Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...
Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM
Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng
Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...
Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
Truyền hình Trung Quốc phát ngôn: Philippines là lãnh thổ không thể tách rời
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết định việc in tiền ở nước ngoài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị định số 40/2012/NĐ-CP nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.
Quy định nghiệp vụ phát hành tiền
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu, lượng tiền in thêm |
Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
Nghị định cũng nêu rõ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.
Theo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Bảo đảm an toàn kho tiền 24 giờ/ngày
Về nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá, Nghị định nêu rõ: tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền, phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.
Về việc thu hồi và thay thế tiền, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về: chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành; hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/6/2012
Sức mạnh lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo Nga
Tính chất chiến thuật và những nguyên tác chiến thuật cơ bản của lực lượng phòng thủ bờ biển Liên bang Nga
Cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo của Hải quân liên bang bao gồm:
- Lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển (БРАВ),
- Lực lượng lính thủy đánh bộ (МП),
- Các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo. (БО).
Những tính chất chiến thuật chủ yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển:
- Năng động và linh hoạt cao độ trong tác chiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ trong cà thời bình và thời chiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác quân chủng khi chiến đấu từ hướng biển.
- Tính chiến đấu kiên định, vững chắc bền vững, hỏa lực mạnh
- Tính cơ động linh hoạt cao độ;
- Không quá lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến của Hải quân, hạm đội và hệ thống phòng thủ quốc gia.
Điểm yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển là: Cần có hệ thống đảm bảo C4I2 được tự động hóa cao độ và hệ thống hậu cần kỹ thuật ổn định, khoa học để có khả năng tác chiến dài ngày, ổn định và tăng cường sức mạnh, đặc biệt quan trọng là hệ thống thông tin trinh sát, tình báo, chỉ thị mục tiêu.
Lực lượng pháo tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo
Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng pháo binh –tên lửa phòng thủ bờ biển, hải đảo:- Tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn tầu vận tải, congvoa quân sự, các đơn vị lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương;
- Hỏa lực yểm trợ, bảo vệ các khu vực bờ biển và hải đảo, các căn cứ quân sự các hải cảng ven biển của hải quân và hạm đội, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven bờ và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành tác chiến trên đảo hoặc ven biển, phòng thủ từ hướng biển, chiến đấu với các chiến hạm nổi của đối phương;
- Tấn công phá hủy, tiêu diệt các căn cứ hải quân, các hải cảng của đối phương;
- Tiêu diệt và đè bẹp chế áp binh lực và các phương tiện hỏa lực của đối phương trên bờ biển lục địa và hải đảo.
Lực lượng lính thủy đánh bộ: Là lực lượng bộ binh có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ, đánh chiếm các khu vực bờ biển hoặc đảo, quần đảo. Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể tác chiến độc lập hoặc nằm trong đội hình tác chiến tập đoàn quân binh chủng hợp thành của lục quân hoặc lực lượng đổ bộ đường không.
Mục tiêu chiến đấu của lính thủy đánh bộ trong tác chiến đổ bộ đường biển.
- Đánh chiếm khu vực bàn đạp đầu cầu, là lực lượng chủ lực đột phá thế đội 1 đánh chiếm lại các căn cứ hải quân, đảo, quần đảo;
- Hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng lục quân, tấn công trên hành lang công kích từ hướng biển.
- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ các lực lượng hải quân hạm đội khi neo đậu..
Nhiệm vụ của lực lượng lính thủy đánh bộ:
- Đánh chiếm các khu vực đổ bộ, triển khai và giữ vững các bãi đổ bộ đầu cầu, bảo vệ chắc chắn khu vực đổ bộ. Đánh chiếm các tuyến chiến đấu và các hỏa điểm, mục tiêu quan trọng trên bờ biển và hải đảo, bảo vệ chắc chắn và đợi lực lượng chủ yếu của hải quân và lục quân tiếp chiến, đánh chiếm cầu tầu, bến cảng, khu căn cứ hải quân của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên bờ biển, hải đảo như (đài radar trinh sát, đài điều khiển, hệ thống sở chỉ huy đối phương dọc ven biển, các trận địa vũ khí công nghệ hiện đại, vũ khí chính xác, vũ khí có tầm bắn xa, sức hủy diệt lớn, các trận địa tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa, các sân bay ven biển của đối phương.
- Phối hợp với các lực lượng vũ trang khác (biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng lục quân) tiến hành các chiến dịch chống đổ bộ đường biển trên mọi hướng, tiến hành các hoạt động đổ bộ từ phía biển tấn công vào đội hình đổ bộ của đối phương trên đảo hoặc ven biển;
Các đơn vị binh chủng hợp thành của lính thủy đánh bộ: Lữ đoàn, sư đoàn. Các phân đội lính thủy đánh bộ: trung đoàn, tiểu đoàn.
Lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển - hải đảo
Các phân đội cơ bản của lực lượng pháo binh – tên lửa bảo vệ bờ biển là các trung đoàn tên lửa bờ biển, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ độc lập tác chiến đến 300 km theo chiều rộng tuyến phòng thủ và chiều sâu..Trung đoàn tên lửa bờ biển có cơ cấu biên chế: phân đội chỉ huy tham mưu tác chiến, các đơn vị tên lửa, đơn vị bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, trung đoàn tên lửa bờ biển có thể là trung đoàn chiến đấu cơ động hoặc cố định tại chỗ, tầm xa, tầm trung hoặc tầm gần.
Đơn vị tác chiến cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển là các Tiểu đoàn pháo binh: bao gồm các phân đội chỉ huy, điều khiển hỏa lực, từ 2 đến 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo hậu cần và phân đội đảm bảo kỹ thuật pháo binh.
Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ bờ biển là tổ hợp các hoạt động theo khả năng cơ động của các phân đội, sơ đồ bố trí hỏa lực của các phân đội trên các trận địa hỏa lực và các khu vực hỏa lực của lực lượng. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động tác chiến của lực lượng được thể hiện trong nhiệm vụ chiến đấu được giao kể cả thời bình và thời chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến đấu được giao, người chỉ huy lên quyết tâm chiến đấu, chỉ huy các phân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấy, triển khai các hoạt động điều hành tác chiến trong trận đánh, tổ chức đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.
Khi nhận được nhiệm vụ triển khai khu vực hỏa lực, người chỉ huy tiến hành các hoạt động chiến thuật: triển khai đội hình chiến đấu (cơ động vào khu vực trận địa, triển khai đội hình trận địa hỏa lực và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (cấp độ sẵn sàng chiến đấu), ( thường xuyên; tăng cường; cảnh giới sẵn sàng chiến đấu cao nhất; toàn bộ sẵn sàng chiến đấu). tiến hành các hoạt động trinh sát, rà quét và tiếp nhận thông tin trinh sát từ các cấp nhằm phát hiện mục tiêu, xác định và xử lý thông tin phần tử bắn, khai hỏa phóng tên lửa – nổ súng tấn công vào thời gian - (H); (H);+(H) theo mệnh lệnh cấp trên hoặc thời gian dự kiến theo những kịch bản có sẵn được xây dựng và nguồn thông tin trinh sát nắm bắt được (trong trường hợp độc lập tác chiến trên đảo, quần đảo hoặc bờ biển mà không nhận được mệnh lệnh trực tiếp – (do đối phương phá hoại, chế áp điện tử - thông tin).
Sau khi đòn tấn công thứ nhất được thực hiện, người chỉ huy ra mệnh lệnh đưa lực lượng (pháo binh – tên lửa) ra khỏi khu vực trận địa trước đòn phản công của đối phương và đưa các đơn vị thuộc quyền về trạng thái sẵn sàng phóng đạn – nổ súng đợt 2.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn là sự bố trí trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ các phân đội trên địa bàn tác chiến, xác định hướng phóng đạn và hướng tiến của đối phương. Định hướng trong quan hệ liên kết phối hợp giữa các phân đội trên cơ sở hướng phóng đạn và dự kiến tọa độ mục tiêu, khả năng đảm bảo tốt nhất khi phóng đạn, khả năng ngụy trang, khả năng che chắn phòng thủ. Đồng thời phải tính toán kỹ càng vị trí của sở chỉ huy và đơn vị hậu cần kỹ thuật cũng như các tuyến đường cơ động. Đội hình chiến đấu bao gồm có sở chỉ huy đơn vị, đội hình chiến đấu của các phân đội hỏa lực và các phân đội hậu cần kỹ thuật.
Theo điều lệnh: Trung đoàn bố trí trong khu vực hỏa lực được phân công, các tiểu đoàn tên lửa – trên các trận địa phóng đạn, phía sau là tiểu đoàn hậu cần kỹ thuật. Với tiểu đoàn pháo binh: cũng tương tự như trên, bao gồm trận địa pháo của tiểu đoàn, sở chỉ huy tác chiến, các khẩu đội pháo – trên các vị trí hỏa lực.
Trong tác chiến hiện đại, một phân đội tên lửa có thể quản lý nhiều mục tiêu khác nhau được giao, đồng thời, nhiều trận địa tên lửa có thể quản lý theo dõi một mục tiêu.
Pháo binh bảo vệ bờ biển: CY-130 thông thường bảo vệ một hướng phòng thủ chủ yếu và các hướng tăng cường. Hỏa lực một đơn vị pháo binh trên một trận địa phảo quản lý một nhóm mục tiêu cụ thể. Khi có mệnh lênh cấp trên sẽ chuyển hướng hỏa lực vào sâu theo hành lang tân công của đối phương, hoặc chuyển hướng bắn chi viện, che phủ hoặc tiêu diệt tầu, xuồng đổ bộ.
Các phân đội tên lửa thông thường có nhiều trận địa thay thế: sau loạt đạn đầu tiên, các phân đội tên lửa cơ động di chuyển nhằm thoát khỏi hỏa lực phản kích của đối phương, các khẩu đội pháo trong giai đoạn ngày nay, được thiết kế có khả năng tự hành, sẽ di chuyển theo mệnh lệnh người chỉ huy cấp trực tiệp trong trường hợp có nguy cơ bị phản kích từ hòa lực đối phương, lệnh cơ động di chuyển thường được cập nhật sau khi hoàn thành các loạt bắn tập trung (dồn dập 1; dồn dập 2…).
Lực lượng lính thủy đánh bộ:
Sư đoàn lính thủy đánh bộ bao gồm: Các đơn vị chiến đấu, các đơn vị bảo đảm chiến đấu, các phân đội hậu cần, kỹ thuật, các phân đội tham mưu tác chiến, điều hành tác chiến, trinh sát đa năng.Các đơn vị chiến đầu: Là các trung đoàn lính thủy đánh bộ, được tăng cường các trung đoàn xe tăng, xe thiết giáp, trung đoàn pháo binh, trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng cường trung đoàn tên lửa phòng không.
Những phân đội chiến đấu trong trung đoàn lính thủy đánh bộ gồm:
- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cơ giới trên các xe BTR và BMP với một khẩu đội pháo tự hành;
- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ công kích;
- Tiểu đoàn xe tăng;
- Khẩu đội pháo phản lực;
- Khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội tên lửa phòng không.
Đơn vị lính thủy đánh bộ binh chủng hợp thành có nhiệm vụ tiến hành các các hoạt động tác chiến đổ bộ ở cấp chiến dịch đổ bộ, đơn vị có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các đơn vị lục quân trong các hoạt động tác chiến phòng thủ bờ biển hoặc hải đảo.
Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trong một trận đánh đổ bộ độc lập có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, sinh lực địch, xe tăng thiết giáp, pháo binh và các cụm hỏa lực chống tăng của đối phương, tiêu diệt các phương tiện vũ khí hủy diệt lớn, tấn công sân bay, phá hủy máy bay chiến đấu của đối phương, chiếm giữ căn cứ, bàn đạp đổ bộ hoặc tuyến phòng ngự cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp cận giải quyết chiến trường.
Đổ bộ cấp chiến thuật được sử dụng trong phòng thủ biển đảo:
- Chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương trên bờ biển, kết hợp với các lực lượng khác (lục quân) tấn công trên hướng biển với mục đích bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng địch trên bờ biển.;
- Đánh chiếm lại và phòng thủ mục tiêu quan trọng (hải cảng, sân bay, các hòn đảo vừa và nhỏ, các khu vực quan trọng trên bờ biển cho đến khi lực lượng chính tiếp cận mục tiêu; phá hủy hệ thống điều hành tác chiến của đối phương và những hoạt động hậu cần kỹ thuật của đối phương.
Sau khi nhận nhiệm vụ đổ bộ tác chiến, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần nắm chắc:
- Nhiệm vụ đổ bộ đường biển của đơn vị và của tiểu đoàn, quy trình đảm bảo công tác đổ bộ.
- Đánh giá tình hình phòng thủ chống tấn công đổ bộ đường biển của đối phương và tính chất, điều kiện địa hình trong khu vực đổ bộ và chiến đấu, hệ thống hàng rào vật cản, bãi mìn, thủy lôi dưới nước và trên bờ.
- Xác định chính xác, trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ, các phương án chiến đấu đánh chiếm vị trí đổ bộ và tính toán, sắp xếp các đợt đổ bộ.
- Điều kiện địa hình thời tiết, thủy văn môi trường khi cơ động vượt biển và trong khu vực đổ bộ.
Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần bổ xung các quyết định sau::
- Nhiệm vụ của từng phân đội (đại đội) tiêu diệt các mục tiêu cụ thể tại khu vực đổ bộ và khu vực được chỉ lệnh tấn công đánh chiếm trên bờ biển;
- Phân phối các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ (tầu đổ bộ) và các phương tiện đổ bộ cao tốc (xuồng đổ bộ) cũng như các phương tiện tăng cường.;
- Thứ tự lên tầu đổ bộ và thứ tự đổ bộ xuống tầu.
Khi tổ chức liên kết phối hợp tiểu đoàn trưởng sẽ thống nhất với các chỉ huy trưởng:
- Hoạt động tác chiến của các phân đội khi chiếm lĩnh của mở, bàn đạp tấn công khi đổ bộ, phương pháp vượt vật cản chướng ngại vật chống đổ bộ.
- Liên kết phối hợp với hỏa lực của pháo hạm, hỏa lực của không quân và hoạt động tấn công của đổ bộ đường không (nếu sử dụng đổ bộ thẳng đứng).
Trong các phân đội lính thủy đánh bộ, cơ số vật chất được tăng cường. Trạm y tế của tiểu đoàn cũng được tăng cường các cơ số y tế thuốc và bông băng cứu thương, đồng thời cũng tăng cường quân số.
Trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ đánh chiếm mục tiêu:
- Trước khi xuống tầu đổ bộ, các phân đội của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tập kết tại khu vực đợi tầu và kết thúc các công tác chuẩn bị cho đổ bộ. Để đưa phân đội lên tầu đổ bộ, tiểu đoàn được chỉ định khu vực tập kết. Cơ động di chuyển đến khu vực cầu cảng xuống tầu theo thứ tự quy định của nhiệm vụ chiến đấu theo từng tầu đổ bộ và mệnh lệnh người chỉ huy. Khi các phân đội xuống tầu, trước hết đưa xuống tầu cơ sở vật chất phương tiện chiến đấu, vũ khí trang bị, đạn và vật chất chiến đấu, xăng dầu và các vật chất trang thiết bị khác với tính toán thời gian tiến độ và mức độ sử dụng cũng như tiêu hao phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời tính toán khả năng đổ bộ nhanh nhất lên bờ biển. Thứ tự đưa phương tiện chiến đấu xuống tầu ngược lại với thứ tự đổ bộ phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, vũ khí trang bị lên bờ. Binhlực của phân đội xuống tầu sau khi trang bị, phương tiện chiến đấu đã hoàn tất.
- Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ của xuống tầu đổ bộ cho đến khi kết thúc việc đưa binh lực xuống tầu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nằm dưới quyền chỉ huy của chỉ huy trưởng đội tầu đổ bộ, trên các tầu đó tiểu đoàn cơ động vượt biển.
- Trong quá trình hành tiến chuẩn bị đổ bộ, hạm đội hình thành cụm lực lượng tấn công chủ lực, bao gồm có các chiến hạm nổi, tầu ngầm, tầu phóng tên lửa và máy bay cường kích hải quân. Cụm tầu tấn công chủ lực có nhiệm vụ tấn công, yểm trợ hỏa lực chuẩn bị bãi đổ bộ, dọn sạch vật cản, chướng ngại vật và các bãi mìn chống đổ bộ trên bờ biển.
Đồng thời, hạm đội cũng hình thành lực lượng chống ngầm, bao gồm các tầu hộ tống, tầu chống ngầm và phương tiện chống ngầm trên không, có nhiệm vụ đảm bảo đánh chặn, tấn công và tiêu diệt tất cả các tầu ngầm đối phương trong phạm vi hành lang đổ bộ của lực lượng đổ bộ đường biển.
Trước giờ tấn công đổ bộ (H) - Toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo hạm, tên lửa tầm trung và tầm xa, máy bay cường kích tập trung hỏa lực tấn công dọn bãi đổ bộ.
Khi các tầu đổ bộ đến địa điểm tập kết dưới sự yểm trợ của hỏa lực quân binh chủng, dưới sự yểm trợ của các cụm tầu tấn công chủ lực, triển khai đội hình đổ bộ tấn công.
Các xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới BMP, xe thiết giáp chở quân BTR đổ bộ xuống biển trước khi tầu đổ bộ tiến đến điểm đổ quân và đổ bộ vào bờ. Sau khi các xe tăng bơi, xe bộ binh cơ giới cập bờ là các tầu đổ bộ, với tốc độ cao cập bờ và đổ bộ trực tiếp lực lượng lính thủy đánh bộ lên bờ. Các phân đội công kích của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh chiến hạm và máy bay chiến đấu, hỏa lực của các phân đội và các đòn tấn công trực tiếp trên các xe bộ binh cơ giới, thiết giáp và các phương tiện đổ bộ tốc độ cao đánh chiếm bàn đạp tấn công. Tiều đoàn lính thủy đánh bộ đổ bộ tiếp theo và triển khai đội hình chiến đấu, vừa triển khai đội hình các phân đội của tiểu đoàn vừa tiêu diệt địch vừa công kích đánh chiếm khu vực đầu cầu, đánh chiếm bàn đạp và mở rộng khu vực bàn đạp tấn công theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cho đợt đổ bộ tiếp theo của lực lượng chính. Khi các lực lượng của thê đội I đổ bộ lên bờ, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ liên kết phối hợp theo nhiệm vụ tác chiến, củng cố vị trí đánh chiếm được và trong điều kiện thuận lợi, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo trên bờ biển.
Các phân đội đổ bổ theo hướng có lực lượng đổ bộ đường không (từ máy bay trực thăng hoặc nhảy dù) nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của đối phương, hợp quân với lực lượng đổ bộ đường không nhằm bao vây chia cắt địch, không cho đối phương co cụm hoặc phòng thủ chờ sự chi viện của hỏa lực tầm xa của địch, đồng thời vây hãm tiêu diệt địch trong tác chiến hỏa lực tầm gần.
Trong những trường hợp gặp khó khăn do lực lượng địch mạnh, điều kiện địa hình phức tạp hoặc hỏa lực tầm xa, hỏa lực không quân yểm trở của địch mạnh, các lực lượng đổ bộ cần kiến quyết bám sát địch, tạo thế đánh cận chiến kéo dài thời gian, buộc đối phương tiêu hao lực lượng và chờ lực lượng chủ yếu tiếp cận tiêu diệt địch.
Lực lượng phòng thủ bờ biển:
Thông thường, lực lượng phòng thủ biển đảo được giao cho các đơn vị thuộc lực lượng lục quân, nằm trong các quân khu trên địa bàn phòng thủ. Các đơn vị lục quân tuyến duyên hải và hải đảo tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ, đồng thời xây dựng trận địa phòng thủ bờ biển và hải đảo. Bố trí các tuyến phòng thủ vững chắc tại những địa điểm quan trọng, xung yếu hoặc thuận tiện cho đối phương có thể đổ bộ đường không và đường biển, đồng thời tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng, khu vực sân bay, bến cảng, tuyến hành lang giao thông.Các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển tuyến duyên hải phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ và các lực lượng kiểm soát các hoạt động trên vùng biển được giao, đồng thời giữ hiệp đồng chặt chẽ với Bộ tư lệnh Hải quân, tiếp nhận thường xuyên các thông tin (hàng ngày, hàng giờ) về tình hình các hoạt động trên biển, theo dõi chặt chẽ khu vực được giao, phối kết hợp với các đơn vị kỹ chiến thuật của hải quân xây dựng các tuyến phòng thủ chống đổ bộ trong khu vực.
Với các đảo nhỏ, khu vực đặc quyền kinh tế, khu vực đang khai thác kinh tế nằm trong nền kinh tế hải dương và chủ quyền liên bang, nhiệm vụ bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân, thông thường là Lính thủy đánh bộ và các hạm đội trực chiến.
Khi xảy ra tình huống: Địch tiến hành đổ bộ quy mô lớn, hoặc tập kích, đánh chiểm đảo hoặc quần đảo….các đơn vị phòng thủ dựa trên tuyến phòng ngự xây dựng vững chắc có nhiệm vụ kiên quyết đánh chặn địch, kìm chân và tiêu hao tiêu diệt binh lực sinh lực địch. Đồng thời, tiến hành trinh sát địch tình trên các tuyến phòng thủ bờ biển, hải đảo, nắm bắt chặt chẽ lực lượng địch, dẫn bắn, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực phòng thủ bờ biển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi tấn công phối hợp với lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường biển hoặc đường không nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Kiên quyết không cho đối phương rút lui hoặc kéo dài thời gian xung đột.
Hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến bảo vệ bờ biển và hải đảo
Trong giai đoạn hiện nay, khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh có giới hạn nhằm thôn tính chiếm đoạt một số các khu vực biển có tiềm năng kinh tế, chính trị rất lớn. Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ quốc tế đồng thời với sự trỗi dậy của những cường quốc biển, các xung đột có thể xảy ra bất ngờ, với lực lượng tham chiến không lớn và quy mô nhỏ, nhưng tạo ra những khu vực tranh chấp và những vùng tranh chấp hoặc có thể là một cuộc xung đột quy mô lớn, trên các phạm vi trên không, trên biển và trên đất liền (Biên giới – Bờ biển – Hải đảo). Nhiệm vụ của lực lượng phỏng thủ bờ biển – hải đảo là: Dập tắt và tiêu diệt ngay tức khắc mọi âm mưu tranh chấp chủ quyền, xung đột trên biển, hải đảo. Nhanh chóng tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất (giới hạn thời gian được tính bằng giờ và ngày) nhằm bảo vệ vững chắc và không thể tranh cãi chủ quyền biển – đảo trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích Liên bang.Bản đồ dự kiến đổ bộ của lực lượng thù địch trong cuộc diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 của Nga và Khazastan năm 2011
Để thực hiện được điều đó, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nói chung, lực lượng phòng thủ biển đảo nói riêng, xét trên góc độ phức tạp về mặt địa hình, vùng biển - bờ biển và không gian tác chiến, tính đa dạng trong sử dụng lực lượng bảo vệ, cần có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến liên quân của 4 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân và phòng thủ vũ trụ - phòng không. Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tác chiến hoạt động theo phương châm: Tự động hóa – công nghệ thông tin hóa, Quản lý tập trung, tổ chức phân tán. Sử dụng triệt để những thành quả công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin nhằm cập nhật nhanh chóng, kịp thời mọi tình huống trên biển, bờ biển và hải đảo trong thời gian ngắn nhất, cho phép các lực lượng phản ứng tập trung, linh hoạt và nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Với ứng dụng của hệ thống quản lý tự động hóa với những kịch bản tương đương được lập trình xây dựng sẵn sàng, trong thời gian ngắn, mọi kế hoạch tác chiến sẽ tiếp cận đến những phân đội tác chiến trực tiếp, đồng thời theo phương thức lan truyền, cập nhật đến mọi lực lượng có quan hệ tác chiến liên kết phối hợp, đến các ban tham mưu và chỉ huy trưởng các đơn vị binh chủng hợp thành, tư lệnh trưởng lực lượng liên quân, các đơn vị theo kịch bản nhiệm vụ chủ động, linh hoạt thực hiện theo kế hoạch tác chiến dự kiến đồng thời kết nối liên lạc phản hồi nhằm đồng bộ hóa đa chiều công tác chỉ huy điều hành tác chiến trên không gian chiến trường dự kiến.
Trong phương thức "Quản lý tập trung, tổ chức phân tán trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa”. Yêu cầu quan trọng nằm trong tính độc lập, linh hoạt và sáng tạo của chỉ huy các cấp trước tình huống đặt ra, phản ứng nhanh chóng và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị thuộc quyền. Đồng thời, cũng trong thời gian ngắn nhất, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hoặc sự mở rộng của không gian chiến trường. Mọi phương tiện hỏa lực phải được tập trung ở mức độ cao nhất. Mỗi điểm tác chiến có thể được quản lý bởi nhiều phương tiện hỏa lực, đồng thời, mỗi phương tiện hỏa lực trên khả năng của vũ khí tranh bị, phải quản lý nhiều mục tiêu tác chiến.
Với phương thức quản lý trên, mọi tình huống bất ngờ (đối phương bất ngờ tập kích cường độ thấp nhằm tạo ra tranh chấp, hoặc tập kích với quy mô lớn trên không, trên biển và trên đất liền theo nhiều hướng, chiến trang không tuyên bố hoặc xung đột khu vực) sẽ có giải pháp tức thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, hoặc tiêu diệt triệt để mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích Liên bang.
Biên dịch: Trịnh Thái Bằng. tech.edu
Nguồn: www.flot.com
Cục Công tác Chính trị - Bộ Công an kỷ niệm 45 năm ngày thành lập
45 năm qua, với vai trò tham mưu trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, Cục đã đề xuất với Ðảng ủy Công an T.Ư, Bộ trưởng Công an và Tổng cục Xây dựng lực lượng ban hành nhiều chủ trương quan trọng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thượng tướng Trần Ðại Quang đề nghị, Cục Công tác Chính trị cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới"; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI); Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động "CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ"... trong toàn lực lượng.
Luật đất đai VN bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích?
Bài viết của blogger OSIN HUYDUC. Tiêu đề do Ban quản trị REDS.VN đặt lại.
Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền - Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được.
Làm luật cũng là Chính quyền, giải thích luật cũng là Chính quyền, chỉ có người dân là thiệt. Kể từ năm 1993, Luật Đất đai theo tinh thần Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi 5 lần. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.
Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo còn đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đây là thời điểm mà các đại gia bắt đầu phất lên nhờ đất. Tiến trình ban hành chính sách bắt đầu có sự can dự của các nhóm đặc lợi, đặc quyền.
Luật Đất đai 2003 đã đặt rất nhiều rủi ro lên người dân khi điều chỉnh mối quan hệ này thành một chương gọi là Mục 3. Trong phần “Thu hồi đất”, Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. Điều 39 định nghĩa những “lợi ích quốc gia” chủ yếu là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt, nếu chiểu theo Luật 2003, việc nông dân Văn Giang không chịu bị thu hồi nên bị cưỡng chế là hoàn toàn phù hợp với Điều 39.
Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 ở những điều khoản nói trên đã vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền. Chỉ vì không có niềm tin Hệ thống có thể mang công lý đến cho mình mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế.
Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với mảnh đất mà mình đang cắm dùi là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại.
Không thể nói một thứ có thể quy đổi thành tiền mà không phải là tài sản. Không thể bỗng dưng một khối tài sản có khi phải đánh đổi cả cuộc đời lại có thể bị thu hồi. Không thể nhìn đất ấy đang làm lợi cho các đại gia qua quyết định hành chính của một cấp chính quyền, thường chỉ là, hàng huyện.
Đất đai của các doanh nghiệp, của nông dân, vì thế, phải được coi là “tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức”. Trong bài “Ba khâu Đột phá của Thủ tướng” tôi có đề nghị đa sở hữu hóa đất đai, công nhận quyền sở hữu đã có trên thực tế của người dân. Nhưng, sau gần một năm, tôi nghĩ là, những người lạc quan chính trị nhất cũng không còn hy vọng ấy. Cho dù chưa có những thay đổi về mặt ngôn từ thì việc tuân thủ Hiến pháp 1992 là điều không nên bàn cãi. Điều 18 Hiến pháp 1992, nói: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Nghĩa là việc giao đất cho dân là vô thời hạn. Khi bình luận về các điều khoản quy định thời hạn giao đất, chính một trong những tác giả chính của Luật Đất đai 1993, ông Tôn Gia Huyên, cũng cho rằng, Luật đã có “một bước lùi so với Hiến pháp”.
Hiến pháp đã cho “chuyển quyền sử dụng” có nghĩa là công nhận quyền ấy như một tài sản của người dân. Nghĩa là, thay vì “thu hồi đất” như các quy định trong Luật Đất đai, “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”, Nhà nước nên chiểu theo Điều 23 của Hiến pháp mà “trưng mua, trưng dụng”. Luật trưng mua - trưng dụng cũng nên định nghĩa minh bạch “lợi ích quốc gia” để phân biệt với “lợi ích của các đại gia”. Và khi trưng mua thì nên lấy giá giao dịch trên thực tế chứ không phải là giá hành chánh được nghĩ ra trong các phòng máy lạnh.
Với những dự án lớn, dụng chạm xã hội, như Ecopark, cho dù là tư nhân đầu tư, thì cũng nên đòi phải minh bạch trong từng bước đi. Phải buộc kiểm toán để thấy rằng, đất đai của nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư và mời nông dân tham gia bằng cách góp vốn và chia lãi theo tỉ lệ vốn bằng quyền sử dụng đất.
Vì sao trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia mà Hiến pháp vẫn yêu cầu phải trưng mua theo giá thị trường? Vì sao các nhà nước của dân vẫn đền bù thỏa đáng cho các trường hợp rủi ro ví dụ như bồi thường cho ai đó đang đi dưới hè đường bị một cành cây rơi trúng. Cái cành cây ấy, mọc ở ven đường, mang lại phúc lợi bóng mát cho hàng vạn con người nên khi nó gãy không thể để một người chịu thiệt.
Người dân Văn Giang không chống lại dự án Ecopark, người dân chỉ không đồng ý với giá và cách mà Chính quyền đền bù. Nếu con số 90% nông dân Văn Giang đã nhận đền bù là đúng thì cũng không thể coi 10% phản ứng là sai. Trước anh Đoàn Văn Vươn đã có những người cam chịu lệnh thu hồi đất của chính quyền Tiên Lãng.
Đừng nghĩ những người chân lấm tay bùn không biết tính toán. Đừng nghĩ nông dân không biết xót xa khi nhận chưa tới 150 nghìn đồng/ m2 rồi nhìn đất của họ được đem bán với giá hàng chục triệu đồng. Chính quyền nói, “chỉ có 30% diện tích được phục vụ vào mục đích kinh doanh, tức là phần chủ đầu tư làm nhà để bán, còn lại là diện tích đất dành cho phát triển giao thông, công trình phúc lợi, cây xanh”. Tất nhiên phải có phần hạ tầng và cây xanh này thì người ta mới đến Ecopark mua nhà. Nhưng, cho dù nó thực sự là phúc lợi thì cũng không thể đòi hỏi 1.500 hộ dân ở Văn Giang phải chịu thiệt cho các đại gia đến hưởng.
Sáng 17-4-2009, khi bị cưỡng chế thu hồi đất, chính người thân của Thủ tướng đương nhiệm cũng đã kháng cự. Cho dù 185 hecta đất cao su mà những người này có được ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhẹ nhàng hơn cách mà thường dân có được vài nghìn mét ruộng nương. Đất ấy họ được địa phương bán với giá bình quân 50 triệu/ hecta và sau đó khi thu hồi lại, Bình Dương đã đền bù mỗi hecta gần một tỉ. Tôi nhắc lại điều này chi để đề nghị tất cả ai quan tâm nên đặt mình trong vị trí của người dân Văn Giang. Từ các quan chức ra lệnh cho đến những cảnh sát đã đánh vào đầu dân đều phải nghĩ đến ngày đất đai của nhà mình bị Chính quyền cưỡng chế.
Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai. Cho dù quyết tâm cưỡng chế 160 hộ dân ở Văn Giang có thể chỉ vì lợi ích của một số cá nhân; có thể sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử.
Một chế độ luôn lo sợ mất ổn định không nên nuôi dưỡng quá nhiều những mầm mống đang làm mất ổn định. Một chế độ rất sợ các thế lực thù địch không nên tạo quá nhiều thù địch ngay chính trong lòng mình. Đất nước này tao loạn quá nhiều rồi, hơn ai hết người dân cũng cần ổn định.
Blogger OSIN HUYDUC
10 thành tựu của ông Medvedev trong nhiệm kỳ Tổng thống (kỳ 1)
Bài báo nhấn mạnh ông Medvedev bắt đầu nhiệm kỳ của một nguyên thủ quốc gia Nga bởi một quyết định chính trị không dễ dàng khi đưa quân đội Nga vào Nam Ossetia chống cuộc tấn công của Gruzia và kết thúc bởi một cuộc cải cách chính trị sâu rộng, gồm đơn giản hóa thủ tục đăng ký thành lập đảng phái và áp dụng trở lại việc bầu trực tiếp các tỉnh trưởng.
Bốn năm cầm quyền của ông Medvedev còn gắn với việc đổi tên cơ quan công an thành cảnh sát, thay gần một nửa các tỉnh trưởng, mở rộng thành phố Moscow và bỏ việc chuyển giờ giữa mùa đông và mùa hè.
1. Hiện đại hóa
Hiện đại hóa nền kinh tế Nga là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ông Medvedev khi nhậm chức Tổng thống. Trong thông điệp gửi Quốc hội năm 2009, ông nêu hiện đại hóa là vấn đề sống còn của nước Nga và không thể trì hoãn. Ông đưa ra chương trình cải cách nền kinh tế nói chung, từ cải cách lĩnh vực sản xuất, quân đội, y tế, công nghệ đến lĩnh vực vũ trụ, giáo dục và đào tạo, trong đó, trọng điểm là ứng dụng công nghệ mới và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
Ông cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập Khu công nghệ cao “Skolkovo”, tương tự Thung lũng “Silicon” của Mỹ. Theo tính toán, khu công nghệ này sẽ là nơi áp dụng các chính sách cải cách kinh tế của Nga, là trung tâm thử nghiệm các nghiên cứu, phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và tiết kiệm năng lượng, ứng dụng hạt nhân, vũ trụ, y sinh và vi tính. Nga chi gần một nghìn tỷ rúp cho các chương trình nghiên cứu này.
2. Sửa đổi Hiến pháp
Sau khi lên cầm quyền được 10 tháng, ông Medvedev đưa ra thông điệp liên bang đầu tiên, đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, tăng thời hạn nhiệm kỳ Tổng thống từ bốn năm lên thành 6 năm, nhiệm kỳ của các đại biểu Đuma quốc gia từ bốn năm lên thành 5 năm, cũng như quy định trách nhiệm của Chính phủ hàng năm phải báo cáo kết quả hoạt động trước Quốc hội. Đây là lần sửa đổi Hiến pháp đầu tiên trong suốt lịch sử nước Nga mới.
Việc sửa đổi Hiến pháp cũng áp dụng cả với Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga. Theo quy định mới, đại biểu của Thượng viện chỉ được bầu từ đại diện các cơ quan chính quyền tự trị địa phương. Đuma quốc gia Nga cũng thông qua các quy định cấm gọi người đứng đầu các chủ thể và khu vực là “Tổng thống” như trước đây. Đồng thời, ông Medvedev cũng ra sắc lệnh yêu cầu tất cả các khu vực và nước cộng hòa tự trị phải sửa đổi Hiến pháp địa phương cho phù hợp với Hiến pháp liên bang trước ngày 1/1/2015.
Một sửa đổi Hiến pháp quan trọng nữa là việc áp dụng trở lại quy chế bầu trực tiếp người đứng đầu các khu vực, bị bãi bỏ từ năm 2004 và đơn giản hóa thủ tục đăng ký thành lập các đảng phái chính trị.
3. “Đánh” tham nhũng
Chống tham nhũng là một trong những khẩu hiệu hàng đầu ông Medvedev đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử. Ngay cả trong lời diễn văn nhậm chức, ông cũng nhận định rằng tham nhũng là thảm họa của nước Nga, là căn bệnh khó chữa khiến nền kinh tế quốc dân và xã hội bị chia rẽ.
Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống được ba tuần ông ra sắc lệnh thành lập ủy ban chống tham nhũng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống và tiếp sau đó là kế hoạch chống tham nhũng, gồm một gói các văn bản luật sau này được Đuma quốc gia thông qua.
Trong khuôn khổ kế hoạch chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, ông Medvedev bắt buộc những người hưởng lương từ ngân sách, lãnh đạo các tập đoàn nhà nước và các quỹ phải kê khai thu nhập và tài sản, nếu không sẽ bị sa thải. Đến tháng 3/2011, ông lại ra sắc lệnh yêu cầu các quan chức nhà nước không được nắm giữ chức vụ trong ban giám đốc các tập đoàn và ngân hàng quốc doanh lớn.
Theo đánh giá của ông, dù đạt được những kết quả rõ nét trong cuộc chiến chống tham nhũng, cụ thể là lần đầu tiên trong lịch sử thông qua được các văn bản pháp quy về chống tham nhũng, tuy nhiên cuộc chiến chống căn bệnh này vẫn còn phải tiếp tục vì cần huy động sức mạnh toàn xã hội chứ không chỉ giao phó cho nhà nước.
4. Cải cách các cơ quan sức mạnh
Nhiệm vụ chống tham nhũng có mối liên hệ trực tiếp với việc phải tiến hành cải cách sâu rộng các cơ quan bảo vệ pháp luật. Một loạt các vụ việc tai tiếng xảy ra có sự dính líu của các nhân viên công quyền, đỉnh điểm là vụ một nhân viên Sở Nội vụ khu vực “Xarixyno” bắn chết người tại một siêu thị ở thành phố Moscow buộc chính quyền trung ương phải can thiệp vào Bộ Nội vụ.
Việc cải cách một bộ lớn nhất nước Nga này là sáng kiến của Tổng thống, đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng – đổi tên cơ quan công an thành cảnh sát. Việc thông qua bộ luật mới giúp thắt chặt công tác tuyển chọn cán bộ vào Bộ Nội vụ, loại bớt các chức năng không thuộc thẩm quyền của bộ này. Bên cạnh đó, quy định mới cũng xem xét việc tăng lương cho các nhân viên “qua” được cuộc kiểm tra đánh giá lại trình độ.
Cũng trong năm 2010, Nga thành lập Ủy ban điều tra Liên bang hoạt động độc lập chứ không nằm trong cơ cấu của Tổng công tố Liên bang như trước đây. Ông Medvedev đánh giá đây là bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng các cơ quan điều tra độc lập, kể cả đối với Bộ Nội vụ, Cơ quan kiểm soát ma túy, Cơ quan an ninh Liên bang.
Cải cách các lực lượng vũ trang Nga cũng là chương trình hành động có quy mô lớn. Nga thông qua chương trình nhà nước trang bị vũ khí và hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Theo kế hoạch tái cơ cấu các lực lượng vũ trang, đến năm 2012, số lượng nhân viên quân đội sẽ giảm từ 1,2 triệu xuống còn một triệu, trong đó có 220 nghìn sỹ quan. Bên cạnh đó, Nga thành lập thêm Binh chủng phòng thủ vũ trụ, sáp nhập 7 quân khu trước đây thành bốn quân khu, tăng lương và phúc lợi xã hội cho quân nhân, tái cơ cấu các trường huấn luyện, chuyển bớt một số chức năng như hậu cần, dịch vụ phụ trợ sang cho dân sự.
Nga cũng thông qua chương trình trang bị vũ khí đến năm 2020 với tổng ngân sách gần 20 nghìn tỷ rúp. Hành động này được đánh giá là bước đi mạnh mẽ của Nga trong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, bất chấp việc phải sa thải Bộ trưởng Tài chính Kudrin vì những bất đồng trong chính sách chi tiêu tài chính.
5. Chiến tranh và hòa bình
Sự kiện đối ngoại quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medvedev là việc đưa quân đội vào Nam Ossetia chống Gruzia hồi tháng 8/2008 với chiến dịch mang tên “Thúc ép tới hòa bình”. Sau cuộc chiến chóng vánh 5 ngày với tổn thất nặng nề của phía Gruzia, ông Medvedev tuyên bố kết thúc chiến dịch vì đạt được nhiệm vụ đề ra là đảm bảo an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình, thường dân và trừng trị thích đáng kẻ xâm lược.
Ngày 26/8 cùng năm, theo đề nghị của Abkhazia và Nam Ossetia, ông Medevdev tuyên bố Moscow công nhận độc lập của hai nước cộng hòa này và sau đó đưa quân đội Nga vào giúp gìn giữ hòa bình. Đáp trả hành động trên, Gruzia ngay sau đó tuyên bố rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Hoạt động chống phá của 'Câu lạc bộ nhà báo tự do'
Viện KSND TP HCM vừa hoàn tất cáo trạng và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang TAND TP HCM truy tố 3 bị can: Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, trú quận 3, TP HCM), Tạ Phong Tần (44 tuổi, quê Bạc Liêu) và Phan Thanh Hải (43 tuổi, trú quận Thủ Đức, TP HCM, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn luật nhân quyền) về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Vụ án sẽ được TAND TP HCM đưa xét xử sơ thẩm trong thời gian sắp tới.
Kích động chống phá Nhà nước
Qua trao đổi thông tin, Lê Xuân Lập (trú TP Biên Hòa, Đồng Nai) nguyên cán bộ Cơ quan đại diện Báo Thanh Tra tại TP HCM có đơn gửi Hội Nhà báo Việt Nam, người từng xin thành lập “Hội Nhà báo tự do” để quy tụ các cộng tác viên là những người không hưởng lương của cơ quan báo chí (không có thẻ nhà báo) nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau.
Ngày 19/9/2007, Lê Xuân Lập đã gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) rồi thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do” (CLBNBTD), Lập được bầu làm chủ nhiệm. Sau đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD rồi thông báo rộng rãi cho các thành viên sử dụng.
Sau đó Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi mật khẩu mới của blog CLBNBTD để nắm giữ quyền quản lý điều hành. Hải đã tập hợp thêm Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải tham gia CLBNBTD. Để mở rộng phạm vi tuyên truyền, khuếch trương hoạt động, Nguyễn Văn Hải còn chỉ đạo lập thêm các phụ trang blog CLBNBTD và phân công Nguyễn Văn Hải Chủ nhiệm CLBNBTD, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải phụ trách trang “Khoa học Pháp lý”, còn Lê Xuân Lập đã bị Hải thải loại.
Ngay sau khi lên nắm quyền Chủ nhiệm CLBNBTD, Nguyễn Văn Hải cùng Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và một số thành viên đã liên tục viết nhiều bài với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam đăng trên blog CLBNBTD và các blog của riêng của mình.
Chỉ trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, đã có 421 bài đăng trên blog này, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài lấy lại từ các đài báo nước ngoài, các blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trong số này, 26 bài được giám định viên kết luận: “…Hầu hết những bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây dựng hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế độ khác, nhà nước khác… Xác lập và công bố hệ thống quan điểm về thông tin báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự do cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước trưởng thành trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục đích xây dựng, tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài”. (Kết luận giám định số 10/KLGĐ, ngày 15/4/2011).
Xúi giục biểu tình
Không chỉ là Chủ nhiệm CLBNBTD, Nguyễn Văn Hải còn thể hiện vai trò cầm đầu trong các hoạt động như: Tổ chức biểu tình tại TP HCM để đưa tin và chỉ đạo các thành viên trong CLB viết bài đăng trên blog CLBNBTD nhằm tạo thanh thế cho CLBNBTD. Chính Nguyễn Văn Hải cùng các thành viên trong đó có Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần đã lợi dụng các sự kiện chính trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình gọi là chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh rước đuốc qua TP HCM vào các ngày 9/122007, 16/12/2007 và 19/1/2008 tại TP HCM.
Thực chất mục đích của Nguyễn Văn Hải và đồng bọn là để tập hợp lực lượng gây tiếng vang trong và ngoài nước cho CLBNBTD tiến tới thực hiện ý đồ đấu tranh nhằm thay đổi chế độ chính trị, xác lập đa nguyên đa đảng tại Việt Nam. Các đối tượng còn tổ chức cho các thành viên CLBNBTD tiếp xúc với đại diện của các tổ chức phản động khác như: cái gọi là “Đảng Dân chủ Việt Nam”, “Tập hợp Thanh niên dân chủ” với các nhân vật phản động như Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Lan, Trần Khuê…
Đối với Tạ Phong Tần, vào tháng 4/2007 từ Bạc Liêu lên TP HCM làm trợ lý cho Lê Trần Luật (một đối tượng phức tạp, Trưởng văn phòng luật sư Pháp quyền) và tham gia CLBNBTD của Nguyễn Văn Hải. Tần đã lập blog “Công lý và Sự thật”, sau đổi thành “Sự thật và Công lý”, Tần đã tích cực viết nhiều bài đăng trên mạng Internet và trả lời phỏng vấn có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước. Tạ Phong Tần đã phát tán 101 tài liệu trên mạng Internet có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam, hằn học với chế độ, xúc phạm lãnh tụ và các cơ quan quản lý Nhà nước, các viên chức thi hành công vụ. Ngoài ra, Tạ Phong Tần còn cùng với Phan Thanh Hải kích động nhân dân tham gia biểu tình gọi là chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa; Tẩy chay Olimpic Bắc Kinh rước đuốc qua TP HCM nhằm gây rối loạn trị an.
Riêng Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn tham gia đợt huấn luyện “Đấu tranh bất bạo động” do tổ chức phản động “đảng Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan. Phan Thanh Hải khai rằng, mục đích của khóa huấn luyện là nhằm lật đổ Việt Nam.
Quá trình điều tra cho thấy, Nguyễn Văn Hải đã trực tiếp quan hệ và nhận sự chỉ đạo của Nguyễn Tiến Trung (đang thi hành án phạt tù trong vụ “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” do Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và đồng phạm thực hiện) là Trưởng ban Thanh niên của cái gọi là “đảng Dân chủ Việt Nam”.
Nguyễn Tiến Trung đã gặp Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần nhiều lần để trao đổi về vấn đề “dân chủ Việt Nam”. Nguyễn Tiến Trung khai rằng, mục đích của CLBNBTD là đấu tranh cho đa nguyên đa đảng tại Việt Nam nên y đã tích cực thúc đẩy cho sự ra đời của CLBNBTD cũng như tích cực ủng hộ những hoạt động của CLBNBTD sau khi được thành lập.
Quá trình điều tra cho thấy, những hoạt động tích cực của Nguyễn Văn Hải và đồng bọn đều nhằm tập hợp lực lượng hình thành tổ chức đối lập chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, núp dưới tên gọi “Câu lạc bộ Nhà báo tự do” để khi có cơ hội sẽ hoạt động thay đổi chế độ Nhà nước Việt Nam.
Đối với Lê Xuân Lập và một số đối tượng khác mặc dù có giúp sức, viết bài, phát tán tài liệu chống phá nhưng đã có thái độ thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra nên không bị xử lý hình sự mà thông báo về địa phương để theo dõi, quản lý.
THẾ VINH (NĂNG LƯỢNG MỚI)