điều 77...) mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Hành động này cũng đã đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN ký năm 2002, cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 10/2011", tuyên bố có đoạn.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc Công ước Luật biển năm 1982 cũng như luật pháp quốc tế liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; hủy bỏ ngay công bố mời thầu sai trái nói trên. Hội này kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và đề nghị các công ty dầu khí quốc tế tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà CNOOC công bố mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Đại diện giới luật gia Việt Nam bày tỏ hoàn toàn ủng hộ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6 và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa", xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồng thời, Hội Luật gia Việt Nam cho hay, luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân Việt Nam - Trung Quốc nói chung và giữa giới luật gia hai nước nói riêng; sẵn sàng làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giữ gìn hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Trước đó, ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế thăm dò, khai thác tại 9 lô dầu khí trên biển Đông nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây là khu vực hoàn toàn không có tranh chấp.
Xem thêm →

Trung Quốc lập đội tuần tra 'ứng chiến' ở Biển Đông

0 nhận xét

Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cho biết nước này có các đội tuần tra có tính "sẵn sàng chiến đấu" trên các vùng nước mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
"Quân đội Trung Quốc đã thiết lập hệ thống tuần tra thông thường, sẵn sàng chiến đấu trong các vùng nước" mà nước này cho là thuộc quyền kiểm soát của họ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói.
Từ trước đến nay, trong các vụ va chạm hay tranh chấp, Trung Quốc đều sử dụng các tàu thuộc lực lượng dân sự, gồm 5 cơ quan dân sự còn được biết đến là "ngũ long", trong đó có lực lượng hải giám và ngư chính.
Tàu của Trung Quốc trong cuộc đối mặt ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines trên Biển Đông đầu tháng 4. Ảnh do hải quân Philippines cung cấp cho báo chí.
Tàu của Trung Quốc trong cuộc đối mặt ở bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines trên Biển Đông đầu tháng 4. Ảnh do hải quân Philippines cung cấp cho báo chí.
Trước đó Trung Quốc thông báo đã điều các đội tàu tuần tra vào Biển Đông, dự kiến hành trình dài 4.500 km, và thậm chí còn tổ chức các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép".
Cũng trong họp báo hôm qua, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Trung Quốc có thể sẽ thành lập bộ tư lệnh quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa.
Hãng thông tấn Xinhua cho biết Hội đồng Nhà nước, tức nội các của Trung Quốc, đã thông qua việc thành lập thành phố Tam Sa ở cấp vùng, nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này vấp phải sự phản đối kịch liệt của Việt Nam. Thành phố cấp huyện trước kia bị hủy bỏ.
Tuyên bố của đại diện quốc phòng Trung Quốc hôm qua là diễn biến mới nhất trong một loạt các hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việt Nam cũng đang cực lực phản đối việc Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trong khu vực hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy ngay việc mời thầu các lô dầu khí, tôn trọng Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông và tuân thủ Công ước về Luật Biển quốc tế 1982.
Xem thêm →
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

'9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam'

0 nhận xét

Một số học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò và khai thác trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: TTXVN
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia. Ảnh: TTXVN

Các nhận định này được đưa ra tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại thủ đô Washington, Mỹ.
Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ hai lần" trước khi quyết định.
Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.
Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành".
Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.
Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6, do CSIS tổ chức.
Các quan chức và học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp...
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Xem thêm →

Trao công hàm phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp

0 nhận xét

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 27/6 gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối việc một công ty của nước này mời thầu dầu khí phi pháp trên Biển Đông.
Ngày 23/06/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị ngày 26/6 nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.
Ông Nghị yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC).
Cũng trong ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã họp báo về việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Petrovietnam khẳng định đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế.
"Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông," Tổng Giám đốc Petrovietnam Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh.
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Xem thêm →
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Cuộc chiến pháp lý về biển Đông

0 nhận xét

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6 với 99,2% đại biểu tán thành.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại Điều 1 của luật Biển cho thấy Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập từ hàng trăm năm trước.

Ngày 24/6, trao đổi với ThS Hoàng Việt, giảng viên đại học Luật TP HCM đang có mặt ở Hà Nội, ông khẳng định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu trên thực tế hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này còn là đất vô chủ. Việc các nhà nước phong kiến Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo đó là thật sự, rõ ràng, liên tục và hoà bình”.

Vũ khí mới bảo vệ biển đảo

Theo ThS Hoàng Việt, luật Biển Việt Nam được thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối như vậy cho thấy quyết tâm luật hoá các vấn đề phức tạp liên quan đến biển, đảo của Nhà nước ta là rất cao. Trước đây, đã có lần chúng ta muốn thực thi ý chí mạnh mẽ này của quốc gia nhưng điều kiện chưa thật hội đủ. Nay, chúng ta đã là thành viên của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nên chúng ta có cơ hội để tiệm cận với nhiều quy định chung của nó, đặc biệt là nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác. Đây còn là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển kinh tế biển.

Tương tự, TS Dương Danh Huy từ quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Anh Quốc, trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/6 cũng cho rằng, luật Biển lần này của Việt Nam càng tuân thủ các điều khoản của UNCLOS bao nhiêu thì sự ủng hộ của quốc tế dành cho Việt Nam sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Đấy cũng là cách để Việt Nam có thể vận dụng Luật quốc tế để đấu tranh chống lại “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đang đòi hỏi chiếm hữu 80% diện tích Biển Đông hiện nay.

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển
Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển

Chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ ngay tại điều 1 của luật Biển cho thấy Nhà nước ta khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập tự hàng trăm năm trước. 

Ngày 22/6, trả lời phỏng vấn báo Yomiuri, Nhật, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói rõ, việc thông qua luật Biển Việt Nam thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đây là thời điểm chín muồi để tỏ rõ quyết tâm khẳng định chủ quyền của đất nước trước những đòi hỏi vô lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Phúc nhìn thấy trong bộ Luật vừa thông qua có các biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam. Đây là những quyền cơ bản của một nước đã được thừa nhận bởi chính Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngày 21/6, trang web bộ Ngoại giao Việt Nam đăng tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao khẳng định: Luật Biển Việt Nam vừa thông qua là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa trên Biển Đông. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: Trường Sa - Hoàng Sa được đề cập đến trong Luật Biển Việt Nam không làm ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, vì đây không phải là vấn đề mới mà chỉ tiếp nối các luật Việt Nam đã có trước đây.

Theo RFI, Pháp, ngày 22/6, trong vấn đề Biển Đông, khi nói đến pháp lý, Bắc Kinh hoàn toàn không đưa ra được một chứng cứ nào để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Có lẽ đây là lý do khiến cho Bắc Kinh “nổi cơn thịnh nộ” và đe dọa chống lại luật Biển của Việt Nam một cách kịch liệt. Đối với người dân Việt Nam, lời dọa nạt của Bắc Kinh không làm họ lo sợ. Luật Biển là ngọn gió mới làm giới thanh niên sinh viên lên tinh thần. Ít ra những người có trách nhiệm cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay đàm phán trên bàn hội nghị kể từ nay có thêm trong tay những cơ sở pháp lý như là một vũ khí mới để bảo vệ biển đảo.

Trung Quốc phản đối gay gắt
Ngày 22/6, theo phân tích của nhật báo Mỹ New York Times, trong một “pha biểu diễn quyết tâm” đối đầu với mọi tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc đã đả kích một cách mạnh mẽ việc Việt Nam thông qua luật Biển khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa).

Thái độ giận dữ của Trung Quốc được biểu lộ hai tuần trước khi diễn ra Hội nghị cấp Ngoại trưởng của ASEAN tại Phnom Penh, trong đó sẽ có sự tham dự của các Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc. Theo giới phân tích, Biển Đông sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự. Bắc Kinh đã gấp rút ban hành một số biện pháp hành chánh trong mưu toan đặt quốc tế và các nước láng giềng trước sự đã rồi. Mới đây, Trung Quốc tuyên bố nâng cấp địa bàn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng với đảo Macclesfield Bank (Trung Quốc gọi là Trung Sa) thành Thành phố Tam Sa. Người phát ngôn bộ Ngoại giaoViệt Nam đã lên án hành động này của Trung Quốc.

Cũng trong kế hoạch biến Biển Đông thành ao nhà, Trung Quốc tiếp tục duy trì tàu ngư chính và tàu đánh cá bên ngoài vùng bãi đá ngầm Scarborough, sau hơn hai tháng diễu võ giương oai. Theo nhận định của tờ New York Times, Hội nghị Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) tại Phnom Penh trong hai tuần tới diễn ra khi tình hình Biển Đông căng thẳng và cạnh tranh ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng. Trong bối cảnh này, việc Việt Nam đã chủ động khẳng định chủ quyền biển đảo bằng một đạo luật quốc gia là một hành động lập pháp đầy ý nghĩa.

Cũng theo ông Đinh Kim Phúc, thông qua một đạo luật là hoạt động của nhà nước pháp quyền, nhưng đạo luật đó có đi vào cuộc sống như mong muốn hay không, còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua có thể chưa phải là công cụ vạn năng để giải quyết tất cả các tranh chấp về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam và trên Biển Đông với các bên liên quan, nhưng đó sẽ là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông trong khuôn khổ Hiến chương LHQ và UNCLOS.

Luật Biển Việt Nam vừa thông qua là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa trên Biển Đông. (Bộ Ngoại giao Việt Nam).
Xem thêm →

Thượng tướng Trần Đại Quang: Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy

0 nhận xét

Nhân “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” (26/6), Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy đã có bài viết về các giải pháp đấu tranh phòng, chống ma túy trong tình hình mới.

Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.
Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 1 đóng trên địa bàn Hà Nội.

Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tính đến cuối năm 2011, vẫn còn hơn 200 triệu người nghiện các chất ma tuý. Các loại tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý quốc tế gắn liền với thảm họa ma tuý tổng hợp ATS đã và đang thực sự là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự đã trở thành hiểm họa lớn, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ là nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo quyết liệt nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong cuộc chiến chống ma túy. Ngày 26/3/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới”.

Ngày 27/6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nhờ triển khai thực hiện liên tục, đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống ma túy đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy đã được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của tệ nạn ma túy; phong trào toàn dân phòng, chống ma túy đã được phát triển rộng khắp trên cả nước; tốc độ gia tăng người nghiện được kiềm chế, ở một số địa phương đã có xu hướng giảm. Đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xoá bỏ và phát triển thay thế cây có chất ma tuý tại các vùng cao. Từ một nước có gần 20 nghìn ha trồng cây thuốc phiện vào năm 1998, đến nay, chúng ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề trồng cây thuốc phiện và tái trồng cây thuốc phiện.

Công tác phòng, chống ma tuý đã từng bước được xã hội hoá, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện; đã cảm hóa, giáo dục, cải tạo được nhiều đối tượng phạm tội, đối tượng nghiện hút ma tuý tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người làm ăn lương thiện, có ích cho xã hội. Xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến xuất sắc trong phòng, chống ma túy như mô hình 3 giảm: “Giảm tội phạm, giảm ma tuý, giảm mại dâm” của Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình thành phố 5 không: “Không có tội phạm giết người cướp của, không có ma tuý tại cộng đồng, không có người thất học, không có người lang thang xin ăn, không có hộ đói” của thành phố Đà Nẵng; phong trào 3 bỏ: “Bỏ trồng cây thuốc phiện, bỏ hút thuốc phiện, bỏ buôn bán ma tuý” của tỉnh Yên Bái…

Trong lĩnh vực cai nghiện, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các địa phương đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều trị cai nghiện với nhiều hình thức; đồng thời chú trọng quản lý đối tượng sau cai nghiện ở cộng đồng. Số người nghiện được tiếp cận các hình thức cai nghiện ngày một tăng, qua đó đã kiềm chế được tốc độ gia tăng người nghiện ma tuý. Xuất hiện nhiều mô hình cai nghiện, phục hồi có hiệu quả như mô hình cai nghiện tại tỉnh Tuyên Quang, thành phố Hà Nội… Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cai nghiện, dạy nghề thành công cho hơn 40.000 người nghiện, giảm nguy cơ tái nghiện trong cộng đồng.

Trên lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy, Nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng, chống ma túy và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; ký kết nhiều hiệp định hợp tác phòng, chống ma tuý với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, trong đó đáng chú ý là 3 Công ước kiểm soát ma tuý, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc, INTERPOL, các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng sông Mê Kông… nhằm trao đổi thông tin, nâng cao năng lực cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật phòng, chống và kiểm soát ma tuý qua biên giới.
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng Công an nhân dân đã điều tra, khám phá gần 30.000 vụ án ma túy; bắt gần 40.000 đối tượng phạm tội; triệt phá hàng trăm đường dây ma túy nguy hiểm, hàng nghìn tụ điểm phức tạp về ma túy. Trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, quyết liệt, nguy hiểm với tội phạm về ma túy, trong 5 năm qua, có 34 cán Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Công an xã, bảo vệ dân phố đã anh dũng hy sinh, trên 50 đồng chí bị thương.

Mặc dù công tác phòng, chống ma túy ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả quan trọng, nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy còn diễn biến phức tạp: Tình trạng tái nghiện còn cao, cai nghiện chưa hiệu quả; tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện hút ma túy và từ họ lây lan ra cộng đồng đang ở mức đáng lo ngại; tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp, ma túy đá trong tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh có xu hướng gia tăng và rất đáng báo động; các loại ma tuý ngày càng đa dạng và dễ sử dụng; hoạt động của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia về ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, sẵn sàng sử dụng “vũ khí nóng” chống trả các lực lượng chức năng khi bị truy bắt. Tình hình trên đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải không ngừng nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy.

Để thiết thực hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” và “Ngày Thế giới phòng, chống ma túy” với chủ đề “Toàn cầu chung sức hành động vì một cộng đồng lành mạnh không ma túy”, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống ma tuý tới các tầng lớp nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Đưa kiến thức pháp luật về phòng chống ma tuý vào giảng dạy trong nhà trường, coi đây là môn học bắt buộc.

- Các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các đề án của Chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, qua đó huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống ma tuý. Phát động toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tổ chức thực hiện Chương trình xóa bỏ và thay cây có chứa chất ma tuý ở các tỉnh miền núi, trong đó chú trọng tổ chức các dịch vụ tiêu thụ nông sản, thực phẩm và nâng cao hiệu quả các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho đồng bào trước đây trồng cây thuốc phiện, để họ có cuộc sống tốt hơn, tự nguyện xoá bỏ việc trồng và tái trồng cây có chất ma túy.

- Các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, tăng cường phối hợp chặt chẽ, nâng cao hiệu quả điều tra, khám phá các vụ án sản xuất, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy trong nước và ngăn chặn ma tuý từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta.

- Đề cao trách nhiệm của gia đình, đoàn thể và chính quyền cơ sở trong việc quản lý, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng sau cai nghiện, nhân rộng mô hình xã, phường, thôn, ấp, bản không có tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội khác; xây dựng nhiều phòng tuyến ngăn chặn tội phạm và hiểm họa ma tuý từ cơ sở. Huy động nhiều nguồn vốn, tăng cường đầu tư, xây dựng, quản lý trung tâm cai nghiện có hiệu quả.

- Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống ma túy, đặc biệt với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực nhằm kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm và tệ nạn ma túy; góp phần nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường trang bị, phương tiện phòng chống ma tuý cho các lực lượng chức năng trong nước.

- Lồng ghép việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy với Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người qua biên giới với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội khác.

Cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý còn nhiều cam go và khó khăn phía trước, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, cùng chung sức, đồng lòng, chung tay đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, nhất là trong thanh, thiếu niên nhằm giảm thiểu thiệt hại do ma túy gây ra cho xã hội, cho mỗi gia đình và mỗi người.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by