Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng’

0 nhận xét

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Không có vùng cấm xử tội phạm Ngân hàng'

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc Chính phủ đề cập thế nào tới tội phạm tài chính, ngân hàng và kết quả điều tra liên quan tới việc khởi tố các cựu quan chức của Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tại phiên họp lần này, tuy không tập trung nhiều vào nội dung liên quan tới tội phạm thâu tóm ngân hàng, nhưng Thủ tướng cũng quán triệt những vấn đề cơ bản trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là việc sắp xếp lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới hành vi thâu tóm ngân hàng. “Cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức về việc khởi tố một số bị can từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng nằm trong chỉ đạo của Thủ tướng nhằm làm trong sạch hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm nghiêm minh, không có vùng cấm trong xử lý nhằm lập lại kỷ cương, góp phần làm ổn định hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã tính tới các giải pháp để đảm bảo cho sự ổn định của ngân hàng, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân gửi tiền”, Bộ trưởng Đam khẳng định và nói thêm: “Ông Giá khi bị khởi tố đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nên việc này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ACB”.

Nói thêm về vụ việc, cụ thể là hành vi của HĐQT ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền và USD với tổng trị giá 719 tỉ đồng vào 29 ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Đam cho biết: tinh thần của Chính phủ là chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, họ gửi tiền vào 29 ngân hàng không có nghĩa là phải xử lý cả 29 lãnh đạo của các ngân hàng đó. Có khi hành vi gửi tiền chỉ liên quan tới một nhân viên của ngân hàng đó mà thôi. Sai đến đâu sẽ chấn chính, xử lý đến đấy.

Về việc cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, hệ thống và rõ ràng đối với hàng loạt vụ khởi tố các cá nhân liên quan tới hoạt động ngân hàng, tài chính vừa qua để nhân dân nắm rõ và yên tâm với hoạt động ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam đồng tình nhưng cũng cho rằng: Các vụ án đều phải làm từng bước một. Làm tới bước nào cơ quan điều tra công khai ngay bước đó để báo chí, nhân dân biết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng khá phức tạp và không dễ để tìm hiểu toàn bộ hoạt động của nó. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ thực hiện việc điều tra nghiêm minh.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên kiềm chế lạm phát

0 nhận xét

Ngày 27/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm và giải pháp những tháng cuối năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả bước đầu; bảo đảm được an sinh xã hội và giữ được tăng trưởng ở mức hợp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo đó, chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 5-8%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực không khuyến khích.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm.
Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng GDP quý 3 ước khoảng 5,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, song mức tăng này là sự cố gắng lớn trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm có xu hướng cải thiện sau từng quý, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý 1 tăng 4%, quý 2 tăng 4,66%, quý 3 ước tăng 5,35%. Tính chung GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 4,73%).
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% kế hoạch năm.
Tuy nhiên các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng trở lại, tăng trưởng kinh tế chậm hơn kỳ vọng; tình trạng nợ xấu ngân hàng chậm được giải quyết; thị trường tài chính, tiền tệ còn phức tạp; sản xuất kinh doanh phục hồi chậm…
Phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Ở trong nước, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với những đầu năm do những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và một số thành viên Chính phủ khác nêu quan điểm cần tiếp tục chủ động điều hành kiềm chế lạm phát, ưu tiên trong thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó là tập trung mạnh vào xử lý dứt điểm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Hết sức lưu ý theo dõi sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để có các biện pháp kịp thời, phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.
Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, tín dụng; tăng cường công tác nghiệp vụ quản lý thu chi ngân sách, bảo đảm hoàn thành dự toán thu; giữ mức bội chi ngân sách theo kế hoạch đã đề ra.
Đề cập tới vấn đề về giá, phí dịch vụ y tế, nhiều ý kiến thành viên Chính phủ đề xuất đối với các địa phương chưa công bố giá, phí dịch vụ y tế mới, đề nghị cân nhắc việc lùi thời hạn áp dụng, tính toán kỹ lộ trình, thời điểm tăng giá, nhằm vừa giảm bớt gánh nặng cho người dân, vừa góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Nêu rõ sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước; thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, quan tâm tới nông nghiệp, nông thôn, xem xét các phương thức hỗ trợ thu mua nông, thủy sản nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, bên cạnh ưu tiên kiềm chế lạm phát, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý trong năm 2012 .
Liên quan đến vấn đề về giá cả, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường là cần thiết, song trước khi điều chỉnh cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm, lường trước những tác động về kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, một số thành viên Chính phủ đề xuất cần hết sức lưu ý tới tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng… trong những tháng cuối năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh không để lạm phát ở mức 2 con số. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhìn lại 9 tháng đầu năm 2012, kinh tế-xã hội của đất nước tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến là, tuy có tăng trưởng song còn chậm, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hàng tồn kho còn lớn… Nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là hết sức nặng nề, do tăng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, thêm vào đó là những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần tăng cường công tác dự báo để đề xuất những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả những những nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề cho năm 2012. Trong đó trước hết là tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện bằng được mục tiêu không để lạm phát ở mức 2 con số; kiểm soát lạm phát không chỉ cho năm nay mà còn cho những năm tiếp theo.
Trong kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán; giữ vững sự ổn định tỷ giá; kiểm soát chặt chẽ lãi suất, không để đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
Về tài khóa, trong hoàn cảnh khó khăn song phải cố gắng cân đối thu chi, giữ bội chi 4,8%. Trong thu chi, chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 nghìn tỷ như đã thông qua. Đảm bảo cân đối về cung cầu hàng hóa, không để thiếu hàng, sốt giá. Việc cân đối, đảm bảo hàng hóa cho những tháng cuối năm nhất là về lương thực, thực phẩm phải được tính toán ngay từ bây giờ. Cân đối hàng hóa phải đi liền với bình ổn giá, kiểm soát, quản lý giá cả.
Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá cả hàng hóa theo giá cả thị trường nhưng phải làm có lộ trình, không làm dồn dập; tính toán kỹ tới những tác động kinh tế, xã hội sau khi điều chỉnh giá.
“Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phải thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, việc thực hiện mục tiêu này không chỉ cho năm 2012 mà còn cho những năm tiếp theo, vì sự phát triển bền vững của đất nước,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Song song với đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 5% trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như gạo, thủy sản, hàng dệt may, da giày…
Quan tâm phát triển các dịch vụ lợi thế như du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không. Đồng thời tập trung giải quyết hàng tồn kho, nhất là vật liệu xây dựng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh và tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng.
Trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trước hết tập trung tái cơ cấu các tập đoàn, các tổng công ty, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; tập trung vào ngành nghề chính. Trong tái cơ cấu ngân hàng, trước hết phải tập trung quyết liệt vào việc giải quyết nợ xấu gắn với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đề cập tới vấn đề về an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nghèo, đảm bảo nguồn tài chính cho sinh viên nghèo vay đi học…
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phòng chống tội phạm xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, giải quyết khiếu nại tố cáo…
Tại phiên họp, Chính phủ cũng nghe báo cáo, thảo luận về báo cáo giải pháp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP; dự án Luật Đầu tư công; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Xem thêm →

Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm

0 nhận xét

Ngày 27/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Ông Trần Xuân Giá là người có công thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng khi có sai phạm, ông cũng phải chịu trách nhiệm như những công dân bình thường khác.
Ngay sau quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá được công bố, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Ông Giá đã về với ACB như thế nào? Là người có thể xem là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp, biết luật, hiểu luật nhưng sao ông lại mắc sai phạm như vậy?
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB.
Giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 11/1996 đến 8/2002, ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, với những sai phạm quy định quản lý kinh tế tại ACB, ông Trần Xuân Giá đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cha đẻ của Luật Doanh nghiệp

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra đã có nhiều tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP giảm xuống mức dưới 5%. Chính trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế được Đảng và Chính phủ đặt ra cấp thiết. Hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô được đưa ra, nhiều luật và bộ luật được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng.
Chính trong giai đoạn này, nền kinh tế ghi nhận việc Bộ luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung được triển khai quyết liệt và được đánh giá là “chìa khoá vàng” đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tiến ra thị trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và dù những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đối với Việt Nam là không nhiều nhưng các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới vẫn đánh giá rất cao khả năng phản ứng và xử lý khủng hoảng của Việt Nam.
Sự bứt phá có tính thần tốc của nền kinh tế Việt Nam những năm sau đó tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách tài khoá vĩ mô của Đảng và Chính phủ, dấu ấn của Bộ luật doanh nghiệp càng ngày càng in đậm trong mọi hoạt động của nền kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt ở mức cao.
Nhìn lại những dấu ấn của nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, vai trò của ông Trần Xuân Giá được nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đánh giá rất cao, với nhiều đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt, ông được biết tới là người đã tham gia xây dựng và triển khai Bộ luật Doanh nghiệp - một bộ luật mà đến tận bây giờ vẫn còn ghi những dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực kinh tế đất nước.
Sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiều dấu ấn quan trọng ghi dấu trong nền kinh tế, năm 2003, ông được bổ nhiệm vào cương vị Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải. Trên cương vị này, ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế và điều hành trực tiếp nền kinh tế có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới lúc ấy...
Ban nghiên cứu do ông làm trưởng ban đã có nhiều đóng góp, nhận xét, thẩm định… cho các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần quan trọng tạo tiền đề đưa nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế chưa từng thấy.
Chính vì những đóng góp to lớn của ông vào nền kinh tế nên ngay sau khi ông Trần Xuân Giá cùng các ông Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang bị khởi tố, dư luận xã hội thực sự thấy bất ngờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi, vì sao một người có nhiều năm làm chính sách kinh tế như ông Giá lại vấp phải những sai phạm như trên? Ông Giá đã về với ACB như thế nào?...
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.
Sai phạm của ông Giá là đã ký phê chuẩn, tiếp tay cho sai phạm của ông Lý Xuân Hải.

Vì ACB cần ông Trần Xuân Giá!

Theo tìm hiểu của Petrotimes thì trong cuốn sách kỷ niệm 15 năm thành lập ACB, ông Trần Xuân Giá có chia sẻ: “Thực sự mình có nhu cầu làm việc, không phải vì thu nhập bởi ngoài lương hưu, nếu còn thiếu con mình đủ sức đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già. Trong khi đó, nhiều nơi lại cần mình, vậy tại sao không”.
Với những hiểu biết của mình về ACB, ông Trần Xuân Giá đã chọn ACB là “bến đỗ” trong lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực mới nhưng không hề lạ với ông. Ngoài ra, theo nhiều nguồn thông tin được phản ánh thời gian gần đây thì mối lương duyên của ông Giá và ACB đã được vun đắp nhiều năm và xuất phát từ mối quan hệ với các lãnh đạo ACB từ ngày mới thành lập. Điều này đã được cụ thể bằng vai trò cố vấn của ông trong giai đoạn từ 11/2006 – 11/2007.
Vốn có am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế, sau 1 năm giữ vai trò cố vấn cho ACB, ngày 22/3/2008, ông Trần Xuân Giá trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB. Trên cương vị này, ông từng khẳng định với ACB là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không được theo bất cứ một mối quan hệ nào.
Ông Trần Xuân Giá đã về với ACB như thế!
Trước đó, nhiều thông tin đã khẳng định ông Giá bị khởi tố vì có liên quan tới việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào ngân hàng khác.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết Hội đồng Quản trị cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB...

Ông Trần Xuân Giá:

Quê quán: Vĩnh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Ngày tháng năm sinh: 1939
Nơi sinh: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Trình độ văn hóa: Đại học
Trình độ chuyên môn
- Tiến sĩ kinh tế - 1975, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
- Cử nhân kinh tế - 1966, Đại học kinh tế quốc dân Plekhanob (Moscow)
Cổ phiếu nắm giữ: Ông Trần Xuân Giá và những người liên quan không nắm cổ phiếu ACB cho đến thời điểm này

Quá trình công tác:

- 1966: Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1977: Chù nhiệm khoa Vật giá, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- 1981: Phó chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước
- 1989: Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
- 1992: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
- 1995: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1996: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 1997 -2002: Đại biểu Quốc hội khóa X
- 2003: Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính
- 11/2006- 5/2008: Cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu
- 2008 - 9/2012: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu.
Nhóm phóng viên Petrotimes
Xem thêm →

Các chiêu trục lợi của “Bố già” Đăng Thành Tâm

0 nhận xét

Trong nhiều năm qua, với thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị, "bố già" Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự hai ngân hàng Phương Tây và Nam Việt (Navibank) đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái, mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này...
“Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây
“Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây

Sở hữu cổ phần vi phạm luật nghiêm trọng 

Thông qua người vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh và các công ty mà ông Tâm trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ chi phối hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh Ngân hàng Phương Tây, đặc biệt là ở chi nhánh Cần Thơ. Thực trạng sở hữu cổ phần của cổ đông và người liên quan (do vợ chồng ông Đặng Thành Tâm chiếm giữ) cụ thể: Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn 188,1 tỉ đồng (6,27%); Công ty CP Kim Ba 149 tỉ đồng (4,97%); Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn -Bắc Giang 116,5 tỉ đồng (3,88%); Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 82 tỉ đồng (2,73%); Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam 120 tỉ đồng (4%); cá nhân ông Đặng Thành Tâm 268,64 tỉ (8,96%); bà Nguyễn Thị Kim Thanh 268,64 tỉ (8,96%), tổng cộng là 1.073,2 tỉ đồng (chiếm 35,78%). Như vậy, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được 35,78% tỉ lệ sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây. Việc làm này đã vi phạm quy định về giới hạn sở hữu tại một ngân hàng tối đa là 20% được quy định bởi khoản 3 Điều 55, Luật các Tổ chức tín dụng (2010), quy định: "Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng". Tính đến thời điểm 29-2-2012 cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh và Đặng Thành Tâm sở hữu tới 35,78% vốn điều lệ (3.000 tỉ đồng) tại Ngân hàng Thương mại CP Phương Tây, gấp hơn 1,5 lần mức quy định là vi phạm nghiêm trọng Luật Các tổ chức tín dụng.

Nhiều khoản cho vay ảo, đẩy tổng dư nợ lên tới 4.000 tỉ đồng

Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lí, điều hành của Ngân hàng Phương Tây. Từ đó, ông Tâm đã chỉ đạo bộ máy của ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay hàng nghìn tỉ đồng sai pháp luật phục vụ mục đích cá nhân. Tổng số tiền mà ông Tâm đã rút ra từ Ngân hàng Phương Tây dưới các hình thức cho vay khác nhau cho các công ty và cá nhân có liên quan đã lên đến hơn 5 nghìn tỉ đồng, bằng 150% vốn tự có của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và giới hạn cho vay đối với một khách hàng và đối tượng liên quan (tối đa 25%). Vào thời điểm ngày 31-12-2011 tại Ngân hàng thương mại CP Phương Tây xuất hiện 14 khoản cho vay ảo với tổng dư nợ 3.954 tỉ đồng (thời hạn 7 ngày) được cầm cố thế chấp bằng Hợp đồng tiền gửi trị giá 4.199 tỉ đồng. Các hồ sơ vay này không có dự án đầu tư, không có tờ trình thẩm định, không có khế ước nhận nợ, giấy đề nghị vay tiền, tiền cầm cố sổ tiết kiệm không ghi mục đích sử dụng và phương án vay vốn, không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Qua nhật kí tài khoản tiền gửi trước ngày 29-2-2012 các số dư thấp, vợ chồng ông Đặng Thành Tâm nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán để tạo số dư, sau đó Ngân hàng Phương Tây chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và kí hợp đồng tiền gửi. Với cách làm đó, Ngân hàng Phương Tây đã vi phạm nghiêm trọng Luật Kế toán và chế độ kế toán tổ chức tín dụng, làm sai lệch báo cáo tài chính, làm cho các cơ quan quản lí và khách hàng ngộ nhận về hoạt động mờ ám của Ngân hàng Phương Tây. Tổng dư nợ cho vay (cho vay trực tiếp và cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc môi giới chứng khoán và ủy thác đầu tư) và mua trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và 11 công ty khác, 6 khách hàng (lớn nhất là hai vợ chồng ông Đặng Thành Tâm tại thời điểm 29-2-2011) là 5.091,615 tỉ đồng, chiếm 157% vốn tự có là vi phạm nghiêm trọng khoản 1, Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng, quy định: "Tổng mức dư nợ, cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có ngân hàng thương mại..."

Thao túng ngân hàng để rút vốn vào tài khoản cá nhân

Ngoài ra, để rút 1.800 tỉ đồng từ ngân hàng, ông Tâm còn đạo diễn cho Ngân hàng Phương Tây mua trái phiếu (bản chất là cho vay) của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (300 tỉ đồng) và Tổng công ty đô thị Kinh Bắc (1.500 tỉ đồng) dựa trên những phương án kinh doanh không rõ ràng, các dự án lập khống, dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (do Ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) cũng được ông Tâm sử dụng để lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Số tiền này cũng được ông Tâm sử dụng một cách mờ ám, không đúng mục đích. Bằng cách nhận ủy thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỉ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn.
Ông Tâm còn chỉ đạo mua tài sản cho ngân hàng với giá trị khống, cao hơn nhiều lần giá thị trường để trục lợi cá nhân như việc mua dự án Văn phòng ở số 1 Láng Hạ, Hà Nội.
Nhiều chiêu “ngoạn mục” thường được ông Tâm sử dụng để rút tiền ở Ngân hàng Phương Tây sau khi đã thao túng được ngân hàng này là chỉ đạo các công ty liên quan lập hồ sơ khống, phương án vay giả mạo để vay tiền hoặc nhận tiền từ ngân hàng, sau đó chuyển tiền cho các cá nhân liên quan sử dụng sai mục đích. Đáng chú ý có cả những khoản tiền chuyển thẳng vào tài khoản của ông Tâm như thông tin Báo Người cao tuổi đã nêu trong bài "Ông Đặng Thành Tâm "ôm" 600 tỉ đồng đi đâu?" tại số 108 (1113) ngày 8-9-2012 và bài "Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch" tại số 115 (1120) ra ngày 26-9-2012 vừa qua.
Thông qua việc sở hữu ngân hàng sai pháp luật và lạm dụng ảnh hưởng chính trị, “bố già” Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản. Được biết, từ tháng 3-2012, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành, Ngân hàng CP Thương mại Phương Tây được chấn chỉnh, tình hình có cải thiện nhưng tình trạng nợ xấu do cho vay trực tiếp dưới hình thức ủy thác đầu tư của nhóm khách hàng vay chiếm 40% tổng nợ xấu, chiếm 8,4% tổng dư nợ của Ngân hàng Phương Tây gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng cho tổ chức này.
Hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ và rất nghiêm trọng. Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc đấu tranh, làm rõ những sai phạm của ông Nghị sĩ này.
Xem thêm →
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói gì việc khởi tố ông Trần Xuân Giá?

0 nhận xét

Chiều 27/9, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012, Bộ trưởng Vũ Đức Đam – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thông báo một số kết quả phát triển tình hình kinh tế trong tháng 9/2012.

Liên quan thông tin khởi tố một số bị can nguyên là lãnh đạo ACB, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tái khẳng định không có vùng cấm trong việc xử lý các vi phạm ngân hàng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo phải làm quyết liệt, đồng bộ các biện pháp trước mắt và lâu dài với mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho…

Đồng thời với việc tiến hành các biện pháp trước mắt như trên thì tái cơ cấu tài chính ngân hàng như sắp xếp các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng… cũng rất quan trọng”.

Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 27/9 đề cập việc khởi tố 4 bị can về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Những bị can này (gồm Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu – ACB Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang) đã phê duyệt cho ông Lý Xuân Hải ủy thác cho nhân viên gửi 718 tỷ đồng ở ngân hàng khác.

khoi to ong tran xuan gia
Khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định đây là một trong các hoạt động nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và trên tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bộ trưởng nhấn mạnh việc khởi tố được tiến hành với những người đã từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo ACB, nên không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng này.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc chiều 27/9, cơ quan điều tra đã chính thức ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: “Chiều 27/9, cơ quan điều tra đã có thông tin chính thức việc khởi tố một số người trong lĩnh vực ngân hàng. Việc này nằm trong các sự chỉ đạo từ trước nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng”.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm minh trước pháp luật và không có vùng cấm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực này (lĩnh vực tài chính – ngân hàng) làm cho hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam vững mạnh, hoạt động ổn định. Việc khởi tố không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Ngân hàng ACB vì ông Trần Xuân Giá đã từ nhiệm. Hiện nay Ngân hàng ACB đã có chủ tịch mới và đang hoạt động bình thường”…

“Khi các cơ quan có biện pháp xử lý đều đã lường trước các khả năng để đảm bảo ổn định hệ thống và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”, Bộ trưởng nói. Ông khẳng định những sai phạm vừa qua của các cá nhân chỉ khiến các ngân hàng giảm lãi, không ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền.

Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam
Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam

Theo Bộ trưởng, thâu tóm ngân hàng có nhiều thủ đoạn, các cơ quan chức năng và Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện được, báo cáo Chính phủ và Chính phủ cũng đồng ý để cho các cơ quan này có biện pháp xử lý.

Bộ trưởng cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nhấn mạnh quan điểm kiên trì các giải pháp vừa trước mắt vừa lâu dài. Trước mắt là xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nợ xấu, hàng tồn kho, vốn và thị trường cho doanh nghiệp. Trong dài hạn, sẽ thực hiện tốt tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế với 3 mũi nhọn.

Ông Trần Xuân Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra. Cả 4 bị can đều bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Phan Vinh tổng hợp
Xem thêm →

Khởi tố ông Trần Xuân Giá và các nguyên lãnh đạo ACB

0 nhận xét

Chiều 27.9, Cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Khoi to ong Tran Xuan Gia
Các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Tuy nhiên, theo Cơ quan điều tra, xét thấy các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm, Cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát Tối cao áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại.


4 cá nhân nêu trên bị khởi tối vì liên quan tới vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số: 04/C46 (P10) ngày 28.9.2011. Quá trình điều tra vụ án đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh thị Huyền Như đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỉ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, liên quan tới số tiền hơn 718 tỉ đồng này, có hành vi cố ý làm trái của một số cá nhân, nguyên là lãnh đạo Ngân hàng ACB đã ra chủ trương để Ngân hàng ACB uỷ thác cho nhân viên gửi tiền VND và USD vào 29 ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong đó có việc gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 – 8%/năm đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718,908 tỉ đồng.

“Những việc làm của các thành viên thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB đã sai quy định tại Điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng và thông tư số: 02/2011/TT-NHNN ngày 3.3.2011 của Ngân hàng Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,908 tỉ đồng” – thông báo của Cơ quan điều tra cho biết.

Cũng theo Cơ quan điều tra, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và xác định của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số: 350/NHNN-TTGSNH.m ngày 17.5.2012 đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Sau khi thống nhất với Viện KSND Tối cao, ngày 20.8.2012, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự (BLHS). Ngày 18.9.2012 đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Xem thêm →
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Tại sao Thủ tướng Dũng không nhận việc trợ?

0 nhận xét

Trong khi Indonesia và các thành viên ASEAN cam kết sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của IMF và ASEAN+3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng “không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF và ASEAN+3”. Tại sao vậy?
Không chỉ khẳng định suông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được từ đầu năm 2012 đến nay, để thể hiện rõ sự tự tin và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới
Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới
Cụ thể, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát tám tháng đầu năm đã được kiềm chế ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu; Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 tăng trưởng khoảng 5,5%; bình ổn giá vàng, dự trữ được khoảng 23 tỷ USD…
Tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng đã đạt những kết quả tích cực bước đầu. Những kết quả nêu trên và định hướng chính sách vĩ mô của Chính phủ đã được thị trường và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Chính phủ ra tay kìm giá vàng và USD
Chính phủ ra tay kìm giá vàng và USD
Với điều kiện kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, niềm tin thị trường tích cực như hiện nay, Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước. Mà chỉ cần duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN+3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ.

Ba thông điệp

Trong bối cảnh hiện nay, hành động từ chối viện trợ mang nhiều thông điệp thiết thực và ý nghĩa:
Thứ nhất: Lời khẳng định dứt khoát của Thủ tướng mang một ý nghĩa chính trị, một tín hiệu mới cho thấy đã qua rồi những ngày Việt Nam phải trông chờ một cách thụ động vào viện trợ từ các nước”.
Lời khẳng định dứt khoát của Thủ tướng mang một ý nghĩa chính trị, một tín hiệu mới cho thấy đã qua rồi những ngày Việt Nam phải trông chờ một cách thụ động vào viện trợ từ các nước”.
Thứ hai: Hành động từ chối viện trợ còn là lời khẳng định vị thế của Việt Nam. Việt Nam không chỉ có đủ năng lực kinh tế để đứng vững trên đôi chân của mình, mà còn có thể giúp những nước láng giềng. Điển hình là Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực cho các nước trong khu vực như: viện trợ hơn 130 tỷ đồng cho Lào làm công trình thủy lợi, giúp Campuchia xây Sở chỉ huy Hải quân Hoàng Gia, viện trợ 5.000 tấn gạo cho Triều Tiên, trợ giúp 200.00 USD cho Nhật Bản khắc phục hậu quả do động đất và sóng thần… Từ đó thể hiện rõ một Việt Nam với hình ảnh năng động và tự chủ hơn.
Thứ ba: Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực duy trì uy tín của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, việc thường xuyên nhận viện trợ từ các quốc gia có thể ảnh hưởng đến uy tín tài chính của đất nước, sẽ khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành con nợ trong tương lai. Do đó, việc từ chối nhận viện trợ đã chứng tỏ bản lĩnh tài trí và suy nghĩ sâu xa của Chính phủ không muốn thế hệ sau này phải gánh những khoản nợ khổng lồ từ viện trợ.
Có câu: “Đời người quy luật trả vay, Mẹ Cha ăn mặn… đọa đầy thân con”, ở đời có vay có trả đó là thực tế không thể chối cãi. Từ đó, ngẫm lại chúng ta sẽ thấy việc phụ thuộc vào các khoản viện trợ từ các nước thật không dễ dàng chút nào. Do đó, Việt Nam đang ngày càng khẳng định uy tín, vị thế của mình để chứng minh cho cả thế giới biết Việt Nam đang tự đứng trên đôi bàn chân của chính mình và vươn tầm ra ngoài thế giới.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by