Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng

0 nhận xét

Với mưu đồ xâm chiếm cả Đông Dương, làm bàn đạp “chinh phục” các nước Đông Nam Á, sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị đánh dẹp, Trung Quốc lại đưa ra con bài mới để thu phục Campuchia làm “điểm đột phá” để xâm chiếm toàn Đông Dương.
Bài viêt của Đại tá - nhà văn Bùi Văn Bồng, đăng trên blog cá nhân của tác giả.
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
Trong mưu đồ đó, Trung Quốc gặp được Hun Sen và gặp được mối giao kết khá thuận lợi. Theo nhà nghiên cứu người Úc, ông Ben Kiernan: Hun Sen gia nhập Khmer Đỏ vào năm 1967 trong một làn sóng chạy dạt xuống thôn quê của những người cánh tả trẻ. Hun Sen bị thương 5 lần trong các lần tham chiến, bao gồm cả vết thương làm chột một mắt 2 ngày trước khi thủ đô Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ tháng 4 năm 1975. Hun Sen được phong chức Trung đoàn phó của quân Khmer Đỏ ở phía Đông Campuchia. Tháng 5-1977, ông Hun Sen “đào ngũ” sang Việt Nam và nói rằng bất đồng với Khmer Đỏ. Theo nguồn tin từ ban lưu trữ lịch sử Đảng của Campuchia thì việc "Hun Sen chạy sang Việt Nam" là theo lệnh của Sư đoàn trưởng của ông, khi đó ông này đã cử một nhóm người có cả Hun Sen sang liên hệ với Việt Nam trước. Sau khi Việt Nam đã liên lạc trực tiếp với người sư đoàn trưởng này thì họ mới tin việc Hun Sen sang Việt Nam để liên hệ là thật chứ không phải là do thám.
Do ý đồ chiến lược lâu dài được tính toán kỹ, việc Trung Quốc dồn lực giúp Camphuchia là không có gì lạ. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã viện trợ khá nhiều cho Campuchia. Họ cũng đã đồng ý xóa nợ và miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 400 mặt hàng cho quốc gia Đông Nam Á này. Hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước. Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á lần thứ 20.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương mà Campuchia là con bài dễ lợi dụng nhất. Thượng Nghĩ Sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia cho biết hiện nay Campuchia sẽ hợp tác với Công ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án xây dựng nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào(?!).
Khi CT Hồ Cẩm Đào đến Campuchia, ông ta có thể tung ra hàng triệu đô la trợ giúp, còn Campuchia vẫn nợ Trung Quốc đến hơn 8 tỷ đô la và không có khả năng hoàn trả cho nên họ phải giữ quan hệ "tốt", chiều theo chỉ đạo của Trung Quốc hòng mong sớm được Trung Quốc xóa nợ. Trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký kết 10 hiệp định về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Mới đây chính phủ Campuchia thông báo từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ đô la cho Campuchia. Trong năm 2011, Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Campuchia hơn 1 tỷ đô la. Trung Quốc và Campuchia còn cam kết sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ đô la vào năm 2017. Hiện nay có hơn 300 công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Campuchia, chủ yếu là trong các dự án nông nghiệp, cầu đường và đập nước, khai thác lâm sản và trồng cao su ở những tình giáp biên giới Việt Nam...Campuchia thiếu vốn thì Trung Quốc cho vay hoặc tài trợ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ quân sự, giúp Campuchia hiện đại hóa quân đội. Để ghi nhận thành tích nghe lời quan thầy, trong chuyến thăm 4 ngày sang Phnom Penh hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lưu Quang Liệt, đã “trọng thưởng” cho Campuchia 20 triệu USD. Trước đó, Trung Quốc đã viện trợ cho Quân đội Hoàng gia Campuchia 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân, cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia, nhiều xa tăng, pháo hạng nặng và cả súng bộ binh. Vì thế, trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh càng trở nên nồng ấm rõ rệt.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh. Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo quan điểm cơ bản của chính quyền Bắc Kinh.
Ngoài ra, Campuchia và Trung Quốc đã ký kết một loạt các hiệp định song phương. Ví dụ cụ thể gần đây nhất là trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Phnom Penh. Công ty Dầu mỏ Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bắt đầu khoan giếng dầu đầu tiên tại Lô F ở ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia…
Vào đầu tháng Tư, tại Hội nghị ASEAN 20, khi các nước ASEAN nói rằng Campuchia đã thỏa hiệp quá mức với Trung Quốc, làm tay trong cho Trung Quốc để cố tình ém nhẹm đi nội dung biển Đông, kiên quyết không đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự của Hội nghị. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thể hiện thái độ giận dữ trong cuộc họp báo bế mạc hội nghị. Ông ta bác bỏ thông tin cho rằng ASEAN đã bị chia rẽ về cách tiến hành các cuộc đàm phán về Quy tắc hành xử chung của các nước tại biển Đông (COC). Ông Hun Sen đã hùng hổ: “Điều làm tôi ghét nhất là họ nói Campuchia bị Trung Quốc gây sức ép. Campuchia là chủ tịch ASEAN và Campuchia có quyền đưa ra nghị trình. Có lẽ một số người nghĩ rằng trong suốt Hội nghị thượng đỉnh ASEAN này đã có sự khác biệt về quan điểm giữa ASEAN và Trung Quốc. Đó là suy nghĩ sai lầm”.
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Trung Quốc ủng hộ Campuchia mua trực thăng đa năng
Thế nhưng, tại Hội nghị ASEAN 45 này thì bộ mặt thật của ông Thủ tướng nước chủ nhà đã lộ rõ. Trong khi Philippines đã tỏ ra sẵn sàng thoả hiệp với ý kiến của Campuchia về bản tuyên bố chung. Rồi hai Ngoại trưởng Singapore và Indonesia nói thêm vào để thuyết phục Bộ trưởng Hor Namhong thì ông này gạt phắt, nói rằng vấn đề nguyên tắc là Hiệp hội không thể chọn bên nào trong các cuộc tranh chấp song phương. Ông ta gom lại giấy tờ và đùng đùng bước ra khỏi phòng họp như lời kể của một phóng viên nước ngoài!
Qua sự việc này, có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Campuchia. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Campuchia trong vai trò Chủ tịch đã tỏ rõ thái độ hoàn toàn nghe lời Trung Quốc và không khoan nhượng. Campuchia khăng khăng và liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm dọa Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, người đại diện của Campuchia cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp như đã đề cập ở trên.
Rõ ràng Campuchia đã hiện nguyên hình là một “con ngựa thành Troie” làm phục binh bắc cầu cho Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho công cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn khi nội bộ khối ASEAN mất đoàn kết. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Campuchia trong việc giữ kín các lập trường và quan điểm đàm phán bí mật trong khối ASEAN.
Một nguy cơ dễ nhận ra là hành động của Campuchia sẽ cản trở các hoạt động của ASEAN theo tiến trình mà các nước ASEAN đã đi vào “guồng” thống nhất. Một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN đã hiện rõ, và từ vết rạn này có thể trở thành một kẽ nứt nghiêm trọng đúng theo ý đồ của Bắc Kinh nhằm ngăn chận việc thành lập "Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN", vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015.
Với sự kiện mất hòa khí và bị chia rẽ này, dư luận cho rằng chính là nhờ Campuchia mà Trung Quốc đã dành được chiến thắng của Trung Quốc ở hiệp đấu đầu tiên trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một kết cục rất bất ngờ ngoài ý muốn đối với Ngoại trưởng Hillary Clinton trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất trong chiến lược đưa Hoa Kỳ trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ?
Về vấn đề này, Giáo sư Thayer (Úc) phân tích: Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Trên thực tế các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề vô cùng cơ bản tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung cho Hội nghị ngoại trưởngASEAN 45.
Giới quan sát phương Tây cho rằng Trung Quốc có thể là đã giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng keo trước nhưng lại thua keo sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc nhờ sự "từ chối" quyết liệt của Campuchia. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do sự phản ứng của cộng đồng ASEAN trước việc Trung Quốc dùng Chủ tịch ASEAN như là con bài đại điện thừa hành của mình để can thiệp trắng trợn vào công việc của nội khối !.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Việc này sẽ còn khó khăn bởi lẽ Trung Quốc có thể tiếp tục xoáy vào những điểm còn khác biệt quan điểm trong ASEAN cũng như "sức mạnh mềm"(như đối với Thái Lan, Brunei) để lung lạc và để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Mặt khác, dư luận cũng lên tiếng chê trách ông Hun Sen rằng, chỉ vì những lợi ích trước mắt mà Campuchia ra mặt ủng hộ Trung Quốc, tự tách ra khỏi cộng đồng các nước ASEAN, có nguy cơ bị cô lập. Hẳn ông Hun Sen chắc cũng không quên rằng gần 40 năm trước, Trung Quốc đã từng dựng lên chế độ Pôn Pốt diệt chủng, chúng giết hơn 3 triệu người Campuchia, thay người Trung Quốc vào chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ nước này, làm thế đứng chân tấn công chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, rồi từ đó làm bàn đạp “Nam tiến” xuống các nước khác ở Đông Nam Á. Và ông đã phản ứng lại chế độ diệt chủng mà ông đã “theo nhầm” này bằng cách chạy sang cầu viện Việt Nam, sau giải phóng 7/1/1979 ông được làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bộ máy Nhà nước do đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo.
Với mưu đồ chiến lược mới này, khi đã khống chế được các nước Đông Nam Á, cái “Lưỡi bò” tham lam đã liếm qua biển Việt Nam, Malaysia, đến tận biển Indonesia thì Trung Quốc chỉ cần một cái nhón tay nhẹ nhàng thôi là cả đất nước Chùa Tháp huy hoàng tự bao đời nay sẽ về tay Trung Quốc. Tiền, cho dù nhiều đến mấy, cũng không bằng quyền độc lập, tự chủ, vì cuộc sống hòa bình lâu bền cho nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tiền không thể mua được tự do, độc lập cho dân tộc đã phải mất biết bao máu xương của người dân Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam mới giành lại được từ tay chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Vì thực dụng, chỉ biết mình mà phản trắc nghĩa tình, bỏ mất quan hệ cộng đồng là coi như sự tự sát. Ông Hun Sen nên nhớ điều đó. Và trước khi nhận củ cà rốt từ tay trái của “đối tác” với những lời dụ dỗ ngon ngọt “hữu hảo” đầu lưỡi, phải cảnh giác xem cái gậy loại nào đang giấu ở phía sau, chực chờ vụt chết con mối xứ Chùa Tháp ngon lành này bất cứ lúc nào.
BÙI VĂN BỒNG (BLOGPOST)
Xem thêm →

Nguyễn Tấn Dũng: Thân thế và Sự nghiệp

0 nhận xét

Bạn hãy nhìn vào con đường của Tổng thống da màu đầu tiên nước Mỹ, Barack Obama sẽ thấm thía cái nghiệt ngã của người làm lãnh đạo. Khởi đầu con đường là hoa hồng và những lời tụng ca, như biểu tượng của sự đổi thay, trong kì vọng lớn lao của dân chúng. Rồi 2 năm qua đi, xưng tụng biến mất, đối diện với những chỉ trích gắt gao thậm chí cay nghiệt của dư luận, sự quay lưng của không ít những người mới đây thôi không tiếc lời ủng hộ, ngợi ca mình.

Bởi chính sách không phải lúc nào cũng đúng, lại càng không thể thoả mãn được lợi ích của tất cả. Chưa kể, trên con đường dài thăm thẳm của quyền lực và trách nhiệm, không gì đảm bảo người lãnh đạo không sai lầm. Nhưng cũng chính ở đây, mà bản lĩnh “chính khách” mới thực sự được trải nghiệm thử thách. Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là người đó có đủ can đảm đối diện với sai lầm, đối mặt với chỉ trích và có hành động sửa chữa sai lầm đó hay không? Cũng như cách mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng.

Bằng lòng khát khao, tâm huyết với đất nước, bằng trí tuệ và bản lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ của mình. Không đủ sức để giới thiệu đầy đủ chi tiết nhưng với các thông tin dưới đây sẽ là những nét chấm phá, để nhìn vào đó, thấy được hình ảnh một đất nước, một dân tộc không ngừng nỗ lực vươn lên trong suốt một năm đầy sóng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sinh ra trong một gia đình cán bộ kháng chiến, quê ở Cà Mau, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lúc 57 tuổi, trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong vòng 20 năm qua sau khi đã đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thường trực một thời gian dài, phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng.
Sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực của mình

Mốc thời gian: Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia quân đội từ rất sớm và chiến đấu tại vùng Cà Mau – Kiên Giang.

Năm 1981: Ông phục viên và tham gia công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 1995: Ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Năm 1997: Ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Năm 1998 ông kiêm nhiệm thêm vị trí Thống đốc Ngân hàng.

Tháng 6/2006: Ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.

Tháng 5/2007: một năm sau khi nhậm chức, ông được tạp chí World Business bình chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.

Nguyễn Tấn Dũng – Con người của đổi mới và hội nhập


Năm tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC.

2008 – 2009: Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.

Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

2010: Đại sứ Mỹ Michael Michalak nhắc tới vai trò của Việt Nam trong ASEAN với điểm nhấn năm ASEAN 2010. “Chúng tôi rất hài lòng về những nỗ lực, hoạt động của Việt Nam”, ông nói và không quên nhắc tới một người: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả”.

2011 đến nay: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam, trên cơ sở lòng tin và cùng có lợi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: “Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi các nền kinh tế dẫn dắt thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi suy thoái, thì Việt Nam – một nước vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và bứt phá để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đây là những thành công đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ của Chính phủ với sự điều hành của người đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng.

Tuyên bố đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


-”Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.”

-”Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.”

-“Là người đứng đầu, Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ.”

-Tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; tránh để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan.”

Báo chí quốc tế viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nhiều chính khách hàng đầu thế giới và các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế đánh giá cao những cống hiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

-Tạp chí World Bussiness bầu chọn ra 20 nhân vật hàng đầu về cải cách tại châu Á, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí thứ 5. Tờ World Bussiness nhận xét: Ông là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên sinh sau cách mạng tháng 8/1945, và là vị Thủ tướng trẻ nhất. Ông được bầu vào chức vụ Thủ tướng để tiếp tục chính sách cải cách kinh tế. Sau khi được chỉ định vào chức vụ thủ tướng, ông đã đặt ra hai ưu tiên hàng đầu là chống tham nhũng và giúp kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định.

- Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội kết thúc, tờ Thời báo Nhật Bản bình luận về một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong vai trò kết nối ASEAN với quốc tế chính là việc đưa Mỹ và Nga tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Và để có được thành công này là do một phần đóng góp điều hành linh hoạt, khéo léo của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

- Tờ The Nation của Thái Lan thì gói gọn bài viết nêu quan điểm của mình trong tít lớn chủ điểm : “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả” (Vietnam’s asean leadership has provided lessons for all).

Bản lĩnh người đứng đầu ngọn sóng gió


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nắm giữ cương vị điều hành Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Đây là nơi quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung Ương đến cơ sở. Và bởi lẽ, sự thành công hay không của Chính phủ có thể được cảm nhận, đo lường một cách hữu hình và cụ thể, qua góc nhìn của từng người dân.

Con đường trước mắt của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ còn nhiều chông gai. Bởi việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đụng chạm không ít đến những nhóm lợi ích, thậm chí có thể gây ra những cú sốc và tổn thương không nhỏ. Con đường ấy đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một quyết tâm, một bản lĩnh quyết liệt không chỉ trong lời nói.

Bạch Dương
Xem thêm →

Nguyễn Tấn Dũng – Chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam

0 nhận xét

Đó là nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới.

Với hai công cụ là tiền tệ và tài khóa, nền kinh tế của Việt Nam đã hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2012 trong bối cảnh các nền kinh tế Châu Á tăng trưởng chậm, Châu Âu và Mỹ vẫn đang xấu đi từng ngày.

Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khả tín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.

Giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%… Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.

Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5, hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, các báo của Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 7 tại Hà Nội.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam phục hồi. Không rơi vào trạng thái “bế tắc” như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mớí. Theo đó, mặc cho nền kinh tế ‘kêu than’ dữ dội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua song Việt Nam sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt là việc nhanh chóng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế “đầu tàu”, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ “xương sống” của nền kinh tế.

Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò “rường cột” của các doanh nghiệp này trong mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của doanh nghiệp nhà nước. Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số doanh nghiệp Nhà nước lỗ và hòa vốn còn lại 80% có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm đều tăng.

Vấn đề cốt lõi để Việt Nam chuyển biến “gánh nặng doanh nghiệp nhà nước” đó là những chế tài mạnh hơn buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin và kiểm toán bắt buộc hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện Bộ này đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 7.

Những tín hiệu tốt từ nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhìn nhận có vai trò rất lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11 do ông chủ trì chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ 2011 tới nay .

Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước Việt Nam.

Lee Moon-shik (Dantri)
Xem thêm →
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Campuchia bán đứng láng giềng gần

0 nhận xét


Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) dường như "tự thể hiện mình" được rất ít, khi mà trước đấy các ngoại trưởng đã xem tới 18 dự thảo Thông cáo chung về Hội nghị AMM-45, nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ vì các bên không thống nhất với nhau về câu chữ.

Tuần qua, các ngoại trưởng ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt quan điểm của các nước thành viên đối với những vi phạm gần đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đã không thành.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: ASEAN không ra được thông cáo chung là "vô trách nhiệm". Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều "bí mật công khai" khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn (trước) nước chủ nhà Campuchia (!).

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "sự ủng hộ bền bỉ và kiên định" của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Đừng biến nạn nhân thành tội phạm!


Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Thế nhưng, thế lực nào đó đứng sau quên mất rằng, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 được 12 năm, và giờ đây thật khó cho những ai muốn đẩy quan hệ quốc tế trở lại thời trung cổ, nghĩa là các quốc gia chỉ có thể nói chuyện với nhau, duy nhất bằng võ biền!

Thông tấn xã Kyodo hôm 12/7 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu ASEAN phải có lời lẽ cụ thể để phản ánh quan điểm của hai nước này đối với những vi phạm mới đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức ngoại giao Campuchia (lại giấu tên) mô tả lập trường của Việt Nam và Philippines là "bắt nạt" (bullying) nước khác. Campuchia, chủ tịch ASEAN năm nay đã không hài lòng với đòi hỏi này của hai nước thành viên.

Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm
Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm

Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu Thông cáo nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "bãi cạn Scarborough" trong văn bản.

Yêu cầu trên không được chấp nhận, và 10 nước ASEAN đã không thống nhất được nội dung Thông cáo, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao như thông lệ. Campuchia cũng đã cảnh báo từ trước rằng, nếu tình trạng bất đồng tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ Thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã diễn ra khá gay gắt. Các nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên ASEAN đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông (?).

Cũng theo thông tấn xã AFP ngày 12/7 trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị cho biết, đã có sự nổi nóng giữa các giới chức tham gia thảo luận. Quan sát viên này nói: "Đa số các đại diện ASEAN thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới Biển Đông".

Quan chức Hoa Kỳ này nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, tỏ ra muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận. Ngoại trưởng Natalegawa nói với báo giới: ông vô cùng thất vọng khi hội nghị ASEAN lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.

Thông cáo của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cuối ngày 12/7 đã tóm tắt lập trường của Việt Nam. Ngoại trưởng Việt Nam "bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC".

Trách nhiệm Trung Quốc và các nước lớn


Diễn đàn an ninh khu vực ARF-19 cùng các cuộc hội nghị ASEAN, ASEAN+3 trước đó dường như ít mang lại được điều gì mới mẻ trong việc thúc đầy đàm phán một bộ COC. Đặc biệt là báo chí Trung Quốc hoàn toàn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.

Thậm chí, tờ "Hoàn cầu thời báo", một phiên bản tiếng Anh của báo đảng ở Trung Quốc, ngày 10/7 còn đưa ra lời khuyên: "Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á". "...Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á".

Với tư duy từ thời chiến tranh Lạnh như thế, xem ra việc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào cuối năm nay như ASEAN trông đợi.

Trong khi đó thì Hoa Kỳ và châu Âu ngay sau hội nghị đã ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông, rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong UNCLOS; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".

"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác".

Trong khi đó thì ba trong số năm cường quốc thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được kỳ vọng sẽ ký vào bản "Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân" (SEANWFZ) đã quyết định rút lui. Pháp, Anh và Nga cho biết họ muốn bảo lưu về một số điểm trong hiệp ước. Pháp và Nga do dự chưa muốn ký hiệp ước này vì tính đến quyền tự vệ của họ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Moscow còn đề cập tới quyền của các tàu thuyền và máy bay nước ngoài thâm nhập vào khu vực không vũ khí hạt nhân. Còn Anh dẫn ra các mối đe dọa trong tương lai có thể cần họ phải vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân qua khu vực Đông Nam Á.

Như vậy là cả 3 văn kiện đều đã không được ký lần này tại Phnom Penh. Đó là Tuyên bố ASEAN về Nghị định thư đối với Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (đáng ra phải ký vào ngày 9/7 vừa qua); Ghi nhớ Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về hiệp ước liên quan tới SEANWFZ (theo kế hoạch ký kết vào ngày 10/7); và Nghị định thư về Hiệp ước liên quan tới SEANWFZ do nhóm 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an LHQ ký kêt vào ngày 12/7. Dù sao mặc lòng, ASEAN vẫn hy vọng, theo như lời của Tổng thư ký Surin, việc ký các văn bản này sẽ được hoàn tất cùng lúc vào tháng 11 tới đây trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21".

Tương lai vẫn tiếp tục phải chờ đợi!
Xem thêm →

Không còn là “tàu lạ”

0 nhận xét


Biết rõ mười mươi, thế mà vì “tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là “tàu lạ”. Bọn “lạ” này không như kiểu “hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc
Tàu cá ngư dân Việt Nam thường xuyên hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Tổ quốc

Ấy thế mà báo chí ta, để không muốn làm xấu thêm tình hình, đã dằn lòng gọi những kẻ xâm phạm chủ quyền đất nước bắt giữ tàu thuyền, hành hung, ngược đãi và đòi tiền chuộc ngư dân ta là “tàu lạ”. Cho dù biết rằng “tàu thì “lạ”, nhưng “bụng dạ thì lại quá quen”, chúng ta vẫn cứ phải nhẫn nhịn vì “đại cuộc” theo đúng nghĩa.

Và rồi khi họ công khai ngang ngược tuyên bố mời thầu quốc tế dầu khí tại 9 lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, được luật pháp quốc tế công nhận. Nói nôm na, đây là kiểu “chia lô, bán nền trên cái sân nhà của người hàng xóm” thì cùng với “cái lưỡi bò” ham hố thè ra muốn liếm trọn biển Đông, bộ mặt thật của họ đã phơi ra. Thế mà, vừa ăn cướp vừa la làng. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) lại lu loa “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông”, rồi đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”. Theo báo “Tin Tức Trung Quốc”, 30 chiếc tàu, mỗi chiếc có trọng tải từ 140 tấn trở lên xuất phát từ cảng Tam Á, chia thành hai biên đội đang tiến đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vùng biển Trường Sa. Thế là không còn “tàu lạ” nữa nhé!

Mấy ngày qua, trước áp lực quốc tế với những tín hiệu được phát ra, những toan tính của họ đã lộ mặt và bị lên án, túng phải tính, “Thời báo Hoàn Cầu” đã ngang ngược nói càn: “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” và vì thế “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại” cho nên “con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách can dự của Mỹ tại châu Á”. Vậy là rõ.

“Họa trung hữu phúc”, trong cái họa có cái may. Nhân dân ta đã thấy rõ hơn diện mạo của kẻ đã từng lên giọng đạo cao đức trọng với những lời đường mật lừa mị. Những lời tế nhị và nhẫn nhịn đầy thiện chí của ta khác xa những hành xử ngang ngược, công khai xâm phạm chủ quyền quốc gia của ta, chà đạp lên luật pháp quốc tế của một số thế lực hiếu chiến ở Trung Quốc.

Hai từ “tàu lạ”, vì thế, nên đưa vào bảo tàng để con cháu ta sau này biết được rằng ông cha chúng từng linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược ngoại giao, nhưng luôn đầy đủ bản lĩnh và khí phách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trước sau như một, nhân dân ta không mong muốn gì hơn được làm bạn thật sự với người láng giềng khổng lồ, tôn trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, minh bạch và công khai trong hòa bình trao đổi để có giải pháp hợp lý hợp tình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời mài sắc tinh thần cảnh giác, nung nấu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Xem thêm →
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Sự thật về "lòng yêu nước" của Lê Quốc Quân

0 nhận xét

Liên tiếp trong hai ngày chủ nhật vừa qua (1 và 8-7), một số người đã tụ tập, tuần hành, biểu tình với danh nghĩa phản đối Trung Quốc. Những hành vi này gây mất ANTT, TTATGT, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt bình thường của người dân Thủ đô. 

Nguy hiểm hơn, những hành vi đó bị kích động bởi một số đối tượng có động cơ chống đối chế độ, đòi lật đổ chính quyền. Một trong những kẻ đó là Lê Quốc Quân (sinh năm 1971, trú tại tổ dân cư 64, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy…

Đại diện người dân phường Yên Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Bảo Lâm
Đại diện người dân phường Yên Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Bảo Lâm

Đối với vấn đề chủ quyền biển đảo, trước tiên phải khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển đất nước. Nhằm bảo đảm và duy trì ANTT trên địa bàn TP, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, thực hiện tốt đường lối quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước, giữ gìn hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, ngày 18-8-2011, UBND TP đã ban hành thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn.

Cần phải khẳng định những cuộc biểu tình gần đây chắc chắn không làm cho đất nước mạnh lên, trái lại còn khiến tình hình ANTT mất ổn định, tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không những thế, đó còn là cái cớ để các thế lực thù địch ráo riết lợi dụng tiến hành các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước. Những kẻ kích động, lôi kéo người dân đi biểu tình chắc chắn không vì những mục tiêu cao cả như chúng rêu rao, mà chỉ nhằm lợi dụng những sự kiện này để hướng tới ý đồ phá hoại sự ổn định của đất nước...

Là người hiểu biết về pháp luật, thế nhưng Lê Quốc Quân lại đã liên tục vi phạm pháp luật Việt Nam, là một nhân vật thường xuyên xuất hiện tại các đám đông gây rối trật tự công cộng, với vai trò kích động, lôi kéo. Năm 2008, Lê Quốc Quân đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ tại khu vực 42 Nhà Chung (quận Hoàn Kiếm) và 178 Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa). Tháng 4-2011, Quân cùng một số người gây rối trật tự công cộng bên ngoài phiên tòa xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ, bị CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo. Chưa dừng ở đó, từ tháng 7-2011 đến nay, Lê Quốc Quân còn nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước, biểu tình phản đối Trung Quốc để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công cộng. Tháng 11-2011, cũng vì tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), Lê Quốc Quân tiếp tục bị CA quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo.

Căn cứ Nghị định 163/CP và hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CA quận Hoàn Kiếm đối với Quân về hành vi gây rối trật tự công cộng, ngày 13-1-2012, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa đã ký quyết định đưa Lê Quốc Quân vào diện giáo dục tại xã, phường trong thời hạn 6 tháng, để chính quyền và nhân dân giáo dục, giúp đỡ Quân tiến bộ. Thế nhưng, trong thời hạn áp dụng quyết định trên, Quân tiếp tục có những hành vi vi phạm, bất hợp tác với chính quyền nhân dân, vi phạm Luật Cư trú đối với người đang thuộc diện quản lý, giáo dục tại xã, phường theo Nghị định 163/NĐ-CP. Quân thường xuyên trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin sai sự thật cho một số cơ quan truyền thông nước ngoài; đăng tải những thông tin chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cá nhân và tổ chức trên blog cá nhân. Gần đây nhất, bất chấp các quy định của pháp luật, ngày 8-7, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, lợi dụng danh nghĩa yêu nước, Quân tiếp tục tham gia lôi kéo người dân tụ tập, kích động gây rối trật tự công cộng.

Tối 13-7, UBND phường Yên Hòa đã tổ chức họp tổ dân cư nơi Lê Quốc Quân cư trú để công bố quá trình 6 tháng thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường theo Nghị định 136/CP đối với Lê Quốc Quân. Dù được chính quyền mời họp nhưng một lần nữa, Lê Quốc Quân thể hiện thái độ bất hợp tác, coi thường pháp luật, coi thường chính quyền bằng việc tuyên bố từ chối dự họp. Tại buổi họp, đại diện cán bộ, nhân dân tổ dân phố nơi công dân Lê Quốc Quân cư trú đã thẳng thắn phê phán thái độ ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường chính quyền và nhân dân của Lê Quốc Quân. Ông Nguyễn Duy Khoắc khẳng định, quyết định của UBND phường Yên Hòa là hoàn toàn đúng đắn nhưng trong thời gian qua, Lê Quốc Quân thực hiện nghĩa vụ công dân chưa tốt, chưa có ý thức chấp hành pháp luật. Ông Nguyễn Trọng Tình, tổ trưởng dân phố, người được chính quyền phân công trực tiếp giáo dục Quân cho biết thêm: Quá trình 6 tháng thực hiện quyết định của UBND phường Yên Hòa về giáo dục Lê Quốc Quân tại xã, phường, Lê Quốc Quân hoàn toàn bất hợp tác, không khai báo tạm vắng, không chấp hành giấy triệu tập làm việc của chính quyền, không viết kiểm điểm, không những thế còn tham gia gây rối trật tự công cộng.

Bức xúc về thái độ coi thường pháp luật, coi thường chính quyền và nhân dân nơi cư trú của Lê Quốc Quân, bà Hồ Kiều Oanh, công dân tổ dân cư 64 phường Yên Hòa, phát biểu: Lê Quốc Quân cũng như chúng tôi, đều là công dân Việt Nam và phải chấp hành pháp luật Việt Nam. Anh ta đã làm ảnh hưởng đến cả tổ dân cư chúng tôi. Ông Nguyễn Minh Anh cũng chung quan điểm trên và nhấn mạnh: Nhân dân ở tổ dân cư rất bức xúc và thấy rằng cần phải có biện pháp tiếp tục giáo dục Lê Quốc Quân. Trước những hành vi của Lê Quốc Quân, nhiều người dân tại địa bàn nơi công dân này cư trú đều cho rằng, Lê Quốc Quân là phần tử góp phần gây mất ổn định, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, đã có nhiều ý kiến kiến nghị chính quyền nên có biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn để giáo dục Lê Quốc Quân. Bà Nguyễn Thị Thanh nhận xét và kiến nghị: Là người hiểu biết pháp luật nhưng Lê Quốc Quân không tôn trọng người dân trong khu dân cư, không tôn trọng pháp luật thì không thể là đại diện cho người dân, vì vậy đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng phải có biện pháp nghiêm khắc hơn để buộc Lê Quốc Quân tôn trọng pháp luật…

Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo "yêu nước" nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ... Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật.
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thành lập Viện Biển Đông

0 nhận xét

Theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Học viện Ngoại giao có thêm đơn vị mới là Viện Biển Đông.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, Học viện Ngoại giao có 17 đơn vị trực thuộc thay vì 16 đơn vị trực thuộc như hiện nay. Trong đó, Học viện Ngoại giao có thêm một đơn vị mới là Viện Biển Đông (*).

Việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Học viện Ngoại giao và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định 29/2012/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2012.

Quyết định mới này sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 82/2008/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao.

(*) 16 đơn vị trực thuộc khác của Học viện Ngoại giao được giữ nguyên như cơ cấu tổ chức trước đó gồm: 1- Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao; 2- Trung tâm đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ đối ngoại; 3- Trung tâm Thông tin, Tư liệu; 4- Văn phòng; 5- Phòng Quản lý Khoa học; 6- Phòng Đào tạo; 7- Phòng Công tác chính trị, quản lý sinh viên; 8- Khoa đào tạo sau Đại học; 9- Khoa Lý luận Chính trị; 10- Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao; 11- Khoa Kinh tế Quốc tế; 12- Khoa Luật Quốc tế; 13- Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại; 14- Khoa Tiếng Anh; 15- Khoa Tiếng Pháp; 16- Khoa Tiếng Trung Quốc.
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by