Thôn làm báo: Ăn khoai mỳ nói chuyện chính trị. Đăng tải thông tin về các lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng...
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...
Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
Thị trường lao động VN đang diễn ra sự mất cân đối giữa cung - cầu LĐ giữa thành thị - nông thôn, các tỉnh, thành phố và trong một số ngành nghề...
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, cuối tuần qua, Bộ LĐTBXH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức hội thảo nhằm lắng nghe những đóng góp của các chuyên gia LĐVL trong và ngoài nước, cùng bàn biện pháp giúp VN ứng phó với những thách thức và thúc đẩy tăng trưởng việc làm bền vững tại VN.
Còn nhiều thách thức
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đạt được về LĐVL giai đoạn 2001-2010, vẫn còn một số thách thức gây trở ngại đến việc tăng cường việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững... Vì vậy, Chiến lược việc làm VN 2011-2020 sẽ phải đưa ra các biện pháp, chính sách để đạt được những chỉ tiêu việc làm dài hạn, tăng thu nhập cho LĐ đi với với tăng năng suất cũng như giải quyết những thách thức việc làm trong ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành phụ trách khối việc làm của ILO tại Geneva, Jose Manuel Salazar: "Do còn thiếu các biện pháp an sinh xã hội, hầu hết LĐVN làm việc trong khu vực nông nghiệp với năng suất thấp. Việc làm phi chính thức cũng tăng trưởng ở cả khu vực thành thị và bán thành thị. Thất nghiệp và các công việc trong điều kiện khó khăn với thu nhập thấp, ít được bảo vệ là phần nổi của tảng băng".
Phân tích cụ thể hơn những thách thức của VN, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Phan Ngọc Mai Phương cho biết: “Mức gia tăng lớn của lực lượng LĐ (khoảng 1,0-1,1 triệu người/năm) và LĐ dôi dư từ khu vực nông nghiệp (ước tính LĐ khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm 500-600 ngàn người/năm) tiếp tục tạo sức ép lớn về việc làm.
Tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao (7,62% trong nhóm tuổi 15-19 và 6,68% trong nhóm tuổi 20-24, cao gấp gần 3 lần tỉ lệ thất nghiệp chung của dân số 15 tuổi trở lên là 2,88%) sẽ nghiêm trọng hơn khi hằng năm có thêm khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến rộng rãi và trầm trọng, nhất là ở khu vực nông thôn...”.
Bắt đầu từ kỹ năng nghề của LĐ
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược việc làm 2011-2020:
Tăng tỉ lệ LĐ qua đào tạo lên 70% vào năm 2020 (trong đó, LĐ qua đào tạo nghề đạt trên 55%); tỉ lệ thanh niên (15-24) không tham gia vào làm việc, giáo dục và đào tạo giảm xuống ít nhất 5%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu LĐ mỗi năm; tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm; giảm tỉ lệ LĐ phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020; năng suất lao động hàng năm tăng 4%; tăng tỉ lệ LĐ được trả lương lên 65% vào năm 2020.
(Nguồn Dự thảo Chiến lược việc làm 2011-2020)
Từ những thách thức thực tế, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy việc làm có năng suất, nâng cao kỹ năng lao động và các thể chế nhằm xúc tiến việc làm. Theo Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Đại Đồng, Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cần cụ thể hóa chương trình đào tạo nghề bằng các đề án, trong đó tập trung vào đối tượng thanh niên. Đặc biệt, cần có sự khảo sát, đánh giá cẩn thận về nhu cầu của thị trường lao động để có giải pháp cụ thể phát triển các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng “mềm” cho người LĐ.
Còn chuyên gia của Vụ Chính sách việc làm ILO Yanatul Islam khuyến nghị: “VN cần có các nỗ lực đặc biệt để đánh giá nhu cầu kỹ năng nghề của khu vực phi chính thức cũng như các DN nhỏ và kinh doanh hộ gia đình, bởi đây là một thành phần lớn trong thị trường lao động nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng”.
Sửa đổi Hiến pháp được coi là nhiệm vụ “trọng tâm của trọng tâm”. Các Bộ, ngành địa phương đang khẩn trương tiến hành việc tổng kết triển khai thi hành Hiến pháp để tập hợp báo cáo Chính phủ. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Thành viên kiêm Thư ký Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 trao đổi những vấn đề liên quan.
Tổng kết cơ bản đúng tiến độ
* Đến nay đã rất sát thời hạn cuối cùng các báo cáo phải gửi về Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (15/12/2011), thực tế tiến độ này được thực hiện ra sao?
- Mọi công việc đang được tiến hành hết sức khẩn trương, nghiêm túc. Trong đó có việc tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết thi hành Hiến pháp. Đến nay, các Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập đã kiểm tra công tác tổng kết Hiến pháp tại một số tỉnh Tây nguyên và Bắc bộ. Mới đây nhất, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo đã kiểm tra tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, trong tuần này sẽ tiếp tục kiểm tra tại các Bộ, ngành. Ngoài ra, còn nhiều đoàn công tác khác cũng đã tiến hành kiểm tra tại các địa phương khác.
Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã xây dựng kế hoạch hoạt động, quyết định thành lập Tổ giúp việc. Đến nay đã có gần 30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi Báo cáo nhanh về tình hình tổng kết Hiến pháp năm 1992. Đối với các báo cáo chuyên đề, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam đã hoàn thành đề cương và xin ý kiến Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Tổ giúp việc đã hoàn thành việc góp ý đối với các đề cương này.
Ở địa phương, tính đến cuối tháng 11/2011 có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã báo cáo nhanh về tình hình triển khai tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
* Qua báo cáo Bộ, ngành, địa phương gửi về, bước đầu có thể đánh giá như thế nào về những kết quả của việc tổng kết thi hành Hiến pháp, thưa bà?
- Công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 được xem là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị và các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ngay từ đầu, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã quan tâm chỉ đạo sát sao. Vì vậy, mặc dù với khoảng thời gian ngắn, nhưng việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng các cơ quan Trung ương và Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy ở các địa phương. Đề cương Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cũng nhận được sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia và các nhà quản lý. Công tác thông tin, truyền thông về triển khai tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 ở Trung ương và địa phương cũng đã được chú trọng.
Qua thực tế kiểm tra việc tổng kết của một số thành viên Ban chỉ đạo cho thấy, do thời gian tổng kết ngắn, lại vào thời điểm cuối năm, trong khi nhân lực, vật lực còn nhiều vấn đề, đây có phải là những khó khăn chung mà nhiều địa phương gặp phải không, thưa bà?
- Đúng vậy, qua phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương thì thời gian và nguồn lực là hai vấn đề lớn, trong khi nhiệm vụ tổng kết Hiến pháp là rất lớn và phải thận trọng, do đó việc triển khai công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và hoàn thành báo cáo có thể không đảm bảo đúng tiến độ như đề ra trong Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Thực tế, một số cơ quan và địa phương đã đề nghị gia hạn thời gian hoàn thành. Một số Bộ quản lý nhiều lĩnh vực khác nhau, nội dung tổng kết rất phức tạp, đòi hỏi cần có sự đầu tư thời gian khá lớn cho việc điều tra, khảo sát và thảo luận kỹ.
Khó khăn nữa cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là lãnh đạo một số địa phương chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, việc phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND cấp tỉnh chưa rõ ràng. Một số địa phương khoán trắng toàn bộ trách nhiệm cho Sở Tư pháp. Bên cạnh đó, một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, một số UBND cấp tỉnh chưa chủ động bố trí kinh phí cho công tác này hoặc nguồn kinh phí dự phòng còn ít.
Chỉ đạo sát sao, quyết liệt đảm bảo tiến độ và chất lượng
* Trước những khó khăn nêu trên, thường trực Ban chỉ đạo đã có kiến nghị gì?
- Để đảm bảo thực hiện việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 có chất lượng và đúng tiến độ, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã có báo cáo đề xuất. Theo đó, đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cơ quan mình đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành báo cáo chung và báo cáo chuyên đề có chất lượng, gửi về Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 theo đúng thời hạn quy định (chậm nhất ngày 15/12/2011).
Các Bộ trưởng là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện tích cực các nhiệm vụ được giao, kịp thời chỉ đạo các cơ quan và địa phương được giao phụ trách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Thường trực Ban chỉ đạo cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đôn đốc các cơ quan ở địa phương hoàn thành kế hoạch tổng kết, bảo đảm tiến độ, chất lượng; sớm xem xét, ban hành Quyết định về việc quy định một số chế độ chi đặc thù cho tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992…
Từ Afghanistan tới Libya, từ Trung Đông, Bắc Phi tới Nam Á, thế giới năm 2011 chứng kiến nhiều cuộc giao tranh khốc liệt.
Binh sĩ Mỹ tập trung gần một chiếc xe bị phá hủy. Họ cùng nhau che mặt vì gió từ cánh quạt của một chiếc trực thăng thổi tung cát bụi ở bên dưới. Các đồng đội bị thương của các binh sĩ này đang được một trực thăng cứu thương đưa từ Lữ đoàn Đặc nhiệm Sấm sét thứ 159 tới bệnh viện ở Kandahar, thành phố lớn thứ hai của Afghanistan, hôm 23/8. Ba binh sĩ Mỹ đã bị thương sau khi xe của họ bị trúng một quả bom tự tạo ven đường. Ảnh: AFP
Những người dân địa phương đứng nhìn một đoàn xe chở nhiên liệu của NATO bốc cháy sau một cuộc tấn công của các tay súng trên đường cao tốc huyết mạch đi qua làng Kolpur, cách khoảng 25 km về phía nam thủ phủ Quetta của tỉnh bất ổn Baluchistan tại Afghanistan, hôm 22/8. Các tay súng đi xe máy đã phóng hỏa đốt ít nhất 19 xe chở nhiên liệu cho lực lượng NATO do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan. Ảnh: AFP
Một bức chân dung của nhà lãnh đạo bị lật đổ Moammar Gadhafi trên một bức tường tại thủ đô Tripoli, Libya, hôm 1/9. Đây là thời điểm ông Gadhafi một lần nữa thề không đầu hàng trong một thông điệp trên đài truyền hình Libya, nhân dịp kỷ niệm 42 năm cuộc đảo chính đã đưa ông lên nắm quyền ở quốc gia Bắc Phi. Ảnh: AFP
Các binh sĩ nước ngoài rời khách sạn Intercontineltal sau khi kết thúc chiến dịch đối phó với các phiến quân Taliban, những kẻ đã tấn công vào khách sạn sang trọng ở thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 29/6. Những kẻ đánh bom liều chết và các tay súng Taliban tạo nên một cuộc tấn công kéo dài trong 5 giờ đồng hồ. Với sự trợ giúp của một trực trăng trang bị súng máy của NATO, lính biệt kích Afghanistan và binh sĩ nước ngoài cuối cùng dập tắt được sự kháng cự của phiến quân Taliban. Ít nhất 10 người thiệt mạng sau vụ việc này. Ảnh: AFP
Một chiếc máy bay ném bom của quân đội chế độ cũ tại Libya bị bắn rơi ở thành phố miền đông Benghazi, thủ phủ của phe nổi dậy, hôm 19/3. Đây là thời điểm lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công dữ dội Benghazi, và cũng là ngày mà liên quân NATO chính thức phát động chiến dịch không kích các mục tiêu tại Libya. Ảnh: AFP
Lính thủy đánh bộ và thủy thủ của Tiểu đoàn số 3, Binh đoàn lính thủy đánh bộ số 3, ngồi trên một chiếc máy bay vận tải C-17 của không quân Mỹ. Họ đang trên chuyến bay từ Căn cứ Hải quân Hawaii để tới Trại Dwyer ở Afghanistan hôm 30/10. Ảnh: Marine Corps
Một lính thủy đánh bộ của Tiểu đoàn số 1, Binh đoàn lính thủy đánh bộ số 8, tranh thủ chợp mắt trên một chiếc trực thăng đang bay tới căn cứ quân sự ở huyện Musa Qala, thuộc tỉnh miền tây nam Helmand của Afghanistan, vào sáng sớm ngày 16/1. Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 6 tuyên bố kế hoạch rút 33.000 lĩnh Mỹ khỏi Afghanistan từ nay tới sau mùa hè năm 2012, và sẽ rút toàn bộ vào cuối năm 2014. Ảnh: AFP
Một bức ảnh được hãng tin Syrian Arab (SANA) công bố cho thấy quân đội Syria tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật tại một địa điểm bí mật hôm 4/12. Syria đã phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt sau khi phớt lờ những thời hạn chót mà Liên đoàn Arab đặt ra về việc đưa các quan sát viên vào Syria để giám sát tình trạng bất ổn đang lan rộng ở nước này. Ảnh: AFP
Binh sĩ phe đối lập ở Libya áp giải một lính bắn tỉa thuộc lực lượng trung thành với Gadhafi mà họ bắt được tại Zawiya ở phía tây Libya hôm 13/8. Sau khi liên tục bị dọa nạt, người bị bắt, hiện vẫn chưa rõ tên tuổi, được đưa lên một chiếc xe để tới thành phố Zintan ở phía bắc. Ảnh: AP
Binh sĩ phe đối lập ở Libya bắn những quả tên lửa Grad tại mặt trận phía tây của thành phố Misrata hôm 20/6. Đây là thời điểm các máy bay chiến đấu của liên quân NATO tăng cường ném bom các cơ sở quân sự của chế độ Gadhafi, nhằm hỗ trợ phe đối lập trong cuộc chiến với những người trung thành của viên đại tá. Ảnh: AP
Một phóng viên quay lại cảnh một người phụ nữ Libya đang chĩa súng vào máy quay tại thị trấn Gharyan, cách thủ đô Tripoli khoảng 100 km về phía tây nam, hôm 10/7. Đây là một hoạt động nằm trong một chuyến đi do chế độ cũ ở Libya tổ chức. Chế độ Gadhafi muốn thể hiện việc vẫn kiểm soát được nhiều phần của vùng núi non phía tây Libya và quyết bảo vệ lãnh thổ trước mọi cuộc tấn công. Ảnh: AP
Những cơn gió thổi cát tạo nên những đợt sóng trên sa mạc ở Twama, cách thành trì Zintan của phe đối lập Libya khoảng 30 km về phía đông nam, hôm 15/7. Đây là nơi mà những chiến binh nổi dậy chọn làm tiền đồn để theo dõi hoạt động của lực lượng trung thành với Gadhafi. Ảnh: AFP
Một người dân Libya ngồi ôm đầu với những vết xước trên người, sau một trạn nã pháo nhằm vào Zawiya, một địa phương ở phía tây của Libya, hôm 15/8. Rất nhiều thường dân Libya đã trở thành nạn nhân trong cuộc nội chiến kéo dài nhiều tháng trời ở nước này, và rất lâu nữa người ta mới có thể đưa ra con số thống kê tương đối chính xác về số người đã thiệt mạng. Ảnh: AP
Các tình nguyện viên rắc bột hóa học lên các thi thể ở ven một con đường gần thủ đô Tripoli của Libya hồi cuối tháng 8, tức là không lâu sau khi đại tá Gadhafi và gia đình cùng những người thân cận chạy khỏi thành phố này. Tròn hai tháng sau, ông Gadhafi bị bắt tại thành phố quê hương Sirte, rồi qua đời sau đó với một phát đạn ghim vào thái dương trái. Ảnh: Life
Biệt kích Mỹ hồi đầu tháng 5 tấn công vào một ngôi nhà ở thị trấn Abbottabad, Pakistan, và tiêu diệt được cựu trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden, kẻ bị Mỹ truy đuổi suốt một thập kỷ qua. Không có nhiều hình ảnh ghi lại cuộc tấn công chớp nhoáng và bí mật này. Một trong những hình ảnh giúp người ta hình dung lại chiến dịch triệt hạ Bin Laden là mảnh vỡ còn sót lại của chiếc trực thăng tàng hình gặp tai nạn khi hạ cánh gần khu nhà của cựu trùm mạng Al-Qaeda. Biệt kích Mỹ đã buộc phải phá hủy nó khi rút đi để giữ bí mật quân sự. Ảnh: EPA
Những mảnh vỡ của chiếc trực thăng Chinook bị bắn hạ hôm 6/8 vương vãi trên mặt đất tại thung lũng Tangi, thuộc tỉnh Wardak và chỉ cách thủ đô Kabul của Afghanistan khoảng gần 100 km về phía tây nam. Chiếc máy bay này bị các phiến quân Taliban lừa vào bẫy rồi bị bắn hạ bởi một phát súng phóng lựu, khiến 30 lính Mỹ và 8 binh sĩ Afghanistan thiệt mạng. Đây là thiệt hại nhân mạng lớn nhất của quân đội Mỹ trong một vụ việc riêng lẻ suốt 10 năm tham chiến ở Afghanistan. Ảnh: AP
Binh sĩ Mỹ Justin Hathaway đi trong một cơn bão cát, sau khi rời Căn cứ Không quân Al Asad ở Iraq, hôm 27/9. Lính Mỹ dự kiến sẽ được rút hoàn toàn khỏi Iraq cho tới hết năm nay, sau gần 9 năm tham chiến tại quốc gia này. Ảnh: USAF
Một người biểu tình ném đá trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động Ai Cập gần quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo hôm 21/11. Đây là một diễn biến nằm trong làn sóng bạo lực mới tại Ai Cập, nhiều tháng sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak chấp nhận từ chức. Hơn 40 người thiệt mạng trong những cuộc đụng độ giữa những người biểu tình đòi chính phủ quân sự rút lui và cảnh sát. Ảnh: AP
Trung sĩ Mỹ Mark Behl (trái) và một đồng đội đang sơ cứu cho chú chó Drak, sau khi chú chó này bị thương trong một vụ đánh bom ở Sangin, thuộc tỉnh miền nam Helmand của Afghanistan, hôm 8/9. Chủ của Drak là trung sĩ Kenneth A. Fischer cũng bị thương trong vụ này. Cả chú chó Drak và người chủ Fischer sau đó được đưa ra khỏi Afghanistan và đã bình phục. Fischer nhận nuôi Drak và đưa chú chó này về nhà. Ảnh: AP
Một người dân Ai Cập nằm ngủ trên những chiếc bánh của một xe tăng đỗ giữa quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo hồi đầu tháng 2. Đây là khoảng lặng hiếm hoi trong những ngày quốc gia này chìm trong làn sóng biểu tình, để rồi cựu Tổng thống Hosni Mubarak phải tuyên bố từ chức vào ngày 11/2, sau gần 3 thập kỷ nắm quyền. Ảnh: Life
Hôm nay, tròn 4 tháng ông Đinh La Thăng lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trên cương vị mới là “tổng tư lệnh” của ngành giao thông, ông đã thể hiện sự quyết liệt đối với những vấn đề dư luận đang rất bức xúc, quan tâm.
Ngày 3/8/2011, Quốc hội khóa XIII đã bầu ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (với số phiếu tán thành đạt 71,2%). Từ ngày 8/8, vị Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng đã ngồi vào chiếc ghế nóng này.
Qua những quyết sách mới mẻ và tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vị tân bộ trưởng này đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân.
Liên tiếp “trảm” tướng, quyết liệt với tiến độ công trình
Ngay khi lên nắm quyền, Bộ trưởng Thăng đã mạnh tay với các chủ đầu tư, nhà thầu... vì đã để xảy ra tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình không đảm bảo.
Thời gian qua, các dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư liên tục bị chậm tiến độ, để chấn chỉnh lại tình trạng đó, ngay sau khi lên nắm quyền Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã mạnh tay “trảm tướng” các công trường.
Ngày 4/10, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình Nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã ra quyết định điều động ông Đỗ Tất Bình (Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng HK miền Nam) làm Trưởng BQL Dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, toàn quyền điều hành toàn bộ công việc từ ngày 5/10, thay cho ông Đặng Hồng Cương. Kể từ đấy đến nay, Dự án này đã và đang băng băng về đích, nếu không có gì thay đổi ngày 25/12 tới đây, Nhà ga sân bay Quốc tế Đà Nẵng mới sẽ khai trương, đưa vào hoạt động.
Trước đó, ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Đoàn công tác đi kiểm tra tiến độ thi công toàn tuyến trong Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Nhận thấy tiến độ thi công dự án này chậm, Bộ trưởng đã yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Nếu không đảm bảo những tiêu chí như ban đầu, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thay nhà thầu khác. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, PMU2 đã thay 5 nhà thầu không đảm bảo tiến độ.
Ngày 22/10, thị sát Dự án xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), thấy dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng Thăng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ gấp đô, nghiên cứu thuê hẳn BQL Dự án có năng lực để sớm giải quyết các khó khăn và cuối tháng 11 phải khởi công dự án. Sau chỉ đạo của ông, ngày 4/12, Nhà ga hành khách T2, của sân bay Nội Bài đã chính thức khởi công xây dựng, với tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng.
Nhà ga sân bay Quốc tế Đà Nẵng dự kiến được khánh thành vào ngày 25/12 tới.
Ngày 21/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc điều hành Dự án cao tốc TP. HCM - Trung Lương do liên quan đến sự cố hư hỏng mặt đường.
Ngay sau đấy, ngày 29/11, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư) đã ra quyết định cách chức Giám đốc điều hành Dự án đối với ông Lã Chí Đức, khiển trách ông Đỗ Ngọc Dũng (Phó Tổng Giám đốc, phụ trách dự án).
Tổng Công ty cũng nghiêm khắc phê bình ông Nguyễn Huy Thao, Giám đốc Trung tâm quản lý tạm thời đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và khiển trách ông Lê Văn Ngoạn, Phó giám đốc Trung tâm.
“Xiết” chất lượng xây dựng
Ngoài vấn đề chậm tiến độ, các dự án giao thông còn gặp vấn đề về chất lượng. Ngày 1/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Quyết định Thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng 5 dự án giao thông trọng điểm trên cả nước.
Năm công trình bị kiểm tra gồm: Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long); Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Dự án Cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội; Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long và Dự án Đường ô tô cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Đoàn công tác sẽ tập trung kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết tại 5 công trình, dự án trên, sau đó báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT trước ngày 15/01/2012.
Người đứng đầu ngành giao thông cho rằng, quá trình làm rõ vi phạm từng dự án, sẽ quy trách nhiệm của từng người và xử lý đúng tội, không chỉ cấp dưới mà cán bộ cấp trên vi phạm cũng sẽ xử lý nghiêm. “Quan điểm của tôi là phải xử lý thật nặng, thật nghiêm những vi phạm của các cá nhân và đơn vị thực hiện Dự án, đây là việc làm cần thiết nhằm tạo lòng tin cho nhân dân”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Giải quyết ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông
Ngày sau khi lên nắm quyền Bộ trưởng Bộ GTVT, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, như: hạn chế xe cá nhân (xe máy, xe ô tô và taxi), phân làn tách dòng phương tiện, cải thiện chất lượng và khuyến khích người dân đi xe buýt…
Để vận động người dân đi xe buýt, ông Thăng hứa đi làm bằng xe buýt mỗi tuần một buổi, yêu cầu cán bộ Bộ mình cũng thực hiện.
Để giảm ùn tắc giờ cao điểm ở Hà Nội và TP. HCM, Bộ GTVT cùng Hà Nội đã trình Chính phủ phương án đổi giờ làm, giờ học, giờ kinh doanh; nghiên cứu xây dựng cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông quan trọng thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Khẩu hiệu được treo trong khuôn viên Bộ GTVT. Ảnh GDVN.
Cùng với ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông cũng đang là vấn nạn nhức nhối được ngành giao thông quan tâm giải quyết. Là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Thăng thừa nhận, tai nạn, ùn tắc giao thông đã trở thành nỗi bức xúc. Thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra "đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn mà chúng ta cần kiên quyết giảm thiểu".
Bộ GTVT đặt ra mục tiêu năm 2012 sẽ giảm từ 5 - 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông. Giảm thiểu các vụ ùn tắc kéo dài trên 30 phút. Một giải pháp cấp bách được người đứng đầu ngành giao thông đưa ra là cần phải quy định trách nhiệm cho lãnh đạo các cấp, cán bộ, công chức. Tịch thu phương tiện tham gia đua xe trái phép, nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện xe cơ giới…
Ngoài ra, vấn đề tái cơ cấu các doanh nghiệp trực thuộc Bộ GTVT cũng được Bộ trưởng Thăng đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đạo: Cần phải tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp nhà nước.
Nói về những việc đã làm trong 4 tháng vừa qua, Bộ trưởng Thăng khẳng định "những gì tôi làm không mới", nhưng những điều không mới đó của ông cũng đã khiến dư luận thời gian qua sục sôi hy vọng. Đại biểu Dương Trung Quốc từng phát biểu: "Tôi nghĩ rằng thay vì thái độ 'hãy đợi đấy', 'chờ xem sao', chúng ta hãy ủng hộ những nhân tố mới thúc đẩy sự thay đổi".
Trong một năm đầy ắp các sự kiện quân sự, thế giới được chứng kiến các màn ra mắt của những loại vũ khí mới cùng sự khẳng định của những khí tài đã có tên tuổi từ lâu.
Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới trong suốt năm qua, ngay cả trước khi quân đội nước này thừa nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Quân đội Trung Quốc mua lại vỏ tàu sân bay này từ Ukraina vào năm 1998, rồi sau đó tiến hành quá trình làm mới để biến nó thành hàng không mẫu hạm đầu tiên. Tàu Shilang chạy thử lần đầu vào tháng 8 năm nay.
Bất chấp sự e ngại của nhiều nước trước mục đích sử dụng tàu sân bay Shi Lang, Trung Quốc khẳng định sẽ dùng hàng không mẫu hạm này để nghiên cứu và huấn luyện. Ảnh: Xinhua
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mang tên J-20 cũng là một trong những vũ khí được Trung Quốc tích cực thử nghiệm trong năm nay. J-20 (Tiêm 20) đã liên tục trải qua khoảng gần 30 lần bay thử tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên. Nó cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1, đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đến thăm Trung Quốc.
Trong các cuộc bay thử, J-20 chưa được trang bị một loại vũ khí nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng ở loại máy bay được so sánh với F-22 Raptor của Mỹ và Sukhoi SU-50 Firefox của Nga. Ảnh: FlyBNB
Máy bay không người lái Predator của Mỹ tham gia vào nhiều chiến dịch trong năm nay. Nó được sử dụng để truy kích các phiến quân ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, đồng thời cũng được điều động tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch không kích các mục tiêu ở Libya.
Những cuộc tìm diệt của Predator trên lãnh thổ Pakistan đã khiến quan hệ giữa Mỹ và quốc gia Nam Á trở nên căng thẳng, với đỉnh điểm là việc Washington tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho quốc gia vốn có quan hệ đồng minh thân thiết. Ảnh: AFP
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp là một trong những vũ khí chủ lực trong chiến dịch không kích của NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự của chế độ Moammar Gadhafi. Vai trò của Rafale đặc biệt nổi bật sau khi Mỹ trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO. Chính những đợt không kích của những chiếc Rafale cùng nhiều máy bay khác của liên quân NATO đã góp phần vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của lực lượng trung thành với Gadhafi, giúp binh sĩ nổi dậy ở Libya dần chiếm thế thượng phong trong cuộc nội chiến. Ảnh: Outlookindia
Các máy bay F-16 của Mỹ cũng là một đề tài nóng bỏng trong năm 2011. Trước sức ép của Trung Quốc, Mỹ đã không cung cấp những chiếc F-16 C/D cho Đài Loan, nhưng lại thông qua thương vụ bán vũ khí cho hòn đảo này, bao gồm việc nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B mà đảo này hiện có.
Bất chấp việc quan chức quân sự và lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục thăm viếng lẫn nhau kể từ đầu năm, Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ rạn nứt các quan hệ ngoại giao và quân sự nếu Mỹ tiếp tục có những thương vụ vũ khí với Đài Loan. Ảnh: Defenseindustrydaily
Trong điệp vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5, một chiếc trực thăng tàng hình của biệt kích Mỹ đã gặp nạn và rơi xuống gần khu nhà của cựu trùm mạng Al-Qaeda tại thị trấn Abbottabad, Pakistan. Trước khi rút đi, biệt kích Mỹ đã cho nổ chiếc trực thăng để đảm bảo bí mật quân sự.
Tuy nhiên, những mảnh vỡ của chiếc trực thăng, được cho là loại UH-60 Black Hawk đang trong quá trình thử nghiệm bí mật, còn vương lại hiện trường đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có tin cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận để tìm hiểu bí mật công nghệ trực thăng tàng hình của Mỹ, nhưng Trung Quốc bác bỏ thông tin này. Mỹ gây sức ép đòi Pakistan trả lại các mảnh vỡ, nhưng rạn nứt quan hệ giữa hai nước sau vụ tiêu diệt Bin Laden khiến việc này bị chậm trễ.
Mọi chuyện chỉ kết thúc khi cuối cùng những mảnh vỡ của chiếc trực thăng này được Pakistan đồng ý giao lại cho Mỹ. Ảnh: EPA
Các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Anh góp phần tạo nên những cú đánh tiêu diệt hệ thống phòng không của chế độ cũ ở Libya, mở đường cho chiến dịch không kích của liên quân NATO sau đó diễn ra thuận lợi.
Mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá cả triệu USD, vì thế chi phí khi sử dụng loại vũ khí tối tân này rất tốn kém. Chiến phí mà Anh và Mỹ phải gánh trong những ngày đầu chiến dịch tấn công Libya chủ yếu đến từ những quả Tomahawk được bắn đi từ các tàu sân bay. Ảnh: US Navy
Tên lửa diệt tàu sân bay Dongfeng (Đông Phương) DF-21D là một trong số những vũ khí đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong vài năm qua. Đây là loại tên lửa đầu tiên được đặt trên bờ nhưng có thể vươn tới các hàng không mẫu hạm ngoài khơi xa và chính điều này khiến các nhà phân tích quân sự của Mỹ lo ngại.
Chương trình chế tạo DF-21D được khởi động từ những năm 60 thế kỷ trước. Mỹ ước tính Trung Quốc hiện có từ 60 tới 80 tên lửa loại này, kèm theo 60 giàn phóng tự hành đạt tầm bắn lên tới 1.500 km. Ảnh: AP
Tên lửa xuyên lục địa Bulava của Nga trong một lần được bắn thử từ tàu ngầm Yury Dolgoruky tại biển Bạch Hải. Đây là loại tên lửa đạt tầm bắn tới 8.000 km và là một trong những vũ khí chiến lược của Nga trong thế kỷ này.
Quân đội Nga liên tục bắn thử tên lửa Bulava trong năm nay, và có cả thành công lẫn thất bại. Bulava (Cây chùy) được cho là sẽ thay thế các loại tên lửa từ thời Xô viết mà quân đội Nga đang không sử dụng, do "tuổi tác" của các tên lửa này cũng như theo các thỏa thuận với Mỹ. Ảnh: RIA Novosti
Những chiếc xe bán tải hiệu Toyota được lắp thêm các dàn phóng tên lửa UB-32 do Nga sản xuất. Đây là một trong số những vũ khí quen thuộc của quân nổi dậy ở Libya trong cuộc chiến với lực lượng trung thành của đại tá Gadhafi. Hình ảnh những chiếc xe bán tải với dàn tên lửa UB-32 trở nên rất quen thuộc trong suốt cuộc nội chiến ở Libya. Ảnh: AP
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
Các buổi lễ được lên kế hoạch cử hành từ Trân Châu Cảng ở Hawaii đến thủ đô Washington tại bờ Đông nước Mỹ nhằm tưởng niệm 2.400 người Mỹ thiệt mạng vào ngày 7.12.1941, khi Nhật Bản phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Hãy cùng Thôn làm báo đi ngược dòng lịch sử vỡi những tấm ảnh màu trắng đen thể hiện chân thật hình ảnh một cuộc chiến...
White House reporters listen to the radio in the White House press room as Japan declared war on the U.S., Dec. 7, 1941. (AP Photo)
Japanese pilots get instructions aboard an aircraft carrier before the attack on Pearl Harbor, May 4, 1943, in this scene from a Japanese newsreel. It was obtained by the U.S. War Department and released to U.S. newsreels. (AP Photo)