Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái |
Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...
Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM
Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng
Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...
Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm nhân sự cao cấp
Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?
Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.
Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.
Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.
Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.
Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.
Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.
Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.
Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.
Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?
Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.
Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc |
Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?
Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.
Trước hết là về thời cơ bên ngoài:
Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.
Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.
Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.
Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.
Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.
Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.
Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.
Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.
Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):
Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.
Vân vân và vân vân.
Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.
Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.
Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.
Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.
Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
TT Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành Tài nguyên và Môi trường. |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của ngành Tài nguyên và Môi trường |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành Tài nguyên và Môi trường phải thực sự là ngành trụ cột của phát triển bền vững, trụ cột của việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước cho sự phát triển |
Ông Nguyễn Tấn Dũng bị nói xấu như thế nào?
Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton |
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
“Quy định mới sẽ “nhấn” vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực. Với các Tổng công ty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông tin.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 7 diễn ra 2 ngày qua (30, 31/7), Chính phủ vừa họp bàn, thảo luận xây dựng Nghị định về việc phân cấp, phân công thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà nước với các Doanh nghiệp Nhà nước. Vấn đề phân công chức năng nhiệm vụ quản lý được đánh giá là một nội dung rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước. Việc xây dựng nghị định này có quá trình chuẩn bị dài, được Chính phủ bàn nhiều lần, từ năm 2009.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế? |
Bộ trưởng Vũ Đức Đam giải thích, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nghị định là sao để gỡ bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các tập đoàn, Tcty nhà nước. Sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, tất cả các doanh nghiệp hoạt động tuân theo văn bản pháp quy này trong khi Doanh nghiệp Nhà nước lại có những điểm đặc thù, hoạt động rất riêng, dẫn tới một số khâu, một số vấn đề của khối doanh nghiệp này chưa được quản lý chặt chẽ. Thực tế cũng đã có mốt số sai phạm xảy ra.
Về việc chọn người thay thế vị trí lãnh đạo cao nhất cho Tập đoàn Điện lực (EVN) thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, có thể “ứng viên” không phải là người thuộc tập đoàn. Việc điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về lĩnh vực sang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tập đoàn cũng là hướng lựa chọn… rất bình thường.
Theo các quy định hiện tại, vai trò quản lý của Bộ chuyên ngành cũng không rõ ràng. Việc này dẫn tới hiện tượng, khi thanh kiểm tra đơn vị cũng không xác định được rõ trách nhiệm của từng cá nhân lãnh đạo mỗi cấp trong khối đại diện chủ sở hữu. Nghị định xây dựng lần này, theo Bộ trưởng Đam, sẽ làm rõ trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành, Chính phủ, Thủ tướng, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, sau nữa là Bộ quản lý tổng hợp.
Tinh thần chung, Bộ trưởng Đam nhắc lại, không trở lại chế độ quản lý Bộ chủ quản mà gắn trách nhiệm quản lý chuyên ngành cả về vốn, về hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác cán bộ.
“Sẽ phân định rõ 2 loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp đặc biệt lớn (như một số tập đoàn chủ lực của nhà nước), quy định mới sẽ “nhấn” hơn nữa vai trò quản lý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với các Tcty, vai trò, trách nhiệm “nổi bật” thuộc về Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành” – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.
Ngoài ra, Chính phủ cũng thống nhất quan điểm, muốn các tập đoàn, Cty hoạt động hiệu quả, các đơn vị này cần được kiểm toàn thường xuyên. Ngoài kiểm toán nhà nước, Nghị định sẽ xây dựng cơ chế để các công ty kiểm toán tư được công nhận cùng tham gia với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tự rà soát lại chi tiêu, tính toán đầu tư sao cho hiệu quả.
Thực tế, Bộ trưởng Đam xác nhận, kết quả kiểm toán của một số tập đoàn, Tcty vừa qua đã bộc lộ nhiều sai phạm về tài chính. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán đó thực hiện nghiêm túc theo kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm của kiểm toán với tinh thần cầu thị, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân theo quy định.
Nguồn: Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ quản lý các tập đoàn kinh tế?
P.Thảo
TT Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tài trợ
Một góc thành phố Cần Thơ |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu làm rõ việc đưa tin xã 500 cán bộ
Người dân "è cổ" đóng các khoản phí để “nuôi” cán bộ dư thừa (ảnh NNVN) |