Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...
Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM
Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng
Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...
Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
CTN Trương Tấn Sang: Chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng
TT Nguyễn Tấn Dũng: Khánh thành cột mốc 314 biên giới Việt Nam – Campuchia
Sáng 24/6, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành cột mốc 314, cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen đồng chủ trì sự kiện quan trọng này.
‘Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển’
"Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục
Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục
Chữa tận gốc
Luật Biển Việt Nam: Cái tát vào tham vọng bá quyền của Bắc Kinh
“Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.
Không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng
Có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012
Thành lập thành phố Tam Sa - thực hiện mưu đồ khống chế Biển Đông
Trung Quốc có hành động bành trướng mới khống chế Biển Đông, vi phạm chủ quyền Việt Nam.Tân Hoa Xã ngày 21/6 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được./.
Trung Quốc lên án Việt Nam tuần tiễu Trường Sa
Trung Quốc phản đối Việt Nam đưa máy bay chiến đấu ra tuần tiễu tại quần đảo Trường Sa, gọi đây là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền".
Trung Quốc dùng từ Nam Sa để chỉ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo này.
Hôm 15/6, Việt Nam cho biết lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra "tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa".
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940, được dẫn lời nói đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung.
Ông nói đã từng có các chuyến bay khác nhưng xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Hồng Lỗi nhắc lại Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần đó".
Trước đó, Bấm vào đầu tháng Năm, một nguồn khả tín cho BBC hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi một đoàn đại biểu đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa.
Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba 1/5 với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc ngày 28/4, ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn phía trên tàu".
Việt Nam đề nghị mua 18 chiếc Su-30K
Tờ Kommersant cho biết, một đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam đã sang Belarus để bày tỏ ý muốn mua lại 18 máy bay Su-30K hiện đại hóa lên chuẩn Su-30KN với giá hấp dẫn.