Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

0 nhận xét

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.

Bài vết của blogger Bao Anh Thai
Bài vết của blogger Bao Anh Thai

“Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản tình nguyện theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: Cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “Có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống”. Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết.

Tôi hỏi ông: “Đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazoka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?”

Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm Samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại.

Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen).

Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972.

Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu.

Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước.

Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ.

Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975″.

Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước.

Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều, hồi chiến tranh, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã Việt Nam không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết?

Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Nhiều chiến sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc – tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ chưa có đủ vũ khí để chống lại những con tàu lớn. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm.

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước.

Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.

BẢO ANH THÁI
Xem thêm →
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Tàu trinh sát Trung Quốc bị chìm ở gần Hoàng Sa?

0 nhận xét

Ngày 7-7, rất nhiều báo mạng, trang tin điện tử Hoa ngữ đều đăng lại thông tin trên báo The Apple Daily xuất bản ở Hongkong số ra cùng ngày về việc một tàu trinh sát đo đạc biển của hải quân Trung Quốc bị chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tàu 871 khi đang hoạt động trên biển.
Tàu 871 khi đang hoạt động trên biển.

Theo báo này, gần đây trên mạng của Trung Quốc lan truyền tin chiếc tàu trinh sát đo đạc biển mang số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải “gần đây đã bị chìm tại vùng biển Tây Sa (Hoàng Sa).

Hạm đội Nam Hải đang tổ chức trục vớt, tạm thời chưa có tin về người thương vong. Vụ việc này chưa được chính thức xác nhận. Quân đội Trung Quốc và chính quyền đều chưa lên tiếng trả lời về những tin đồn trên.

Tin này được đưa trên các trang diễn đàn mạng lớn Kaiti, Baitu, QQ, đến tối 6-7 vẫn chưa bị gỡ bỏ. Tin cũng cho biết, chiếc tàu này vừa mới đại tu ở Quảng Châu tháng 4 vừa qua, sau đó được đưa xuống Biển Đông từ trung tuần tháng 4.

Tin không cho biết tàu 871 bị chìm vì nguyên nhân gì, cũng không nêu rõ toạ độ xảy ra vụ việc. Tàu 871 những năm trước đây đã nhiều lần xuất hiện ở vùng biển đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật, năm ngoái được đưa về Quảng Châu đại tu.

Đây là tàu trinh sát đo đạc biển, lượng giãn nước 5.000 tấn, được đặt tên là “Lý Tứ Quang”, là tàu đo đạc tổng hợp biển tầm trung và xa do Trung Quốc tự thiết kế chế tạo, đã tiến hành đo đạc hàng triệu km vuông mặt biển.

Nó tiến hành đo đạc về độ sâu, địa hình đáy biển, mực triều, khí tượng, thuỷ văn…được coi là “Tiên phong mở đường cho tàu ngầm hải quân”.

Trong 13 năm kể từ khi đưa vào sử dụng, tàu 871 đã thực hiện hành trình 370.000 hải lý, đi khắp Thái Bình Dương và 3 vùng biển lớn của Trung Quốc.

Cho đến chiều ngày 7-7, vẫn chưa có thông tin xác nhận hay bác bỏ vụ việc này từ các cơ quan chính thống của Trung Quốc.
Xem thêm →

Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng

0 nhận xét

Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần.

Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.

Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)

Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam.
Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.

Trái ngọt từ VinaGame


Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công.

Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.

Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí.

Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật.
Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com).

Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.

Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.

Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame.
“Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước.

Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ.

Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”.

Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng.

“Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết.

Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á.

Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.

Vị đắng từ Cyvee và Mobivox


Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox.

Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công.

Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV
Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng.

Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006.

Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox.

Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại.

Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới.

Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research).

Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan.

“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói.

Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
“Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm.

Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng.

Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.

Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin.
Xem thêm →
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Quan Lam Báo

0 nhận xét

(Blog Anh Ba Dũng) - Hôm nay Anh Ba Dũng xin có 1 vài nhận xét riêng về Blog quanlambao đang nổi đình nổi đám tại Việt Nam, cũng như  BBC.

Chỉ sau 1 tuần được tạo ra, blog đã nổi tiếng và gây được sự chú ý của cộng đồng mạng với những bài viết chỉ trích thẳng vào các vị tướng của Bộ Chính trị Việt Nam, có những điểm mà Quan Làm Báo đưa ra mà không có chứng cứ xác thực, viết thì cứ viết, nói trên trời dưới đất làm hoang mang và mất lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước.

Xin hỏi Quan Làm Báo những bài viết trên blog có nguồn từ đâu? Ai cung cấp thông tin, hay chỉ là những tin đồn thất thiệt? Nếu muốn mọi người có chút tin tưởng thì những dẫn chứng đưa ra phải có nguồn xác minh.

Phải chăng Quan Làm Báo là người trong nội bộ? Hay là 1 thế lực thù địch nào đó muốn chống phá nhà nước Việt Nam, mình nghĩ Quan Làm Báo nên ngừng lại hoạt động của mình, dân trong nước thì phải tin tưởng vào đất nước, cùng nhau đóng góp ý kiến tích cực giúp đất nước vượt qua khó khăn, vươn lên sánh vai cùng các bạn bè 5 châu, đừng nên kích động lòng dân rồi cuối cùng được gì ?

Phải tìm ra người tài giỏi lãnh đạo đất nước, đừng chê bai người này người kia, con người ai cũng có mặt tích cực và mặt chưa tích cực.

Mong Quan Làm Báo xem lại tư cách của mình và các bài viết đăng trên Blog.
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới của Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong đó có 1 nữ Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Cả 2 quyết định bổ nhiệm này đều có hiệu lực từ ngày 5-7.
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Cụ thể, theo Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm bà Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng - giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng hiện có 6 Thứ trưởng giúp việc cho Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, gồm các ông: Cao Lại Quang, Nguyễn Trần Nam, Bùi Phạm Khánh, Trần Văn Sơn, Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Thanh Nghị. Trong đó, 2 Thứ trưởng Cao Lại Quang và Nguyễn Trần Nam cùng sinh năm 1955, trẻ nhất là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976.
Bà Phan Thị Mỹ Linh là Thứ trưởng thứ 7 và nữ Thứ trưởng duy nhất của Bộ Xây dựng.
Tại Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Đào Quang Thu - Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Ông Đào Quang Thu
Ông Đào Quang Thu
Cùng với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện Bộ Kế hoạch - Đầu tư có 4 Thứ trưởng, gồm các ông: Cao Viết Sinh, Đặng Huy Đông, Nguyễn Thế Phương và Nguyễn Văn Trung. Ông Đào Quang Thu là Thứ trưởng thứ 5 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Theo Nghị định 36/2012/NĐ-CP, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Tuy nhiên, đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp thì số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 4 người. Trường hợp đặc biệt này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Xem thêm →

Người dân Trung Quốc đang bị kích động

0 nhận xét

Tại sao ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông lại xuất hiện dư luận hiếu chiến đến mức mù quáng, bất chấp lẽ phải và sự thật, bất chấp luật pháp quốc tế? Kết quả của một cuộc thăm dò của Thời báo Hoàn Cầu.

Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang
Tàu Trung Quốc tuần tra trên biển Đông - Ảnh: Mạng quân sự Trường Giang

Kết quả của một cuộc thăm dò do Thời báo Hoàn Cầu thực hiện với gần 1.500 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Thẩm Dương... cho thấy rõ điều này. Gần 80% ủng hộ Trung Quốc “sử dụng vũ lực để đập tan các hành động gây hấn và xâm phạm” trên biển Đông. Chỉ vỏn vẹn 16,6% là nói không.

Thử khảo sát trên các trang Weibo... của cư dân mạng Trung Quốc cũng dễ dàng nhận thấy một dư luận tương tự. Rất nhiều ý kiến đòi chính quyền tuyên chiến trên biển Đông. “Không có chỗ cho đàm phán khi xét đến vấn đề lãnh thổ. Một cuộc chiến có thể đem lại 10 năm hòa bình” - một người viết. Người khác lại thẳng thừng: “Tôi ủng hộ việc bắn phá Philippines”. Nhiều người còn chỉ trích chính quyền Trung Quốc là hèn nhát, không dám bảo vệ đất nước. Đa số khẳng định căng thẳng trên biển Đông là “âm mưu thâm độc” do Mỹ dàn dựng để chống Trung Quốc...

Tâm lý nạn nhân

Tất nhiên, ở Trung Quốc vẫn còn có những người tử tế, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật, biết yêu đất nước mình và tôn trọng quyền lợi chính đáng của những nước khác như hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng tổ chức mới đây đã cho thấy. Thế nhưng những tiếng nói như vậy còn ít ỏi và lẻ loi, thậm chí đang có nguy cơ bị xem là “những kẻ phản quốc”. Nguyên văn tuyên bố của thiếu tướng quân đội Trương Châu Trung như sau: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.

Tại sao dư luận Trung Quốc lại mù quáng, bất chấp đạo lý và lẽ phải đến như vậy? Câu trả lời dễ nhận ra là do người dân đã bị “tẩy não” và bị “đầu độc” hằng ngày hằng giờ những điều sai lệch.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, điển hình nhất là tờ Thời báo Hoàn Cầu, thường xuyên cáo buộc Việt Nam và Philippines là “kích động”, “gây hấn” trên biển Đông và đòi chính quyền Bắc Kinh phải phát động “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ” chống lại các quốc gia Đông Nam Á. Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc (PLA) liên tục đe dọa sẽ trừng trị các nước láng giềng.

Sách giáo khoa của học sinh tiểu học và trung học đều khẳng định cực nam lãnh thổ Trung Quốc là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các bản đồ chính thức của Trung Quốc cũng vẽ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài tới tận Trường Sa.

Tất nhiên, sách giáo khoa Trung Quốc đã lờ tịt việc hải quân nước này đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Giới “học giả” Trung Quốc cứ ra rả một luận điệu dối trá khi nhấn mạnh trước thập niên 1970 không hề có cái gọi là “vấn đề biển Đông” do “biển Đông thuộc quyền quản lý của Trung Quốc”.

Trung Quốc hiện có một số tổ chức lớn chuyên nghiên cứu về biển Đông như Viện Hàng hải Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải, Học viện Khoa học xã hội, Viện Quan hệ quốc tế đương đại... Các “học giả” và “chuyên gia” của các tổ chức này, thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đều chung một luận điệu dối trá cho rằng khu vực được quy định bởi “đường chín đoạn” là thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Phân tích dư luận của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã “tẩy não” người dân nước mình ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ và “đầu độc” họ hằng ngày, nên người dân luôn tin rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc. Hằng ngày họ liên tục tiếp nhận những thông tin méo mó, dối trá qua các phương tiện thông tin. Do đó, niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ đến mức họ coi các quốc gia khác là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là người vô tội.


Tâm lý của kẻ bị vây hãm

Vẫn theo ICG, trong vấn đề biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã kích động một tâm lý dân tộc cực đoan bằng cách mô tả Trung Quốc là “nạn nhân” của các quốc gia xung quanh, là “kẻ yếu thế” trong các tranh chấp trên biển Đông. Chẳng hạn, báo chí Trung Quốc thường đưa tin theo kiểu: “Có hơn 1.000 giàn khoan dầu trên biển Đông và bốn sân bay ở Trường Sa, nhưng không có một cái nào là của Trung Quốc”.

Việc Mỹ tuyên bố trở lại châu Á càng là cơ hội để truyền thông Trung Quốc tô đậm “tâm lý nạn nhân” này, đẩy nó lên thành “tâm lý của kẻ bị vây hãm” bởi “những thế lực chống Trung Quốc” ở bên ngoài, và Trung Quốc đang phải tả xung hữu đột để chống đỡ và cố thoát ra tình trạng bị bủa vây này. Tất nhiên, như ICG vạch rõ, bằng cách này các cơ quan và chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới có thể lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng. Họ thường công khai chỉ trích các quốc gia khác để gây sức ép buộc chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thêm nguồn lực. PLA cũng lợi dụng tranh chấp ở biển Đông để mở rộng ngân sách quốc phòng.

Chính do những thứ tâm lý này, các giọng điệu hiếu chiến luôn chiếm ưu thế trước quan điểm ôn hòa trong dư luận Trung Quốc. Cũng chính vì tự thổi ngọn lửa dân tộc cực đoan, chính quyền Bắc Kinh lại luôn bị áp lực phải thể hiện bộ mặt cứng rắn để không bị xem là yếu thế mỗi khi đề cập đến vấn đề biển Đông. Một số học giả nhận định chính Bắc Kinh đã “tự tạo ra một con quái vật mà nó sẽ khó lòng kiểm soát”.
Xem thêm →

Đặc công hải quân Việt Nam lần đầu lộ diện

0 nhận xét

Đoàn Đặc công 126 Hải quân được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc. Những năm qua, Đoàn Đặc công 126 Hải quân đã có nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác huấn luyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trên giao.
Lần đầu tiên báo điện tử Infonet giới thiệu loạt ảnh ghi lại hoạt động luyện tập sẵn sàng chiến đấu thuần thục, tinh nhuệ trong mọi tình huống của đặc công hải quân. Phóng sự ảnh do CTV Đàm Duy Khánh thực hiện:
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Vào trận đấu đối kháng tay đôi
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Dũng mãnh thực hiện đấu đối kháng '1 đánh 3'
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"
Tinh nhuệ trong "1 đánh 4"

Tinh thông nhiều trường phái võ thuật
Tinh thông nhiều trường phái võ thuật

Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Lực lượng đặc biệt giao chiến phối hợp đồng đội đánh địch
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Nội công thâm hậu, khả năng chịu đựng đáng nể
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Dày công luyện tập, đặc công hải quân là lực lượng đáng tự hào của quân chủng hải quân Việt Nam
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người
Lực lượng đi không dấu, đột nhập, đánh nhanh, một người địch muôn người

Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
Luyện tập đổ bộ, bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by